Chương 2. Thái độ của đệ tử

Chương 2. Thái độ của đệ tử

Price:

Read more

Chuyến bay của một mình tới một mình
Bài giảng về Kaivalya Upanishad
Chương 2. Thái độ của đệ tử

Thế rồi trong việc truy tìm về brahmavidya, khoa học của chân lí tối thượng, Maharishi Ashvalayana đi tới Chúa tể Brahma, thần sáng tạo, với thái độ của một đệ tử, mang theo samidha, biểu tượng của nhận biết về dốt nát riêng của mình, và khiêm tốn hỏi:
“Chúa thượng, xin dạy con bí mật vĩnh hằng và con đường cao quí của brahmavidya, con đường mà các hiền nhân bao giờ cũng đi, và qua nó trí huệ đã làm tan biến các hành động xấu quá khứ của họ và đã kinh nghiệm chân lí tối thượng.”
Đại Chúa thượng Brahma nói: “Để kinh nghiệm thực tại tối thượng, người ta trước hết phải nương náu ở tin cậy, thành tâm, thiền và yoga.”
Khao khát sâu sắc nhất trong tâm con người là biết. Khao khát biết là chính linh hồn con người. Bản thể con người muốn biết bất kì cái gì đang không được biết, bản thể con người muốn làm lộ ra bất kì cái gì đang bị giấu kín. Bản thể muốn cái vô hình trở thành hữu hình và cái không chạm tới được trở thành chạm tới được, để cho không cái gì còn lại trong bóng tối. Phải không gì còn lại mà không được biết tới bởi vì bất kì chỗ nào con người không biết, điều đó làm cho con người thành lệ thuộc: “Cho tới một điểm nào đó tôi vẫn biết, và bên ngoài điểm này tôi không biết - đây là biên giới của tôi và tù túng của tôi. Bức tường nhà tù của tôi được tạo nên từ dốt nát của riêng tôi. Khi không có gì là không được biết thêm nữa, tôi sẽ không còn có bất kì biên giới nào.”
Dốt nát là biên giới đấy, do đó dốt nát là phiền não. Việc biết là không bị giới hạn, do đó nó là giải thoát. Trong con người có nỗ lực thường xuyên để đập tan những biên giới này. Nỗ lực này có thể có hai chiều hướng: Một chiều là ham muốn để biết mọi hạt của toàn thể sự tồn tại này đang bao quanh chúng ta. Ham muốn này để biết từng hạt một, từng nguyên tử một, là nỗ lực của khoa học. Khoa học là tri thức thông qua phân tích. Cho nên một cách để biết mọi thứ là phân chia chúng ra và khám phá hợp thành cơ sở nhất của chúng. Nếu bạn muốn biết nước, thế thì bạn có thể phân chia nó ra và khám phá các phần tử cơ bản trong nó, và khi bạn đã có khả năng khám phá các phần tử cơ bản trong nước, bạn đã biết nước. Tri thức này nghĩa là nếu bạn muốn tạo ra nước bạn có thể làm ra nó, và nếu bạn muốn, bạn cũng có thể phá huỷ nó.
Khoa học sẽ phân chia nước ra và nó sẽ tìm kiếm các đơn vị cơ sở của ô xi và hidro. Để biết nước điều này sẽ là đủ, nhưng bây giờ nó sẽ cần phân tách hidro và o xi để tìm ra chúng được làm từ cái gì.
Khoa học sẽ khám phá ra điện tử, và dốt nát sẽ bị đẩy lui thêm một bước nữa - nhưng nó không bị phá huỷ. Với tri thức này bạn thậm chí có thể tạo ra hidro. nhưng thế thì điện tử sẽ trở thành giới hạn của tri thức của bạn.
Trong hai nghìn năm qua, khoa học đã đẩy dốt nát ra xa, rất xa - hay nó dường như vậy - nhưng dốt nát đã không biến mất; ở bước tiếp lại có nó. Bây giờ các nhà khoa học đã bắt đầu chấp nhận rằng cái ngày này sẽ không bao giờ tới, khi mà qua khoa học, con người sẽ có khả năng bãi bỏ dốt nát hoàn toàn - bởi vì tri thức tới từ quá trình chia chẻ sẽ phải bị chia chẻ nữa để được biết tới. Cái gì đó bao giờ cũng còn lại không được biết. Theo cách này, bao giờ cũng sẽ có dốt nát.
Bây giờ khoa học đã hiểu rằng bao giờ cũng có dốt nát. Dù chúng ta có thể biết hay không cũng không thành vấn đề, cái không biết bao giờ cũng ở khắp xung quanh chúng ta. Khoảng cách giữa chúng ta và dốt nát bao giờ cũng vẫn còn như cũ, nó sẽ không bao giờ thay đổi cả. Đầu tiên, nếu tôi không biết nước là gì, thế thì dốt nát về nước đang bao quanh tôi. Nhưng thế rồi, nếu tôi khám phá ra nước là gì và vấn đề đó được giải quyết, dốt nát về hidro và oxi sẽ bao quanh tôi. Khi tôi đã biết về điều đó, thế thì dốt nát về điện tử sẽ bao quanh tôi. Và khi ngày mai điện tử cũng được biết, thế thì dốt nát về cái còn lại sau cái đó sẽ bao quanh tôi. Nó là việc hồi qui vô hạn.
Cho nên trong nỗ lực này để biết, một cách là tìm ra bằng cách phân chia. Nhưng sau khi phân chia, cái gì đó bao giờ cũng sẽ còn lại mà vẫn là cái không biết. Bất kì khi nào chúng ta phân chia, cái gì đó bao giờ cũng bị bỏ lại đằng sau.
Điều đáng quan tâm hơn là ở chỗ ban đầu có dốt nát về một thứ, nước, và thế rồi khi chúng ta phân tích nó, sự việc trở thành dốt nát về hai thứ, hidro và oxi. Dốt nát về một thứ dường như lùi lại một bước, nhưng nó cũng đã phát triển thêm một bước nữa. Trước kia chúng ta đã dốt nát về chỉ mỗi một thứ, còn bây giờ chúng ta không biết về hai thứ. Theo một nghĩa nào đó, quá trình phân chia dường như đang phá huỷ dốt nát của chúng ta, nhưng theo một nghĩa khác thì nó lại dường như đang làm tăng dốt nát lên.
Điều thú vị là khoa học càng biết nhiều, dốt nát của chúng ta càng lớn lên hơn. Trong quá khứ các nhà khoa học thường nói về năm yếu tố, cho nên họ đã dốt nát chỉ về năm yếu tố. Bây giờ khoa học nói về một trăm linh tám yếu tố, cho nên dốt nát bây giờ là về một trăm linh tám yếu tố. Bằng việc phân chia và phân tích chúng ta đã biến năm thành một trăm linh tám, và bây giờ chúng ta dốt nát về một trăm linh tám. Và khi chúng ta phân tích một trăm linh tám chúng sẽ trở thành cả nghìn! Các nhà khoa học đã từng bắt đầu hỏi liệu chúng ta có giảm bớt dốt nát của mình đi không, hay là làm tăng nó lên. Qua quá trình phân chia, dốt nát dường như co lại, nhưng đồng thời nó cũng dường như lớn lên.
Và điều thú vị cần lưu ý là chưa bao giờ như trước đây mà con người đã biết được nhiều như con người biết ngày nay, nhưng cũng vậy, chưa bao giờ như trước đây con người đã cảm thấy dốt nát như con người cảm thấy ngày nay. Nếu chúng ta hỏi nhà khoa học một thế kỉ trước đây, ông ấy chắc đã nói rất tự tin, “Tôi biết điều này.” Nhà khoa học của một trăm năm trước đã tự tin rằng trong một trăm năm tất cả dốt nát sẽ biến mất khỏi thế giới. Nếu bạn hỏi nhà khoa học ngày nay, ông ấy không chắc chắn chút nào rằng dốt nát sẽ bao giờ biến mất. Bây giờ, ông ấy thậm chí không chắc chắn được khi nào ông ấy nói, “Tôi biết nó.” Ông ấy không tin điều này là đúng bởi vì một điều thêm nữa đã trở nên rõ ràng cho ông ấy: mọi chắc chắn sẽ bị tan tành trong thời gian vài năm. Ngày nay, Newton bị coi là dốt nát, và viên gạch của những khám phá của Einstein đã bắt đầu bị vỡ vụn.
Ngày nay, các nhà khoa học không thể viết ra được tuyển tập lớn về khoa học bởi vì vào lúc tuyển tập lớn đó được hoàn thành, nhiều nền tảng cơ bản của khoa học đã thay đổi rồi. Điều dường như là tri thức hôm qua đã trở thành dốt nát hôm nay. Và tri thức liên tục bị phân chia thành biết bao nhiêu là nhánh khác nhau.
