Read more
Khổng Tử nhìn lên thác nước lớn ở Luliang.
Nó đổ xuống từ chiều cao sáu mươi mét, và tung bọt xa tới mười lăm dặm. Không
sinh vật có vây nào có thể sống sót được ở đó.
Vậy mà Khổng Tử thấy một ông già đi vào
thác. Tưởng ông già bị bệnh nào đó và do đó quyết định quyên sinh, Khổng Tử bảo
một đệ tử chạy theo trên bờ để cố cứu ông ấy.
Ông già hiện ra ở quãng một trăm bước chân,
và với tóc xoã, ông ấy hát mừng dọc theo bờ.
Khổng Tử đuổi theo ông ấy, và khi bắt kịp
ông ấy, Khổng Tử nói: "Tôi cứ tưởng, thưa lão trượng, ông là tiên, nhưng
bây giờ tôi thấy ông là người. Xin ông vui lòng cho tôi biết, có cách nào để
thuận theo nước không?
"Không," người này đáp, "ta
không có cách nào; lao vào chỗ xoáy nước, ta đi ra cùng xoáy cuộn. Ta điều chỉnh
bản thân ta với nước, không điều chỉnh nước theo ta. Và do vậy ta có khả năng
thuận theo nó theo kiểu cách này.
Bạn có cả nghìn lẻ một vấn đề,
và bạn cố giải quyết chúng. Nhưng thậm chí không một vấn đề nào được giải quyết.
Nó không thể được giải quyết, bởi vì ngay chỗ đầu tiên không có cả nghìn lẻ một
vấn đề đâu, chỉ có một vấn đề thôi; và nếu bạn thấy nghìn lẻ một vấn đề, bạn sẽ
không có khả năng thấy một vấn đề mà thực sự hiện hữu. Bạn cứ nhìn thấy những
điều không có, và, bởi vì điều đó, bạn bỏ lỡ việc thấy cái đang đó.
Cho nên điều đầu tiên cần được
hiểu là điều cơ sở, vấn đề duy nhất. Nó là tồn tại mãi mãi, nó không thuộc vào
bạn nói riêng, hay vào tôi hay vào ai đó khác. Nó thuộc vào con người như vậy.
Nó được sinh ra cùng bạn và, không may, như nó là tình huống với hàng triệu người,
vấn đề này sẽ chết đi cùng bạn. Nếu vấn đề có thể chết đi trước khi bạn chết bạn
đã trở nên chứng ngộ. Và toàn thể nỗ lực của tôn giáo là để giúp bạn làm tan biến
vấn đề trước khi nó đã giết chết bạn hoàn toàn.
Có khả năng về người không có vấn
đề gì, và đó là người tôn giáo. Người đó không có vấn đề, bởi vì người đó đã giải
quyết vấn đề cơ bản. Người đó đã chặt tận rễ.
Đó là lí do tại sao Tilopa nói:
Chặt rễ của tâm trí. Đừng cứ chặt lá và cành. Có cả triệu, và, bằng việc chặt
chúng, bạn sẽ không có khả năng chặt rễ, và cây sẽ cứ mọc lên. Nó thậm chí sẽ
trở thành dầy đặc hơn và rậm rạp hơn và lớn hơn nếu bạn cứ tỉa lá. Đơn giản
quên về lá đi. Chúng không phải là vấn đề. Vấn đề là ở đâu đó tại rễ. Chặt rễ,
và cây dần dần biến mất, tàn héo đi.
Cho nên vấn đề gốc rễ của tâm
trí là ở đâu? Nó không phải là của bạn, không phải của bất kì ai khác; nó thuộc
vào con người như vậy. Nó tới trong sự tồn tại vào khoảnh khắc bạn được sinh
ra, nhưng nó có thể tan biến trước khi bạn chết. Đứa trẻ được sinh ra...
Theo tôi từng bước một, nếu bạn
có thể hiểu vấn đề cho đúng, nó được giải quyết ngay lập tức, bởi vì vấn đề
mang theo giải pháp riêng của nó bên trong nó. Vấn đề giống như hạt mầm và giải
pháp giống như đoá hoa được ẩn kín trong hạt mầm. Nếu bạn có thể hiểu hạt mầm một
cách đúng đắn, toàn bộ, giải pháp đã có đó rồi. Giải quyết vấn đề thực ra không
giải quyết nó, mà hiểu nó. Giải pháp là không ở bên ngoài nó, điều đó là bản chất.
Nó được giấu kín trong nó. Cho nên đừng tìm giải pháp, chỉ nhìn sâu hơn vào
trong vấn đề. Tìm rễ. Thực ra, không cần ngay cả việc chặt. Một khi bạn đã hiểu
nó, chính việc bắt đầu trở thành việc chặt rễ. Cho nên, đi theo tôi từng bước để
xem vấn đề được sinh ra thế nào. Và đừng quan tâm tới giải pháp - đó là cách
triết lí nảy sinh trong thế giới. Có vấn đề, tâm trí bắt đầu tìm giải pháp nào
đó. Triết lí nảy sinh. Có vấn đề, tâm trí cố gắng hiểu nó, tôn giáo được sinh
ra.
... Đứa trẻ được sinh ra và đứa
trẻ tuyệt đối không tự lo liệu được, đặc biệt là đứa trẻ con người. Nó không thể
sống sót mà không có giúp đỡ của người khác. Cho nên đây là điều đầu tiên:
không vấn đề nào tồn tại cho con vật và cây cối và chim chóc. Chúng sống cuộc sống
không có vấn đề. Chúng đơn giản sống không có vấn đề nào, không lo âu, ung nhọt,
ung thư: chúng đơn giản sống và tận hưởng và mở hội khoảnh khắc khi chúng hiện
hữu. Chúng không có vấn đề trong cuộc sống của chúng và chúng không có vấn đề
trong cái chết của chúng - chúng sống sự tồn tại không có vấn đề. Chỉ đứa trẻ
con người được sinh ra là không tự lo liệu được. Mọi đứa con khác, con vật, cây
cối, chim chóc, có thể sống sót mà không có bố mẹ, có thể sống sót mà không có
xã hội, có thể sống sót mà không có gia đình. Ngay cả nếu thỉnh thoảng sự giúp
đỡ được cần tới, nó là rất ít, vài ngày, nhiều nhất là vài tháng. Nhưng con của
con người không tự lo liệu được thế; trong nhiều năm nó phải phụ thuộc, và điều
đó là gốc rễ phải được thăm dò.
Tại sao không tự lo liệu được lại
tạo ra vấn đề con người? Đứa trẻ là không tự lo liệu được, nó phụ thuộc vào người
khác; nhưng tâm trí dốt nát của đứa trẻ diễn giải sự phụ thuộc này vào người
khác dường như nó là trung tâm của toàn thế giới.
Đứa trẻ nghĩ: Bất kì khi nào
mình khóc, mẹ chạy tới ngay lập tức; bất kì khi nào mình đói, chỉ một chỉ dẫn,
và bầu vú được cho. Bất kì khi nào mình đái ướt, chỉ hơi kêu, khóc, và ai đó tới
và thay tã cho mình. Đứa trẻ sống như hoàng đế. Thực ra nó tuyệt đối không thể
tự lực được và phụ thuộc, và người mẹ và người bố và gia đình tất cả đều giúp
cho nó sống sót. Họ không phụ thuộc vào đứa trẻ, đứa trẻ phụ thuộc vào họ.
Nhưng tâm trí dốt nát của đứa trẻ diễn giải điều đó dường như nó là trung tâm của
toàn thế giới, dường như toàn thế giới tồn tại vì nó. Và toàn thế giới, tất
nhiên, rất nhỏ lúc ban đầu: mẹ, bên kế người bồ - đây là toàn thể thế giới. Và
họ cả hai đều yêu đứa trẻ.
Đứa trẻ ngày càng trở nên bản
ngã hơn. Nó cảm thấy bản thân nó là chính trung tâm của mọi sự tồn tại. Bản ngã
được tạo ra. Qua việc phụ thuộc, không tự lo liệu được, bản ngã được tạo ra.
