Chương 6. Thức tỉnh

Chương 6. Thức tỉnh

Price:

Read more

Cỏ tự nó mọc - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 6. Thức tỉnh

Trong ba năm rèn luyện khắt khe dưới thầy vĩ đại Gizan, Koshu vẫn không có khả năng thu được tỏ ngộ.
Vào lúc bắt đầu của phiên rèn kỉ luật đặc biệt bẩy ngày, anh ta nghĩ cơ hội của mình chung cuộc đã tới. Anh ta leo lên tháp của cổng đền, và lên tới chỗ ảnh của các a la hán anh ta làm lời nguyện này: "Hoặc là mình nhận ra các giấc mơ của mình ở đây, hoặc họ sẽ thấy xác mình dưới chân tháp này."
Anh ta sống trong tình trạng không ăn không ngủ, để bản thân mình vào ngồi thiền thường xuyên, thường kêu lên những điều như: nghiệp của tôi là gì mà mặc cho mọi nỗ lực tôi vẫn không thể hiểu thấu được con đường?
Cuối cùng anh ta thừa nhận thất bại, và, quyết tâm chất dứt nó tất cả, anh ta đi tới lan can và từ từ đưa chân lên qua nó. Vào chính lúc đó anh ta được thức tỉnh.
Quá vui mừng, anh ta chạy xô xuống cầu thang và qua mưa về phòng của Gizan.
Trước khi anh ta có dịp nói, thầy đã kêu lên: "Hay lắm! - ông chung cuộc đã có ngày của mình.
Con người là con vật duy nhất có thể nghĩ, cố gắng, hay thực tế tự tử. Tự tử là rất đặc biệt. Nó có tính người.
Con vật sống, chúng chết, nhưng chúng không thể tự tử được. Chúng sống, nhưng không có vấn đề gì, cuộc sống không tạo ra bất kì 'cảm giác lo lắng,' phiền não nào. Cuộc sống không phải là lo âu cho chúng - chúng đơn giản sống nó; và thế rồi, cũng đơn giản như chúng sống, chúng đơn giản chết. Con vật không có ý thức chết nào. Thực ra, chúng không nhận biết về sống, không nhận biết về chết, cho nên vấn đề tự tử không nảy sinh. Chúng không ý thức chút nào; chúng sống trong giấc ngủ sâu nhất của vô thức.
Chỉ con người mới có thể tự tử. Điều đó nghĩa là chỉ con người mới có thể làm cái gì đó về sống hay chết; điều đó nghĩa là chỉ con người mới có thể chống lại cuộc sống. Khả năng này có đó bởi vì con người là có ý thức. Nhưng nhớ lấy, các vấn đề của cuộc sống, lo âu, căng thẳng, hay quyết định chung cuộc để tự tử, không tới từ tâm thức - chúng tới từ ý thức phân mảnh.
Điều này phải được hiểu sâu. Vị Phật cũng ý thức, nhưng ông ấy không thể tự tử, thậm chí không thể nghĩ về điều đó. Tự tử không tồn tại cho vị Phật, nhưng ông ấy ý thức. Tại sao? Con vật là vô thức toàn bộ; Phật ý thức toàn bộ. Với ý thức không có vấn đề gì, hay, với vô thức toàn bộ không có vấn đề gì. Thực ra, là toàn bộ theo bất kì cách nào cũng là ở bên ngoài vấn đề.
Con người là có ý thức mảnh mẩu: một phần của con người đã trở thành có ý thức. Điều đó tạo ra toàn thể vấn đề. Phần còn lại, phần lớn hơn, vẫn còn vô ý thức. Con người đã trở thành hai. Một phần là có ý thức, toàn thể phần còn lại là vô ý thức. Sự gián đoạn đã xảy ra trong con người. Con người không là một toàn thể. Con người không là một mảnh. Con người là hai phần. Nhị nguyên đã bước vào. Con người chỉ như tảng băng, nổi trong đại dương: một phần mười ở ngoài nước, chín phần mười ẩn bên dưới. Cùng điều này là tỉ lệ của ý thức và vô thức con người: một phần mười của tâm thức đã trở thành ý thức, chín phần mười của tâm thức vẫn còn trong vô thức. Chỉ tầng đỉnh là có ý thức, và toàn thể bản thể vẫn còn ở dưới bóng tối sâu sắc.
Tất nhiên sẽ có vấn đề, bởi vì xung đột đã nảy sinh trong bản thể. Bạn đã trở thành hai; và phần ý thức là nhỏ tới mức nó gần như bất lực. Nó có thể nói, nó rất giỏi nói; nó có thể nghĩ nhưng khi khoảnh khắc tới để làm cái gì đó, chính vô thức được cần tới vì vô thức có năng lượng làm điều đó. Bạn có thể quyết định rằng bạn sẽ không giận lần nữa, nhưng quyết định này tới từ phần bất lực của tâm trí, phần mà là có ý thức, phần có thể thấy rằng giận dữ là vô tích sự, có hại, độc hại; phần có thể thấy toàn thể tình huống, và quyết định. Nhưng quyết định này không có sức mạnh đằng sau nó, bởi vì mọi sức mạnh đều thuộc về phần vẫn còn vô thức. Phần có ý thức quyết định, 'Mình sẽ không giận nữa,' và và nó không giận - cho tới khi tình huống nảy sinh. Khi tình huống nảy sinh, ý thức bị đẩy sang bên, và vô thức trồi lên bề mặt. Nó đầy sức sống, nó mạnh mẽ, nó có năng lượng, và đột nhiên bạn bị áp đảo. Ý thức có thể cố trong một chốc, nhưng nó là vô dụng - chống lại sóng triều nó không là gì cả. Khi vô thức trở thành sóng triều và kéo tới tiếp quản tình huống, bạn bị sở hữu, bạn không còn là bản thân mình như bạn biết bản thân mình vậy, bản ngã của bạn bị tống ra .
Mọi quyết định được lấy bởi ý thức của bạn đơn giản không có ý nghĩa: chính vô thức làm mọi việc. Lần nữa, khi tình huống đã qua, vô thức thoái lui và ý thức quay lại lên ngôi. Ý thức lên ngôi chỉ khi vô thức không có đó.
Điều đó giống như người hầu. Khi hoàng đế không có đó người hầu ngồi lên ngai vàng và ra lệnh. Tất nhiên, không ai ở đó để nghe anh ta, anh ta có một mình. Khi hoàng đế tới người hầu đơn giản phải rời khỏi ngai vàng và lắng nghe hoàng đế. Phần lớn hơn của bạn bao giờ cũng vẫn còn là hoàng đế, phần nhỏ hơn vẫn còn như người hầu.
Thế thì nhiều xung đột nảy sinh, bởi vì phần ra quyết định không thể hành động được, và phần hành động không thể quyết định được. Phần nhìn thấy mọi sự có thể nghĩ về chúng, nhưng không có năng lượng; và phần không thể thấy được, là hoàn toàn mù, lại có mọi năng lượng.
Trong con vật không có hai phần, chỉ vô thức tồn tại, và không có suy nghĩ, nó hành động. Không có vấn đề gì, bởi vì không có xung đột bên trong. Trong vị Phật, cũng thế, cùng điều đó xảy ra từ đầu kia: cái toàn thể đã trở thành có ý thức. Đây là nghĩa của chứng ngộ, satori, samadhi. Bạn đã lại trở thành như con vật - một mảnh. Bây giờ, bất kì điều gì Phật quyết định, điều đó tự động xảy ra, bởi vì không có người nào chống lại điều đó, không người nào vô nhận biết về nó. Không có người khác trong nhà. Phật sống một mình trong nhà, cho nên Phật không cần vật lộn. Ông ấy nhìn tình huống, ông ấy quyết định và hành động. Thực ra, quyết định và hành động không phải là hai trong vị Phật - quyết định là hành động. Ông ấy đơn giản thấy rằng giận dữ là vô dụng, và giận dữ biến mất. Không có nỗ lực để áp đặt lên nó, ép buộc nó. Vị Phật vẫn còn chùng lỏng và tự nhiên. Ông ấy có thể đảm đương được. Bạn không thể đảm đương được chùng lỏng và tự nhiên, bởi vì khoảnh khắc bạn chùng lỏng và tự nhiên, vô thức kéo tới. Bạn phải cứ kiểm soát bản thân bạn, và bạn càng kiểm soát nhiều, bạn càng trở thành nhân tạo hơn.