Trong quá khứ, thầy thuốc có khả năng điều trị thuốc thang cho toàn bộ thân thể con người. Một nghìn năm trước, nếu có một thầy thuốc trong vùng thì ông ấy là chuyên gia về mọi bệnh tật. Thế rồi khi tri thức của chúng ta lớn lên và chúng ta nhận ra rằng ngay bản thân mắt đã là một hiện tượng bao la - nhiều tới mức một người dành cả đời chỉ để nghiên cứu về mắt thì người đó cũng không có khả năng biết được mọi thứ về chúng; tai thậm chí còn là hiện tượng bao la hơn, cho nên ngay cả một người mà dành cả đời mình cho nó thì người đó cũng chẳng bao giờ có khả năng đọc tất cả sách báo về tai - làm sao chỉ một người có thể biết cách chữa trị cho toàn thân thể được? Cho nên nhãn khoa đã trở thành lĩnh vực y tế tách biệt. Và thế rồi nó đã tiến hoá tới mức với từng cơ quan đều phải có một bác sĩ riêng biệt.
Bây giờ tình huống đã đi tới điểm mà từng việc phân chia dường như là cần thiết để được phân chia nhỏ thêm. Ngày nay, không bác sĩ nào là bác sĩ cho toàn thân thể con người. Nếu ông ấy là thế, ông ấy không có uy tín. Mọi người coi ông ấy như bác sĩ kiểu cổ, ông ấy không có uy tín. Điều này là tự nhiên; nó nhất định xảy ra khi chúng ta phân chia tri thức thành các phần tách biệt, từng việc phân chia đều tự nó bắt đầu lớn lên.
Và chung cuộc, gần đây, một nhà tư tưởng phương Tây vĩ đại, C.P. Snow, đã viết một cuốn sách rất cách mạng mà trong đó ông ấy nói rằng bây giờ hai nền văn hoá đã phát triển lên: những người biết khoa học đã trở thành một chủng tộc, và những người không biết khoa học thuộc vào chủng tộc khác. Nhưng sẽ đúng hơn nếu nói rằng ngay cả trong những người biết về khoa học, nhiều chủng tộc đã xuất hiện.
Ngay cả trong số các nhà khoa học, nhánh này không hiểu nhánh kia chút nào. Ngày nay nhà hoá học không thể hiểu được theo bất kì cách nào điều nhà vật lí nói: nhà hoá học có ngôn ngữ riêng của mình và thế giới riêng của mình và nhà vật lí cũng vậy. Chẳng có gì rõ ràng thêm về nơi vật lí và hoá học gặp gỡ. Đại học Oxford có ba trăm sáu mươi lớp, và ba trăm sáu mươi nhánh của khoa học cũng liên tục chia tách ra mọi ngày thành nhiều nhánh con hơn. Nó cũng giống như cây đang lớn lên: mọi ngày nhánh mới lại mọc ra và nhánh này phân thành đôi. Ai đó đang ngồi ở nhánh này của cây khoa học hoàn toàn quên lãng về phần còn lại của cây.
Bây giờ có nỗi sợ rằng nếu xu hướng này tiếp tục trong một trăm năm nữa, các nhà khoa học sẽ hoàn toàn không có khả năng hiểu ngôn ngữ của nhau bởi vì từng nhánh mới liên tục phát triển ngôn ngữ riêng của mình. Nhánh này của khoa học sẽ không có khả năng hiểu ra các thiên tài của nhánh kia đang nghĩ gì. Ngày nay không một người nào trên thế giới có thể nói rằng mình biết toàn thể khoa học, người có thể nói rằng mình hiểu vật lí và hoá học và tâm lí học - không một người nào! Chẳng cái gì thực sự rõ ràng về điều đang diễn ra, cách tri thức đang phát triển và nó đang đi đâu. Chẳng ai có ý tưởng nào.
Ngày nay, nhân loại đã thấy bản thân mình đang trong dốt nát sâu sắc. Một người biết tất cả về mắt thì chẳng biết chút gì về các thứ khác. Người đó có tri thức trong lĩnh vực này, nhưng trong tất cả các lĩnh vực khác người đó dốt nát. Nhà khoa học vĩ đại nhất biết nhiều về lĩnh vực riêng của mình, nhưng về tất cả các lĩnh vực khác người đó ở trong bóng tối, người đó chẳng biết gì về chúng cả. Khoa học là một chiều của tri thức mà đã thất bại.
Có chiều hướng khác của tri thức mà lời kinh này đã gọi là brahmavidya, khoa học về điều thiêng liêng. Nó hoàn toàn khác với nỗ lực của khoa học cố để biết mọi thứ bằng phân tích. Nỗ lực của brahmavidya là cố để biết mọi thứ trong tính toàn thể của nó, trong sự tổng hợp của chúng. Brahman, điều thiêng liêng, là tính toàn bộ của sự tồn tại, tính toàn thể: brahmavidya cố biết điều đó một cách trực tiếp, không phân chia; biết điều đó trong tính toàn bộ của nó, trong tính bẩm sinh của nó, trong tính cá nhân của nó, trong tính một của nó - không trong các bộ phận phân tách. Sự tồn tại chỉ có thể được biết tới trong tính toàn thể của nó, một cách trực tiếp. Tôi không cố để biết cây cối một cách tách biệt hay để trở nên quen thuộc với con vật một cách tách biệt hay để biết con người một cách tách biệt hay để phân chia tảng đá, núi non, các vì sao và mặt trăng. Không. Thay vì thế, tôi làm nỗ lực để biết sự tổng hợp toàn thể của sự tồn tại một cách trực tiếp. Nỗ lực này được gọi là brahmavidya.
Bây giờ điều rất thú vị là khi khoa học xoay xở để đẩy dốt nát lùi lại một chút, nó tạo ra nhiều dốt nát hơn. Brahmavidya không đẩy dốt nát lùi lại, nó phá huỷ dốt nát một cách toàn bộ. Brahmavidya không phải là tranh đấu với dốt nát; thay vì thế, nó là việc thức tỉnh của tri thức. Brahmavidya không thủ tiêu dốt nát, nó đơn giản đánh thức tri thức.
Điều này đáng để hiểu: khi khoa học phân chia mọi thứ, nó cũng phân chia tâm trí con người. Đây là cách đặc biệt hoá được sinh ra. Người nghiên cứu vật chất chỉ phát triển một phần bộ não mình: phần được dùng trong nghiên cứu vật chất. Các nhà khoa học nói rằng các phần khác nhau của bộ não vận hành một cách tách biệt: phần bạn cảm là tách biệt với phần bạn làm toán, phần bạn tính toán không phải là cùng phần bạn làm nông nghiệp, và phần bạn cai quản cửa hàng không phải là cùng phần bạn vẽ hay làm thơ.
Bộ não con người được tạo ra từ bẩy tỉ tế bào, và những phần khác nhau của bộ não vận hành một cách tách biệt. Đây là lí do tại sao bạn thay đổi việc của mình thì nó lại là thảnh thơi và làm tươi mới. Một người đang đọc sách và thế rồi người đó dừng lại và bắt đầu nghe radio: nếu toàn thể bộ não tất cả đều làm việc đồng thời, thế thì bộ não đang đọc sách đó sẽ là cùng bộ não nghe radio. Điều này sẽ chỉ làm cho bộ não của bạn thêm mệt mỏi, không bớt mệt đi. Nhưng chính một phần của não đọc và phần khác nghe radio. Khi bạn cất sách đi và bắt đầu nghe radio, phần bộ não bạn đã được dùng để đọc sách bây giờ có thể nghỉ ngơi. Khi bạn thay đổi công việc của mình từ việc này sang việc khác, bộ não lập tức nhận sự nghỉ ngơi. Phần đã bận vận hành lắng xuống khi phần khác bắt đầu vận hành.
Điều thường xảy ra là khi ai đó ngồi xuống và dừng mọi hoạt động - chẳng hạn, khi ai đó ngồi xuống để thiền - người đó đối diện với rắc rối lớn. Người đó đối diện với rắc rối bởi vì từng khoảnh khắc một khối lượng năng lượng của người đó đang bận rộn vận hành trong não, còn việc dịch chuyển từ phần não này sang phần não khác cho phép nó nghỉ ngơi; nhưng khi người đó muốn cho tất cả các bộ phận đồng thời nghỉ ngơi, thì mọi năng lượng bắt đầu vẩn vơ và việc thảnh thơi trở thành khó khăn. Đây là lí do tại sao lại khó thiền.
Mọi người nói rằng khi lần đầu tiên họ ngồi thiền, họ chưa bao giờ nhận ra trước đây bao nhiêu ý nghĩ lại tới trong tâm trí. Không có nhiều ý nghĩ nếu họ bắt đầu đào hố hay chơi bài hay hút thuốc lá - nhưng khi họ ngồi xuống để thiền, tâm trí trở nên đầy các ý nghĩ. Lí do cho điều này là ở chỗ bạn chưa bao giờ thực hành để cho toàn thể năng lượng được nghỉ ngơi; bạn bao giờ cũng dịch chuyển công việc của mình từ góc não này sang góc não khác. Nhưng năng lượng bao giờ cũng vẫn còn bị dính mắc: từ góc này sang góc thứ hai, từ góc thứ hai sang góc thứ ba - và có cả nghìn phân chia trong não.
Khi khoa học phân chia mọi sự ở bên ngoài, nó ngụ ý rằng não cũng bị phân chia ở bên trong. Cho nên phía logic của não người phát triển, nhưng tất cả các phần khác vẫn còn không phát triển.