Thực ra tình huống này chính là
điều đối lập về bản chất, không có lí do để tạo ra bản ngã. Nhưng đứa trẻ là
tuyệt đối dốt nát, và nó không có khả năng hiểu sự phức tạp của sự việc: nó
không thể cảm thấy nó không tự lo liệu được. Nó cảm thấy nó là kẻ độc tài. Và
thế thì với cả đời nó, nó sẽ cố vẫn còn là kẻ độc tài. Nó sẽ trở thành một
Napoleon, một Alexander, một Adolf Hitler - các tổng thống của bạn, các thủ tướng,
những nhà độc tài, tất cả toàn trẻ con. Họ đang cố gắng cho cùng một điều, họ
muốn là trung tâm của toàn thể sự tồn tại: với họ thế giới phải sống, với họ thế
giới phải chết; toàn thế giới là ngoại vi của họ và họ là nghĩa của nó, nghĩa của
cuộc sống bị ẩn kín trong họ. Đứa trẻ, tất nhiên, tự nhiên thấy diễn giải này
là đúng, bởi vì khi người mẹ nhìn nó, trong con mắt của người mẹ, nó thấy rằng
nó là ý nghĩa cuộc đời của cô ấy. Và khi người bố về nhà nó cảm thấy rằng nó là
nghĩa của cuộc sống của bố nó.
Điều này kéo dài trong ba hay bốn
năm - và bốn năm của bắt đầu cuộc sống là quan trọng nhất; không bao giờ sẽ có
lại thời gian tiềm năng như thế trong cuộc sống. Các nhà tâm lí nói rằng sau bốn
năm đầu tiên đứa trẻ gần như đầy đủ. Toàn thể hình mẫu được cố định; trong suốt
cả đời mình nó sẽ lặp lại cùng hình mẫu đó trong những tình huống khác nhau.
Nhưng hình mẫu đã có đó, đầy đủ. Đến bẩy tuổi đứa trẻ là hoàn hảo: bây giờ
không cái gì khác sẽ xảy ra cho nó. Nó có mọi thái độ được xác nhận, bản ngã của
nó lắng đọng. Bây giờ nó đi vào trong thế giới, và thế rồi ở mọi nơi sẽ có vấn
đề, hàng triệu vấn đề. Và nó mang gốc rễ bên trong nó.
Một khi ra khỏi cái vòng gia
đình, vấn đề sẽ nảy sinh. Bởi vì không ai bận tâm như mẹ bạn bận tâm với bạn;
không ai quan tâm như bố bạn quan tâm tới bạn. Có dửng dưng toàn bộ. Và bản ngã
bị tổn thương. Nhưng bây giờ hình mẫu được lập rồi. Dù đau hay không đứa trẻ
không thể thay đổi hình mẫu được, nó đã trở thành bản kế hoạch tổng thể của sự
hiện hữu của nó. Nó sẽ chơi với những đứa trẻ khác và cố gắng chi phối. Nó sẽ
đi tới trường và cố gắng chi phối, cố gắng đứng đầu lớp, trở thành người quan
trọng nhất. Và nó tin nó là "siêu nhất", nhưng những đứa trẻ khác
cũng tin theo cùng cách. Có xung đột, có bản ngã tranh đấu, vật lộn.
Thế thì điều này trở thành toàn
thể câu chuyện của cuộc sống: có hàng triệu bản ngã quanh bạn, cũng như bản ngã
của bạn, và mọi người đều cố kiếm soát, dẫn dắt, chi phối - qua của cải, quyền
lực, chính trị, tri thức, dối trá, giả vờ, đạo đức giả, thậm chí tôn giáo, đạo
đức. Và mọi người đều cố chi phối, trưng ra cho cả thế giới rằng 'Ta là trung
tâm'. Và đây là gốc rễ của mọi vấn đề.
Bởi vì khái niệm này, bạn bao
giờ cũng trong xung đột và vật lộn, với ai đó này khác. Không phải là người
khác là kẻ thù của bạn đâu, mọi người đều giống bạn, trên cùng một con thuyền;
cảnh ngộ là như nhau cho mọi người khác. Họ đã được nuôi lớn theo cùng cách.
Có trường phái các nhà phân tâm
ở phương Tây, những người đã đề nghị rằng, chừng nào trẻ em còn chưa được nuôi
lớn mà không có bố và mẹ chúng, thế giới sẽ không bao giờ được hoà bình. Tôi
không ủng hộ họ - bởi vì thế thì chúng sẽ không bao giờ được nuôi lớn theo bất
kì cách nào. Họ có cái gì đó của chân lí trong đề nghị của họ, nhưng nó là đề
nghị rất nguy hiểm. Bởi vì nếu trẻ em được nuôi lớn trong các phòng dành riêng
cho trẻ nhỏ mà không có bố và mẹ, không có tình yêu nào, với dửng dưng toàn bộ,
chúng có thể không có vấn đề về bản ngã, nhưng chúng sẽ có vấn đề khác, nguy hiểm
theo cùng cách, thậm chí còn nguy hiển hơn thế.
Nếu đứa trẻ được nuôi lớn trong
dửng dưng toàn bộ, nó sẽ không có trung tâm trong nó. Nó sẽ là người hỗn hợp, vụng
về, không biết nó là ai. Nó sẽ không có căn cước nào. E dè, sợ sệt, nó sẽ không
có khả năng lấy cho dù một bước đi mà không sợ hãi, bởi vì không ai yêu nó. Tất
nhiên, bản ngã sẽ không có đó, nhưng, không có bản ngã, nó sẽ không có trung
tâm. Nó sẽ không trở thành vị Phật; nó sẽ chỉ là người đờ đẫn, kém cỏi, ngu xuẩn
và bao giờ cũng sợ sệt. Tình yêu được cần để làm cho bạn bạo dạn, rằng bạn được
chấp nhận, rằng ai đó yêu bạn, rằng bạn không phải là vô dụng, rằng bạn không
thể bị bỏ vào đống đồng nát. Nếu trẻ em được nuôi lớn trong tình huống như vậy,
nơi tình yêu bị thiếu, chúng sẽ không có bản ngã, điều đó là đúng. Cuộc đời của
chúng sẽ không có nhiều vật lộn và tranh đấu. Nhưng chúng sẽ không có khả năng
tranh đấu chút nào, và chúng bao giờ cũng trong lẩn trốn, thoát li; thoát li khỏi
mọi người, ẩn kín trong hang động trong bản thể riêng của chúng. Chúng sẽ không
phải là chư phật, chúng sẽ không toả sáng với sinh khí, chúng sẽ không được định
tâm, thoải mái, như ở nhà. Chúng sẽ đơn giản lệch tâm, ra ngoài tâm. Đó sẽ là
tình huống không tốt.
Cho nên tôi không ủng hộ những
nhà phân tâm này. Họ sẽ tạo ra robot, không phải con người - robot tất nhiên
không có vấn đề gì. Họ có thể tạo con người như con vật; sẽ ít có lo âu, ít ung
nhọt, ít ung thư. Nhưng điều đó chẳng đáng đạt tới. Thế thì bạn không trưởng
thành tới đỉnh cao hơn của tâm thức, bạn đang rơi xuống. Nó là thoá lui. Tất
nhiên, nếu bạn trở thành con vật, sẽ có ít phiền não, bởi vì sẽ có ít ý thức.
Và, nếu bạn trở thành đá, tảng đá, sẽ không có lo âu chút nào vì không có người
nào bên trong để cảm thấy lo âu, để cảm thấy phiền não. Nhưng điều này không
đáng đạt tới. Người ta phải là như thượng đế, không như tảng đá.