Người văn minh là hoa nhựa. Người đó không có sinh lực, không năng lượng - và khi không có năng lượng, không có vui mừng. Một trong những nhà thơ Anh vĩ đại nhất, William Blake, có một dòng hay về điều đó, một sáng suốt rất sâu lắng. Ông ấy nói: Năng lượng là vui mừng. Không có vui mừng khác. Chính sinh lực, chính năng lượng của bản thể, là vui mừng, là phúc lạc. Chỉ bất lực là khổ, yếu là khổ. Và nhị nguyên tạo ra bất lực.
Và bất kì năng lượng nhỏ bé nào còn lại sau khi bạn bị chia làm đôi, cái đó nữa cũng diễn ra như việc lãng phí trong xung đột bên trong. Bạn liên tục tranh đấu bên trong, liên tục kìm nén cái gì đó, liên tục cố áp đặt cái gì đó khác. Giận tới, và bạn muốn là không giận; tham tới, và bạn muốn là không tham; sở hữu tới, và bạn muốn không sở hữu; bạo hành tới, và bạn muốn là bất bạo hành; có độc ác, và bạn cứ áp đặt từ bi; có nhiều rối loạn, và bạn muốn thanh thản và im lặng; cái gì đó cứ diễn ra bên trong, và bạn cứ áp đặt cái gì đó khác lên nó, tranh đấu liên tục tiêu tán năng lượng còn lại. Và điều này sẽ là vậy, chừng nào lần nữa bạn chưa trở thành một.
Có hai cách để trở thành một: hoặc rơi trở lại con vật, hoặc vươn lên tới Phật.
Tất nhiên, rơi lại là dễ dàng hơn. Nỗ lực sẽ không được cần tới, bạn có thể đơn giản tuột xuống. Nó là việc đi xuống dốc, không nỗ lực; và đi lên là khó. Do đó cả triệu người chọn con đường đi xuống. Đường đi xuống dốc là gì khi có liên quan tới tâm thức? Ma tuý, rượu cồn, dục là những cách xuống dốc.
Trong hành động dục sâu bạn lại trở thành con vật, bạn không còn là con người. Lỗ hổng được bắc cầu. Trong cực thích dục sâu, nhị nguyên biến mất, người kiểm soát không còn đó nữa. Trong hành động dục sâu, cái toàn thể của bạn bắt đầu vận hành như một toàn thể. Tâm trí không còn đó, bản ngã không còn đó, người kiểm soát và việc kiểm soát không còn đó, bởi vì hành động dục là không tự nguyện. Ý chí của bạn không được cần tới, ý chí của bạn không được yêu cầu. Bạn không còn ý chí, ý chí bị buông xuôi. Đột nhiên bạn lùi trở lại thế giới, thế giới con vật, thế giới tự nhiên; lần nữa bạn đã đi vào trong Vườn Eden, lần nữa bạn là Adam hay Eve - không còn là con người văn minh.
Đó là lí do tại sao mọi xã hội kết án dục. Họ sợ nó. Nó là cửa sau đi vào Vườn Eden. Mọi nền văn minh đều sợ dục. Nỗi sợ tới, bởi vì một khi bạn biết sự tồn tại không được kiểm soát thế thì bạn sẽ không thích kiểm soát chút nào. Bạn có thể trở thành người nổi dậy, bạn có thể quẳng mọi qui tắc và qui định theo gió, bạn có thể quẳng Khổng Tử ra cát bụi. Lần nữa bạn có thể trở thành con vật; và nền văn minh sợ điều đó. Cho nên, dục là được phép, bởi vì nếu nó không được phép thế nữa nó sẽ tạo ra rắc rối. Nó là bản năng bắt rễ sâu trong chính sinh học, trong chính sinh lí của bạn, trong chính hoá chất sâu hơn, tới mức nếu nó không được phép, nó sẽ tạo ra suy đồi, bạn có thể phát điên. Cho nên xã hội cho phép nó theo liều nhẹ, vi lượng đồng cân. Đó là nghĩa của hôn nhân - hôn nhân là liều lượng nhẹ, vi lượng đồng cần được kiểm soát theo cách nào đó. Bạn được phép có một chút ít cửa sổ ra khỏi xã hội, nhưng xã hội vẫn quản lí việc kiểm soát lối ra. Hôn nhân là tình yêu cộng với luật pháp - cái 'cộng thêm luật pháp' đó là việc kiểm soát quanh nó. Nếu yêu là được phép mà không có luật pháp nào, nỗi sợ là ở chỗ con người sẽ lại rơi vào trong thế giới con vật.
Và nỗi sợ dường như là đúng; nỗi sợ có nghĩa. Con người có thể rơi xuống qua yêu, bởi vì con người có thể vươn lên qua yêu. Con người có thể rơi xuống qua nó vì chiếc thang bao giờ cũng là một dù bạn trèo lên hay bạn trèo xuống. Yêu có thể vươn lên tới những chiều cao mà Jesus có thể nói: Tình yêu là Thượng đế. Và yêu có thể rơi xuống chiều sâu tới mức xã hội thường xuyên theo dõi, cảnh sát bao giờ cũng ở quanh, quan toà ngồi đó.
Yêu không phải là tự do. Tại sao, trong yêu, con người có thể rơi xuống sâu thế? Bởi vì trong yêu kiểm soát bị mất, vực thẳm được bắc cầu, bạn lại trở thành một mảnh - nhưng bạn thoái lui về thế giới con vật. Yêu cũng có thể dẫn bạn tới điều Thiêng liêng, nhưng thế thì yêu phải rất, rất có tính thiền. Thế thì yêu phải là 'yêu cộng với thiền.' Đó là điều Mật tông là gì - 'Yêu cộng với thiền.' Bạn đi vào trong yêu, bạn cho phép toàn thể bản thể của bạn được tự do toàn bộ, nhưng dầu vậy, sâu tại trung tâm, bạn vẫn còn là nhân chứng. Nếu nhân chứng bị mất, bạn đang đi xuống núi; nếu nhân chứng vẫn còn đó, thế thì yêu, cùng chiếc thang đó, có thể dẫn bạn tới chính cõi trời tối thượng.
Rượu... mọi xã hội đã từng chống lại nó, nhưng dầu vậy, họ phải cho phép nó, bởi vì họ biết rằng không có rượu sẽ có nhiều hỗn độn. Rượu phải được phép theo liều nhẹ, liều hợp pháp; về pháp luật nó phải được phép. Tại sao? Bởi vì nó làm dịu mọi người; nó là thuốc an thần. Và mọi người đang trong phiền não bên trong thế, họ cần cái gì đó để làm dịu chúng. Bằng không họ sẽ đơn giản nổi đoá. Họ sẽ đơn giản phát điên. Cho nên không xã hội nào có thể đảm đương được việc cho tự do về rượu, nhưng không xã hội nào có thể cấm đoán được nó hoàn toàn. Điều đó là không thể được. Cả hai cách đều sẽ khó kiểm soát. Rượu là một nhu cầu. Nó là nhu cầu bởi vì căng thẳng là lớn ở bên trong tới mức bạn sẽ phát điên vì nó.
Và thế rồi nhiều kiểu ma tuý đã được nảy ra - và điều đó không phải là lần đầu tiên, nó bao giờ cũng là vậy. Từ soma của Rigveda tới LSD 5, nó bao giờ cũng là vậy. Ma tuý cứ bật đi bật lại. Chúng lại phải bị ấn xuống, bị nghiền nát; và xã hội cố quên chúng. Nhưng lần nữa chúng quay lại. Dường như có nhu cầu sâu sắc. Nhu cầu là: chiếc cầu được cần giữa ý thức và vô thức. Chừng nào một người chưa trở nên có tính thiền chân thành, ma tuý sẽ được cần tới. Chừng nào bạn còn chưa đi lên, bạn sẽ phải rơi xuống.
Bạn không thể vẫn còn tĩnh tại. Đây là một trong những luật sâu sắc hơn của sự tồn tại: không người nào có thể vẫn còn tĩnh tại. Hoặc người đó phải đi lên, hoặc người đó phải rơi xuống; bởi vì cuộc sống không biết tới nghỉ ngơi, nó chỉ biết tới vận động. Hoặc bạn đi tới, hoặc bạn sẽ bị kéo lui, nhưng bạn không thể nói rằng bạn sẽ dính vào trạng thái của bạn - bạn sẽ không đi xuống và bạn sẽ không đi lên.