Lần nữa, brahmavidya là khác với điều này. Brahmavidya không phân chia sự tồn tại, do đó nó cũng không phân chia tâm trí. Sự tồn tại ở bên ngoài là một, cho nên cái một bên trong người biết điều này cũng trở thành một. Khi bên trong bạn bắt đầu thấy toàn thể sự tồn tại như một, tâm trí bạn cũng trở thành một. Chính trong cái một này của tâm trí mà việc biết, cái không đẩy lùi dốt nát lại, mà phá huỷ nó, mới được sinh ra. Tri thức này chắc chắn phải là một loại khác.
Nếu bạn tới và hỏi Mahavira hay Phật hay nhà tiên tri Upanishad, “Tôi bị đau răng. Tôi nên uống thuốc gì?” họ sẽ không có khả năng trả lời câu hỏi của bạn, bởi vì đau răng nghĩa là bạn đã phân chia cái đau. Đây là đau răng, đây là đau đầu, đây là đau chân, và theo cách này bạn thậm chí còn phân chia cả cái đau. Vâng, nếu bạn hỏi Mahavira, “Tôi bị đau, Tôi phải làm gì?” chỉ thế thì Mahavira mới có thể trả lời bạn được. Nhưng nếu bạn nói bạn đau dạ dầy, Mahavira sẽ không có câu trả lời cho điều đó. Thế thì bạn sẽ phải hỏi khoa học, nơi mọi thứ đều dựa trên sự phân chia.
Với một Mahavira hay một Phật, mọi thứ đều không bị phân chia, không thể phân chia được. Nếu bạn hỏi cách gạt bỏ đau chung chung, không phải là cái đau đặc biệt, thế thì Mahavira sẽ có khả năng nói cho bạn cách làm điều đó. Nhưng nếu bạn hỏi cách chữa bệnh đặc biệt, Mahavira sẽ chẳng thể có ích gì. Nếu bạn hỏi cách nỗi đau trong cuộc sống có thể biến mất, Mahavira sẽ có khả năng để nói điều gì đó về điều này.
Phật đã gọi bản thân mình là thầy chữa. Ông ấy đã nói, “Ta là thầy chữa không cho nhiều bệnh đâu, mà chỉ một bệnh thôi. Ta là thầy chữa cho toàn thể đau khổ của cuộc sống.” Phật không thể loại bỏ bệnh tật riêng của bạn được, nhưng ông ấy sẵn sàng chặt đi chính gốc rễ của việc không thoải mái. Việc biết của ông ấy là đơn vị thống nhất - hiện tượng bao hàm tất cả.
Bất kì điều gì Phật đã biết về sự tồn tại và về bản thân mình đều không qua phân chia và phân tích, mà qua tổng hợp. Nhà khoa học có thể cho bạn lời khuyên về cách loại bỏ đau đớn, nhưng bản thân ông ấy không có khả năng vượt ra ngoài đau đớn. Ông ấy giúp bạn vứt bỏ hàng nghìn đau đớn của bạn, nhưng bản thân ông ấy vẫn còn bị bao quanh bởi cả nghìn đau đớn. Mahavira hay Phật không thể cho bạn cái gì để gạt bỏ từng cái đau của bạn, nhưng bản thân họ đã vượt ra ngoài tất cả đau đớn - và họ có thể nói cho bạn cách bạn cũng có thể vượt ra ngoài đau đớn nữa.
Cho nên brahmavidya là nỗ lực, là kỉ luật, để biết điều thiêng liêng, biết toàn thể vũ trụ, toàn thể sự tồn tại như một toàn thể thống nhất. Khi bạn bắt đầu biết tới sự tồn tại như một, tính một cũng được tạo ra bên trong bạn. Toàn thể tâm trí trở thành một thể thống nhất, và tâm trí nhất thể này là điều an bình là gì. Sự nhất thể của tâm trí là việc dừng lại từ bên trong tất cả các con sóng và tất cả các gợn sóng.
Thế thì trong cuộc truy tìm của mình về brahmavidya, khoa học về chân lí tối thượng, Maharishi Ashvalayana đi tới Chúa thượng Brahma, thần sáng tạo, với thái độ của đệ tử, mang samidha, biểu tượng của nhận biết về sự dốt nát của mình...
Hai hay ba điều cần được hiểu ở đây: “...Trong việc truy tìm về brahmavidya, Maharishi Ashvalayana đi tới Chúa thượng Brahma, thần sáng tạo, với thái độ của một đệ tử, mang theo samidha, biểu tượng của nhận biết về dốt nát riêng của mình.” Ashvalayana là một maharishi, một hiền nhân vĩ đại, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn đang trong cuộc truy tìm brahmavidya. Điều đó ngụ ý là người ta không đạt tới brahmagyan, việc nhận ra về chân lí tối thượng, chỉ bằng đức hạnh của việc là một maharishi. Ở đây, là một maharishi nghĩa là biết mọi thứ, nhưng lại không biết thực. Ashvalayana biết mọi thứ qua lời. Ông ấy biết tất cả những điều kinh sách đã nói, và ông ấy quen thuộc với các học thuyết; do đó ông ấy mới là một maharishi. Ông ấy có tri thức, nhưng không có việc biết.
Cho nên là học giả là một điều: bạn có thể biết mọi thứ, nhưng tất cả đều được vay mượn, nó không phải là của riêng bạn. Bạn có thể trở thành một maharishi và dầu vậy vẫn dốt nát về brahmagyan. Bạn có thể có tri thức và vậy mà không có trí huệ. Bạn có thể có quen thuộc sâu sắc với điều người khác đã biết, và bạn có thể không có hiểu biết gì hay kinh nghiệm gì của riêng mình. Thế thì ngay cả một maharishi cũng sẽ phải tiếp cận với thái độ của đệ tử.
Thái độ của đệ tử là gì? Đệ tử là người biết rằng mình không biết. Người đó nói, “Xin giúp cho tôi biết.” Đây là lí do tại sao rất khó để học giả trở thành đệ tử. Người đó có thể đi bất kì đâu với thái độ của thầy, nhưng rất khó cho người đó đi với thái độ của đệ tử. Người đó nghĩ mình biết, cho nên làm sao người đó có thể đi với thái độ của đệ tử được? Một ngày nào đó người đó có thể học với thái độ của đệ tử, người đó sẽ đương đầu với một điều thật rõ ràng: “Bất kì điều gì mình đã biết đều mang tính trí tuệ, không mang tính tồn tại. Mình đã không hiểu ra, mình chỉ nghe thấy. Điều đó là trong trí nhớ của mình. Chỉ quen thuộc bên ngoài đã xảy ra cho mình và mình đã không đi vào trong nó.” Do đó điều trở thành rất khó cho bác học, cho học giả là đi tới việc biết thực. Nó trở thành khó bởi vì thái độ của đệ tử là điều khó nắm bắt. Có thái độ của đệ tử là đi với hiểu biết rằng bạn không biết, rằng bạn dốt nát - chỉ thế thì bạn mới có thái độ của đệ tử.
Samidha là một biểu tượng. Mang samidha nghĩa là một người đi theo đường của mình, người đó đang đi tới việc tuyên bố rằng người đó không biết và người đó đã tới để học. Nó là biểu tượng; nó là biểu tượng mang nghĩa, “Tôi không cần phải nói cho thầy và thầy không cần hỏi tại sao tôi đã tới. Tôi đã tới chân thầy như người dốt nát, để học.”
Nhưng cúi mình dưới chân ai đó như người dốt nát không chỉ là biểu tượng, nó là trạng thái nội tâm rất sâu sắc. Tới như người dốt nát nghĩa là, “Mình sẽ tìm để biết điều mình không biết.” Khi bạn đi như người thông thái, bạn chỉ hỏi điều bạn nghĩ bạn đã biết.
Mọi người hỏi các câu hỏi không phải bởi vì họ không biết, mà bởi vì họ cho rằng họ đã biết. Họ chỉ kiểm tra xem liệu bạn có biết hay không. Điều bạn biết có thể đúng chỉ nếu nó phù hợp với điều họ nghĩ họ đã biết. Nếu nó không phù hợp, thế thì bạn phải sai. Đây không phải là thái độ của đệ tử. Bất kì khi nào ai đó hỏi với ý tưởng rằng mình đã biết và bây giờ người đó muốn xem liệu người khác cũng có biết không, thì không có việc tìm kiếm trong việc hỏi này, chỉ có sự sẵn sàng tranh luận. Thế thì, không đối thoại nào có thể xảy ra được.
Mahakashyapa là một học giả lớn khi ông ấy đi tới Phật lần đầu tiên. Ông ấy nói với Phật, “Tôi tới thầy với vài câu hỏi.”
Phật hỏi, “Những câu hỏi đó nảy sinh từ tri thức của ông hay từ dốt nát của ông? Ông hỏi bởi vì ông biết cái gì đó, hay bởi vì ông không biết gì?”
Mahakashyapa nói, “Điều đó liên quan gì tới nó?”