Và nghĩa của từ 'Thượng đế' là
thế này: có ý thức tuyệt đối và vẫn không có lo nghĩ, không có lo âu, không có
vấn đề; tận hưởng cuộc sống như chim, và có ý thức mà tuyệt đối hoàn hảo; mở hội
cuộc sống như chim, ca hát như chim - không bởi thoái lui, mà bởi trưởng thành
tới mức tối đa của ý thức.
Đứa trẻ thu thập bản ngã - điều
đó là tự nhiên, không cái gì có thể được làm về điều đó, tôi chấp nhận điều đó.
Chỉ về sau không cần mang điều đó.
Bản ngã đó được cần ngay lúc bắt
đầu để đứa trẻ cảm thấy rằng nó được chấp nhận, được yêu, được đón chào; rằng
nó là khách, không phải là không được mời, mà được mời. Bố, mẹ, gia đình, sự ấm
áp xung quanh, giúp cho nó lớn lên mạnh mẽ, được bắt rễ, được tiếp đất. Điều đó
là cần, bản ngã cho nó sự bảo vệ. Điều đó là tốt. Điều đó cũng giống như cái vỏ
của hạt mầm. Nhưng cái vỏ không nên trở thành điều tối thượng, bằng không hạt mầm
sẽ chết. Việc bảo vệ có thể trở thành quá nhiều, thế thì nó trở thành nhà tù.
Việc bảo vệ phải vẫn còn là việc bảo vệ, và khi khoảnh khắc tới cho cái vỏ, vỏ
cứng của hạt mầm chết đi trong đất, nó phải chết một cách tự nhiên để cho hạt mầm
có thể mọc lên và cuộc sống có thể được sinh ra.
Bản ngã chỉ là cái vỏ bảo vệ -
đứa trẻ cần nó bởi vì đứa trẻ là không tự lo liệu được; đứa trẻ cần nó bởi vì đứa
trẻ yếu đuối; đứa trẻ cần nó bởi vì đứa trẻ mong manh và có cả triệu ảnh hưởng ở
khắp xung quanh. Nó cần việc bảo vệ, nhà, cơ sở. Toàn thế giới có thể dửng
dưng, nhưng nó bao giờ cũng có thể nhìn về nhà, từ đó nó có thể thu được ý
nghĩa.
Nhưng với ý nghĩa đó bản ngã
kéo đến. Nó trở thành người bản ngã. Và với bản ngã này nảy sinh mọi vấn đề, cả
nghìn lẻ một vấn đề. Bản ngã này sẽ không cho phép bạn rơi vào tình yêu và cả
triệu vấn đề sẽ nảy sinh trong cuộc sống của bạn. Bản ngã này muốn mọi người phải
buông xuôi theo bạn; bản ngã này sẽ không cho phép bạn buông xuôi theo bất kì
ai - và tình yêu xảy ra chỉ khi bạn buông xuôi. Khi bạn buộc ai đó buông xuôi,
nó là ghét, huỷ diệt, nó không phải là yêu.
Và nếu không có tình yêu, cuộc
sống của bạn sẽ không có hơi ấm, không có thơ ca nào trong nó. Nó có thể là văn
xuôi thuần, toán học, logic, hợp lí. Nhưng làm sao người ta có thể sống mà
không có thơ ca? Văn xuôi là được, nó là tiện dụng, được cần, nhưng nó không
bao giờ có thể là cuộc sống được bởi vì nó không bao giờ có thể là lễ hội, nó
không bao giờ có thể là ngày hội. Và khi cuộc sống không là ngày hội, nó chán.
Thơ ca được cần, nhưng với thơ ca bạn cần buông xuôi. Bạn cần vứt bản ngã. Nếu
bạn có thể làm được điều đó, gạt nó sang bên, cho dù một khoảnh khắc thôi, cuộc
sống của bạn sẽ có những thoáng nhìn về cái đẹp, về Điều thiêng liêng. Không có
thơ ca bạn không thể thực sự sống được, bạn chỉ có thể tồn tại. Tình yêu là thơ
ca.
Và nếu tình yêu là không thể
có, làm sao bạn có thể cầu nguyện được? Thế thì lời cầu nguyện gần như là không
thể được, và, không có lời cầu nguyện, bạn sẽ vẫn còn chỉ là thân thể, bạn sẽ
không bao giờ trở nên nhận biết về linh hồn bên trong nhất. Chỉ trong lời cầu
nguyện bạn mới đạt tới các đỉnh. Lời cầu nguyện là đỉnh cao nhất của kinh nghiệm,
nhưng tình yêu mở cánh cửa. Lời cầu nguyện cho phép bạn vào trong điều bí ẩn
bên trong nhất của cuộc sống. Khi bạn không thể cầu nguyện, thế thì hàng triệu
vấn đề nảy sinh.
Carl Gustav Jung, sau cả đời
nghiên cứu hàng nghìn người, hàng nghìn ca người ốm, khuyết tật tâm lí, lẫn lộn
tâm lí, đã nói trong phát biểu cuối cùng của ông ấy: Tôi chưa bao giờ bắt gặp một
người ốm yếu tâm lí mà vấn đề thực của người đó là không tôn giáo sau năm thứ bốn
mươi. Sau năm thứ bốn mươi... điều đó giống hệt sau năm thứ mười bốn mọi con
trai và con gái sẽ phải giải quyết dục - và sẽ có vấn đề. Và nếu bạn giải quyết
chúng mà sai, thế thì vấn đề sẽ tiếp tục, lơ lửng quanh bạn.
Đích xác như dục trở nên chín
muồi ở tuổi mười bốn, vậy một chiều mới mở ra ở tuổi bốn mươi hai. Bởi vì cứ mỗi
bẩy năm lại có thay đổi sinh học, tâm lí và tâm linh trong con người bạn - mọi
bẩy năm. Thời thơ ấu được kết thúc bởi bẩy tuổi, đến mười bốn tuổi, tuổi thiếu
niên qua đi, đến tuổi hai mươi mốt có thay đổi - cứ mọi năm thứ bẩy. Có nhịp điệu
trong cuộc sống. Đến năm bốn mươi hai tuổi một chiều hướng mới nảy sinh, chiều
hướng của lời cầu nguyện, chiều hướng tôn giáo. Và, nếu bạn không thể giải quyết
được nó cho đúng, nếu bạn không biết phải làm gì, bạn sẽ bị ốm, bạn sẽ mất mọi
nghỉ ngơi, bạn sẽ trở nên bất ổn.
Nếu bạn không thể yêu được ở tuổi
mười bốn, bạn sẽ không có khả năng cầu nguyện ở tuổi bốn mươi hai.
Bạn đã từng bỏ lỡ, và toàn thể
sự trưởng thành là sự liên tục. Nếu bạn bỏ lỡ một bước, nó trở thành gián đoạn.
Đứa trẻ thu thập bản ngã - nó không thể yêu được, và nó không thể thoải mái với
bất kì ai. Bản ngã thường xuyên trong tranh đấu. Bạn có thể ngồi im lặng đấy,
nhưng bản ngã thường xuyên tranh đấu, cứ nhìn, quan sát cách chi phối, cách trở
nên độc đoán, cách trở thành người cao siêu nhất trên thế giới.
Điều này tạo ra vấn đề ở mọi
nơi. Trong tình bạn, dục, lời cầu nguyện, tình yêu, xã hội, mọi nơi bạn đều
trong xung đột. Ngay cả với bố mẹ những người đã cho bạn bản ngã này cũng có
xung đột. Hiếm khi con trai tha thứ cho bố, hiếm khi con gái tha thứ cho mẹ cô
ta. Hiếm hoi.
Gurdjieff có một câu được viết
trong phòng của ông ấy nơi ông ấy dùng để gặp mọi người. Điều đơn giản không thể
nào tin nổi là một người như Gurdjieff mà viết câu đơn giản thế trên tường. Câu
đó là thế này: "Nếu bạn còn chưa thoải mái với bố bạn và mẹ bạn, thế thì
đi đi. Tôi không thể giúp cho bạn được." Tại sao? Bởi vì vấn đề đã nảy
sinh ở đó và nó phải được giải quyết ở đó. Đó là lí do tại sao mọi truyền thống
phương Đông cổ đều nói yêu bố bạn, kính trọng bố bạn sâu sắc nhất có thể được,
bởi vì bản ngã nảy sinh ở đó, đó là mảnh đất. Giải quyết nó ở đó đi, bằng không
nó sẽ ám ảnh bạn ở mọi nơi.
