Read more
Tâm trí không gắn bó
với mọi thứ trên thế giới,
không nghĩ, không cảm,
là linh động và linh hoạt.
Mọi chư phật và bồ tát
đạt tới phật tính và niết bàn
như kết quả
của lời nguyện nhân từ.
Phật tính
nghĩa là không sinh, không diệt;
thế thì biết ảo tưởng đó
là sinh, chết, tái sinh.
Mặc dầu ông thực hành đức hạnh,
đừng tiếc rằng không may nảy sinh;
nghiệp sai trái
của thế giới trước
tan biến đi.
Khi chúng không là hai điều,
chúng không là một điều,
và gió
trong bức tranh mực Ấn Độ
quả thực mát mẻ.
Tại sao chư phật được gọi là chư phật
sau khi họ chết?
Vì họ không càu nhàu gì nữa,
vì họ không tạo ra phiền toái
Cho bản thân họ thêm nữa.
Thông điệp của phật có thể được cô đọng trong một từ. Từ đó là tự do. Tự do, tuyệt đối và vô điều kiện. Tự do không chỉ với tù túng bên ngoài mà với cả bên trong nữa. Tự do không chỉ với người khác mà với bản thân người ta nữa.
Các tôn giáo khác cũng nói về tự do, nhưng không theo nghĩa xuyên thấu đó mà trong đó Phật nói về nó. Các tôn giáo khác nói về tự do theo nghĩa cái ngã phải tự do. Phật nói theo nghĩa đối lập đối xứng, với chiều mới cho nó. Ông ấy nói: Người ta phải tự do với bản thân cái ngã.
Cái ngã là tù túng. Bạn không trong tù túng vì người khác, bạn trong tù túng vì bản thân bạn. Chừng nào bạn chưa biến mất, tù túng sẽ tiếp tục. Nó có thể đổi dạng, nó có thể trở nên được sửa đổi đây đó, nó có thể trở nên thuận tiện hơn, thoải mái hơn, nhưng nó sẽ vẫn còn.
Khoảnh khắc bạn biến mất, khoảnh khắc bạn thấy bản thân bạn là tuyệt đối trống rỗng, ai có thể làm ra nô lệ từ bạn được? Làm sao trống rỗng có thể bị thu lại thành cảnh nô lệ? Khi bạn không có, làm sao bạn có thể bị cầm tù? Khi bạn không có, tự do là toàn bộ. Tự do với cái ngã là tự do thực.
Những lời kinh này có giá trị mênh mông. Nhớ lấy, khi Phật nói về tự do ông ấy không ngụ ý tự do bình thường được nói tới bởi các chính khách, bởi các tu sĩ, và những người khác. Tự do xã hội và chính trị là: bạn là tự do đầy đủ chừng nào bạn nghĩ, hành động, ăn mặc, kiếm sống, nói năng và mua bán như mọi người khác. Bạn là tự do, chừng nào mà... Và điều kiện là nhiều tới mức tự do vẫn còn là hư huyễn.
Bạn không thể tự do được chừng nào bất kì cái gì xảy ra một cách tự phát trong bạn còn chưa được phép và chưa được chấp nhận một cách tuyệt đối. Con người đã bị lập trình, bạn đã được cho bản kế hoạch tổng thể - phải là gì, làm sao hiện hữu, cái gì là chấp nhận được và cái gì là không chấp nhận được. Và những chương trình đó đã bị đặt sâu bên dưới trong bản thể bạn tới mức bạn đã trở nên vô ý thức về chúng. Dường như là bạn đang hành động từ tự do; bạn đã bị lừa dối vô cùng.
Ngay cả khi bạn nghĩ bạn đang hàng động từ tự do, ngay cả khi bạn nghĩ bạn đang hành động từ lương tâm riêng của bạn, bạn không vậy. Xã hội đang kiểm soát bạn theo cách rất tinh vi. Khoảnh khắc đứa trẻ được sinh ra, xã hội bắt đầu lập trình đứa trẻ. Xã hội đối xử với bạn như máy tính; nó liên tục nạp và lập trình bạn. Đến lúc bạn trở nên tỉnh táo chút ít, bạn đã bị lập trình rồi - bạn đã là người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Jaina. Bạn đã bị cố định; bạn không còn linh động, bạn không còn tuôn chảy. Và bạn sẽ vận hành từ tính cố định này, từ sự ám ảnh này, mà xã hội đã đặt vào bên trong bạn.
Nó giống như điện cực được đặt vào bên trong não bạn. Bạn sẽ không biết gì về nó, nhưng nó sẽ kiểm soát bạn. Đó là điều lương tâm là gì.
Phật tuyệt đối chống lại lương tâm. Ông ấy ủng hộ tất cả cho tâm thức, nhưng không bao giờ cho lương tâm. Đó là cách mạng của ông ấy. Tôn giáo của ông ấy là tôn giáo cách mạng nhất mà đã xảy ra trên thế giới mãi cho tới nay. Ông ấy giải phóng bạn khỏi lương tâm. Tự do khỏi lương tâm là tự do khỏi chính trị, xã hội, tôn giáo, qui tắc luân lí...
Nhưng con người trở nên rất sợ: nhiều tự do thế sao? Hoảng hốt lớn nảy sinh trong bạn - vì bạn đã được dạy rằng về căn bản bạn là xấu; chừng nào bạn chưa được dạy để là đúng, bị ép buộc là đúng, bạn sẽ là xấu. Suốt nhiều thời đại, cái vô nghĩa này đã bị đặt vào đầu mọi người, rằng con người là ác một cách tự nhiên, rằng cái thiện phải được thực hành, trau dồi, rằng tính thánh thiện không phải là hiện tượng tự nhiên, rằng nó tới từ nỗ lực gian truân. Cái ác là tự nhiên và cái tốt là phi tự nhiên. Với cái thiện bạn phải làm việc cần mẫn. Với quỉ bạn không cần làm việc chút nào, nó sẽ chiếm quyền sở hữu bạn. Thượng đế phải được đạt tới qua trau dồi lớn lao của lời nguyện, yoga, thiền. Còn cái ác - Quỉ thì sao? Nó bao giờ cũng sẵn có cho bạn.
Đây là bức tranh hoàn toàn sai về bản tính con người. Chính cái đối lập mới là đúng: Thượng đế là tự nhiên, quỉ là phi tự nhiên.
Đây là chân giá trị Phật mang tới cho nhân loại, đây là điều vĩ đại mà ông ấy lại giới thiệu cho bạn. Đây là di sản kế thừa của bạn, kế thừa tự nhiên. Phật nói: Con người là tốt về bản tính. Không ai muốn là xấu - nếu mọi người là xấu, họ đã bị ép buộc là xấu. Yêu là tự nhiên, từ bi là tự nhiên, nhân từ là tự nhiên. Hận thù, bản năng sát hại, là không tự nhiên; chúng là suy đồi, bị ép buộc, bị thúc ép. Khi một người bị thúc ép người đó trở thành xấu - người đó phải trở thành xấu để sống còn. Bằng không việc nở hoa tự phát tự nhiên xảy ra theo cách riêng của nó.