Không, điều đó là không thể được. Nếu bạn không đi lên, bạn đã rơi xuống - bạn có thể hay bạn không thể biết điều đó. Chỉ một xã hội có tính thiền mới có thể tự do với rượu và ma tuý, và các cách thức hoá chất khác để bắc cầu qua lỗ hổng.
Bạn có thể bắc cầu qua lỗ hổng bằng việc tỉnh táo hơn, đó là lí do tại sao có nhấn mạnh nhiều thế vào tỉnh táo, nhận biết, chứng kiến, quan sát. Tại sao? Bởi vì bạn càng trở nên tỉnh táo hơn, vô thức càng trở thành ý thức hơn. Đó là cách duy nhất. Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo hơn, nếu bạn bước đi với nhận biết, nếu bạn nói, nghe, với nhận biết, nếu bạn ăn, tắm, với nhận biết, không như robot, không bước đi trong ngủ và làm mọi thứ, hay làm các thứ và nghĩ về các thứ khác - điều đó nữa cũng là một loại ngủ - không, nếu bạn làm việc của bạn một cách có ý thức, lưu tâm, các khoanh vô thức được biến đổi thành ý thức, và dần dần tảng băng của bạn thoát ra khỏi nước tối, ra ngoài đại dương.
Khi toàn thể bạn ra khỏi bóng tối, đây là samadhi, chứng ngộ này, đây là trạng thái của vị Phật, hay a la hán: người không còn bất kì vô thức nào trong mình, người không còn bất kì góc tối nào bên trong bản thể mình. Toàn thể ngôi nhà được chiếu sáng. Bây giờ, bạn đã đạt tới sự thống nhất - trên bình diện cao hơn. Cho nên vị Phật là thuần khiết như con vật, đơn giản như con vật. Con vật có hồn nhiên của nó bởi vì dốt nát, và Phật có hồn nhiên của ông ấy bởi vì nhận biết chứng ngộ của ông ấy. Nguyên nhân đã đổi.
Đây là điều đầu tiên, trước khi chúng ta đi vào câu chuyện này.
Điều thứ hai: con người đi tới một điểm mà người đó bắt đầu cảm thấy rằng tự tử là cách duy nhất để thoát ra khỏi toàn thể đống lộn xộn này. Điểm này tới trong cuộc sống của mọi người - khi bạn chán ngán toàn bộ với vật lộn, khi bạn chán toàn bộ với toàn thể nỗ lực hiện hữu.
Nhớ lấy, cũng giống như tự tử, chán cũng là rất đặc biệt, nó cũng là tính người. Không con vật nào đã bao giờ chán. Nhìn vào mắt trâu mà xem, nhai cỏ, cùng cỏ đó mọi ngày, nằm đấy và nhai và nhai, chẳng bao giờ chán. Bạn có thể phát chán khi nhìn nó: nó không chán. Không con vật nào đã bao giờ chán, bạn không thể làm con vật chán được. Tâm trí quá dầy, quá đậm đặc - làm sao bạn có thể chán được? Để chán sự nhạy cảm rất, rất cao được cần tới, nhạy cảm của bạn càng cao, chán của bạn sẽ càng cao. Trẻ con không chán; chúng vẫn thuộc về thế giới con vật nhiều hơn vào con người, chúng là con vật con người. Chúng vẫn tận hưởng những điều đơn giản, chúng không chán. Mọi ngày chúng có thể đi bắt bướm và chúng sẽ không bao giờ chán - và chúng sẵn sàng đi mọi ngày. Bạn đã bao giờ nói chuyện với trẻ con, kể chuyện cho chúng, cùng câu chuyện không? Chúng sẽ nói: Kể lại đi. Và bạn kể nó lần nữa và chúng sẽ nói: Kể nó nữa đi.
Bạn không thể làm chán trẻ con. Bạn không thể làm chán con vật. Chán là tính người, một phẩm chất rất lớn, thực ra, bởi vì nó tồn tại chỉ trên bình diện cao hơn của tâm thức. Khi người ta rất nhạy cảm người ta cảm thấy chán - cuộc sống dường như vô nghĩa, dường như không có mục đích trong nó; người ta cảm thấy dường như nó chỉ là ngẫu nhiên, dù bạn ở đây hay không cũng không tạo ra khác biệt gì. Khoảnh khắc tới khi người ta hoàn toàn chán tới mức người ta bắt đầu nghĩ tới tự tử.
Tự tử là gì? Nó đơn giản là rút ra. Nó chỉ là nói rằng thế là đủ rồi. Tôi không muốn chơi trò chơi này nữa. Tôi muốn rút ra khỏi toàn thể trò chơi. Chừng nào điểm này còn chưa đạt tới, tôn giáo là không thể, bởi vì chỉ từ điểm này mà bạn mới có thể hoặc tự tử, hoặc biến đổi bản thân mình. Đây là giao lộ.
Cho nên điều này đã từng là quan sát của tôi: những người trở nên có tính tôn giáo không chín chắn đơn giản phí hoài thời gian của họ. Trở nên có tính tôn giáo không chín chắn nghĩa là trở nên có tính tôn giáo mà không thực sự chán với cuộc sống, còn chưa thật chán. Trò chơi này vẫn còn hấp dẫn nào đó. Nó có thể là dục, nó có thể là tiền, nó có thể là chính trị, quyền lực. Nhưng cái gì đó trong cuộc sống vẫn có hấp dẫn. Thế thì bạn đã trở thành có tính tôn giáo không chín chắn, và điều này sẽ không ích gì: bạn sẽ đơn giản làm phí hoài thời gian của bạn. Người ta phải hoàn toàn chán; cuộc sống không còn hấp dẫn nào nữa; mọi giấc mơ đã tan tành; mọi cầu vồng đã biến mất; không có nhiều hoa, chỉ có gai; bạn bị bão hoà với nó. Thế thì không có nỗ lực về phần bạn để rời bỏ nó hay từ bỏ nó - nhớ lấy. Nếu có bất kì nỗ lực nào để từ bỏ nó, điều đó nghĩa là đã có chút ít hấp dẫn còn lại. Bằng không, cái gì là nỗ lực? Khi bạn chán với một thứ, bạn có từ bỏ nó không? Không, không có nhu cầu từ bỏ. Nó đã bị từ bỏ.
Nếu bạn thoát li lên rừng, bạn đang thoát li khỏi ai? Khỏi hấp dẫn nào đó để nấn ná trong thế giới - bằng không thì tại sao? Bạn thoát li đi đâu, và tại sao? Ngay cả trong thoát li bạn đang biểu lộ rằng bạn bị gắn bó với cái gì đó. Nhớ điều này - đây là qui tắc: bất kì chỗ nào bạn thoát li, đều có hấp dẫn của bạn. Nếu bạn thoát li khỏi đàn bà, đàn bà là hấp dẫn của bạn. Nếu bạn thoát lí khỏi chính trị, chính trị là hấp dẫn của bạn. Và bạn càng chạy nhanh, hấp dẫn càng lớn.
Đây là không chín chắn, bạn sẽ bị triệu lại. Bạn có thể đi lên Himalayas, nhưng bạn sẽ nghĩ rằng bạn đã được chọn làm tổng thống một nước. Bạn sẽ mơ. Ngồi trên Himalayas trong hang cô đơn, bạn sẽ thấy nhiều apsaras, đàn bà đẹp, tới từ cõi trời. Họ là con của tâm trí bạn. Không ai phái đàn bà đẹp tới bạn: chính là từ đàn bà mà bạn đã thoát li.
Không chín chắn. Không có từ bỏ trong tâm trí không chín chắn. Chín chắn được cần tới, và chín chắn nghĩa là bạn đã sống cuộc sống, biết nó tới chính chiều sâu, và đã thấy nó thiếu. Không có gì trong nó, cuộc hành trình là đầy đủ; bạn có thể sống trong chợ, hay bạn có thể đi lên tu viện. Không thành vấn đề, nó tất cả là như nhau thôi. Cuộc sống không còn là sự hấp dẫn: bất kì chỗ nào bạn ở cũng không tạo ra khác biệt. Điểm này là điểm của tự tử. Và điểm này là điểm của tính chất sannyas. Tự tử hay sannyas: đây là phương án khác duy nhất. Và, chừng nào tính chất sannyas của bạn còn chưa là phương án khác cho tự tử, nó không rất có ý nghĩa đâu.