Bây giờ các nhà phân tâm cũng
loạng choạng vớ phải sự kiện này; mọi điều phân tâm làm là nó mang bạn trở lại
với vấn đề đã tồn tại giữa bạn và bố mẹ bạn và cố giải quyết chúng bằng cách
nào đó. Nếu bạn có thể giải quyết xung đột của bạn với bố mẹ bạn, nhiều xung đột
khác sẽ đơn giản biến mất bởi vì chúng dựa trên xung đột cơ sở. Chẳng hạn, một
người không thấy thoải mái với bố mình không thể tin được vào Thượng đế, bởi vì
Thượng đế là hình ảnh người bố - bố của cái toàn thể. Người không thoải mái với
bố mình không thể thoải mái với ông chủ ở văn phòng - không bao giờ, bởi vì ông
ấy là hình ảnh người bố. Người không thoải mái với bố mình không thể thoải mái
với thầy của mình hay guru, bởi vì ông ấy là hình ảnh người bố.
Xung đột nhỏ đó với bố mẹ tiếp
tục được phản xạ vào mọi mối quan hệ của bạn.
Nếu bạn không thoải mái với mẹ
bạn, bạn không thể thoải mái với vợ bạn được bởi vì cô ấy sẽ là người đàn bà đại
diện; và bạn không thể thoải mái với đàn bà như vậy, cô ấy là mô hình đầu tiên
về một người đàn bà. Nếu bạn ghét mẹ bạn, hay, nếu bạn có xung đột nào đó trong
tâm trí bạn, nếu bạn không thể ở cùng với mẹ bạn trong thời gian dài, bạn cảm
thấy chán và bạn muốn thoát li, bạn sẽ không cảm thấy dễ dàng với bất kì người
đàn bà nào trên thế giới. Bởi vì dù bất kì chỗ nào có người đàn bà, mẹ bạn cũng
có, và một quan hệ tinh tế tiếp tục.
Ở Ấn Độ, vào những ngày cổ đại,
vào những ngày của Upanishad, bất kì khi nào một đôi mới lấy nhau đi tới một
người chứng ngộ, người chứng ngộ sẽ ban cho họ phúc lành rằng họ sẽ trở thành bố
và mẹ của mười đứa con. Và với người đàn bà ông ấy sẽ nói: Để cho điều đó được
ghi nhớ rằng chừng nào chồng cô còn chưa trở thành đứa con thứ mười một, hôn
nhân là không đầy đủ.
Tại sao? Tại sao chồng phải trở
thành đứa con thứ mười một - bằng không hôn nhân là không đầy đủ? Đây là lí do:
nếu đàn ông đã đi tới giới hạn với mẹ anh ta, anh ta chung cuộc sẽ thấy người mẹ
lần nữa trong vợ anh ta. Đàn ông vẫn còn là đứa trẻ, và đàn bà là mẹ bẩm sinh.
Cho nên việc nở hoa tối thượng của đàn bà là trở thành người mẹ của cái toàn thể.
Đó là lí do tại sao tôi gọi sannyasins của tôi là 'Ma' - mẹ. Và đỉnh tối thượng
của đàn ông là trở thành như trẻ con, lại hồn nhiên như trẻ con, thế thì toàn
thế giới và sự tồn tại trở thành mẹ. Đây là tiềm năng bản chất - nhưng người ta
phải đi tới giới hạn với bố và mẹ.
Bản ngã được sinh ra ở đó, nó
phải được giải quyết ở đó. Bằng không bạn sẽ cứ chặt cành và lá và rễ vẫn còn
không bị chạm tới. Nếu bạn đã dàn xếp xong với bố và mẹ bạn, bạn đã trở nên
chín chắn. Bây giờ không có bản ngã. Bây giờ bạn hiểu rằng bạn không tự lo liệu
được, bây giờ bạn hiểu rằng bạn bị phụ thuộc, rằng bạn không là trung tâm của
thế giới. Thực ra, bạn đã hoàn toàn phụ thuộc: bạn không thể đã sống sót được.
Hiểu điều này, bản ngã dần dần phai mờ đi, và, một khi bạn không trong xung đột
với cuộc sống, bạn trở nên chùng lỏng và tự nhiên, bạn thảnh thơi. Thế thì bạn
nổi. Thế thì thế giới không được rót đầy bằng kẻ thù, nó là gia đình, đơn vị hữu
cơ; và thế giới không chống lại bạn, bạn có thể nổi cùng nó. Đó là nghĩa của
chuyện ngụ ngôn nhỏ này.
Đây là chuyện ngụ ngộn được Thiền
nhân và Đạo nhân dùng, và tôi phải nói với bạn vài điều trước khi tôi đi vào
nó.
Đạo nhân và Thiền nhân bao giờ
cũng đùa về Khổng Tử. Đây, thực ra, là chuyện đùa. Bởi vì Khổng Tử, với họ, là
cực đỉnh của tâm trí pháp luật. Khổng Tử là mẫu mực của bản ngã - tinh vi, lịch
sự, văn hoá.
Toàn thể triết lí của Khổng Tử
là cách làm cho bản ngã bạn được tao nhã theo cách bạn vẫn còn giữ lại nó mà
không bị xung đột với người khác. Đó là điều người có văn hoá là gì. Người có
văn hoá không khiếm tốn, không, không bao giờ; người có văn hoá là người bản
ngã rất tinh vi. Người đó rất tinh ranh, láu cá. Người đó sẽ không đem bản ngã
của mình vào bất kì quan hệ nào, người đó sẽ che giấu nó, và người đó sẽ cố bầy
tỏ rằng người đó rất khiêm tốn. Người đó sẽ mỉm cười và cúi mình, và bạn có thể
thấy rõ rằng đây chỉ là ngoại giao. Sống trong thế giới, Khổng Tử nói, bạn phải
tồn tại cùng các bản ngã khác và bạn phải rất, rất thông minh về cách bạn cư xử,
bằng không rắc rối không cần thiết được tạo ra. Cho nên Khổng Tử có ba nghìn ba
trăm qui tắc về cách con người nên cư xử. Với từng bước ông ấy đều có qui tắc:
cách người ta nên mặc...
Và thử xem khác biệt giữa Đạo
nhân, Thiền nhân và tâm trí Khổng Tử. Bởi vì đó là cách, trên toàn thế giới, sự
phân biệt này đã tồn tại: người đạo đức khác với người tôn giáo. Khác biệt là rất
tinh vi. Người đạo đức cố là khiêm tốn; người tôn giáo là khiêm tốn. Người đạo
đức làm ra vẻ khiêm tốn khắp xung quanh - nó là điệu bộ giả tạo, nó là cử chỉ,
được trau dồi.