Lương tâm là nỗ lực của xã hội để làm ra cái gì đó tốt từ bạn. Tâm thức không phải là nỗ lực để làm ra cái gì đó tốt từ bạn, tâm thức chỉ là việc cho phép tính như vậy của bạn nở hoa.
Lời kinh thứ nhất:
Tâm trí không gắn bó
với mọi thứ trên thế giới,
không nghĩ, không cảm,
là linh động và linh hoạt.
Đây là tự do: tâm trí linh động và linh hoạt. Làm sao tâm trí người Ki tô giáo có thể là linh động và linh hoạt được? Làm sao người Hindu có thể là linh động và linh hoạt được? Người đó đã cố định các ý tưởng về thực tại, về bản thân người đó, về cách cuộc sống phải vậy. Người đó không thể linh động được, người đó không thể tự do được. Người đó đã chấp nhận tù túng nào đó của ý thức hệ; người đó đã bắt đầu sống trong nhà tù. Người đó có thể gọi nhà tù đó là nhà thờ của mình hay đền chùa của mình, người đó có thể gọi nhà tù đó là Veda linh thiêng, Kinh Thánh linh thiêng - bất kì cái gì bạn muốn gọi cho nhà tù củ bạn, bạn có thể gọi nó. Đây là những cái tên hay. Đằng sau tên hay bạn che giấu thực tại xấu xí.
Người thực sự sống động không thể là người Hindu, không thể là người Mô ha mét giáo, không thể là Phật tử.
Người thực sự sống động đơn giản sống động, tuôn chảy, sẵn có, đáp ứng, tự phát. Người đó sống trong tính như vậy. Người đó giống như gương - người đó không có ý tưởng cố định; bất kì cái gì được đương đầu đều được phản ánh trong tính toàn bộ của nó, trong tính chân lí của nó, trong tính đích thực của nó.
Làm sao đạt tới tâm trí như vậy? Mọi đứa trẻ đều đem tâm trí như vậy vào thế giới. Không đứa trẻ nào được sinh ra trong bất kì ý thức hệ nào, với bất kì ý thức hệ nào. Mọi đứa trẻ được sinh ra đều hồn nhiên, thuần khiết, không ô nhiễm, tựa gương. Nhưng xã hội lập tức nhảy lên chúng, vồ lấy chúng, bắt đầu viết lên tâm thức sạch sẽ của chúng, tạo ra lương tâm - giúp chúng trở nên bị gắn bó với những thứ nào đó, giúp chúng để chống lại những thứ khác nào đó, bắt đầu cho chúng hình dáng.
Tự do là một loại vô hình dạng. Tù túng là hình dạng. Tù túng có sự sáng tỏ, nhớ lấy, vì tù túng có thể có định nghĩa. Tự do là mông lung, mờ đục, không thể có hình dạng nào đó. Nó thay đổi, nó thay đổi theo tình huống. Nó vẫn còn di động - nó là quá trình, nó không là vật. Và nó là sự năng động, không là hiện tượng được xác định, chết.
Tự do là không định nghĩa được, không dự đoán được. Bạn có thể dự đoán cuộc sống của tù nhân, bạn không thể dự đoán cuộc sống của người tự do. Người ta không bao giờ biết ngày mai sẽ đem lại cái gì, người ta không bao giờ biết người ta sẽ hành động ngày mai thế nào, người ta sẽ đáp ứng thế nào - vì người ta không bao giờ đáp ứng từ quá khứ. Và chỉ quá khứ mới là sẵn có cho chúng ta. Chúng ta có thể phán xét chỉ từ quá khứ, và tương lai của người đó không bao giờ là sự liên tục của quá khứ.
Tù nhân sống theo quá khứ; người đó có tính cách. Tương lai của người đó sẽ không là gì ngoài việc kéo dài của quá khứ - người đó là dự đoán được.
Người ta nói trong các kinh sách phương Đông cổ đại rằng chiêm tinh có thể giúp ích cho người vẫn còn vô thức, nhưng điều đó là tuyệt đối vô nghĩa về vị phật. Người máy móc có thể được dự đoán: quá khứ của người đó là sẵn có, và tương lai của người đó sẽ không rất rất khác với nó - có thể khác chút ít đây đó, về chi tiết, nhưng xu hướng chung là cố định.
Nhưng con người của nhận biết là tuyệt đối không thể dự đoán được. Cách người đó sẽ phản ứng, đáp ứng, không ai biết. Bản thân người đó cũng không biết điều đó - nhớ lấy điều đó. Làm sao người đó có thể biết được? Làm sao gương có thể biết cái gì sẽ được phản xạ trong khoảnh khắc tiếp? Liệu đó là mây bay qua, hay đàn ông hay đàn bà hay đứa bé - ai biết? Và có thể chẳng ai đi qua, nó có thể vẫn còn trống rỗng - thế thì nó sẽ phản xạ cái trống rỗng.
Người vô thức giống như bức tranh được vẽ, cố định. Người có ý thức chỉ là gương.
Có chuyện ngụ ngôn Sufi rất hay:
Chuyện xảy ra rằng một hoạ sĩ Đạo nhân tới trong triều đình của một đại đế. Và ông ấy nói ông ấy có thể làm cái gì đó mà không ai khác có thể làm được. Hoạ sĩ của triều đình nhà vua bị xúc phạm; ông ta nói, "Tôi sẵn sàng chấp nhận thách thức. Cả hai chúng ta sẽ cùng vẽ tranh và thế rồi nhà vua có thể phán xét."
Nhà vua cũng say mê. Ông ấy biết hoạ sĩ của mình - hoạ sĩ này là một trong những người hiếm hoi nhất, người giỏi nhất nước - ông ấy tin rằng hoạ sĩ của mình sẽ đánh bại hoạ sĩ Trung Quốc này. Thời hạn sáu tháng được cho.
Họ bắt đầu vẽ. Người Trung Quốc che bức tường của mình bằng tấm màn và không cho phép bất kì ai được nhìn vào bên trong xem ông ấy đang làm gì. Và ở ngay trước bức tường này, trên bức tường kia, hoạ sĩ kia đang vẽ bức tranh lớn, và mọi người đều được phép xem điều đang xảy ra.
Sáu tháng trôi qua và cả kinh thành đều biết rằng hoạ sĩ của họ sẽ thắng. Ông ấy chưa bao giờ làm cái gì giống thế này - nó là duy nhất, nó sống động thế.