Đây là điểm mà bạn có thể cảm thấy khác biệt giữa tâm trí tôn giáo và tâm trí trần tục. Tâm trí trần tục không có phương án nào. Khi người đó chán cuộc sống, tự tử là cách duy nhất, không có phương án khác cho nó.
Người vô thần - người đó sẽ làm gì khi người đó chán cuộc sống? Người đó có thể tự tử. Đó là lí do tại sao ở phương Tây có nhiều tự tử hơn. Đó là lí do tại sao nhiều đàn ông tự tử hơn đàn bà. Con số là gần như gấp đôi bởi vì đàn ông vô thần hơn đàn bà, ít tính tôn giáo hơn đàn bà. Ở phương Đông ngày càng ít tự tử hơn, ở phương Tây ngày càng nhiều hơn. Bạn đi về phía tây, và bạn di chuyển vào trong bán cầu của tự tử.
Các nhà tư tưởng lớn, các triết gia, nhà logic, tự tử nhiều hơn người thường, bởi vì suy nghĩ đưa đến hoài nghi, và một người hoài nghi, thực ra trở thành người tin vào chủ nghĩa vô thần. Bạn không thể vẫn còn trong hoài nghi bởi vì hoài nghi là trống rỗng. Bạn phải bám vào niềm tin nào đó - hoặc là vào Thượng đế, hay không Thượng đế; hoặc là vào khả năng của cuộc sống tương lai, hoặc không khả năng về cuộc sống tương lai; hoặc là vào một nghĩa, nghĩa siêu việt lên bình diện cao hơn, hay không bình diện cao hơn; nhưng bạn phải quyết định. Bạn không thể vẫn còn trong hoài nghi.
Tôi chưa bao giờ thấy bất kì ai sống trong hoài nghi. Người đó có thể tự gọi mình là người theo chủ nghĩa hoài nghi: không, chủ nghĩa hoài nghi là niềm tin của người đó. Người đó có thể tự gọi mình là người vô thần - tôi không tin vào Thượng đế - nhưng người đó tin vào việc không tin của mình. Và người đó tin một cách kiêu ngạo như bất kì người hữu thần nào; và người đó sẵn sàng bảo vệ niềm tin của mình như bất kì người hữu thần nào sẵn sàng tranh cãi, chứng minh. Không ai có thể sống trong hoài nghi được.
Cho nên có hai kiểu tâm trí: trần tục và tôn giáo. Hiểu khác biệt này là tốt. Tâm trí trần tục tin vào bất kì cái gì là thấy được bên ngoài, bất kì cái gì người đó có thể thấy, sờ. Người tôn giáo không chỉ tin vào cái thấy được bên ngoài, mà vào cả cái siêu việt. Tâm trí tôn giáo là tâm trí nói rằng mắt không thể vét cạn được thực tại. Thực tại là nhiều hơn mắt có thể thấy. Tay không thể ôm chặt mọi cái có đấy: thực tại là nhiều hơn. Tai không thể nghe mọi cái có đấy: thực tại là nhiều hơn. Tâm trí tôn giáo nói rằng bất kì cái gì bạn biết cũng chỉ là bộ phận - có thứ bên ngoài, cuộc sống này không phải là tất cả. Có nhiều thứ để sống, có nhiều lối mở. Tâm trí trần tục là tâm trí đóng; tâm trí tôn giáo là tâm trí mở - bao giờ cũng sẵn sàng di chuyển, bao giờ cũng sẵn sàng thăm dò, bao giờ cũng sẵn sàng hỏi, bao giờ cũng sẵn sàng du hành vào cái không biết. Nếu bạn có tâm trí trần tục, khi bạn chán với cuộc sống, và bạn đã sống mọi điều mà cuộc sống có thể cho, và bạn đã thấy nó là vô dụng, vô tích sự, nhiều nhất chỉ là đồ chơi để mà dính líu vào, bận rộn vào - và bạn có thể bận rộn với đồ chơi được bao lâu? - thế thì một khoảnh khắc tới, khoảnh khắc của chín chắn, khi đồ chơi phải bị vứt đi. Thế thì chẳng có gì cả. Cuộc sống này là tất cả, bây giờ nó đã thất bại. Bạn có thể tự tử. Không có gì khác dành cho bạn.
Chỉ vào khoảnh khắc đó của tự tử mà người ta mới đi tới biết thế giới đẹp của tôn giáo. Và cái gì là nghĩa của tôn giáo mới được nhận ra. Bởi vì cuộc sống này được kết thúc, nhưng có cuộc sống hơn; thế giới này được kết thúc, nhưng vũ trụ là bao la; chiều này đã kết thúc, nhưng có hàng triệu chiều - hết tầng nọ tới tầng kia của hiện hữu và sự tồn tại. Không có tận cùng cho nó. Tâm trí mở này là tâm trí tôn giáo, và tính bao la này của các khả năng là điều được ngụ ý bởi Thượng đế. Thượng đế là khả năng vô hạn cho bạn trưởng thành. Khi một hướng được kết thúc, hướng khác mở ra. Thực ra, bất kì khi nào một cánh cửa bị đóng lại, cánh cửa khác mở ra ngay lập tức.
Vào khoảnh khắc này của tự tử người đứng ở giao lộ: hoặc phá huỷ bản thân bạn, hoặc sáng tạo bản thân bạn theo cách mới. Cái cũ không còn nghĩa nào nữa. Hoặc phá huỷ bản thân bạn hoàn toàn - đó là tự tử - hoặc sáng tạo bản thân bạn theo cách mới toàn bộ tới mức bạn đi vào thế giới mới, và cuộc sống mới, và tình yêu mới.
Tâm trí trần tục đơn giản mang tính phá huỷ, tâm trí tôn giáo mang tính sáng tạo. Tâm trí tôn giáo nói rằng khi thế giới đã kết thúc điều đó đơn giản biểu lộ rằng cách bạn đã sống, chính cơ sở của cuộc sống của bạn, bị kết thúc - không gì khác. Bạn có thể sống theo cách khác; phong cách khác của hiện hữu là có thể. Sáng tạo cái mới đi. Mãi cho tới giờ bạn đã sống như thân thể, bây giờ bạn có thể sống như linh hồn. Mãi cho tới giờ bạn đã sống theo cách vật chất, bây giờ bạn có thể sống theo cách tâm linh. Mãi cho tới giờ bạn đã sống với tham và giận và dục, ghen tị và sở hữu, bây giờ sống theo cách khác đi, không sở hữu, trong từ bi. Mãi cho tới giờ bạn đã sống với tham như cơ sở của bạn, bây giờ sống như chia sẻ, chia sẻ toàn thể hiện hữu của bạn với người khác. Mãi cho tới giờ bạn đã sống bằng suy nghĩ và ý nghĩ và điều đó đã thất bại, bây giờ sống như thiền, như cực lạc đi. Mãi cho tới giờ bạn đã đi ra ngoài và ra ngoài và ra ngoài. Bây giờ quay lại đi.
Đây là nghĩa của cải tâm: quay lại, đi về cội nguồn. Cái bên ngoài đã bị kết thúc, cái bên trong có đó: bây giờ đi vào trong. Con người mới nảy sinh.
Người Hindu đã gọi điểm này là điểm của tái sinh. Một lần sinh được cho bởi bố mẹ - đó là việc sinh vào thế giới vật lí. Lần sinh khác được cho bởi bản thân bạn - đó là việc sinh, việc sinh thật, của bản thể bạn. Người Hindu gọi điều này là tái sinh, và với người đã đạt tới nó họ có cái tên đặc biệt - họ gọi người đó là dwij - được sinh hai lần. Từ trong bụng mẹ riêng của người đó, người đó bây giờ cho sinh thành mới cho bản thân mình. Chiều hướng mới mở ra: chiều hướng của nghĩa, của ý nghĩa, của ý nghĩa vĩnh hằng. Nhưng nó xảy ra chỉ khi bạn đã đi tới trạng thái của hiện hữu chán tới mức bạn muốn tự tử.
Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào câu chuyện Thiền hay này.
Trong ba năm rèn luyện khắt khe dưới thầy vĩ đại Gizan, Koshu vẫn không có khả năng thu được satori - tỏ ngộ.