Người tôn giáo đơn giản khiêm tốn,
không phải là làm ra vẻ. Thấy rằng bản ngã là vô nghĩa, thấy rằng bản ngã không
có cớ nào để tồn tại, thấy rằng bản ngã chỉ là giấc mơ trẻ con, hiểu sai trong
dốt nát, người tôn giáo đơn giản trở thành vô ngã. Thấy không có cớ nào cho bản
ngã, bản ngã bay hơi. Không phải là người đó trở nên khiêm tốn đâu, không, người
đó đơn giản trở thành vô ngã. Làm sao người đó có thể trở thành khiêm tốn khi
không có bản ngã? Chỉ bản ngã mới có thể trở thành khiêm tốn, cho nên ai sẽ trở
nên khiêm tốn? Người đó đơn giản đi tới biết rằng mình không có, rằng người đó
chỉ là một phần của vũ trụ hữu cơ bao la này. Người đó không tách rời, cho nên
ai sẽ là người bản ngã và ai sẽ là người khiêm tốn? Người đó không có. Người đó
đơn giản thấy không có gì như trung tâm trong mình: trung tâm là trong vũ trụ
và người đó là một phần của nó. Người tôn giáo đã nói rằng nếu có Thượng đế, chỉ
ngài mới có thể được phép dùng từ 'tôi'. Không ai khác được dùng từ 'tôi' bởi
vì chỉ có một trung tâm trong sự tồn tại. Không thể có hàng triệu trung tâm được,
bởi vì không có hàng triệu vũ trụ, chỉ một vũ trụ thôi. Cho nên, nếu có trung
tâm, chỉ có thể có một trung tâm thôi. Tất cả chúng ta cùng tham dự vào trong
nó, nhưng chúng ta không thể đòi trung tâm đó trong bản thân chúng ta. Đó là lí
do tại sao Thiền nói: Đừng khiêm tốn, là vô ngã đi.
Bởi vì khiêm tốn là thủ đoạn của
bản ngã, nó là bản ngã được làm thành lịch sự, không tầm thường.
Cho nên có hai kiểu bản ngã. Bản
ngã tầm thường bạn sẽ thấy trong người vô văn hoá, vô văn minh, vô giáo dục. Thế
rồi có bản ngã có văn hoá, lịch sự, tao nhã, sức nước hoa, rất tinh vi; bạn
không thể phát hiện được nó. Bao giờ cũng làm điệu bộ khiêm tốn, khiêm nhường,
giản dị - đây toàn là làm dáng. Khổng Tử là mẫu mực về con người văn minh, ông ấy
tin vào văn minh, và ông ấy nói rằng qui tắc phải được tuân theo, kỉ luật chặt
chẽ phải được áp đặt, bởi vì cuộc sống là cuộc vật lộn.
Và đừng khiêu khích bất kì ai một
cách không cần thiết. Gìn giữ năng lượng của bạn, bởi vì bạn sẽ cần nó trong trận
chiến nào đó. Cho nên đừng đi vào tranh đấu với mọi người, bởi vì điều đó là
không cần thiết. Gìn giữ năng lượng đi. Thế thì khi thực sự có nhu cầu bạn có
thể tranh đấu, nhưng tranh đấu đó nên rất có học thức và có văn hoá. Cách ngồi
và cách đứng, cách đi, cách cư xử - Khổng Tử có qui tắc cho chúng, bởi vì có cả
triệu bản ngã và bạn phải tìm ra con đường của bạn qua rừng rậm bao la này của
các bản ngã. Và nếu bạn muốn đạt tới đích, đừng bị xung đột không cần thiết với
từng và mọi người. Chỉ đi qua, qua theo cách khiêm tốn rằng không ai cản trở bạn.
Cho nên khiêm tốn này là ngoại giao: nó là chính trị, không phải tôn giáo.
Khổng Tử không phải là người
tôn giáo chút nào. Bởi vì Khổng Tử, Trung Quốc có thể sụp đổ thành nạn nhân của
chủ nghĩa cộng sản, bởi vì Khổng Tử đã vẫn còn là ảnh hưởng trung tâm ở Trung
Quốc. Nhiều người hỏi tôi làm sao có chuyện xảy ra là một nước tôn giáo thế như
Trung Quốc lại có thể sụp đổ thành nạn nhân cho chủ nghĩa cộng sản, cho triết
lí duy vật tuyệt đối. Điều đó không phải là ngẫu nhiên đâu. Phật đã vào Trung
Quốc với giáo huấn của ông ấy; Lão Tử đã sống ở đó; Trang Tử đã sống ở đó -
nhưng họ không bao giờ có thể trở thành ảnh hưởng trung tâm. Ảnh hưởng trung
tâm vẫn còn là Khổng Tử, và Khổng Tử và Marx là những bạn lữ hành cho nên không
có vấn đề gì. Khó cho Ấn Độ trở thành nước cộng sản. Rất, rất dễ cho Trung Quốc
trở thành cộng sản - và bất thần thế, và dễ dàng thế, bởi vì xu hướng Khổng Tử
là tuyệt đối chính trị, ngoại giao, vật chất.
Thiền nhân và Đạo nhân bao giờ
cũng cười về Khổng Tử, và đây là một trong những chuyện đùa tinh tế của họ. Cố
hiểu nó đi.
Khổng Tử nhìn lên thác nước lớn
ở Luliang. Nó tung bọt từ chiều cao sáu mươi mét, và tung bọt xa tới mười lăm dặm.
Không sinh vật có vây nào có thể sống sót được ở đó.
Vậy mà Khổng Tử thấy một ông
già đi vào thác. Tưởng ông già bị bệnh nào đó và do đó quyết định quyên sinh,
Khổng Tử bảo một đệ tử chạy theo trên bờ để cố cứu ông ấy.
Ông già hiện ra ở quãng một
trăm bước chân, và với tóc xoã, ông ấy hát mừng dọc theo bờ.
Khổng Tử đuổi theo ông ấy, và
khi bắt kịp ông ấy, Khổng Tử nói: "Tôi cứ tưởng, thưa lão trượng, ông là
tiên, nhưng bây giờ tôi thấy ông là người. Xin ông vui lòng cho tôi biết, có
cách nào để thuận theo nước không?
"Không," người này
đáp, "ta không có cách nào; lao vào chỗ xoáy nước, ta đi ra cùng xoáy cuộn.
Ta điều chỉnh bản thân ta với nước, không điều chỉnh nước theo ta. Và do vậy ta
có khả năng thuận theo nó theo kiểu cách này.
Điều đó có vẻ gần như không thể
được với Khổng Tử, rằng trong thác lớn này, với dòng sông rơi từ chiều cao sáu
mươi mét và tạo ra nhiều bọt tới mức bọt bắn tung trên mười lăm dặm, một ông
già đi ra tắm, người tắm ở trong con sông này. Điều đó là không thể được! Năng
lượng vô cùng của thác đổ chắc sẽ giết chết người này, người đó sẽ không có khả
năng bước ra lần nữa. Người đó sẽ bị cuốn vào trong, tới đá, tới chính đáy. Đầu
tiên ông ta nghĩ rằng người này phải định quyên sinh, bởi vì bạn không thể ra
khỏi thác đổ này. Cho nên ông ta bảo đệ tử đi trên bờ và cố cứu ông ấy. Nhưng
người này đã nhảy, và thế rồi với vài bước chân đi xa, ông ấy ra khỏi dòng
sông, hoàn toàn sống động. Điều đó là không thể nào tin được!
Tại sao? Với Khổng Tử điều đó
là không thể tin được, bởi vì ông ấy tin vào tranh đấu. Ông ấy không biết cách
chảy cùng tự nhiên. Đó là chuyện đùa trong nó. Ông ấy không biết. Ông ấy có thể
đã biết mọi qui tắc và qui chế và cách bơi, nhưng ông ấy không biết cách chảy
cùng dòng sông. Ông ấy đã không biết buông xuôi, bí mật của nó. Cho nên ông ấy
không thể tin được vào mắt mình. Ông ấy nghĩ rằng người này phải là tiên: thân
thể vật lí không thể sống sót được, điều đó đi ngược lại mọi qui tắc. Ông ấy đuổi
theo người này và khi ông ấy bắt kịp người này, ông ấy hỏi:
"Tôi cứ tưởng, thưa lão
trượng, ông là tiên, nhưng bây giờ tôi thấy ông là người. Xin ông vui lòng cho
tôi biết, có cách nào để thuận theo nước không?
Ông đã làm phép màu: điều đó là
không thể nào tin được. Liệu có cách chắc chắn nào đó để thuận theo nước không?
Khổng Tử bao giờ cũng tin vào
cách thức, phương pháp, kĩ thuật - cách thức. Đây là cách bản ngã tin.