Và ngày cuối tới và nhà vua tới và ông ấy nhìn vào tranh của hoạ sĩ của mình. Nó là duy nhất. Ông ấy nói, "Không ai có thể đánh bại được ông. Ta không thể hiểu được rằng người Trung Quốc kia làm sao sẽ có khả năng làm cái gì đó đẹp hơn cái này - điều đó là không thể được, nó là không thể được trong phạm vi con người. Ông đã làm điều cuối cùng.' Nó sống động thế.
Và thế rồi bức màn được kéo lên, và nhà vua đâm ra phân vân. Người Trung Quốc này đã chẳng làm tranh nào cả. Ông ấy đã đơn giản cọ và cọ bức tường và làm ra chiếc gương từ nó. Trong sáu tháng ông ấy đã cố gắng chuyển bức tường thành gương, và bây giờ nó là gương. Và nó phản chiếu bức tranh của hoạ sĩ kia. Không có tranh vẽ trên nó, nhưng có chiều sâu - vì bức tranh kia là phẳng. Bức tranh này là ba chiều, vì bức tranh được phản xạ sâu vào trong tường. Nó có chiều sâu, nó có cái đẹp.
Và nhà vua nói, "Ông đã đánh bại người của ta. Nhưng ông đã gian lận với chúng ta - ông đã không vẽ cái gì cả."
Và người Trung Quốc nói, "Nhưng đây là điều chúng ta gọi là tranh thực - tạo ra gương. Tranh của ông kia là chết! Tranh của tôi sẽ vẫn còn tính động, nó sẽ đổi khi mùa vụ đổi. Nó sẽ là hiện tượng sống động, nó sẽ có nhiều tâm trạng. Tới buổi tối, và nó sẽ có mầu sắc khác cho nó. Đến vào buổi sáng, mặt trời lên, và nó sẽ có mầu sắc khác cho nó. Và đến vào ban đêm... Tranh của tôi không phải là thứ chết, tôi đã làm ra cái gì đó sống động."
Hoạ sĩ Trung Quốc là một Đạo nhân; ông ấy biết rằng chỉ gương mới có thể sống động. Bạn có thể làm ra bức tranh đẹp - dù nó có thể đẹp thế nào, nó vẫn là chết, nó là đình trệ. Chỉ gương mới có thể vẫn còn tuôn chảy.
Từng đứa trẻ được sinh ra với chiếc gương này. Nhưng ngay lập tức chúng ta bắt đầu áp đặt các bức tranh lên chiếc gương của đứa trẻ. Chúng ta không chấp nhận tự do của nó. Trong lịch sử nhân loại khoảnh khắc may mắn còn chưa tới khi chúng ta có thể chấp nhận tự do mà đứa trẻ mang đi mang lại vào trong thế giới. Nó đem tới tự do của Thượng đế, nó đem tới Phật tính lặp đi lặp lại. Nhưng chúng ta nghiền nát Phật tính đó. Chúng ta lập tức bắt đầu xác định nó, chúng ta lập tức bắt đầu làm cho nó thành hiện tượng cố định, vì chúng ta muốn một người dự đoán được.
Chúng ta sợ người không dự đoán được, chúng ta bắt đầu tạo ra nhân cách. Chúng ta sợ tâm thức, chúng ta tạo ra lương tâm. Chúng ta phá huỷ cái đẹp, cái vĩ đại, huy hoàng. Thế thì bạn thấy những người bình thường này trên khắp thế giới; thế thì bạn thấy thế giới ngu xuẩn tầm thường này.
Và đằng sau từng tâm trí tầm thường là vị phật. Và đằng sau từng tâm trí ngu xuẩn là hiện tượng tựa gương. Nó có thể được khám phá lại. Làm sao khám phá lại nó?
Tâm trí không gắn bó
với mọi thứ trên thế giới,
không nghĩ, không cảm,
là linh động và linh hoạt.
Đây là lời kinh để khám phá ra nó lần nữa. Nếu bạn bị gắn bó với bất kì cái gì, bạn bị cố định. Gương không thể đảm đương được việc gắn bó. Bạn đứng trước gương: trong khi bạn đang đứng đó bạn được phản xạ, phản xạ một cách toàn bộ. Gương hân hoan trong phản xạ bạn; gương mở hội bạn, sự hiện diện của bạn. Nhưng khoảnh khắc bạn đi rồi, bạn đi rồi. Gương không níu bám hình ảnh của bạn. Gương không tạo ra kí ức về bạn; gương sẽ không bao giờ nghĩ về bạn lần nữa. Gương sẽ không bao giờ có bất kì luyến tiếc nào, gương sẽ không bao giờ nghĩ, "Anh ta là người đẹp làm sao! Và khi nào anh ta sẽ tới lần nữa?" Và gương sẽ không theo bạn - thậm chí không trong ý nghĩ, thậm chí không trong mơ. Khoảnh khắc bạn biến mất, bạn đã biến mất.
Đây là không gắn bó. Khi bạn có đó, bạn có đó. Gương sống bạn, yêu bạn, đón chào bạn, đưa bạn tới chính tâm của nó. Nhưng khoảnh khắc bạn qua rồi, bạn qua rồi - gương lại trống rỗng. Đây là toàn thể bí mật của không gắn bó: sống trong thế giới, nhưng không là của thế giới. Yêu mọi người, nhưng không tạo ra gắn bó. Phản xạ mọi người, phản xạ cái đẹp của thế giới - và có nhiều cái đẹp thế. Nhưng không níu bám. Tâm trí níu bám mất đi tính chất gương của nó. Và tính chất gương là Phật tính.
Giữ phẩm chất đó của việc soi gương liên tục tươi tắn là vẫn còn trẻ trung, là vẫn còn thuần khiết, là vẫn còn hồn nhiên. Biết, nhưng không tạo ra tri thức. Yêu, nhưng không tạo ra ham muốn. Sống, sống một cách đẹp đẽ, sống một cách tuyệt đối, bỏ bản thân bạn trong khoảnh khắc đó. Nhưng không nhìn lại. Đây là nghệ thuật của không gắn bó.
Và đó là chỗ chúng ta liên tục bỏ lỡ. Bạn yêu người đàn bà, và thế rồi một ngày nào đó cô ấy đi mất, đi với ai đó khác. Hay, nếu không với ai đó khác, cô ấy vẫn ở cùng bạn nhưng không còn cùng bạn nữa. Trái tim cô ấy không còn đập rộn ràng vì bạn; chiếc cầu đó đã gẫy. Hay cô ấy chết - cả nghìn lẻ một thứ là có thể. Hay có thể cô ấy vẫn còn yêu bạn, không chết, không bỏ bạn, nhưng trái tim bạn không còn đập cùng tim cô ấy. Đột nhiên niềm vui đó trong bản thể cô ấy đã biến mất khỏi bạn. Nó tới từ trời xanh, nó tới từ không đâu cả - đột nhiên một ngày nào đó nó có đó, và ngày khác nó mất đi. Nó tới như gió, và bạn đã xúc động với làn gió thoảng mới. Và bây giờ làn gió đó không thổi nữa. Người đàn bà vẫn có đấy, cô ấy vẫn còn yêu bạn, nhưng trái tim bạn không còn đáp ứng.