Phật đáp, “Có chứ, có liên quan nhiều tới nó chứ. Nếu ta không nhận biết về ý định của ông khi hỏi, câu trả lời của ta sẽ không có liên quan gì tới ông. Nếu ông đã tới hỏi bởi vì ông đã biết, thế thì ông đang phí thời gian một cách không cần thiết. Ông đã biết, chuyện đó chấm dứt! Nhưng nếu ông đã tới đây mà không biết, thế thì ta có thể nói điều gì đó cho ông.”
Mahakashyapa nói, “Tình trạng của tôi ở đâu đó lưng chừng - tôi biết đôi điều, và đôi điều tôi không biết.”
Thế rồi Phật nói, “Làm ra danh sách bất kì cái gì ông không biết, và chúng ta có thể nói về cái đó. Bất kì cái gì ông biết chúng ta có thể gạt nó sang bên.”
Mahakashyapa bắt đầu hỏi Phật về điều ông ấy không biết, nhưng khi ông ấy hỏi ông ấy bắt đầu nhận ra rằng mình thậm chí chẳng biết điều mình nghĩ là mình đã biết. Trong một năm ông ấy đã sống gần Phật và đã hỏi nhiều điều, và tất cả các câu hỏi của ông ấy đều đã bị tan biến.
Thế rồi Phật nói, “Bây giờ ta muốn ông nói cho ta về những điều ông nói ông đã biết.”
Mahakashyapa nói, “Tôi chẳng biết gì cả. Tôi càng trở nên nhận biết, tri thức của tôi càng bị tan ra hơn. Tôi chẳng biết gì.”
Khi Ouspensky tới Gurdjieff lần đầu tiên, Gurdjieff bảo ông ta, “Bất kì điều gì ông biết, đem nó cho ta, viết lên một mẩu giấy. Chúng ta sẽ không bao giờ nói về những điều đó. Điều ông biết, ông biết rồi; vấn đề qua rồi.” Ông ấy đưa cho Ouspensky mẩu giấy nào đó. Ouspensky là một bác học lớn, ông ấy là một học giả lớn, cũng như Mahakashyapa. Trước khi ông ấy gặp Gurdjieff ông ấy đã viết một cuốn sách rất vĩ đại, Tertium Organum, về điều cuốn sách này nói - và tôi cũng đồng ý với điều này - đó là một trong ba cuốn sách có ý nghĩa đã được viết ra trong toàn thể lịch sử của phương Tây. Ông ấy đã viết nó trước khi ông ấy gặp Gurdjieff. Gurdjieff là nhà huyền môn vô danh chẳng ai đã từng nghe nói tới.
Cho nên khi Ouspensky tới Gurdjieff, ông ấy đã tới ông này như một người biết. Ouspensky đã nổi tiếng thế giới, Gurdjieff gần như vô danh. Người bạn nào đó trong làng ông ấy đã nhắc tới Gurdjieff và ông ấy có thời gian rỗi, cho nên ông ấy nghĩ ông ấy sẽ đi và gặp ông này. Khi ông ấy tới, Gurdjieff đang ngồi im lặng với hai chục người bạn nào đó. Ouspensky cũng ngồi một chốc, nhưng thế rồi ông ấy bắt đầu cảm thấy không thoải mái. Không ai giới thiệu ông ấy cho Gurdjieff để nói cho ông này biết ông ấy là ai, bản thân Gurdjieff lại không hỏi gì về điều đã đưa ông ấy tới đó. Tất cả hai mươi người đang hiện diện cũng liên tục ngồi im lặng. Sau vài phút, Ouspensky trở nên ngày một không thoải mái hơn: ông ấy không thể bỏ đi mà cũng không thể nói được.
Trong hai mươi phút hay khoảng thế ông ấy đã chịu đựng điều đó, nhưng rồi ông ấy thu lấy dũng cảm và nói với Gurdjieff, “Tôi xin lỗi, nhưng điều gì đang diễn ra ở đây thế? Thầy thậm chí không hỏi tôi là ai.”
Gurdjieff ngước mắt lên, nhìn vào Ouspensky và nói, “Ông đã bao giờ tự hỏi ông là ai chưa? Và nếu bản thân ông còn chưa hỏi, sao ta bận tâm? Hay nếu ông biết ông là ai, thế thì nói cho ta!”
Ouspensky cảm thấy rằng chính nền đất đang biến mất dưới chân ông ấy. Mãi tới khoảnh khắc đó, ông ấy đã nghĩ rằng ông ấy biết mình là ai. Ông ấy nhìn vào điều đó từ mọi góc, nhưng ông ấy không thể tìm ra được manh mối nào về mình là ai.
Thế rồi Gurdjieff nói, “Đừng bồn chồn. Nếu ông biết cái gì đó khác, nói về cái đó.” Khi không có lời đáp lại, Gurdjieff đưa cho ông ấy một tờ giấy và nói, “Có thể ông cảm thấy lúng túng, vậy đi sang phòng bên và viết ra mọi điều ông biết rồi đem nó lại cho ta. Chúng ta sẽ không bao giờ nói lần nữa về những điều này. Chúng ta sẽ chỉ nói về điều ông không biết.”
Ouspensky đi sang phòng bên. Sau đó ông ấy viết, “Lúc đó là đêm lạnh giá, nhưng mồ hôi toát ra trên trán tôi. Đó là lần đầu tiên tôi bồn chồn tới mức mồ hôi ướt sũng. Lần đầu tiên, tôi khám phá ra rằng tôi chẳng biết gì cả. Mặc dầu tôi đã viết về Thượng đế và tôi đã viết về linh hồn, tôi chẳng biết gì về cả linh hồn lẫn Thượng đế. Mọi lời của tôi bắt đầu nổi lên ngay trước mắt tôi. Những cuốn sách riêng của tôi vây quanh tôi tứ phía và bắt đầu chế nhạo tôi; những cuốn sách riêng của tôi bắt đầu hỏi tôi, ‘Ouspensky, ông biết gì nào?’”
Ông ấy quay lại Gurdjieff với tờ giấy trống rỗng. Đặt nó xuống dưới chân Gurdjieff, ông ấy nói, “Tôi hoàn toàn trống trơn. Tôi chẳng biết gì. Tôi ở đây để học.”
Tờ giấy trắng đó chính là samidha của Ouspensky, và ông ấy đặt nó dưới chân Gurdjieff.
Samidha là biểu tượng của một thái độ. Đất nước này đã thấy hàng nghìn Ouspenskys và Mahakashyapas. Hiện tượng này đã trở thành biểu tượng: bất kì khi nào ai đó đi tới ai đó khác trong khiêm tốn toàn bộ... khiêm tốn toàn bộ nghĩa là bạn đi tới ai đó để học, trong chấp nhận tuyệt đối dốt nát riêng của mình. Khi điều này xảy ra, bạn đang mang samidha. Samidha là biểu tượng rằng không cần thảo luận nào nữa. Sẽ không cần phải tốn hai giờ đó trôi qua giữa Gurdjieff và Ouspensky. Một người tới với samidha là đang tuyên bố, “Tôi dốt nát. Tôi không biết. Tôi sẽ không hỏi từ tri thức của mình, mà từ dốt nát của tôi. Tôi đã tới trong việc tìm kiếm câu trả lời. Tôi đã tới như một đệ tử, để học. Tôi không có ham muốn dạy. Tôi không ở đây để nghiên cứu, tôi không ở đây để thử thầy. Tôi đơn giản không biết!”
Ashvalayana khiêm tốn nói:
“Chúa thượng, xin dạy con bí mật vĩnh hằng và con đường cao quí của brahmavidya...”
Tôi đã nói rằng brahmavidya là nghệ thuật biết sự tồn tại trong tính toàn thể của nó. Nhưng Ashvalayana nói, “bí mật vĩnh hằng.” Đây là điểm rất thú vị, bởi vì làm sao cái gì đó vẫn còn là bí mật mãi mãi được? Lúc này hay lúc khác nó phải được lộ ra. Bằng không làm sao bạn thậm chí biết rằng nó tồn tại, hay làm sao bạn sẽ biết rằng nó là bí mật? Điều chúng ta gọi là bí mật đôi khi cũng được biết tới. Ngay cả tôi thì thào điều gì đó vào tai ai đó, thế nữa tôi cũng đang nói nó. Và cho dù tôi nói nó là bí mật, mọi điều tôi nói là, “Đừng nói nó cho bất kì ai khác” - nhưng nó đã được nói ra rồi, nó hiển nhiên đã được nói rồi. Ngay cả brahmavidya cũng đã được nói đi nói lại - lặp đi lặp lại. Nhưng Ashvalayana đang nói “cái là bí mật vĩnh hằng,” cái liên tục là bí mật cho dù nó được nói ra.