Có những người tới tôi và họ nói:
Làm sao rơi vào tình yêu? Có cách nào không? Làm sao rơi vào trong tình yêu? Họ
hỏi cách thức, phương pháp, kĩ thuật nào đó. Họ không hiểu điều họ đang hỏi.
Rơi vào trong tình yêu nghĩa là
bây giờ không có cách nào, không kĩ thuật nào, không phương pháp nào. Đó là lí
do tại sao nó được gọi là 'rơi vào'; bạn không còn là người kiểm soát, bạn đơn
giản rơi vào. Đó là lí do tại sao những người rất hướng đầu sẽ nói: Yêu là mù
quáng. Yêu là chỉ con mắt, chỉ cái nhìn, nhưng họ sẽ nói rằng yêu là mù, và họ
sẽ nghĩ rằng người này đã phát điên. Nó có vẻ điên với lí trí, vì lí trí là kẻ
thao túng lớn. Bất kì cái gì trong đó kiểm soát bị mất đều có vẻ nguy hiểm với
lí trí. Cho nên Khổng Tử đã hỏi về cách thức: Ông hành xử thế nào với dòng
sông? Ông đã sống sót thế nào, thưa lão trượng? Phải có kĩ thuật nào đó.
Đây là tâm trí hướng kĩ thuật,
tâm trí tạo ra mọi công nghệ trên thế giới. Nhưng có thế giới của trái tim con
người, và có thế giới của bản thể con người và tâm thức nơi không công nghệ nào
là có thể. Mọi công nghệ là có thể với vật chất; với tâm thức không công nghệ
nào là có thể. Thực ra không kiểm soát nào là có thể. Chính nỗ lực để kiểm soát
hay để làm cho sự việc xảy ra, là có tính bản ngã.
Khổng Tử không biết rằng có cái
gì đó như buông xuôi.
Nếu bạn đã từng là người yêu
dòng sông, và nếu bạn đã từng bơi trong sông, bạn sẽ hiểu điều ông già này nói.
Bản thân tôi đã yêu sông nhiều lắm, và rơi vào trong xoáy nước là một trong những
kinh nghiệm đẹp nhất.
Trong sông, đặc biệt khi chúng
ngập lụt, trong mùa mưa, nhiều xoáy nước được tạo ra, rất dữ và mạnh. Nước chuyển
vòng quanh và vòng quanh như xoáy ốc. Nếu bạn bị bắt vào trong nó, bạn sẽ bị ép
buộc, bị kéo xuống đáy, và bạn đi càng sâu, xoáy càng trở nên mạnh hơn. Xu hướng
tự nhiên của bản ngã là tranh đấu với nó. Tất nhiên, vì nó có vẻ giống như cái
chết, và bản ngã rất sợ chết. Bản ngã cố tranh đấu với xoáy nước, và nếu bạn
tranh đấu với xoáy nước trong dòng sông ngập lụt, hay ở gần thác đổ nơi nhiều
xoáy nước tồn tại, bạn bị mất hút, vì xoáy nước là rất mạnh, bạn không thể
tranh đấu được nó.
Bạo hành sẽ không có tác dụng -
bạn càng tranh đấu với nó, bạn càng trở nên yếu hơn bởi vì xoáy nước cứ kéo bạn
đi, và bạn đang tranh đấu. Với từng nỗ lực tranh đấu bạn đang mất đi năng lượng.
Chẳng mấy chốc bạn sẽ mệt mỏi và xoáy nước sẽ sẽ hút bạn xuống.
Và hiện tượng này của xoáy nước:
trên bề mặt xoáy nước là lớn; bạn càng đi sâu, xoáy nước càng trở nên nhỏ dần -
mạnh hơn nhưng nhỏ hơn. Và gần đáy xoáy nước nhỏ tới mức bạn có thể đơn giản
thoát ra khỏi nó mà không tranh đấu gì. Thực ra bản thân xoáy nước ném bạn ra, ở
gần đáy. Nhưng bạn phải chờ đợi cho tới đáy. Nếu bạn bắt đầu tranh đấu trên bề
mặt, bạn xong rồi, bạn không thể sống sót được. Tôi đã thử với nhiều xoáy nước,
kinh nghiệm này là đáng yêu.
Và đích xác điều đó xảy ra
trong thiền sâu, bởi vì ở đó bạn cũng tranh đấu. Khi bản thể bên trong của bạn
há ra, và vực thẳm mở ra, nó cũng giống như xoáy nước: nếu bạn bắt đầu tranh đấu,
bạn sẽ bị nghiền nát. Bạn phải cho phép nó, đơn giản đi cùng nó, bạn không tranh
đấu. Bạn đơn giản đi cùng nó; bất kì chỗ nào nó dẫn, bạn đi. Bạn gìn giữ năng
lượng của bạn; không một chút xíu năng lượng bị mất, bởi vì bạn không tranh đấu,
bạn đang đi cùng xoáy nước. Bạn đang tận hưởng toàn thể hiện tượng này, dường
như bạn đang trên đôi cánh của xoáy nước, đang bay. Trong một giây bạn được kéo
xuống đáy bởi vì nó là lực vô cùng thế. Nó giết nhiều người. Và, một khi ở gần
đáy, bạn có thể đơn giản tuột ra - thậm chí không có nhu cầu tuột ra khỏi nó, bạn
sẽ tuột ra bởi vì nó nhỏ thế nó không thể chứa được bạn.
Cùng điều đó đích xác xảy ra
trong thiền sâu. Bạn cảm thấy ngạt thở, bạn cảm thấy trong sự thu hút của cái
gì đó, bị sở hữu, bị kéo tới lực từ nào đó. Bạn bắt đầu tranh đấu và chống cự.
Nếu bạn chống cự, chỉ thế thì năng lượng của bạn mới bị hút đi.
Jesus nói một điều không thể
nào tin được, và người Ki tô giáo đã từng lúng túng làm sao diễn giải nó trong
hai nghìn năm này và họ đã không có khả năng diễn giải nó. Jesus nói: Không chống
lại quỉ. Cho dù nó là quỉ, đừng chống lại; bởi vì, nếu bạn chống lại, quỉ sẽ thắng.
Bạn là năng lượng tí hon thế - đừng chống lại. Trong chính tranh đấu bạn sẽ bị
thất bại. Đừng tranh đấu, và không ai có thể đánh bại được bạn. Cho dù một lực
rất ác, quỉ có đó, nếu bạn không tranh đấu, nó không thể đánh bại bạn được. Nếu
bạn bắt đầu tranh đấu, bạn đã thất bại rồi. Tranh đấu, và thất bại là tuyệt đối
chắc chắn; không tranh đấu, và không có khả năng nào của thất bại. Bởi vì làm
sao bạn có thể thất bại nếu bạn không tranh đấu? Đây là nghệ thuật của nhu đạo
và nhu thuật: không tranh đấu. Ở Nhật Bản, họ đã phát triển một nghệ thuật tinh
tế về nhu thuật. Người được huấn luyện trong nhu thuật không thể bị đánh bại, bởi
vì người đó không tranh đấu. Cho dù bạn đánh người đó, người đó hấp thu năng lượng
mà bạn đã ném ra qua cú đánh của bạn. Người đó không chống cự; người đó không
tranh đấu. Và trong vòng vài phút ngay cả người rất mạnh cũng có thể bị đánh bại
bởi người rất yếu nếu người đó biết nhu thuật.
Bạn quan sát nhiều lần việc xảy
ra khắp xung quanh. Mọi ngày bạn đều thấy trẻ nhỏ ngã - cả ngày. Chúng ngã, và
chúng dậy, và chúng quên về nó. Nhưng nếu bạn ngã như trẻ nhỏ, bạn bao giờ cũng
phải vào bệnh viện. Điều gì xảy ra khi đứa trẻ ngã? Nó đơn giản ngã; nó không
chống lại. Nó đi cùng lực kéo, cùng trọng lực. Nó đơn giản ngã - như cái gối
rơi, không chống cự. Khi bạn ngã, bạn chống lại. Đầu tiên bạn cố không ngã. Mọi
thớ thịt, mọi xương, đều trở nên căng thẳng và dồn nén. Khi xương bị dồn nén và
hệ thần kinh bị dồn nén ngã một cách không sẵn lòng, tranh đấu, thế thì nhiều
thứ bị gẫy. Không phải bởi vì lực hút, mà bởi vì sự chống lại của bạn. Bạn thỉnh
thoảng thấy người say ngã trên phố, nằm dưới cống rãnh - không bị gì cả!