Phải làm gì? Tiếp tục níu bám sao? Liên tục nghĩ về quá khứ sao? Liên tục tưởng tượng về tương lai sao? Liên tục hi vọng chống lại mọi hi vọng rằng cái gì đó sẽ lại xảy ra sao? rằng một ngày nào đó cơn gió đó sẽ lại tới, rằng một ngày nào đó mây sẽ biến mất và mặt trời sẽ chiếu sáng?
Thế thì bạn đang bị dính líu, và bạn đang đánh mất sự thuần khiết đó của việc là gương. Do đó mới có mọi khổ.
Khổ không là gì ngoài cái bóng của gắn bó. Và do đó mới có mọi sự tù đọng. Người gắn bó trở thành cái ao tù đọng - sớm hay muộn người đó sẽ bốc mùi. Người đó không còn tuôn chảy.
Việc tuôn chảy giữ cho bạn thuần khiết. Vâng, những bờ này là đẹp, nhưng sông liên tục chảy. Vâng, những cây này là đẹp và những chim này là đẹp. Nhưng sông liên tục chảy. Sông hoàn toàn cám ơn, biết ơn, nhưng nó không dừng lại, nó không trở thành cái ao tù đọng. Dòng sông tâm thức cũng phải vậy.
Tâm trí không gắn bó
với mọi thứ trên thế giới…
Và nhớ cho, bạn không thể chọn được: "Tôi sẽ không bị gắn bó với những thứ này, tôi sẽ bị gắn bó chỉ với những thứ này." Cho dù bạn bị gắn bó với duy nhất một thứ thôi, điều đó là đủ phá huỷ phẩm chất tựa gương của bạn. Điều đó là đủ để giữ bạn khỏi di chuyển, điều đó là đủ để phá huỷ việc tuôn chảy.
Và cũng nhớ cho, không chỉ các thứ của thế giới này, mà các thứ của cái gọi là thế giới kia cũng sẽ cản trở bạn, sẽ phá huỷ tính tự phát của bạn. Nhớ lấy: Không bao giờ bị gắn bó.
Bây giờ, ngay cả cái gọi là người tôn giáo cũng bị gắn bó rất nhiều. Nếu người Hindu đi qua nhà thờ, người đó không cúi lạy nhà thờ - Thượng đế của người đó không sống ở đó. Nếu người đó đi qua ngôi đền Hindu, người đó lập tắc cúi lạy với sự tôn kính. Nhưng tôn kính của người đó là giả, rởm; tôn kính của người đó là bất lực. Nếu tôn kính là thực thế thì tại sao nó đã không xảy ra khi người đó đi qua nhà thờ hồi giáo hay nhà thờ hay giáo đường Do Thái?
Thượng đế ở mọi nơi. Tại sao có giam hãm này? Thượng đế có chỉ tồn tại trong ngôi đền Hindu không? Thế thì Thượng đế là tù nhân. Vì mọi người là tù nhân, thượng đế của họ cũng đã trở thành tù nhân. Tôn kính là không thực, nó chưa xảy ra: nó chỉ là cử chỉ trống rỗng. Nếu người đó đã đi tới thấy cái đẹp, sự tồn tại của Thượng đế, thế thì người đó sẽ cúi lạy ở mọi nơi, bất kì chỗ nào - bất kì khi nào người đó có cơ hội để cúi lạy, người đó sẽ không bỏ lỡ cơ hội đó. Người đó sẽ cúi lạy bên cạnh bụi hồng, vì Thượng đế đã xảy ra như hoa hồng. Và người đó sẽ cúi lạy đứa trẻ đang cười khúc khích, vì đó là Thượng đế và không ai khác đang cười khúc khích.
Tôn kính thực chẳng liên quan gì tới đối thể của tôn kính. Tôn kính thực là cái gì đó bên trong bạn, đang tuôn chảy.
Đừng bị gắn bó với các thứ của thế giới này, và đừng bị gắn bó với các thứ của thế giới kia, vì mọi thứ đều là các thứ. Không có gì khác biệt liệu chúng là của thế giới này hay của thế giới kia - gắn bó là vấn đề.
Tôi đã nghe một câu chuyện kì lạ. Tôi hi vọng rằng nó không đúng, nhưng tôi ngờ rằng nó là đúng.
Một thánh nhân Hindu rất nổi tiếng, Tulsidas, được đưa vào trong một ngôi đền thờ Krishna. Bây giờ, ông ta là người đi theo Rama: khi ông ấy được đưa vào bên trong ngôi đền thờ Krishna ông ấy không cúi lạy. Và người bạn đã đưa ông ấy tới đó nói, "Ông không cúi lay Krishna sao?" Ông ấy nói, "Làm sao tôi có thể cúi lạy được? Tôi cúi lạy chỉ với Rama. Thượng đế của tôi là Rama, không phải Krishna. Tôi chỉ có thể cúi lạy nếu bức tượng của Krishna đổi hình dạng của nó và trở thành tượng của Rama."
Câu chuyện tiếp tục: nó nói bức tượng của Krishna đã đổi hình dạng và trở thành bức tượng của Rama. Thế là Tulsidas cúi lạy.
Phần thứ nhất dường như là có tính lịch sử, phần thứ hai dường như là hư cấu - và không chỉ hư cấu mà còn ngu xuẩn nữa. Vì Thượng đế không thể nhân nhượng, đồng ý, với việc đổi chác như vậy, với việc mặc cả như vậy. Nhưng nó biểu lộ tâm trí của cái gọi là các mahatmas. Ngay cả một người như Tulsidas, người đã viết một số bài thơ vĩ đại trên thế giới... Ông ấy chắc chắn là nhà thơ lớn, nhưng không phải là nhà huyền bí - con người vĩ đại của tri thức, nhưng không chứng ngộ. Bằng không làm sao ông ấy có thể đã nói điều ngu xuẩn thế? - "Thượng đế phải lấy hình dạng theo thần của ta chứ."
Ông ấy nói cái gì? Ông ấy đang nói, "Tôi chỉ có thể cúi lạy khái niệm của tôi về Thượng đế. Thượng đế là không liên quan, khái niệm của tôi là quan trọng hơn." Đây là trò bản ngã. Ông ấy không cúi lạy Thượng đế, ông ấy cúi lạy bản ngã riêng của ông ấy. Đây toàn là gắn bó. Phật nói:
Tâm trí không gắn bó
với mọi thứ trên thế giới,
không nghĩ, không cảm,
là linh động và linh hoạt.
Nhất Hưu đã đặt thông điệp của Phật vào lời kinh này một cách thật hay.