Satori là samadhi, samadhi đầu tiên, chính lối vào trong samadhi, thế giới khác, hoàn toàn không được biết tới với bạn, hoàn toàn không tưởng tượng được với bạn, thậm chí không được mơ tới với bạn. Thế giới đó tồn tại ngay bên cạnh thế giới này. Thực ra bạn không phải di chuyển cho dù một bước: ngay bên cạnh thế giới này, ngay bên trong nó, nó tồn tại. Chỉ quan điểm của bạn phải thay đổi. Đột nhiên khi bạn có quan điểm mới để nhìn vào cùng thế giới này, thế giới khác được lộ ra. Thế giới là quan điểm của bạn, không gì khác. Thế giới này là xấu bởi vì quan điểm của bạn sai. Nếu thế giới này chỉ là phiền não, địa ngục, chính bởi vì quan điểm của bạn là sai. Thực ra không phải thế giới là địa ngục đâu: chính bạn tạo ra địa ngục quanh nó; đó là phóng chiếu của bạn.
Thế giới là trung lập, nó giống như màn ảnh phim - sạch sẽ, trắng, phẳng, thuần khiết. Và thế rồi tuỳ vào cái gì bạn chiếu lên nó. Bạn có thể phóng chiếu địa ngục, bạn có thể phóng chiếu cõi trời - hay bạn có thể vứt bỏ mọi phóng chiếu. Điều đó là moksha là gì. Không phóng chiếu cái gì là giải thoát tối thượng.
Trong ba năm rèn luyện khắt khe dưới thầy vĩ đại Gizan, Koshu vẫn không có khả năng thu được tỏ ngộ.
Cái gì đó phải được hiểu ở đây. Nếu bạn không làm nỗ lực nào, bạn sẽ không bao giờ đạt tới, nhưng bạn cũng có thể làm nỗ lực quá nhiều, và bỏ lỡ. Thỉnh thoảng bạn có thể làm quá nhiều; và điều này là vấn đề rất, rất tinh tế - làm sao giữ cân bằng chỉ ở giữa. Không làm gì là dễ, làm một thứ quá nhiều cũng là dễ. Điều khó là chỉ ở giữa, theo tỉ lệ đúng.
Với bản ngã, cực đoan là dễ dàng. Không làm gì là rất dễ, thế rồi làm nó quá nhiều cũng dễ. Những người có thân thể đã trở nên quá béo tới tôi và hỏi tôi phải làm gì. Họ có nên cứ nhịn ăn không? Và tôi biết rằng họ có thể ăn quá nhiều, một cách ám ảnh, hay họ có thể cứ nhịn ăn. Cả hai đều dễ. Nhưng nếu bảo họ chỉ cắt bớt lượng ăn đi một nửa, điều đó là khó. Họ có thể bỏ đói bản thân họ, điều đó không khó lắm. Dễ. Họ có thể tọng vào bản thân họ quá nhiều, điều đó nữa cũng là dễ, bởi vì trong cả hai trường hợp họ đang làm hại thân thể. Phẩm chất của thái đội sát hại của họ đối với thân thể vẫn còn là một. Họ có thể nhồi nhét nó: đây là một loại sát hại, bạo hành. Thế rồi họ có thể làm kiểu bạo hành khác: họ có thể cứ nhịn ăn. Cả hai đều là cực đoan và cả hai là sai. Cực đoan bao giờ cũng sai. Vẫn còn ở giữa bao giờ cũng đúng.
Ông Koshu này phải đã làm các thứ quá nhiều. Và chuyện bao giờ cũng xảy ra là khi bạn đi tới thầy bạn trở nên bị đắm đuối. Khi bạn ở gần thầy bạn bị hấp dẫn bởi sự hiện hữu của thầy tới mức bạn sẽ muốn nhảy, bạn muốn trở thành giống thầy, bạn muốn làm bất kì cái gì, hoạt động của bạn trở nên phát sốt - bạn đang trong vội vàng quá nhiều.
Koshu phải đã làm quá nhiều, bằng không với một thầy như Gizan, bạn có thể đơn giản ngồi bên cạnh thầy và satori có thể xảy ra. Tại sao ba năm nỗ lực và anh ta vẫn bỏ lỡ? Anh ta đã làm nó quá nhiều.
Khi bạn làm quá nhiều việc nào đó, lo âu được tạo ra; khi bạn làm quá nhiều việc nào đó, rối loạn bên trong được tạo ra. Bạn bị mất cân bằng, bạn không thể an bình được, và satori xảy ra chỉ khi bạn ở nhà. Thực ra, satori xảy ra chỉ khi bạn thực sự thảnh thơi.
Chỉ làm chừng nấy, điều giúp cho thảnh thơi, đừng làm quá mức về nó. Và người ta phải cảm thấy cách riêng của mình, bởi vì không công thức cố định nào có thể được cho, bởi vì nó khác biệt và tuỳ thuộc. Từng người phải tìm ra cân bằng riêng của mình, và, dần dần, người ta trở nên nhận biết về cân bằng là gì. Cân bằng là trạng thái của tâm trí nơi bạn im lặng, không nỗ lực, cách này cách nọ.
Khi bạn lờ phờ và không làm nhiều, thế thì năng lượng của bạn trở thành rối loạn, bởi vì quá nhiều năng lượng bên trong sẽ tạo ra bất ổn. Trẻ con là bất ổn. Có quá nhiều năng lượng tới trong hiện hữu của chúng và chúng không biết phải làm gì, tống nó đi đâu. Nếu bạn lờ phờ, bạn sẽ có quá nhiều năng lượng tạo ra hỗn loạn; năng lượng riêng của bạn sẽ trở thành kẻ thù của bạn. Hay, nếu bạn trở nên quá tích cực, làm quá nhiều, nếu bạn làm việc gì đó nhiều tới mức nó làm mòn mỏi năng lượng của bạn đi, và bạn cảm thấy bị kiệt quệ, mệt mỏi, thế thì bạn sẽ lại bất ổn, bởi vì bạn cần mức độ năng lượng bên trong nào đó. Quá nhiều năng lượng sẽ tạo ra bất ổn, hay quá kiệt quệ năng lượng, bạn sẽ cảm thấy bất ổn.
Với thầy điều đó gần như bao giờ cũng xảy ra. Thầy có trung tâm từ trong thầy, bạn trở nên bị đắm đuối. Nó giống như chuyện tình - bạn rơi vào trong tình yêu và thế rồi cơn sốt nảy sinh. Yêu là một loại sốt. Nhiệt độ lên cao.
Điều này phải đã xảy ra cho Koshu, bởi vì sau ba năm chẳng cái gì đã xảy ra.
Vào lúc bắt đầu của phiên rèn kỉ luật đặc biệt bẩy ngày, anh ta nghĩ cơ hội của mình chung cuộc đã tới.
Mọi năm, hay mọi sáu tháng, hay mọi ba tháng, họ có kỉ luật bẩy ngày đặc biệt trong các thiền viện có tên là zazen - ngồi thiền. Trong bẩy ngày người ta phải không làm gì ngoài thiền. Toàn thể năng lượng phải được mang vào nó, trong bẩy ngày liên tục, chỉ dừng để ăn - điều đó nữa, rất ít - và hai hay ba tiếng ngủ trong đêm, có vậy thôi. Trong hai mươi giờ còn lại người ta phải thiền và thiền. Người ta phải ngồi trong thậm chí sáu giờ liên tục trong tư thế thiền, và thiền. Và khi người ta cảm thấy hoàn toàn mệt mỏi, hay buồn ngủ, và người ta không thể ngồi thêm được nữa, thế thì người ta phải bước đi và thiền. Và trong cả phiên bẩy ngày thầy ở quanh bạn với cây thiền trượng, bởi vì khi bạn thiền trong ba tới bốn giờ, ngay cả nửa giờ cũng đủ cho người ta bắt đầu cảm thấy buồn ngủ. Cho nên thầy đánh vào đầu bằng cây thiền trượng. Bất kì ai cảm thấy buồn ngủ sẽ bị đánh ngay lập tức và được mang lại. Bẩy ngày của nỗ lực rất cố gắng... Điều đó giúp cho những người lờ phờ.
Nhưng Koshu này phải đã là đối lập toàn bộ. Phiên này sẽ không ích gì cho anh ta, nỗ lực đặc biệt sẽ không có ích cho anh ta: anh ta đã từng làm điều đó trong ba năm rồi. Thực ra, anh ta cần một kiểu thiền đặc biệt khác - bẩy ngày của thảnh thơi.