Đến sáng anh ta tuyệt đối ổn
thoả, anh ta đi tới văn phòng - và mọi đêm anh ta ngã. Anh ta phải biết thủ đoạn
nào đó mà bạn không biết. Anh ta biết cái gì? Đơn giản điều này: anh ta say tới
mức anh ta không thể chống lại được. Anh ta không thể chống lại được, anh ta
đơn giản ngã, như chiếc lông rơi xuống, không chống cự hay tranh đấu bên trong.
Đó là lí do tại sao vào buổi sáng anh ta lại tuyệt đối ổn thoả, cười và đi tới
văn phòng. Nếu bạn ngã như người say, bạn sẽ lập tức phải được mang vào bệnh viện,
nhiều gẫy xương đã xảy ra. Những gẫy xương đó xảy ra bởi vì tranh đấu của bạn.
Trong nhu thuật họ huấn luyện
cho người ta không tranh đấu. Nếu ai đó tấn công bạn, bạn đơn giản hấp thu cuộc
tấn công đó. Nếu người đó đánh vào đầu bạn, bạn hấp thu. Khi ai đó đánh vào đầu
bạn, một khối lượng năng lượng nào đó đã đi tới tay người đó. Nếu bạn tranh đấu,
thế thì hai năng lượng tranh đấu và bị phá huỷ. Nếu bạn không tranh đấu, bạn trở
thành tiếp nhận. Nó là nghệ thuật rất khó. Phải mất nhiều năm để học bởi vì bản
ngã cứ vào đi vào lại. Một khi bạn đã biết cái mẹo của nó, thế thì bạn đơn giản
hấp thu năng lượng của kẻ thù. Và chẳng mấy chốc, chỉ bằng việc ném ra năng lượng
của mình, kẻ thù trở nên yếu, và dần dần bạn trở nên mạnh hơn. Kẻ thù bị đánh bại
bởi nỗ lực riêng của người đó và bạn thắng mà không nỗ lực nào.
Đây là điều ông già đã nói.
"Không," người này
đáp, "ta không có cách nào; lao vào chỗ xoáy nước ... - đi cùng xoáy nước,
không chống lại xoáy nước -
... lao vào chỗ xoáy nước, ta
đi ra cùng xoáy cuộn.
Ta không có cách nào cả. Nó tất
cả đều được xoáy nước và xoáy cuộn làm. Ta không bước vào, ta đi cùng nó - Lao
vào chỗ xoáy nước, ta đi ra cùng xoáy cuộn. Ta điều chỉnh bản thân ta với nước,
không điều chỉnh nước theo ta.
Bản ngã cố điều chỉnh toàn thế
giới theo bản thân nó. Đây là rắc rối. Người không có bản ngã điều chỉnh bản
thân mình theo thế giới. Thực ra, nói người đó điều chỉnh là không hay - người
đó đơn giản thấy rằng người đó được điều chỉnh.
Bản ngã cố điều chỉnh mọi thứ
theo nó; điều này rất trẻ con, hệt như đứa trẻ. Đứa trẻ muốn mọi thứ được làm,
ngay lập tức; bất kì cái gì nó muốn đều phải được làm ngay lập tức. Nếu nó muốn
trăng, trăng phải được tạo ra ngay lập tức, ngay bây giờ. Nó thậm chí không thể
chờ đợi được. Đứa trẻ muốn mọi thứ, mọi người, phải điều chỉnh theo nó. Đứa trẻ
là kẻ độc tài, và bất kì khi nào đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình, nó
làm thay đổi toàn thể bầu không khí. Nó làm cho mọi người thành kẻ hầu, sự độc
đoán của nó không có chỗ cuối - và bản ngã được sinh ra trong thời thơ ấu đó. Bản
ngã là hiện tượng không chín chắn nhất: nó là ấu trĩ, không chín chắn, không biết
cái gì đang làm.
Bạn là ai? Sao cái toàn thể phải
điều chỉnh theo bạn? Bạn giống như con sóng trên đại dương và bạn đang cố làm
cho đại dương điều chỉnh theo bạn. Ngu xuẩn. Rõ ràng ngu xuẩn. Không có nhu cầu
cái toàn thể điều chỉnh theo bạn. Điều đó không thể nào là có thể; nó không phải
là điều có thể. Bạn có thể cứ nghĩ về nó, nhưng bạn sẽ thất bại. Bản ngã bao giờ
cũng thất bại, bởi vì nó đòi hỏi điều không thể được. Napoleons, Hitlers,
Alexanders - hỏi họ mà xem. Đến cuối, họ là những kẻ thất bại lớn. Người giầu -
hỏi họ mà xem, đến cuối cùng. Họ đã tích luỹ nhiều, nhưng họ cảm thấy thất bại
bên trong. Bạn có thể tích luỹ quyền lực theo nhiều cách, nhưng bạn sẽ là thất
bại. Bản ngã không bao giờ có thể chiến thắng được.
Mulla Nasruddin kể chuyện cho
con anh ta. Tôi cũng nghe, và đứa con cứ đòi thêm nữa, cho nên anh ta bịa ra một
câu chuyện. Anh ta nói: "Có một con sâu, con sâu dậy sớm. Nó thức dậy
trong brahmamahurt, sáng sớm tinh mơ, nghĩ rằng các thầy giáo tôn giáo và đạo đức
bao giờ cũng nói rằng dậy sớm là tốt. Nhưng nó bị con chim dậy sớm bắt, kẻ cũng
là người tin vào giới luật tôn giáo: rằng dậy sớm là tốt." Đứa con rất
kích động và nó nói: "Chuyện gì xảy ra cho con sâu kia hả bố? Bố nói rằng
một con sâu dậy sớm - thế còn con kia?" Mulla nói: Đúng, có con dậy muộn nữa,
rất lười. Nhưng một đứa trẻ thấy nó đang ngủ và giết nó."
Đứa con có chút ít lẫn lộn. Nó
nói: "Nhưng ý của chuyện này là gì?" Nasruddin nói: "Ý gì à? Con
không thể thắng được."
Dù bạn làm bất kì cái gì, dậy sớm
hay không, đến cuối mọi người đều chết. Điều này là tuyệt đối đúng về bản ngã -
bạn không thể thắng được. Dù bất kì cái gì bạn làm, dù nó đức hạnh hay điều thiện,
nếu đức hạnh và điều thiện dựa trên bản ngã, bạn không thể thắng, bạn có chính
hạt mầm của thất bại trong bạn. Bạn không thể phục vụ mọi người, trở thành người
hầu lớn của xã hội, nhưng nếu bản ngã là cơ sở, bạn không thể thắng. Bạn có thể
làm hàng triệu điều tốt, nhưng nếu bản ngã có đó, chất độc có đó. Nó sẽ đầu độc
mọi thứ bạn làm. Nghèo, giầu, tôn giáo, phi tôn giáo; hữu thần, vô thần; đạo đức,
vô đạo đức; tội nhân, thánh nhân - không thành vấn đề. Bạn không thể thắng nếu
bản ngã có đó, bởi vì bản ngã là hạt mầm của thất bại. Và nếu bản ngã không có
đó bạn không thể bị thất bại được. Thắng lợi của bạn là tuyệt đối. Đây là giáo
huấn bí mật nhất về Thiền.