Có ba tầng trong sự tồn tại của bạn. Một tầng là nghĩ. Sâu hơn điều đó là cảm. Sâu hơn điều đó là hiện hữu. Nghĩ là nông cạn nhất; hiện hữu, sâu sắc nhất. Và giữa hai điều này là cảm.
Có các tôn giáo hướng theo suy nghĩ - họ tạo ra thượng đế học. Họ tạo ra triết lí, họ phát minh ra bằng chứng cho Thượng đế - dường như Thượng đế cần chứng minh, dường như Thượng đế có thể được chứng minh hay bác bỏ.
Thế rồi có những tôn giáo của trái tim, tôn giáo của cảm, họ không tạo ra thượng đế học, họ tạo ra lời cầu nguyện. Họ tốt hơn nhiều so với loại thứ nhất - lời cầu nguyện của họ là thực hơn, vì họ đầy nước mắt nhiều hơn. Cách diễn đạt của họ đích thực hơn, vì họ ít nói hơn. Họ nhảy múa, họ hát, họ kêu, họ khóc - họ sống qua cảm giác, qua trái tim.
Nhưng Phật thậm chí còn đi sâu hơn. Ông ấy nói: Cái đầu là nông cạn, trái tim có chút ít sâu hơn nhưng không đủ sâu. Suy nghĩ là trong lời, ý nghĩ, tam đoạn luận. Cảm là xúc động, tình cảm. Nhưng cả hai là rối loạn.
Cố hiểu điều này. Khi tâm trí bạn đầy ý nghĩ bạn bị sao lãng, rối loạn, bị kéo thành từng mảnh. Và khi tâm trí bạn không đầy ý nghĩ nhưng trái tim bạn lại thổn thức với tình cảm lớn, thế nữa bạn cũng bị kích động. Thế nữa, bạn cũng lên cơn sốt. Yêu là sốt - thậm chí yêu Thượng đế tạo ra đam mê lớn, khuấy động bạn, không làm bạn bình thản lại.
Phật nói: Ý nghĩ làm sao lãng, tình cảm làm sao lãng. Đi tới cốt lõi sâu nhất của bản thể ông đi, nơi ý nghĩ biến mất và tình cảm biến mất. Thế thì cái gì còn lại? Đơn giản hiện hữu. Người ta chỉ hiện hữu. Đó là tathata, như vậy. Người ta đơn giản hiện hữu - không cái gì bị khuấy động; không ý nghĩ, không tình cảm, chỉ sự tồn tại thuần khiết. Sự tồn tại thuần khiết đó không có cơn sốt trong nó, không đam mê, không chuyển động - nó không đi bất kì đâu, nó không làm bất kì cái gì.
Trong khoảnh khắc đó, thời gian biến mất. Người ta siêu việt lên trên thời gian; nó là khoảnh khắc siêu việt. Trong khoảnh khắc đó, người ta đi tới biết thực tại như nó vậy.
Khi bạn nghĩ, bạn không thể thấy được thực tại như nó vậy, vì suy nghĩ của bạn trở thành rào chắn. Suy nghĩ của bạn tô mầu cho thực tại. Khi bạn cảm, thế nữa bạn cũng không thể thấy được thực tại như nó vậy, vì mắt bạn đầy nước mắt và tim bạn đầy xúc động.
Khi suy nghĩ và cảm cả hai biến mất, chỉ thế thì mới có tiếp xúc - tiếp xúc với chân lí.
Tâm trí không gắn bó
với mọi thứ trên thế giới,
không nghĩ, không cảm,
là linh động và linh hoạt.
Và thế thì bạn đạt tới tự do đó, linh động, linh hoạt, tự phát. Thế thì bạn không sống từ quá khứ và bạn không sống từ tương lai. Thế thì bạn không có bất kì chương trình nào; thế thì bạn không là robot. Thế thì bạn sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc - dường như cuộc sống để lộ bản thân nó, bạn sống nó. Và bạn bao giờ cũng thực với cuộc sống, vì bạn không có gì tới giữa bạn và cuộc sống. Đáp ứng của bạn bao giờ cũng toàn bộ, nó không bao giờ là phản ứng. Bạn không có câu trả lời được làm sẵn - nếu câu hỏi nảy sinh, chính việc nảy sinh của câu hỏi tạo ra câu trả lời trong bạn. Không phải là bạn đã có câu trả lời sẵn đó, và câu hỏi chỉ khơi gợi ra câu trả lời chết đang nằm đó trong kí ức của bạn.
Không có câu trả lời trong bạn, bạn đơn giản hiện hữu ở đó. Câu hỏi tới, và câu trả lời nảy sinh - tươi tắn, trẻ trung, ở đây bây giờ. Câu trả lời đó là thực. Không câu trả lời theo nghĩa hẹp là thực. Nhưng phẩm chất của câu trả lời, nếu nó là tự phát, phẩm chất đó có chân lí. Thấy sự khác biệt đi.
Một nhà truyền giáo Ki tô giáo đã tới gặp tôi, và ông ấy nói, "Thầy liên tục thuyết giảng nhiều thứ thế - thầy làm lẫn lộn chúng tôi. Sao thầy không tạo ra cuốn sách nhỏ, cái gì đó như sách giáo lí vấn đáp Ki tô giáo, trong đó mọi câu hỏi bản chất đều đã được trả lời? - để cho chúng tôi giờ có thể biết và chắc chắn thầy ngụ ý gì."
Tôi nói, "Điều đó là không thể được. Vào lúc sách sẵn sàng, câu trả lời của tôi chắc đã đổi rồi - vì tôi không có câu trả lời cố định."
Câu trả lời nảy sinh như việc đáp ứng - chúng tuỳ thuộc vào câu hỏi. Hay, thậm chí hơn thế, chúng phụ thuộc vào người hỏi. Đôi khi điều đó xảy ra, sannyasin này hỏi một câu hỏi và tôi trả lời anh ấy. Và sannyasin khác hỏi đích xác cùng câu hỏi đó và tôi trả lời anh ta theo cách khác toàn bộ. Vì, hơn cả câu hỏi, người hỏi là quan trọng. Câu hỏi có hoàn cảnh - hoàn cảnh là trong người hỏi. Bạn có thể hỏi cùng câu hỏi, nhưng không có hai người nào có thể thực sự hỏi cùng câu hỏi. Làm sao họ có thể hỏi cùng câu hỏi được? Họ khác nhau thế, gốc rễ của họ là khác thế, kinh nghiệm của họ là khác thế. Trong hàng triệu kiếp, họ đã sống khác nhau. Đằng sau câu hỏi của họ là toàn thể quá khứ của họ - mọi kinh nghiệm của họ, mọi bất hạnh, tai hoạ, phúc lành, thất bại, thành công. Lời có thể có vẻ đích xác như nhau, nhưng chúng không thể như nhau được. Đằng sau lời, các bản thể là khác nhau.