Đây là cái gì đó cần được hiểu. Ashvalayana biết nhiều, ông ấy là một maharishi. Ông ấy có tri thức của tất cả những điều đã từng được nói ra, nhưng ngay cả với tri thức của mình ông ấy cũng vẫn không biết tới chân lí. Mọi thứ đều đã được biết tới và vậy mà... dốt nát vẫn còn lại. Cho nên một điều phải đã trở nên rất rõ ràng cho Ashvalayana: người ta không trở thành người biết chỉ bởi việc được nói cho về cái gì đó. Điều đó đã được nói trong mọi kinh sách, điều đó đã được nói bởi tất cả các nhà tiên tri và hiền nhân; tất cả những người đã biết đều đã nói nó, vậy mà nó vẫn còn không được nói ra. Nỗ lực đã được thực hiện để nói nó, và vậy mà nó vẫn còn không được nói, và khoảnh khắc điều gì đó được nói ra, nó trở thành cái gì đó khác.
Điều đó cũng giống như khi chúng ta nhúng chiếc que vào nước - nó có vẻ như bị gãy cong. Nó không bị cong, nhưng nó có vẻ như bị cong. Theo cùng cách đó, khoảnh khắc bạn đưa chân lí vào lời, nó trở thành bị bóp méo. Khi nó rơi vào trong trung gian của lời, nó bị bóp méo - và vậy mà không có cách nào khác ngoài việc nói nó bằng lời. Cho nên nó chắc chắn được nói ra, nhưng nó vẫn còn không được nói. Cái vẫn còn không được nói chính là bí mật mãi mãi là gì. Ở đây, “bí mật” không ngụ ý cái gì đó phải được giữ bí mật: nó ngụ ý cái vẫn còn là bí mật. Ở đây, “bí mật” không có nghĩa “Không nói nó,” nó có nghĩa là cái không thể nào được nói ra. Bạn nói nhiều tuỳ ý, nhưng cái mà không thể được nói ra chính là brahmavidya - cái khó nắm được nghĩa mãi mãi.
Nhưng thế rồi có khó khăn vô cùng, bởi vì nếu nó không thể được nói ra, thế thì cho dù Ashvalayana hỏi và Brahma nói, dầu vậy, làm sao nó có thể được nói ra?
Ở đây điều tốt là lưu ý tới một điểm khác: điều không thể nói được qua lời có thể được truyền qua hướng dẫn, qua các chỉ dẫn khác. Lời là trung gian rất nghèo nàn, cái nghèo nàn nhất.
Ai đó hỏi Sariputta, “Ông đã học từ Phật như thế nào?”
Sariputta nói, “Tôi nghe điều Phật nói, nhưng tôi đã không học từ điều đó. Tôi học từ điều Phật hiện hữu, mặc dầu không có cách nào để nghe nó. Điều Phật nói là một việc, nhưng ông ấy hiện hữu là việc hoàn toàn khác. Tôi nghe tất cả những điều Phật đã nói, nhưng tôi uống tất cả những điều ông ấy hiện hữu. Tôi đã thấm đẫm tất cả những điều ông ấy hiện hữu bởi việc ở gần ông ấy. Tôi đã cho phép sự hiện diện của ông ấy, sự hiện hữu của ông ấy được chạm vào tôi, được thấm vào tôi.”
Bí mật và bí ẩn vĩnh hằng có thể được truyền, được nhận qua việc chạm vào sự hiện diện đó. Nhưng để sẵn có cho sự hiện diện đó, để có khả năng uống sự hiện diện đó, cánh cửa của tâm bạn cần được mở ra.
Huyền Trang tới Ấn Độ. Ở Trung Quốc ông ấy đã biết tới cấu chuyện về một ngôi đền Ấn Độ. Ông ấy tới Ấn Độ với nhiều lí do, và ngôi đền đó đã là một trong các lí do. Ông ấy nghe nói rằng trong thung lũng nào đó ở Kashmir có một ngôi đền ẩn kín chuyên về Phật mà trong đó không có tượng Phật nào và không có di vật nào của Phật: không sách Phật, không kinh sách, không khất sĩ, không tu sĩ. Ngôi đền này chỉ có mỗi bức tường trống ẩn kín trong hang, nhưng Phật sẽ xuất hiện trên bức tường đó cho bất kì ai ngồi trước bức tường trong thái độ tuyệt đối khiêm tốn, chờ đợi. Huyền Trang sang Ấn Độ với nhiều lí do, và một trong chúng là để tìm bức tường đó, bởi vì khi có liên quan tới bản thân Phật, ông ấy đã qua đời lâu từ trước rồi.
Huyền Trang cũng là một maharishi. Tương truyền rằng vào thời đó, ông ấy là một học sĩ vĩ đại về kinh sách Phật ở Trung Quốc. Hoàng đế Trung Quốc cấm ông ấy sang Ấn Độ bởi vì ông ấy là học sĩ vĩ đại thế: nếu ông ấy rời khỏi Trung Quốc, ông ấy có thể không trở về hay ông ấy có thể không có khả năng trở về. Đó sẽ là tổn thất lớn lao cho Trung Quốc. Nhưng khổ của cũng là khổ của Ashvalayana: ông ấy biết mọi thứ, vậy mà ông ấy chẳng biết gì. Bởi vì ông ấy đã không được đặc ân được sống trong sự hiện diện của Phật, không kinh nghiệm nào về tính thượng đế đã đi vào ông ấy, không tia sáng nào đã đi vào ông ấy từ bất kì đâu. Cho nên, ngoại trừ sự khuấy động của lời Phật trong tâm trí ông ấy, chẳng cái gì khác đã xảy ra cho ông ấy.
Cho nên Huyền Trang bí mật trốn đi. Hoàng đế chống lại điều đó: ông ấy trở nên rất giận dữ và báo động cho toàn thể quân đội để ngăn cản Huyền Trang không cho ra khỏi Trung Quốc. Ông ấy bị nguy hiểm tính mạng và không ai sẵn sàng giúp ông ấy. Ông ấy gặp khó khăn lớn khi trốn tránh lính của quân đội Trung Quốc. Hai hay ba lần ông ấy suýt chết: ông ấy bị bắt nhưng thế rồi ai đó đã gia ân... khi thấy tình yêu của ông ấy với Phật, khi nghe lời cầu nguyện của ông ấy muốn tới mảnh đấy nơi Phật đã từng bước đi và những con đường mà trên đó Phật đã đi qua... có lẽ hương thơm nào đó của sự hiện diện của Phật có thể vẫn còn lơ lửng trên những con đường đó... “để tôi ngồi, để tôi lăn trong cát bụi nơi Phật đã bước qua - có lẽ cát bụi này có thể có tin tức về Phật. Trong kinh sách, không có tin tức về ông ấy. Để tôi nằm ra và ngủ dưới những cây nơi ông ấy đã ngồi - có lẽ những cây đó đã giữ lại cái gì đó của sự hiện diện của ông ấy. Để tôi cúi mình dưới chân Phật ở những chỗ ông ấy đã bước qua, chỗ ông ấy ngồi, chỗ ông ấy đi.” Thấy tình cảm của ông ấy, các binh lính đều gia ân cho ông ấy và để ông ấy đi.
Theo cách này ông ấy đã bằng cách nào đó trốn tránh được nanh vuốt của những kẻ đối lập mình và rời khỏi Trung Quốc, nhưng thế rồi ông ấy đi vào một nước nhỏ có tên là Tursayan. Nhà vua bị ấn tượng bởi con người này tới mức ông ta chạm chân ông ấy trong sự kính trọng và trở thành đệ tử của ông ấy. Ông ta nói, “Bây giờ tôi sẽ không cho phép thầy đi từ đây nữa.”
Huyền Trang tương truyền đã phải cầu nguyện, “Bằng cách nào đó tôi đã thoát được khỏi kẻ thù của mình, nhưng bây giờ làm sao tôi sẽ được tự do khỏi bạn bè?” Đệ tử của ông ấy, nhà vua, nói, “Bằng bất kì cái gì, tôi sẽ không để thầy đi khỏi cung điện này! Không có thầy, tôi sẽ không sống nổi!” Khi Huyền Trang liên tục khăng khăng đòi đi, nhà vua đặt lính gác khắp xung quanh cung điện. Ông ta sẽ ngồi dưới chân của Huyền Trang và khi Huyền Trang định bước lên chỗ ngai vàng, nhà vua sẽ nằm ra trên sàn và trở thành bậc thang cho ông ấy. Huyền Trang có thể bước lên ngai vàng để chuyển trao bài nói chỉ sau khi đã bước qua nhà vua, khiêm nhường của nhà vua tới mức độ đó. Nhưng gắn bó của ông ta cũng lớn tới mức chung cuộc, khi Huyền Trang không đồng ý ở lại, ông ta nói, “Đệ tử khiêm tốn này của thầy nói rằng dù bất kì điều gì xảy ra, thầy không được phép rời khỏi đây.”
Trong bốn ngày, Huyền Trang ngồi nhắm mắt, không ăn không uống, cầu nguyện Phật, “Bây giờ tất cả mọi thứ đều bên ngoài tôi. Bây giờ tôi sẽ tới ngôi đền đó chỉ nếu thầy đem tôi đi.”