Điều này đã không tồn tại trong kỉ luật Thiền. Nó đáng phải thế, nó phải thế, bởi vì có hai kiểu người: người lờ phờ và người quá tích cực. Với người lờ phờ điều tốt là trong vài ngày họ nên cố gắng tới mức tối đa của họ; với người lờ phờ điều đó là tốt. Nhưng họ là chín mươi chín phần trăm, đó là lí do tại sao với một phần trăm không ai bận tâm. Với một phần trăm này, những người đã làm quá nhiều, phiên này sẽ không có ích gì.
Nhưng...
Vào lúc bắt đầu của phiên rèn kỉ luật đặc biệt bẩy ngày, anh ta nghĩ cơ hội của mình chung cuộc đã tới.
Bây giờ anh ta sẽ làm mọi điều mà anh ta có thể làm, vì gần hai mươi bốn giờ anh ta sẽ thiền. Bây giờ satori không thể thoát khỏi nắm bắt của anh ta.
Anh ta leo lên tháp của cổng đền, và lên tới chỗ ảnh của các a la hán anh ta làm lời nguyện này: "Hoặc là mình nhận ra các giấc mơ của mình ở đây, hoặc họ sẽ thấy xác mình dưới chân tháp này."
Bây giờ anh ta muốn đem toàn bộ năng lượng của mình cho nó, và anh ta chân thành, anh ta nghiêm chỉnh. Anh ta thực sự muốn có satori. Cho dù đời anh ta có phải bị trả giá cho nó anh ta cũng sẵn sàng.
Hoặc là mình nhận ra các giấc mơ của mình ở đây,
Anh ta nói trong tháp, trước ảnh Phật,
hoặc họ sẽ thấy xác mình dưới chân tháp này.
Anh ta sẽ tự tử.
Đây là điểm, điểm rất hiếm hoi trong cuộc sống - khi bạn sẵn sàng cho nhiều thế, khi bạn thực sự chân thành. Thế thì tự tử, hay samadhi - đây là phương án khác duy nhất.
Anh ta sống trong tình trạng không ăn không ngủ,
Trong bẩy ngày anh ta đã không ăn, anh ta đã không ngủ,
để bản thân mình vào ngồi thiền thường xuyên...
Ngồi thiền zazen chỉ là ngồi im lặng trong tư thế phật, không làm gì, đơn giản là nhận biết; không ăn, không ngủ, chỉ ngồi trong hai mươi bốn giờ. Anh ta đang làm hết sức, điều cuối cùng anh ta có thể làm, điều tối đa..
... thường kêu lên những điều như: nghiệp của tôi là gì mà mặc cho mọi nỗ lực tôi vẫn không thể hiểu thấu được con đường?
Khoảnh khắc này tới với mọi người tìm kiếm, khi người đó cảm thấy rằng mình đang làm mọi điều mình có thể làm, chẳng cái gì hơn là có thể.
Nghiệp của tôi là gì mà mặc cho mọi nỗ lực tôi vẫn không thể hiểu thấu được con đường?
Nhưng, thực ra, anh ta đã không thể hiểu thấu được con đường bởi vì những nỗ lực này - không phải không có chúng mà, bởi vì chúng.
Thứ nhất, lờ phờ là vấn đề, làm sao đem bạn ra khỏi lờ phờ của bạn. Và thế rồi thứ hai, vấn đề là làm sao giúp bạn vẫn còn ở giữa. Không di chuyển sang đầu đối lập, hiếu động thái quá, mà vẫn còn được cân bằng. Koshu đã làm điều đó quá nhiều. Nhưng điều đó đã giúp theo cách khác - qua nó satori không bao giờ được đạt tới, qua nó anh ta không thể nhận ra.
Cuối cùng anh ta thừa nhận thất bại, và, quyết tâm chất dứt nó tất cả... Bây giờ không có gì ở đó cả, mọi điều anh ta có thể làm anh ta đã làm rồi; nhiều hơn nữa anh ta không thể làm được, nhiều hơn nữa không có đó để được làm. Cho nên bây giờ không còn hi vọng; bây giờ chờ đợi vì cái gì?
Cuối cùng anh ta thừa nhận thất bại... Thất bại này không phải là thất bại thường, nó không phải là thất bại ở giữa nhiều thất bại, nó là thất bại toàn bộ. Khi bạn thất bại trong một điều, việc đó không tạo ra khác biệt gì, bởi vì có nhiều việc khác bạn sẽ thành công. Khi bạn thất bại trong một nỗ lực, bạn biết rằng bạn có thể làm nỗ lực khác. Nhưng đây là thất bại toàn bộ, bởi vì anh ta đã làm bất kì cái gì anh ta có thể làm, nhiều hơn nữa không thể được làm. Và không còn gì khác: với cuộc sống anh ta đã bị kết thúc rồi, bây giờ anh ta không còn hẹn hò gì với cuộc sống, trò chơi đó đã hoàn toàn qua rồi. Anh ta đã làm mọi điều mà anh ta có thể nghĩ tới và làm. Anh ta đã chấp nhận thất bại - satori đã không xảy ra.
... và, quyết tâm chất dứt nó tất cả...
Cho nên bây giờ tự tử là khả năng duy nhất. Samadhi không có đó cho anh ta. Anh ta chỉ có thể tự tử.
... Anh ta đi tới lan can và từ từ đưa chân lên qua nó. Vào chính lúc đó anh ta được thức tỉnh.
Satori đã xảy ra, bầu trời bao la của samadhi lập tức mở ra.
Điều này phải được hiểu, bởi vì nó có thể cũng vậy cho bạn. Đây không chỉ là một trường hợp, trong nhiều trường hợp nó cũng là vậy. Khi bạn là thất bại, thất bại toàn bộ, nhiều điều xảy ra bên trong bạn - bản ngã bay hơi. Ngay cả trong ngồi thiền zazen, ngồi im lặng trong bẩy ngày, không ăn, không ngủ, bản ngã vẫn có đó. Thực ra, ai đang hỏi về samadhi? Ai có đó hỏi rằngsamadhi đáng phải xảy ra? Đây là nỗ lực cuối cùng của bản ngã; bản ngã muốn hiểu thấu nó, và đó là rào chắn. Khi người đó chấp nhận thất bại, bản ngã tan biến, bởi vì bản ngã tồn tại chỉ với thành công. Thành công là thức ăn, chính chất liệu mà bản ngã cứ sống được. Nếu bạn thực sự thất bại, thất bại hoàn toàn, làm sao bản ngã có thể còn lại đó được? Bản ngã không thể tồn tại được trong thất bại tối thượng. Bản ngã biến mất; và cùng với bản ngã, lờ phờ và hiếu động, quá nhiều hoạt động, cả hai biến mất. Không có bản ngã bạn ở trong cân bằng. Đột nhiên, mọi thứ khớp và bạn ở trong cân bằng. Không có bản ngã không có cực đoan, nó không thể tồn tại được; cực đoan tồn tại như nỗ lực bản ngã. Đột nhiên bản ngã không có đó và bạn ở giữa. Và bây giờ, chính nỗ lực của tự tử là rất, rất cân bằng.
Cuối cùng anh ta thừa nhận thất bại, và, quyết tâm chất dứt nó tất cả, anh ta đi tới lan can và từ từ đưa chân lên qua nó.
Sao từ từ? Bây giờ, tự tử không còn là cái gì đó thực sự anh ta sẽ làm: tự tử là cái gì đó đã xảy ra cho anh ta. Được kết thúc với thế giới, cũng không có vội vàng, bởi vì anh ta không định đi đâu, anh ta đơn giản rút ra khỏi sự tồn tại. Không có vội vàng.
Im lặng, từ từ, anh ta đi tới lan can. Đây thực sự là chuyển động đẹp, rất sâu. Tự tử này đã là khác. Bạn có thể tự tử trong chính siêu áp lực rất lớn - đó là cách mọi người tự tử, trong siêu áp lực. Nếu họ được để chậm lại, cho dù một khoảnh khắc thôi, họ sẽ không tự tử. Nó phải được phạm phải khi bạn hoàn toàn điên. Nó phải được thực hiện khi bạn thực sự căng thẳng tới mức bạn không biết bạn đang làm gì. Cho nên, nếu bạn có thể để trễ việc tự tử cho dù một khoảnh khắc thôi, nó sẽ không bao giờ xảy ra.