Khi bạn không có câu trả lời chắc chắn được làm sẵn, thế thì bạn đơn giản đáp ứng - với câu hỏi, với người hỏi, với khoảnh khắc. Và thế thì bạn là thực với khoảnh khắc đó. Khoảnh khắc tiếp, mọi sự sẽ không là một. Nó là một thứ vào buổi sáng, nó là thứ khác vào buổi tối. Hôm nay nó là một thứ - làm sao nó có thể là cùng thứ đó ngày mai được? Không sách giáo lí vấn đáp nào là có thể.
Mọi sách giáo lí vấn đáp đều là giả - vì thế thì câu hỏi là không liên quan, câu trả lời trở thành quan trọng và là thực thể cố định. Thế thì câu trả lời là chết, thế thì nó không thở. Thế thì nó không có tim, nó không có linh hồn, nó là cái xác.
Tâm trí phải linh động. Và khi tâm trí linh động nó có vẻ huy hoàng, nó có cái đẹp mênh mông. Tâm trí phải là tự do. Và khi tâm trí là tự do thế thì nó không bao giờ là tâm trí nhỏ bé. Thế thì nó là vũ trụ. Khi tâm trí là tuyệt đối tự do, nó không phải là tâm trí của bạn hay tâm trí của tôi. Làm sao nó có thể là của bạn được? và làm sao nó có thể là của tôi được? Khi tâm trí là tự do nó đơn giản là tâm trí, tâm trí của mọi tâm trí của cây và đá và các vì sao, bạn và tôi. Nó là vũ trụ.
Khi tâm trí linh động, nó là Thượng đế. Khi tâm trí linh hoạt, thế thì tâm trí không còn là tù túng.
Mọi chư phật và bồ tát
đạt tới phật tính và niết bàn
như kết quả
của lời nguyện nhân từ.
Phật đã nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng cạm bẫy lớn nhất cho thiền nhân là việc định tâm vào cái ngã của người đó. Điều đó phải được hiểu. Đặc biệt cho những người đã tới tôi như sannyasins, nó có tầm quan trọng mênh mông.
Thiền nhân, một cách vô ý thức, một cách không chủ ý, trở thành rất định tâm vào cái ngã. Người đó chỉ nghĩ tới bản thân mình - thiền của người đó, im lặng của người đó, an bình của người đó, kinh nghiệm của người đó, cực lạc của người đó, chân lí của người đó và Thượng đế. Và vấn đề là, bạn càng trở nên tự ý thức, càng ít có khả năng của thiền. Đây là thế khó xử - mọi thiền nhân đều phải đối diện với nó.
Thiền xảy ra chỉ khi không có cái ngã. Ý thức là được, nhưng tự ý thức lại không được chút nào. Nhưng bất kì khi nào bạn cố gắng để có ý thức bạn đều trở thành tự ý thức. Bạn không biết cách làm cho bản thân bạn ý thức mà không cho phép bản thân bạn trở thành tự ý thức. Với bạn, tự ý thức đã tồn tại bao giờ cũng như ý thức. Nó không phải vậy. Ý thức không có cái ngã trong nó, còn tự ý thức không có ý thức trong nó.
Tự ý thức chỉ là bản ngã. Ý thức là vô ngã.
Phật có một phương cách đặc biệt để phá huỷ thế khó xử này. Phương thức này là từ bi, nhân từ. Từng sannyasin của ông ấy đều phải lấy lời nguyện: "Tôi sẽ không vào niết bàn chừng nào tôi chưa giúp cho mọi sinh linh của thế giới đi vào trong niết bàn." Điều đó dường như là gần không thể được.
Chuyện được kể về Phật rằng khi ông ấy đạt tới cổng của niết bàn, cổng đã được để mở. Điều đó hiếm khi xảy ra - hàng triệu năm trôi qua trước khi một người đi tới cổng đó. Trong hàng triệu năm người gác cổng chỉ chờ đợi và chờ đợi ai đó tới. Gỉ phải đã tụ đầy trên cổng, nó đã không được mở lâu thế, trong nhiều triệu năm. Người gác cổng sung sướng, ông ấy đã mở cửa ra. Nhưng Phật không đi vào cổng. Người gác cổng hỏi, "Sao ông còn đứng bên ngoài? Vào đi, ông được đón chào. Ông đã thu được nó."
Phật nói, "Ta không thể vào được. Ta đã lấy lời nguyện: chừng nào mọi sinh linh còn chưa vào trong niết bàn trước ta, ta không thể vào được. Ta sẽ là người cuối cùng. Cho nên ta sẽ phải đợi - ông có thể đóng cửa lại. Và ta sẽ phải đợi vô hạn, vì hàng triệu và hàng triệu người đang khổ và dò dẫm trong bóng tối, cố tới. Khi tất cả họ đã qua rồi, khi ta thấy rằng bây giờ không ai còn bị bỏ lại sau, chỉ thế ta sẽ vào."
Đây chỉ là chuyện ngụ ngôn, nhưng có ý nghĩa mênh mông. Nghĩa là: khi bạn bắt đầu thiền, đừng trở nên quá tự ý thức. Giúp đỡ đi, từ bi đi. Giúp người khác thiền. Và bất kì cái gì bạn thu được từ thiền, trút nó lên người khác. Chia sẻ nó - trong việc chia sẻ, nó sẽ phát triển.
Bất kì khi nào bạn thiền và bạn bắt gặp những chỗ đẹp, lập tức cầu nguyện với sự tồn tại: "Để niềm vui của tôi được trút lên mọi người - có ý thức, vô ý thức. Tôi không muốn bất kì người nào phàn nàn về nó." Khi bạn đạt tới tỏ ngộ, chia sẻ đi. Đừng giữ lại, đừng trở nên sở hữu. Nếu bạn trở nên sở hữu bạn sẽ giết chết chúng.
Có những điều bị giết chết ngay lập tức, khoảnh khắc bạn sở hữu chúng. Trong kinh nghiệm của bạn chỉ có duy nhất một thứ mà lập tức bị giết chết nếu bạn sở hữu nó - đó là yêu. Tỏ ngộ thậm chí còn như thế hơn nữa. Khi bạn đạt tới không gian im lặng, kinh nghiệm thiền bên trong, đừng sở hữu nó! Đây là lời nguyện. Đừng nói, "Cái này của mình." Đừng trở thành bản ngã về nó, đừng bắt đầu ba hoa. Đừng bắt đầu bước đi theo cách đặc biệt, đừng bắt đầu nhìn vào người khác mà nghĩ, "Những người đáng thương này, họ chưa đạt tới được." Đừng bắt đầu giả vờ rằng bạn là phật.