Tâm của vua Tursayan cảm động, và Huyền Trang được phép đi tới Ấn Độ. Ông ấy đi tới ngôi đền ấy... lúc đó ngôi đền ấy không còn nữa rồi. Truyền thuyết về ngôi đền đó là ở chỗ bất kì ai tới đó sẽ không bao giờ quay về nữa, cho nên không ai sẽ đi tới đó. Đó là một thung lũng xa xăm, ẩn kín - nhưng ngôi đền hấp dẫn làm sao! Nó chỉ là một bức tường, bức tường trống! Không ai đã từng ở đó trong nhiều năm. Huyền Trang nói, “Ta không thể nhận được món quà nào lớn hơn việc biến mất trước bức tường đó,” thế là ông ấy đi tới đó. Ông ấy đã xoay xở vượt qua khó khăn muôn trùng để tìm ra nó, bởi vì không có đường đi tới nó. Đường và lối đã biến mất bởi vì không ai đã tới đó nhiều năm rồi... nhưng ông ấy đã tới đó.
Ông ấy ở đó một tuần. Ông ấy khóc, ông ấy kêu, ông ấy đấm ngực, ông ấy la và ông ấy gào để Phật xuất hiện trước ông ấy. Thế rồi ông ấy mất tiếng và nước mắt cũng cạn khô; ông ấy thậm chí không thể khóc được thêm nữa. Ông ấy liên tục ngồi ở đó, khóc thầm bên trong. Toàn thể bản thể bên trong của ông ấy đang khóc. Ông ấy không còn nước mắt, không còn tiếng nói - chỉ còn một ham muốn: rằng Phật phải xuất hiện cho ông ấy.
Vào ngày thứ tư ông ấy cảm thấy dường như một hình dạng nào đó, giống như một mảnh mây tí xíu, trôi qua trên tường: điều đó đem lại cho ông ấy hi vọng mênh mông. Sau đó ông ấy không thể nào ngủ được cả đêm cả ngày, bởi vì ai biết khi nào Phật có thể đột nhiên xuất hiện? Ông ấy có thể bỏ lỡ.
Vào ngày thứ bẩy, hình dạng của Phật xuất hiện trên bức tường này. Huyền Trang hoàn toàn được thoả mãn. Ông ấy đã được biến đổi, ông ấy trở thành người khác.
Nhiều thế kỉ đã trôi qua từ thời Phật sống trong thân thể, và bây giờ hình ảnh của ông ấy đang xuất hiện trên bức tường này... mặc dầu hình ảnh này không phát xuất từ Phật, nó bắt nguồn từ tâm trí riêng của Huyền Trang. Nhưng với nhiều khao khát thế, nhiều buông xuôi thế, lỗ hổng thời gian biến mất và Huyền Trang đã trải nghiệm rằng ông ấy ở gần Phật. Nhiều thế kỉ biến mất, khoảng cách hàng nghìn dặm tan biến, và không khoảng cách nào còn lại thêm nữa. Việc nhận ra sự gần gũi này: rằng ông ấy ở gần Phật, rằng ông ấy ở gần hình dạng vật lí của Phật, đã làm biến đổi ông ấy. Điều ông ấy đã không biết qua kinh sách ông ấy đã trải nghiệm qua sự gần gũi này - và nó chỉ là bức tường trống!
Điều tôi đang nói là ở chỗ cho dù bạn ở gần Phật, nếu tâm bạn không cởi mở thế thì bạn ở gần bức tường trống, trắng thôi. Và nếu tâm bạn cởi mở, thế thì ngay cả việc ở ở gần bức tường trống, trắng bạn vẫn có thể ở gần Phật. Hiện tượng sâu sắc của việc biết xảy ra không chỉ qua lời, mà qua tính cởi mở.
“Chúa thượng, xin dạy con bí mật vĩnh hằng và con đường cao quí của brahmavidya, con đường mà các hiền nhân bao giờ cũng bước đi, và qua nó trí huệ đã làm tan biến các hành động xấu quá khứ của họ và đã kinh nghiệm chân lí tối thượng.”
Đại Chúa thượng Brahma nói: “Để kinh nghiệm thực tại tối thượng, người ta trước hết phải nương náu ở tin cậy, thành tâm, thiền và yoga.”
Cố hiểu bốn từ này. Shraddha, tin cậy, là điều đầu tiên được nhắc tới. Nghĩa của tin cậy là gì? Từ này quen thuộc với chúng ta, nhưng bản chất của tin cậy lại tuyệt đối không được biết tới. Tin cậy là hiện tượng rất phức tạp, rất phức tạp. Nó phức tạp bởi vì chúng ta thậm chí không có khái niệm nhỏ nhất về nghĩa của tin cậy là gì. Chúng ta hiểu nó từ hai hay ba góc độ khác nhau.
Thứ nhất: tin vào điều chúng ta có thể tin thì không phải là tin cậy. Chấp nhận điều trí tuệ chúng ta có thể chấp nhận không phải là tin cậy. Tin điều có thể được hỗ trợ bởi lí trí của chúng ta không phải là tin cậy. Tin cậy mà đồng ý với điều trí tuệ chúng ta là gì thì sẽ không sẵn lòng chấp nhận, tin cậy đồng nghĩa với lí trí của chúng thì sẽ không sẵn lòng chấp nhận. Đó là khả năng duy nhất dường như là điều không thể được... việc chấp nhận cái không thể được là tin cậy. Đây là lí do tại sao tin cậy lại là táo bạo tối thượng.
Ai đó hỏi Soren Kierkegaard, “Sao ông tin cậy vào Thượng đế?”
Kierkegaard nói, “Nếu tôi biết lí do, đã không cần tin cậy rồi. Có thể Thượng đế thấy ra điều là một ngày nào đó tôi không tìm thấy lí do, bởi vì vào ngày tôi có lí do, tin cậy sẽ biến mất. Tôi không có lí do.” Kierkegaard cũng nói rằng không ai biết được lí do, nhưng chừng nào con người còn sống bên trong các giới hạn của lí do, người đó sống bên trong trí tuệ. Khi người đó nối với cái ở bên ngoài lí do, tin cậy bắt đầu.
Dường như không có lí do chút nào để chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế. Nếu bạn chỉ tìm kiếm lí do, khoa học sẽ cho bạn lí do về mọi thứ. Nếu bạn chỉ tìm kiếm sự hợp lí, tôn giáo không cần cho việc đó; triết học là đủ, nó cho bạn tất cả mọi sự hợp lí. Nhưng cho dù bạn có đi tới biết tất cả các lí do, thế thì sự tồn tại của những lí do này sẽ dường như ở bên ngoài lí do.
Tôi hiện hữu - đây là tính toàn bộ mà không có lí do. Cho dù tôi thấy rằng tôi hiện hữu bởi vì các kiếp sống quá khứ của mình, thế thì dường như không có lí do cho các kiếp sống quá khứ. Dù tôi có thể lùi xa bao nhiêu cũng chẳng thành vấn đề - tôi có thể liên tục làm cho từng kiếp sống trước của mình thành lí do cho kiếp sống này - dầu vậy toàn thể dây chuyền của tất cả các kiếp sống trước của tôi sẽ không có lí do.
Sao cây này tồn tại? Bạn có thể phát hiện ra rằng nó hiện hữu bởi vì hạt mầm đã được trồng - nhưng thế thì tại sao hạt mầm có đó? Chúng ta chỉ đẩy lí do lùi lại thêm: hạt mầm đã ở trên cây nào đó và thế rồi cây đã ở trong hạt mầm nào đó... và dây chuyền này là vô tận. Nhưng tại sao dây chuyền các biến cố này có đó ngay chỗ đầu tiên? Điều rất đáng quan tâm là lí do chỉ đem bạn vào dây chuyền nhiều lí do hơn. Cũng như tôi đã nói rằng khoa học chỉ đẩy dốt nát ra xa thêm một bước, việc tìm kiếm các lí do cũng chỉ đẩy dốt nát đi xa thêm một bước: lí do có thể được tìm thấy ở một bước xa hơn - nhưng câu hỏi này vẫn còn như nó vậy.
Toàn thể luồng cuộc sống là tuyệt đối không có lí do vậy mà nó vẫn hiện hữu. Cái mà không có lí do cũng tồn tại. Mối quan hệ tình yêu với nó được gọi là tin cậy.
Chính chìa khoá thứ nhất là về tin cậy. Tính tôn giáo thậm chí không thể bắt đầu mà không có tin cậy. Không có tin cậy, những điều khác là có thể, nhưng không có tính tôn giáo. Do đó tính tôn giáo là hiện tượng bí ẩn nhất trên thế giới. Trong con mắt của thế giới, mang tính tôn giáo là tương đương với điên khùng. Nếu người ta không thực sự điên khùng, người ta không thể trở nên mang tính tôn giáo được. Tin cậy là điên khùng hoàn toàn. Nghĩa của tin cậy là ở chỗ bạn lấy bước nhảy lượng tử. Khi tất cả các logic và lí do đã bị vét cạn, ở đó bạn lấy cú nhảy; chỗ con đường chấm dứt, ở đó bạn lấy bước nhảy.