Trong hoà hợp với cái toàn thể
đi, di chuyển cùng cái toàn thể, cùng dòng sông. Thậm chí không bơi. Mọi người
cố bơi chống lại dòng chảy, và thế rồi họ bị thất bại. Thậm chí đừng bơi. Bạn
không thể nổi hay sao? Bạn không thể chỉ cho phép sông đưa bạn đi hay sao? Cho
phép sông đi. Bạn chỉ di chuyển cùng với nó - thảnh thơi với dòng sông cuộc sống
và để nó đưa bạn đi. Nó đạt tới đại dương, bạn không cần bận tâm.
Ông già này nói:
Ta điều chỉnh bản thân ta với
nước, không điều chỉnh nước theo ta.
Điều này nên là việc ghi nhớ
thường xuyên; nhắc nhở thường xuyên về nó sẽ giúp bạn vô cùng. Bất kì khi nào bạn
cảm thấy rằng bạn đang tranh đấu, thảnh thơi đi. Bấy kì trường hợp nào, bạn nổi,
bạn không tranh đấu, và thế thì mục đích là chắc chắn. Thực ra, thế thì không
có mục đích nào trong tương lai; ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này, bạn đã đạt
tới nó - chảy cùng tự nhiên, chùng lỏng và tự nhiên, cho phép tự nhiên lấy tiến
trình riêng của nó, đừng ép buộc nó theo bất kì cách nào. Vẫn còn thụ động,
không hung hăng và bạo hành. Cũng giống như đứa trẻ nhỏ đi dạo cùng bố nó - bất
kì chỗ nào bố nó đi, đứa trẻ đơn giản đi cùng bố, sung sướng, không biết nó đi
đâu, tại sao nó đi. Cho dù người bố định giết đứa con cũng không có vấn đề gì với
đứa con.
Có câu chuyện Ki tô giáo. Một
người nghĩ rằng mình đã được lệnh của Thượng đế giết con trai mình. Anh ta đem
đứa con vào rừng, cho nên đứa con rất háo hức. Từ sáng sớm họ đã phải đi, và đứa
con thức dậy lúc nửa đêm và nói nói: "Bố ơi, khi nào chúng ta đi?"
Người bố đâm ra băn khoăn, bởi
vì anh ta định giết đứa con trong rừng và đứa con lại háo hức thế, nó không biết
điều gì sẽ xảy ra. Nhưng người này tin vào tiếng nói của Thượng đế, người này
tin vào người Bố riêng của mình. Và đứa con tin vào bố của nó: đã có tin cậy.
Người bố đem đứa con đi, và đứa
con rất sung sướng. Nó chưa bao giờ được đưa vào rừng. Thế rồi người bố bắt đầu
mài kiếm mà anh ta định dùng để giết, và đứa trẻ rất háo hức và giúp đỡ. Người
bố thấy khó bên trong vì anh ta biết rằng đứa con này không biết điều gì sắp xảy
ra. Thế rồi đứa con hỏi: "Bố định làm gì với cái này?" Người bố nói:
"Con không biết đâu. Bố định giết người." Và đứa trẻ cười khanh
khách, nó đang tận hưởng, và nó nói: "Khi nào?" Nó đã sẵn sàng. Đây
là 'nổi cùng' nghĩa là gì.
Người bố rút kiếm ra và đứa con
nghiêng người trước anh ta, sung sướng, mỉm cười; đó là trò chơi.
Tôi không biết liệu chuyện này
là thực hay không, nhưng dường như nó là thực, đáng phải thực, nó mang nghĩa sâu
sắc.
Ngay giữa lúc đó, một tiếng nói
được nghe thấy: "Dừng lại! Ngươi tin ta và điều đó là đủ." Và đứa con
nói: "Sao bố dừng lại thế? Làm đi chứ! Nó đang là trò chơi hay." Đứa
con đang trong tâm trạng chơi đùa.
Khi bạn tin cậy vào cuộc sống,
bạn tin cậy vào Thượng đế, bởi vì cuộc sống là Thượng đế, và không có Thượng đế
khác. Khi bạn tin cậy và nổi cùng nó, ngay cả cái chết cũng được biến đổi. Thế
thì không có cái chết. Bạn chưa bao giờ thử tồn tại một cách tách biệt cho nên
làm sao bạn có thể chết được? Cái toàn thể bao giờ cũng sống: chỉ cá nhân tới
và đi. Sóng tới và đi: đại dương cứ tiếp diễn mãi mãi. Nếu bạn không tin vào bản
thân mình như con sóng tách rời, bản ngã, thế thì làm sao bạn có thể chết được?
Bạn bao giờ cũng sống và bao giờ cũng trong cái toàn thể. Bạn đã sống trước
đây, khi bạn không có, bạn đang sống ngay bây giờ, khi bạn nghĩ bạn hiện hữu,
và bạn sẽ lại sống, khi bạn sẽ không có đó. Giấc mơ về hiện hữu tách rời là bản
ngã, và bản ngã tạo ra xung đột. Qua xung đột bạn tiên tan và chết. Qua xung đột
bạn khổ. Qua xung đột bạn mất mọi điều là có thể cho bạn. Mọi khoảnh khắc phúc
lành là có thể; mọi khoảnh khắc cực lạc là có thể, nhưng bạn bỏ lỡ. Bạn bỏ lỡ bởi
vì bạn là chiến sĩ.
Người này nói:
Ta điều chỉnh bản thân ta với
nước, không điều chỉnh nước theo ta. Và do vậy ta có khả năng thuận theo nó
theo kiểu cách này.
Nhưng đó không phải là phương
pháp, đó không phải là kĩ thuật, không phải là cách thức; đó là việc hiểu biết.
Và nhớ, chung cuộc, hoặc bản
ngã có thể tồn tại, hoặc hiểu biết, cả hai không thể cùng tồn tại. Nếu bản ngã
tồn tại, bạn không có hiểu biết; bạn chỉ là đứa trẻ dốt nát tin rằng bạn là
trung tâm của cái toàn thể, và, thấy rằng điều đó không phải là vậy, bạn đâm ra
khổ. Thấy rằng bạn không là trung tâm, bạn tạo ra địa ngục của bạn. Hiểu biết
nghĩa là hiểu toàn thể tình huống. Đơn giản nhìn vào toàn thể hiện tượng cuộc sống
của bạn, bên trong và bên ngoài, bản ngã biến mất. Với hiểu biết không tồn tại
bản ngã, hiểu biết là con đường, là cách thức.
Thế thì bạn trong hoà hợp,
trong hài hoà, trong nhịp điệu, trong cùng bước với cuộc sống. Thế thì đột
nhiên bạn đi tới cảm thấy rằng bạn nhảy vào trong cơn xoáy nước và bạn đi ra
cùng xoáy cuộn. Và trò chơi này là vĩnh hằng - nhảy vào trong xoáy nước, đi ra
cùng xoáy cuộn - đây là trò chơi vĩnh hằng. Đó là điều người Hindus đã gọi là
leela, cuộc chơi vũ trụ vĩ đại. Thỉnh thoảng bạn tới như con sóng, và thế rồi bạn
biến mất. Thế rồi lần nữa bạn tới như con sóng, và bạn biến mất. Và điều này cứ
diễn ra mãi, không có khởi thuỷ cho nó và không có chung cuộc cho nó. Bản ngã
có thuỷ, bản ngã có chung, nhưng bạn, không có bản ngã, là vô thuỷ, vô chung. Bạn
là chính vĩnh hằng, nhưng trong cái toàn thể, trong hoà hợp với cái toàn thể.
Chống lại cái toàn thể, bạn là cơn ác mộng cho bản thân bạn.
Cho nên hoặc có bản ngã hoặc có
hiểu biết. Chọn lựa là của bạn. Không có nhu cầu để khiêm tốn, chỉ cần hiểu biết.
Và điều đó giống như bạn đã thắp sáng cây nến trong phòng tối - đột nhiên bóng
tối không có đó, bởi vì ánh sáng và bóng tối không thể cùng tồn tại được. Cũng
thế, bản ngã và hiểu biết không thể cùng tồn tại.
0 Đánh giá