Tôi có một người bạn. Anh ấy đang yêu một người đàn bà và người đàn bà này từ chối anh ta. Cho nên, tất nhiên, là nhà thơ, anh ta nghĩ tới tự tử. Gia đình anh ta rất bị náo loạn. Tất cả họ đều cố thuyết phục anh ta; nhưng họ càng cố, anh ta càng trở nên bị thuyết phục rằng anh ta phải tự tử. Điều này xảy ra. Không biết phải làm gì, họ khoá cửa nhà anh ta. Anh ta bắt đầu đập đầu vào cửa. Họ trở nên rất sợ. Làm gì đây?
Đột nhiên họ nhớ tới tôi và mời tôi tới. Tôi đi tới đó. Anh ta đang đập đầu vào cửa; anh ta thực sự đang cuồng nộ và hoàn toàn quyết tâm. Tôi tới gần cửa và tôi nói với anh ta, "Sao anh làm nhiều thứ biểu lộ điều đó thế? Nếu anh muốn tự tử, làm nó đi. Nhưng sao ồn ào nhiều thế? Và sao anh đập đầu vậy? Chỉ bằng đập đầu vào cửa anh sẽ không chết đâu. Cho nên nghe tôi đi, đi cùng tôi đi. Chúng ta có thể đi ra sông, có điểm đẹp ở đó tôi bao giờ cũng thiền. Cứ khi nào tôi định tự tử, đây là chỗ tự tử. Anh đi cùng tôi, đây là cơ hội tốt."
Bởi vì tôi không nói gì chống lại tự tử, anh ta bình tĩnh lại. Anh ta không đập đầu nữa. Anh ta thực sự phân vân, bởi vì bạn chưa bao giờ mong đợi rằng bạn của bạn sẽ giúp bạn tự tử. Cho nên tôi bảo anh ta, "Anh mở cửa ra và đừng làm bản thân mình thành kẻ ngu, và đừng giúp cho đám đông tụ tập ở đây. Sao nhiều tự quảng cáo mình về điều đó thế? Anh đơn giản đi cùng tôi và ném bản thân anh vào sông. Có thác nước trên sông và anh sẽ đơn giản biến mất."
Thế là anh ta mở cửa ra và anh ta nhìn tôi, anh rất phân vân. Tôi cầm tay anh ta, đem anh ta về nhà. Anh ta nói, "Khi nào chúng ta đi?" Nhưng anh ta hơi sợ, bởi vì tôi sẵn sàng tôi là nguy hiểm. Cho nên tôi nói, "Đêm nay là đêm trăng tròn và không vội gì. Khi người ta muốn chết, người ta nên chọn khoảnh khắc có triển vọng. Cho nên chúng ta sẽ đi vào nửa đêm, thế thì trăng tròn sẽ có đó và tôi có thể nói lời chào tạm biệt và anh có thể nhảy. Anh ta trở nên ngày một sợ hơn. Tôi đơn giản để trễ lại thời gian.
Chúng tôi lên giường vào mười giờ. Tôi đặt báo thức lúc mười hai giờ, và tôi bảo anh ta rằng thỉnh thoảng tôi không nghe thấy tiếng báo thức, cho nên nếu anh ta nghe thấy nó lần đầu tiên anh ta phải đánh thức tôi. Ngay khi báo thức bắt đầu, anh ta tắt luôn nó. Tôi đợi vài phút, rồi tôi nói, "Sao anh còn đợi? Đánh thức tôi đi." Anh ta đột nhiên trở nên cáu và nói, "Ông là bạn tôi hay kẻ thù của tôi? Dường như ông muốn giết tôi." Tôi nói, "Tôi không làm phán xét nào về phần tôi. Nếu anh muốn chết, tôi là người bạn, tôi phải hợp tác và giúp đỡ. Nếu anh không muốn chết, đó là quyết định của anh, cho nên nói cho tôi. Tôi trung lập. Xe sẵn sàng, tôi sẽ lái xe đưa anh tới chỗ đó; đêm đẹp và trăng đã lên. Bây giờ điều đó là tuỳ anh." Anh ta nói, "Đưa tôi về nhà. Tôi không định chết. Và ông là ai mà buộc tôi chết?"
Tôi chẳng ép buộc người nào - chỉ là một khoảnh khắc để trễ lại và người ta trở về ý thức của mình. Nhưng đây không phải là kiểu tự tử.
Nhân tiện, tôi phải bảo bạn, rằng chỉ có một tôn giáo trên thế giới mà cho phép tự tử - Jain giáo. Điều đó là hiếm hoi; chỉ Mahavira cho phép tự tử. Ông ấy nói rằng nếu bạn có thể chết rất im lặng, không có bất kì đa cảm nào về nó, nó là đẹp, không có gì sai với nó. Nhưng nó phải được thực hiện qua một thời gian rất dài, bằng không bạn không bao giờ biết. Cho nên bạn phải dừng ăn thức ăn, có vậy thôi. Phải mất gần ba tháng để một người không ăn chết đi. Trong ba tháng thân thể cứ tiếp diễn, dùng kho dự trữ của nó, năng lượng, và thức ăn và mọi thứ. Người ta cứ trở nên ngày một gầy nhom, thịt biến đi, chỉ mỗi xương còn lại. Phải mất gần ba tháng.
Cho nên Mahavira nói rằng nếu bạn muốn chết, và nếu việc tự tử này diễn ra là việc rút dần ra có tính tôn giáo, thế thì đừng làm nó trong vội vã. Làm nó một cách đơn giản, bởi vì bạn có ba tháng để nghĩ, và bạn có thể quay lại, không ai ép buộc bạn. Và có nhiều người đã làm điều đó theo cách đó trong quá khứ: nhiều người đã rút ra khỏi sự tồn tại sau khi không ăn trong ba tháng - đơn giản thiền, nằm ra. Thế thì tự tử đó là đẹp hơn việc sống thường của bạn vì họ không thực sự giết bản thân họ, họ đang chuyển sang cõi giới khác.
Koshu này đã di chuyển chậm rãi, không có vội vàng. Thực ra, khi sống không có nghĩa gì cho bạn, chết cũng không có nghĩa gì cho bạn. Khi sống là vô dụng, chết cũng là vô dụng, bởi vì chết không là gì ngoài cao trào của sống. Chết ngụ ý nhiều thế với bạn bởi vì sống ngụ ý nhiều thế với bạn. Nó bao giờ cũng theo cùng tỉ lệ. Nếu sống là rất, rất có nghĩa với bạn, bạn sẽ sợ chết. Khi sống là vô nghĩa, tất nhiên chết cũng là vô nghĩa. Không có vội vàng.
Anh ta đi tới lan can,
Anh ta đi tới lan can và từ từ đưa chân lên qua nó.
Vào khoảng khắc đó... Quán tưởng bức tranh này - một sư Phật giáo đứng trên tháp chậm rãi giơ chân, và đột nhiên có mọi điều mà anh ta bao giờ cũng muốn có. Satori đã xảy ra, tia chớp.
Điều gì đã xảy ra vào khoảnh khắc đó? Chậm rãi giơ chân lên để tự tử, cuộc sống đã hoàn toàn bị kết thúc; không có tham trong tâm trí, thậm chí chả cần satori. Không có bản ngã trong tâm trí, thậm chí không vì thành đạt tôn giáo. Tương lai đã hoàn toàn bị loại bỏ, bởi vì nó tồn tại chỉ với ham muốn. Ham muốn là tương lai, khao khát là tương lai. Chỉ một khao khát đã vẫn còn trong anh ta - vì satori. Khao khát đó đã tạo ra tương lai và thời gian, khao khát đó là rào chắn cuối cùng. Rào chắn cuối cùng đã bị vứt bỏ. Bây giờ không có tường lai, không ham muốn. Chỉ khoảnh khắc này tồn tại.
Tại khoảnh khắc này khi Koshu giơ chân lên chậm rãi, mọi thời gian dừng lại - không quá khứ, không tương lai: không quá khứ bởi vì cuộc sống đã được nhận ra là vô dụng; không tương lai vì không có khao khát, cho dù về satori.
Cái chân đó giơ lên, thời gian dừng lại. Cái chân đó giơ lên, tâm trí dừng lại - bởi vì không có gì để đạt tới, không có gì để nghĩ. Tại khoảnh khắc đó anh ta bước ra ngoài thời gian. Tại khoảnh khắc đó anh ta siêu việt lên trên thời gian. Tại khoảnh khắc đó bản thể của anh ta trở thành chiều đứng, không còn chiều ngang. Không còn quá khứ, không còn tương lai - mọi thứ lãng phí biến mất. Tại khoảnh khắc đó của việc giơ lên, anh ta đã không chỉ giơ chân lên, toàn thể bản thể của anh ta được nâng lên. Chiều đứng bắt đầu. Và đột nhiên, có satori.