Nếu bạn đã đạt tới tỏ ngộ, trở nên khiêm tốn hơn đi, cảm thấy biết ơn đi. Và chia sẻ nó và trút nó lên người khác. Đừng giữ nó lại - nó không phải là kho báu để canh gác, nó là kho báu để được chia sẻ. Và bạn càng chia sẻ nhiều, càng nhiều thứ hơn sẽ tới với bạn. Bạn càng tích trữ nó, bạn sẽ ngạc nhiên một ngày nào đó, thấy nắm tay bạn là trống rỗng.
Nó giống như yêu. Bạn rơi vào trong yêu, yêu có đó nhảy múa - nó gần như sờ mó được, bạn có thể chạm vào nó. Lập tức bạn bắt đầu vồ lấy, bạn bắt đầu sở hữu. Và bạn đã giết chết nó! Bạn có thể không trở nên nhận biết ngay bây giờ, nhưng sớm hay muộn bạn sẽ thấy bạn đã giết chết nó.
Yêu là con chim đang tung cánh - đừng nhốt nó vào lồng. Samadhi còn hơn thế - bạn không thể bắt giữ được nó. Tận hưởng nó đi.
Đó là lí do tại sao khi sannyasins của tôi trở lại nước họ tôi bao giờ cũng nhấn mạnh, "Đi đi, và để nhà của bạn trở thành một trung tâm nhỏ, để cho bạn có thể chia sẻ thiền của bạn với mọi người." Trở nên ngày một quan tâm tới người khác, để cho việc quan tâm tới bản thân bạn được lỏng ra. Và nó xảy ra, nếu bạn có thể quên bản thân bạn hoàn toàn trong giải quyết vấn đề của người khác, thiền của bạn sẽ tới bất chợt thế, bất thần thế, một ngày bạn sẽ ngạc nhiên, bạn sẽ bị sửng sốt - bạn đã không chờ đợi nó, và nó có đó với mọi phúc lành của nó.
Và điều ngược lại cũng đúng: bạn càng chờ đợi nó, càng ít có khả năng cho việc tới của nó. Điều đó xảy ra lặp đi lặp lại: lần đầu tiên, thiền tới dễ dàng. Một hôm nào đó, chỉ đang thiền, và không có mong đợi nào... làm sao bạn có thể có mong đợi cái gì được? - bạn không có kinh nghiệm nào về nó. Để mong đợi cái gì đó, trước hết bạn phải trải nghiệm nó. Cho nên khi mọi người tới đây lần đầu tiên và họ đang thiền, việc thiền của họ có tính thực nghiệm, giả thuyết; họ đơn giản chơi với nó, xem liệu có thể cái gì đó xảy ra, có thể không cái gì xảy ra. Và nó xảy ra. Trong việc chơi đùa của họ, một ngày nào đó họ bị sở hữu bởi năng lượng không biết nào đó.
Nhưng thế rồi vấn đề nảy sinh. Bây giờ họ đợi nó mọi ngày. Và nó không tới, và họ trở nên náo động lắm, khó chịu, cáu bẳn, giận dữ: tại sao nó không xảy ra bây giờ? Nó đã xảy ra cho họ trước đây, cho nên tại sao bây giờ nó không xảy ra? Và họ càng trở nên bực dọc, càng ít có khả năng cho nó xảy ra. Họ đã bỏ lỡ một điểm: nó đã xảy ra ngày chỗ đầu tiên vì họ đã không mong đợi nó. Bây giờ họ đang mong đợi nó - và yếu tố mong đợi mới này là cản trở.
Mong đợi, và bạn bỏ lỡ. Không mong đợi, và nó tới. Nó bao giờ cũng tới theo cách riêng của nó. Thượng đế hào phóng, và nếu bạn muốn sự hào phóng của ngài bạn cũng phải hào phóng. Đó là nghĩa của lời nguyện.
Mọi chư phật và bồ tát
đạt tới phật tính và niết bàn
như kết quả
của lời nguyện nhân từ.
Phật tính
nghĩa là không sinh, không diệt;
thế thì biết ảo tưởng đó
là sinh, chết, tái sinh.
Phật tính là không sinh không diệt. Biết bên trong bản thân bạn rằng bạn không bao giờ sinh, cho nên làm sao bạn có thể chết được? - biết trạng thái này của vĩnh hằng là biết Phật. Phật phải không được tìm kiếm trong sách sử; bạn không quay lại hai mươi nhăm thế kỉ để tìm ra người này, Phật Gautam là ai. Liệu ông ấy có hay không có, chẳng thành vấn đề. Liệu ông ấy đã bao giờ tồn tại như một người lịch sử hay không, không thành vấn đề.
Phương Đông chưa bao giờ quan tâm tới lịch sử như thế; mối quan tâm của nó là sâu sắc hơn nhiều, giá trị hơn nhiều. Người Ki tô giáo lo nghĩ rất nhiều - nếu ai đó nói rằng Christ không phải là con người lịch sử, họ bắt đầu đánh nhau, họ bắt đầu chứng minh rằng ông ấy là con người lịch sử. Trong hai nghìn năm họ đã từng tích luỹ ngày càng nhiều chứng minh rằng ông ấy là con người lịch sử. Nhưng tại sao có ám ảnh này? Việc Christ có là con người lịch sử hay không thì có tạo ra khác biệt gì? Đó không phải là vấn đề thực.
Chúng ta ở phương Đông chưa bao giờ lo nghĩ về điều đó. Liệu Phật có là người lịch sử hay không, không phải là vấn đề. Liệu Phật có tồn tại hay không - cái đó mới là vấn đề. Bạn có thể xuyên thấu vào trong bản thể bạn và đi tới biết Phật tính là gì không? Thế thì điều đó là được. Nếu bạn có thể biết, thế thì tại sao Gautam Siddhartha không biết? Nếu tôi có thể biết bên trong bản thân tôi rằng cái gì đó như Phật tính xảy ra, thế thì nó phải đã xảy ra cho người này được biết là Gautam Siddhartha.
Và điều này phải đã xảy ra cho nhiều người nữa. Nó chẳng liên quan gì tới Gautam Siddhartha như thế, nó chẳng liên quan gì tới một người. Nó là bản chất bên trong nhất của bạn.
Phật tính
nghĩa là không sinh, không diệt…
Nếu bạn có thể đi tới thấy cái gì đó trong bạn mà không bao giờ sinh và cái sẽ không chết, bạn đã bắt gặp Phật rồi. Đây là Phật tính. Bạn là ngôi đền và Phật ngụ trong bạn.
Đi vào trong đi. Vấn đề không phải là đi lùi lại hai mươi nhăm thế kỉ theo thời gian. Đó là vấn đề đi vào trong, ngay bây giờ. Chính khoảnh khắc này, Phật tính có thể được tìm thấy. Nó là ngay tức khắc. Nó không phải là loại nghiên cứu lịch sử, nó không phải là khảo cổ học. Nó chỉ là việc xuyên thấu vào trong bản thể riêng của bạn.
thế thì biết ảo tưởng đó
là sinh, chết, tái sinh.