Hiểu điều này là tốt: logic là tuyến tính, tin cậy là bước nhảy. Logic là tuyến tính, nó bao giờ cũng được nối với cái đã xảy ra trước đó, nó bao giờ cũng được nối với quá khứ. Logic nói tại sao là cái gì đó; nó tìm lí do, lí do bao giờ cũng sẵn có. Tin cậy nói: nó hiện hữu, nó chỉ hiện hữu, và không có lí do tại sao. Cho nên nếu một người quá logic người đó sẽ không có khả năng đi vào cho dù là yêu thông thường, bởi vì không có lí do cho yêu. Tất cả các lí do mọi người tìm ra cho yêu của họ đều là bịa đặt ra về sau. Yêu xảy ra trước hết, thế rồi bạn tìm lí do cho nó về sau. Bạn thấy một người, gợn sóng nào đó nảy sinh bên trong bạn, và yêu xảy ra.
Nhưng con người mang tính hợp lí - con người thậm chí không thể yêu mà không có lí do về nó. Con người tìm lí do: nhân cách, khuôn mặt đẹp hay hành vi đẹp, và vân vân. Con người cố tìm lí do nào đó, nhưng điều này tất cả đều là về sau, nó tới muộn về sau. Trước hết yêu xảy ra; lí do theo sau. Thế rồi bạn nghĩ lí do tới trước và yêu đã theo sau. Nhưng hiện tượng yêu xảy ra theo cách dường như chiếc xe bò tới trước và con bò kéo tới sau. Thế rồi bạn gắn mọi thứ vào theo trật tự nào đó: bạn đặt con bò vào trước và chiếc xe đằng sau nó; thế thì nó tất cả đều suôn sẻ và có trật tự. Nhưng tất cả những điều có ý nghĩa trong thế giới này xảy ra mà chẳng có lí do.
Tin cậy sẽ là điều rất khó cho những người chưa bao giờ rơi vào yêu. Trong cuộc sống nơi ngay cả một hiện tượng thông thường như yêu đã không xảy ra, thì hiện tượng phi thường như tin cậy sẽ không xảy ra đâu. Yêu nghĩa là điều không thể được đã xảy ra giữa hai người. Yêu nghĩa là bước nhảy của điều không thể được đã xảy ra giữa hai người - và tin cậy là việc xảy ra của điều không thể được giữa cá nhân và cái toàn thể. Khi yêu xảy ra giữa bạn và cái toàn thể, nó là tin cậy; khi cùng hiện tượng này xảy ra giữa người này và người khác, nó là yêu.
Yêu có giới hạn, nhưng tin cậy không có giới hạn. Do đó yêu bị cạn kiệt, nhưng tin cậy không bao giờ cạn kiệt. Yêu xảy ra, nở hoa và tàn phai, nhưng tin cậy không bao giờ tàn phai. Yêu chỉ là tạm thời - khoảnh khắc đó được kéo căng ra bao lâu cũng chẳng thành vấn đề - nhưng tin cậy là vĩnh hằng. Cho nên người đi tìm cái vĩnh hằng trong yêu là đang nhìn vào chỗ sai. Người đó nên tìm cái vĩnh hằng chỉ trong tin cậy.
Tin cậy... Chìa khoá thứ hai là bhakti, sùng kính. Tin cậy là việc xảy ra bên trong, sùng kính là cách diễn đạt của nó. Tin cậy xảy ra bên trong, tin cậy là kinh nghiệm bên trong. Nếu tin cậy đã xảy ra cho một người, người đó được tràn đầy với cảm giác đó về điều không thể được, cái không biết và sự tồn tại bí ẩn mà chúng ta gọi là yêu; nếu người đó bắt đầu thấy người yêu trong tảng đá và cây cối và các vì sao, người đó bắt đầu thấy người bạn tối thượng hay người yêu tối thượng đang ẩn kín ở mọi nơi, thế thì đó là tin cậy - và sùng kính là cách diễn đạt của nó.
Bây giờ dù người đó đi bất kì đâu, ngồi hay đứng, dù người đó làm bất kì cái gì, tin cậy của người đó sẽ biểu lộ trong mọi thứ... trong mọi thứ! Biểu lộ này là sùng kính. Ngay cả khi một người như vậy đi tới cây cối, người đó sẽ ngồi dưới cây chỉ sau khi chào mừng nó một cách kính cẩn. Nếu cây cho người đó bóng mát người đó sẽ để lại sau đó việc biết ơn nó.
Gần đây, một hiện tượng rất lạ đã xảy ra trong khoa học phương Tây. Một nhà khoa học người Nga và một nhà khoa học Mĩ cả hai cùng phát minh một thứ rất kì lạ bằng những con đường khác nhau. Tôi muốn nhắc tới nó cho bạn. Cả hai nhà khoa học, chẳng hề quen biết nhau, đã riêng biệt làm những thực nghiệm để tìm ra liệu có thể đo được cảm giác bên trong của người không. Một số thực nghiệm đã thành công. Nếu một người bỗng nhiên đầy sợ hãi, nhịp tim người đó, nhịp thở của người đó và mạch của người đó sẽ thay đổi, các tuyến mồ hôi của người đó sẽ bắt đầu vận hành khác biệt, chất bài tiết thân thể của người đó sẽ thay đổi; nhiều thay đổi hoá chất sẽ xảy ra trong người đó. Và các nhà khoa học bây giờ biết rằng cũng có thay đổi tức thời trong luồng điện thân thể, điều chúng ta gọi là prana. Tất cả những điều này có thể được đo, và bây giờ có những dụng cụ qua đó tất cả những điều đó có thể được đo.
Giả sử bạn đang ngồi với dụng cụ này được nối với thân thể bạn qua dây, và bỗng nhiên ai đó chĩa súng vào ngực bạn: dụng cụ này sẽ chỉ ra khối lượng sợ hãi mà bạn đang trải qua. Thế rồi giả sử kẻ cướp có súng đó bắt đầu cười và nói anh ta chỉ đùa thôi: dụng cụ này sẽ lập tức chỉ ra rằng nỗi sợ của bạn đang biến mất, rằng bạn thảnh thơi, rằng tất cả luồng năng lượng và các quá trình hoá học đang trở lại hình mẫu bình thường của chúng. Hay, nếu người yêu của bạn mới vào phòng, điều đó nữa cũng sẽ chỉ ra trên dụng cụ này.
Thế rồi các nhà khoa học này nghĩ rằng điều đó là hiểu được với con người, nhưng liệu có thể đo được cho con vật không? Vậy thì chúng ta có khả năng hiểu con vật nữa. Chừng nào chưa có điều này chúng ta còn không thể biết được con vật, chúng ta chẳng có ý tưởng nào về cái gì xảy ra bên trong chúng. Nhưng vì kinh nghiệm bên trong có thể đo được trong con người, nên người ta cũng thử cho con vật nữa. Người ta khám phá ra rằng có thể đo được con vật thậm chí còn chính xác hơn, bởi vì những thay đổi xảy ra trong chúng thậm chí mang tính chất tuyên bố nhiều hơn. Cho nên các nhà khoa học này nghĩ, “Liệu có thể đo được cây không? Những thay đổi cũng sẽ xảy ra trong cây chứ?” Họ đã không nghĩ như vậy, nhưng họ đã làm thực nghiệm để xem liệu nó có thể được không, và họ đã ngạc nhiên.
Họ gắn dây đo vào cây, vào bụi hồng, điều sẽ báo cho dụng cụ cái gì đang xảy ra cho cây. Thế rồi nhà khoa học này đem một cái cưa điện tới gần cây này, và trong khi ông ta đang nghĩ về việc cưa cây, bỗng nhiên mắt ông ta bắt gặp cỗ máy: kim của nó chuyển động nhanh sang vùng sợ. Ông ta phân vân. Ông ta đã từng cho rằng cái gì đó có thể xảy ra khi ông ta thực sự cưa cây, nhưng ông ta mới chỉ mang cưa tới gần cây thôi. Ông ta chỉ mới nghĩ, một ý tưởng trong tâm trí ông ta, cưa cây. Cây có bắt được ý nghĩ và cảm giác của chúng ta không? Và điều đáng ngạc nhiên là độ mãnh liệt của tín hiệu do cây phát ra thậm chí còn rõ ràng hơn với con vật. Điều này làm cho nhà khoa học đó hứng khởi thực hiện hàng trăm thực nghiệm, bởi vì ông ta không thể nào tin được vào mắt mình - rằng chỉ mới từ ý nghĩ của ông ta, còn chưa thành hành động thực tế, cây đã bị ảnh hưởng và đã có thay đổi trong chính bản thể của cây.
Thế rồi ông ấy đã làm một thực nghiệm duy nhất khác. Có hai cây, một cây ông ấy không định cưa còn cây kia được để gần để cưa, nhưng dụng cụ được gắn vào cây thứ nhất. Khi ông ấy đi tới cây thứ hai với ý định chặt nó, cây thứ nhất cho tín hiệu sợ hãi! Khi ông ấy bắt đầu chặt cây thứ hai, cây thứ nhất cho chỉ dẫn sợ hãi và đau đớn và cũng có thay đổi hoá học trong cây này.