Đột nhiên, vào chính lúc đó anh ta được thức tỉnh.
Nó bao giờ cũng xảy ra như vậy: nó xảy ra theo cùng cách với bản thân Phật. Ông ấy rời bỏ thế giới, cung điện, vợ đẹp, con mới sinh, toàn thể vương quốc. Thế giới không còn có nghĩa. Thế rồi trong sáu năm ông ấy đã cố gắng và cố gắng tới mức tối đa của mình. Ông ấy tới mọi thầy giáo, tới mọi thầy mà ông ấy biết. Và ông ấy nói, "Tôi sẵn sàng làm bất kì cái gì, nhưng tôi muốn biết cuộc sống là gì, tôi là ai." Và những thầy này, nhiều thầy trong sáu năm đó, đã bảo ông ấy làm nhiều thứ, và ông ấy đã làm chúng. Và ông ấy đã làm chúng hoàn hảo tới mức không thầy nào có thể bảo ông ấy rằng nó đã không xảy ra bởi vì ông ấy đã không làm tốt. Điều đó là không thể được - ngay cả thầy cũng không hoàn hảo được như đệ tử. Cho nên các thầy đã chấp nhận thất bại của họ, và họ nói rằng tới khoảnh khắc đó, tới chừng mực đó, họ có thể giúp; bên ngoài điều này bản thân họ không biết. Cho nên ông ấy phải tìm thầy khác. Thế rồi mọi thầy đều bị kết thúc.
Thế rồi ông ấy bắt đầu làm mọi thứ theo cách riêng của ông ấy; và ông ấy đã làm mọi thứ đã thịnh hành ở Ấn Độ trong nhiều thế kỉ. Ông ấy đã thử mọi phương pháp của hatha yoga, raja yoga. Ông ấy đã làm mọi thứ đã sẵn có. Ông ấy đã làm nó quá mức. Ông ấy quá lo nghĩ để thành tựu. Ông ấy quá nghiêm chỉnh về nó. Sự chân thành của ông ấy trở thành siêu căng thẳng bên trong, và ông ấy đã không thể đạt tới được.
Thế rồi một hôm, đi ngang qua sông Niranjana gần Bodhgaya, ông ấy đã yếu do nhịn ăn tới mức ông ấy không thể đi qua nó được. Nó là một dòng suối rất nhỏ nhưng ông ấy không thể bơi được qua nó, và ông ấy phải mắc vào rễ của một cây để cứu mạng mình. Ông ấy yếu thế. Trong khoảnh khắc đó ông ấy nghĩ, "Mình đã làm gì thế này? Mình đã phá huỷ thân thể mình và mình đã không đạt tới linh hồn nào; toàn thể nỗ lực này đã là ngu xuẩn."
Vào khoảnh khắc đó ông ấy vứt bỏ mọi nỗ lực. Thế giới đã là vô dụng, bây giờ thế giới tôn giáo của nỗ lực cũng là vô dụng. Vào hôm đó ông ấy đã thảnh thơi dưới một cây, cây này trở thành cây bồ đề mà dưới nó ông ấy đã đạt tới chứng ngộ. Ông ấy thảnh thơi. Thảnh thơi đó là toàn bộ. Lần đầu tiên, đã không có gì để đạt tới: tâm trí đạt tới bị vứt bỏ. Ông ấy đã làm mọi thứ và không cái gì hơn nữa có thể được làm. Cho nên làm gì? Ông ấy đơn giản ngủ.
Đêm đó không có mơ, bởi vì khi không có ham muốn, không có mơ. Mơ là cái bóng của ham muốn. Mơ là ham muốn cứ ám ảnh bạn ngay cả trong giấc ngủ của bạn. Cả đêm trôi qua cứ dường như nó là một khoảnh khắc.
Và đến sáng, sáng sớm, khi ngôi sao cuối cùng đang biến đi, ông ấy mở mắt ra và nhìn sao. Ông ấy ở trong cùng tình huống như Koshu khi Koshu giơ chân lên và định thả mình xuống từ tháp. Ngôi sao cuối cùng đang biến đi - và ông ấy mở mắt mà không có tâm trí bên trong, không ham muốn. Thời gian dừng lại - và đột nhiên, nó có đó. Khao khát của ông ấy là rào chắn.
Cho nên, người ta phải khao khát đầu tiên, và người ta phải cố gắng, và người ta phải làm mọi nỗ lực, và người ta phải lang thang, và tìm và hỏi, và người ta phải làm bất kì cái gì người ta có thể làm, và thế rồi, người ta phải vứt bỏ tất cả.
Bạn không thể bỏ nó ngay bây giờ được, bởi vì bạn chẳng có gì để bỏ cả. Đầu tiên bạn phải làm, thế rồi bạn có thể bỏ. Bạn có thể đi lên tháp, bạn có thể giơ chân rất, rất chậm rãi, nhưng chẳng cái gì sẽ xảy ra. Bởi vì vấn đề không phải là điệu bộ bên ngoài - với cái bên trong bạn còn chưa làm mọi điều phải được làm. Bạn có thể đi tới cây bồ đề và nằm ra, hoàn toàn thảnh thơi, và đến sáng, đích xác khi ngôi sao cuối cùng đang biến đi, bạn có thể mở mắt ra. Chẳng cái gì sẽ xảy ra.
Người ta phải trải qua nỗ lực gian nan để đi tới thảnh thơi toàn bộ. Thế thì đột nhiên nó xảy ra. Thực ra nó bao giờ cũng có đó rồi quanh bạn; chỉ bạn là không có đó. Bạn không hiện diện. Bạn đã đi trong tâm trí, trong ham muốn, trong tương lai, trong quá khứ, trong kí ức, trong ý nghĩ. Bạn quá bị gắn bó với mây, đó là lí do tại sao bạn không thể thấy được trời. Nó bao giờ cũng có đó. Thực ra mây vẫn lang thang trên trời. Samadhi là mọi thứ quanh bạn; samadhi là đại dương. Và bạn là cá - nhưng bạn không hiện diện.
Quá vui mừng, anh ta chạy xô xuống cầu thang và qua mưa về phòng của Gizan.
Trước khi anh ta có dịp nói, thầy đã kêu lên: "Hay lắm! - ông chung cuộc đã có ngày của mình.
Chính phẩm chất của người đã đạt tới satori thay đổi. Anh ta không cần nói - ít nhất với thầy - anh ta không cần nói, "Tôi đã đạt tới." Bởi vì chính rung động này, chính hiện hữu của người đã đạt tới, là khác toàn bộ. Ngay cả trước khi anh ta có thể nói cái gì, thầy đã nói, "Hay lắm! Vậy là ông đã đạt tới, vậy là nó đã xảy ra." Không cần nói về nó. Một khi nó xảy ra, những người biết sẽ thấy nó. Ngay cả những người không biết sẽ bắt đầu cảm thấy nó.
Bạn không thể tới con người của sự nhận ra mà không cảm thấy cái gì đó của cái không biết, không nghe tiếng bước chân của người đó trong thế giới của cái không biết, trong thế giới của điều bí ẩn. Bí ẩn bao quanh người đó. Trong chính cái bóng của người đó một phẩm chất rất thiêng liêng tồn tại. Trong chính chuyển động của người đó có sự thiêng liêng, bởi vì người đó là cái toàn thể. Satori làm cho bạn là toàn thể; bab làm cho bạn thành toàn thể. Bây giờ không còn phân chia giữa ý thức và vô thức. Đột nhiên nó được bắc cầu. Cái toàn thể đã trở thành ý thức.

Phẩm chất này cũng giống thế này: bạn nhìn ngôi nhà trong đêm, không ánh sáng bên trong. Thế rồi ai đó thắp đèn bên trong. Toàn thể phẩm chất của ngôi nhà thay đổi; ngay cả người đi ngang qua trên đường sẽ đột nhiên thấy rằng ánh sáng đang sáng trong nhà. Phẩm chất đã thay đổi. Từ cửa sổ, từ cửa ra vào, từ những khe nứt, ánh sáng toả chiếu ra bên ngoài. Ngôi nhà không còn tối nữa.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post