Đây là những điều có thể được đo bằng dụng cụ khoa học, nhưng chúng cũng đã được biết tới qua kinh nghiệm về tin cậy. Những người đầy sùng kính tin cậy cũng kinh nghiệm cùng cuộc sống vũ trụ trong từng chiếc lá, trong từng hòn đá - và sùng kính là diễn đạt về kinh nghiệm đó. Người đó cư xử dường như toàn thế giới là người yêu của mình, dường như có tình bạn bên trong với toàn thể sự tồn tại này.
Cho nên một người tôn thờ cây có vẻ điên khùng đối với bạn. Điều đó có vẻ thế đối với bạn bởi vì bạn không nhận biết về khoa học bên trong. Có thể là bản thân con người không nhận biết về điều đó, rằng người đó cũng có thể chỉ làm điều đó theo truyền thống - nhưng thế thì nó cực kì vô nghĩa. Bạn có quyền gọi một người là tuyệt đối điên khùng khi người đó ra chào dòng sông với đôi tay khoanh lại, nhưng bạn đúng chỉ nếu người đó đang làm điều đó theo thói quen. Nếu điều đó nảy sinh từ tâm người đó, thế thì bạn hoàn toàn sai. Loại quan hệ này có thể nảy sinh ngay cả với sông, loại quan hệ này có thể nảy sinh ngay cả với cây cối, hay với tượng đá; nó có thể nảy sinh với bất kì cái gì. Một khi sùng kính tin cậy được sinh ra, thế thì sùng kính sẽ theo nó như cái bóng.
Hiền nhân của Upanishad này đã đặt thiền sau sùng kính. Nếu có sùng kính trong tâm bạn, thế thì bạn không thể tưởng tượng được nó sẽ đưa tâm trí bạn vào thiền dễ dàng thế nào. Nếu có tin cậy, thế thì sùng kính theo nó như cái bóng. Nếu có tin cậy và sùng kính theo nó như cái bóng, thế thì thiền sẽ theo như hương thơm. Thiền trở thành khó bởi vì bạn không biết tin cậy cũng chẳng sùng kính và bạn phải cố thiền trực tiếp. Nhưng cố thiền trực tiếp sẽ tạo ra khó khăn, bởi vì thế thì bạn phải đặt nỗ lực rất lớn vào thiền và dầu vậy kết quả sẽ không được là bao bởi vì hai chất liệu căn bản không có đó.
Người tràn đầy tình yêu với toàn thể sự tồn tại, người ngồi và đứng và người thậm chí nháy mắt bằng sự sùng kính, người có từng và mọi cử chỉ đầy những sùng kính hướng tới thế giới, sẽ không có vấn đề gì khi đi vào thiền. Người đó đơn giản nhớ tới thiền và người đó sẽ ở trong thiền bởi vì không có xung đột, không có căng thẳng trong người đó. Căng thẳng đi vào khi bạn nghĩ rằng thế giới này là kẻ thù. Căng thẳng tới khi bạn cảm thấy sự tồn tại là đối lập với bạn, nơi đấu tranh liên tục tiếp diễn mãi, chiến tranh. Không căng thẳng, người sùng kính đi vào trong thiền, giống như thế đó.
Đây là lí do tại sao người sùng kính đã đi xa thế khi nói, “Thiền gì, công phu tâm linh gì?” Có lí do cho điều này. Người sùng kính nói, “Thiền gì, công phu gì?” bởi vì sùng kính là đủ. Và họ đang nói đúng. Họ đúng đấy: không phải bởi vì thiền là vô nghĩa, mà bởi vì thiền xảy ra cho họ một cách tự phát. Một Meera nhảy múa và cô ấy đi vào thiền; cô ấy chưa bao giờ học kĩ thuật thiền nào cả. Một Chaitanya chơi kirtan, ca hát và nhảy múa sùng kính, và anh ta trượt vào thiền. Anh ta không có khái niệm thiền: “Cái gì? Thiền sao?”
Một sự vụ rất thú vị xảy ra trong cuộc sống của Chaitanya. Chaitanya nghe nói rằng một người yogi lớn đang cắm trại ở gần làng này, và mọi người tới ông ấy để học thiền. Chaitanya nghĩ, “Mình cũng nên tới người yogi này để học thiền.” Nhưng ông ta thực sự ngạc nhiên, bởi vì khi ông ta tới đó, người yogi sụp xuống chân Chaitanya! Chaitanya nói, “Ông làm gì thế? Tôi đã tới để học thiền của ông! Tôi đã nghe nói rằng nhiều người tới để học thiền từ ông, cho nên tôi nghĩ rằng tôi cũng nên tới học.”
Người yogi trả lời, “Nếu ông muốn học thiền, thế thì ông phải tới trước khi sùng kính xảy ra cho ông. Ông đã trong thiền rồi, nhưng ông thậm chí còn không nhận biết về điều đó!”
Người sùng kính không biết rằng mình đang trong thiền bởi vì với người đó thiền là sản phẩm phụ; nó theo người đó. Nó có đó như kết quả tự phát từ tin cậy và sùng kính của người đó.
Và chính điều cuối cùng là yoga. Khi người ta đã làm chủ thiền, yoga sẽ tới theo cách riêng của nó. Nhưng mọi người làm chính điều ngược lại: mọi người bắt đầu bằng yoga và thế rồi họ thực hành thiền. Thế thì họ nghĩ họ có thể đem sùng kính tới bằng cách nào đó, thao túng việc này bằng cách này cách nọ, và họ trông đợi bằng cách nào đó tìm ra tin cậy ở chỗ cuối cùng. Nhưng khi tâm trí con người trượt vào trong thiền, thế thì thân thể người đó sẽ đi vào yoga. Yoga là việc xảy ra trong thân thể còn thiền là việc xảy ra trong tâm trí.
Hiểu điều đó theo cách này: tin cậy mang tính vũ trụ, nó là ý thức về cái toàn thể; sùng kính là cái gì đó của linh hồn, ý thức về cá nhân. Thiền đặt quan hệ với tâm trí, yoga đặt quan hệ với thân thể. Điều chúng ta làm là chúng ta bắt đầu với thân thể, thế rồi chúng ta đi vào trong tâm trí, thế rồi đi tới linh hồn và thế rồi tới cái toàn thể. Nhưng hiền nhân này nói: Trước hết tin cậy hướng tới cái toàn thể, thế rồi sùng kính trong linh hồn, thế rồi thiền trong tâm trí và thế rồi yoga trong thân thể. Nếu người ta tiếp tục theo thứ tự này thế thì từng bước tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn và tự nhiên hơn. Nếu người ta đi theo trình tự ngược của điều này, từng bước tiếp sẽ liên tục trở nên khó khăn hơn. Với người bắt đầu bằng yoga, thiền sẽ khó khăn hơn cho người đó. Đây là lí do tại sao những người bắt đầu với yoga thường dừng lại tại yoga. Họ dừng lại tại điệu bộ thân thể và tất cả nghỉ ngơi, và họ chưa bao giờ chạm tới thiền. Nếu bạn bắt đầu với thiền, sùng kính sẽ là khó. Do đó thiền nhân thường dừng lại ở thiền và họ không bao giờ đạt tới sùng kính. Và người bắt đầu bằng sùng kính sẽ thường dừng lại ở sùng kính: người đó sẽ không có khả năng đạt tới tin cậy tối thượng. Cuộc hành trình này bắt đầu từ trung tâm bên trong, và trung tâm đó được gọi là tin cậy. Vòng tròn thứ hai là sùng kính, vòng tròn thứ ba là thiền và thứ tư là yoga.
Nếu tâm trí đã đi vào thiền, thân thể sẽ đi vào yoga theo cách riêng của nó. Nhiều người tới tôi và báo cáo, “Khi chúng tôi thiền, tất cả mọi điệu bộ thân thể đều bắt đầu xảy ra theo cách riêng của chúng, và chúng tôi chẳng có ý tưởng nào về điều đang xảy ra.” Vâng, chúng sẽ xảy ra. Khi tâm trí thay đổi qua trạng thái thiền bên trong, thân thể sẽ phải thay đổi trạng thái của nó ngay lập tức và điều chỉnh bản thân nó tương ứng theo tâm trí.
Bốn chìa khoá này là rất quí giá, trình tự của chúng là quí giá nhất.
Bắt đầu bằng tin cậy đi...
Đủ cho sáng nay.
Bây giờ, chúng ta sẵn sàng cho việc thiền. Đứng dãn rộng ra, tạo ra không gian quanh bản thân bạn. Không ai dời khỏi chỗ của mình. Đừng chạm vào người khác bằng việc chạy lăng xăng đây đó; nhảy tại chỗ của bạn thôi. Dãn rộng ra. Các bạn, những người có thể tới đây như khán giả, đi ra vào ngồi lên các tảng đá, đừng đứng đây ở ngay giữa. Phải không có khán giả ở giữa, chỉ những người định thiền mới ở đây. Bất kì bạn nào muốn thiền khi ngồi thì ngồi xuống ở ngoại vi và làm điều đó. Khăn bịt mắt đã tới, cho nên các bạn cần khăn lấy một cái. Bất kì ai cảm thấy thích cởi quần áo ra thì có thể làm vậy.
Được rồi, bây giờ đeo khăn bịt mắt lên!
Xem tiếp Chương 3Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post