Và một khi bạn đã biết - và việc biết nó là đơn giản thế vì nó tự nhiên thế - rằng người ta không bao giờ được sinh, và nếu người ta không bao giờ được sinh, người ta không thể chết được, thế thì sinh là ảo tưởng, giấc mơ bạn đã rơi vào. Và chết là ảo tưởng, lại là giấc mơ, được tạo ra bởi giấc mơ thứ nhất - mơ bên trong mơ. Và thế thì đầu thai cũng là mơ: mơ bên trong mơ.
Mới vài ngày trước đây, ai đó đã hỏi câu hỏi: "Vấn đề là gì và ý nghĩa gì về các kiếp quá khứ? Liệu nhớ chúng có giúp ích không?"
Ngay cả cuộc đời này cũng chẳng có ý nghĩa gì. Và các kiếp quá khứ không là gì ngoài gần như cùng điều được lặp đi lặp lại. Chúng có thể có ý nghĩa gì được?
Thấy giấc mơ là cuộc đời này của bạn, và bạn sẽ thấy mọi giấc mơ mà bạn đã sống trước đây. Mơ không có ý nghĩa gì.
Và thấy khác biệt này: ở phương Tây, các nhà phân tâm rất nhấn mạnh rằng mơ có ý nghĩa. Ở phương Đông, chúng ta nói mơ không có ý nghĩa - chỉ người mơ mới có ý nghĩa. Mơ là đối thể; người mơ là chủ thể của bạn. Mơ liên tục thay đổi, người mơ vẫn còn là một - cảnh liên tục thay đổi nhưng người thấy vẫn còn là một. Người thấy có ý nghĩa.
Đó là chỗ tâm lí học phương Tây và tâm lí học phương Đông tách ra. Cách thức của họ trở thành tuyệt đối khác nhau, đối lập đối xứng. Với nhà huyền bí phương Đông, mọi trò chơi mà phân tâm và các trường phái của nó và người sáng lập của nó liên tục chơi chỉ là những trò chơi lắp hình - tốt cho trẻ con, để giữ chúng bận bịu, nhưng chẳng có giá trị gì nhiều hơn. Nếu bạn thích chơi trò chơi, phân tâm học là trò chơi hay. Chơi với Freud hay fraud (đồ giả), chơi với Jung hay old (đồ cổ) - bạn có thể liên tục chơi; không thành vấn đề bạn đang chơi với ai. Nhưng bạn vẫn còn tuyệt đối như cũ.
Điều thực là việc dịch chuyển, việc thay đổi tâm thức, từ mơ sang người mơ. Việc thay đổi động thái, không nhìn vào đối thể mà nhìn vào chủ thể. Thế thì mọi thứ đều là mơ. Đầu thai, chết, sinh, tốt và xấu, việc bạn là vua hay việc bạn là kẻ ăn xin, việc bạn là kẻ sát nhân hay việc bạn là mahatma - tất cả đều là mơ.
Nhưng một điều là chắc chắn, rằng để cho mơ tồn tại, cần phải là nhân chứng. Nhân chứng đó là chân lí. Biết nhân chứng đó là biết Phật tính bên trong bạn.
Mặc dầu ông thực hành đức hạnh,
đừng tiếc rằng không may nảy sinh;
nghiệp sai trái
của thế giới trước
tan biến đi.
Câu hỏi này nảy sinh đi nảy sinh lại cho những người bắt đầu tìm kiếm trong chân lí tôn giáo của cuộc sống. Bạn thấy nó ở mọi nơi: bạn thấy người đức hạnh khổ, và bạn thấy người rất ác thành công. Và vấn đề nảy sinh công bằng ở đâu trong thế giới này? Nó có là thế giới công bằng không?
Ai đó chưa bao giờ làm cái gì sai lại khổ nhiều thế, đủ mọi loại thảm hoạ. Và ai đó được biết chả bao giờ làm bất kì cái gì thiện, người bao giờ cũng là ác, lại thành công - có mọi danh giá, kính trọng, vui thú, tiện nghi cuộc sống. Nó có là thế giới công bằng không? Hay nó chỉ là hỗn độn? Lấy thái độ nào về nó?
Chỉ có hai khả năng. Một là cách tiếp cận cộng sản, cách tiếp cận của người xã hội - nó nói đó là xã hội không bình đẳng, chúng ta phải thay đổi xã hội. Nếu các giai cấp biến mất, cấu trúc kinh tế được thay đổi, bình đẳng được mang vào, thế thì sẽ không có bất bình đẳng.
Loại suy nghĩ nào bao giờ cũng còn lại trong thế giới, nó không mới. Nhưng không cái gì đã xảy ra từ nó. Ngay cả trong xã hội cộng sản, bất bình đẳng vẫn tiếp tục xảy ra hệt như cũ. Hình dạng thay đổi nhưng nội dung vẫn còn như cũ. Vâng, ở nước Nga Xô viết các giai cấp cũ đã biến mất, nhưng các giai cấp mới đã xuất hiện. Bây giờ không còn người tư bản và người vô sản, nhưng bây giờ có người cai trị và người bị cai trị - và cùng trò chơi và cùng điều vô nghĩa và cùng khổ sở.
Cách tiếp cận khác là cách tiếp cận của tâm thức tôn giáo. Phật nói:
Mặc dầu ông thực hành đức hạnh,
đừng tiếc rằng không may nảy sinh;
nghiệp sai trái
của thế giới trước
tan biến đi.
Ông ấy nói: Tâm trí bạn sống qua ước định. Bất kì cái gì bạn đã làm vẫn còn được bắt rễ trong tâm trí bạn; mọi việc làm của bạn vẫn còn được bắt rễ trong tâm trí bạn. Hôm nay bạn có thể đã không làm bất kì cái gì sai, nhưng ngày mai thì sao? Hôm nay bạn có thể đã là rất tử tế và tốt bụng, nhưng ngày hôm qua thì sao? Chúng có đó. Và bạn đã gieo nhiều hạt mầm ngày hôm qua và mùa màng sẽ tới hôm nay hay ngày mai. Và nếu hạt mầm là độc bạn sẽ khổ.
Thế thì chấp nhận nó như nghiệp quá khứ của bạn. Nếu bạn đang làm điều tốt và kết quả vẫn xấu, đơn giản chấp nhận với sự bình thản, samata - với trạng thái cân bằng: "Nó là là cái gì đó liên quan tới quá khứ của mình. Mình phải chấp nhận nó, mình phải thu hoạch mùa màng." Và chẳng có ích gì mà phàn nàn và chẳng có ích gì mà hét lên và cảm thấy rất khổ về nó. Không cần đánh mất bình thản của bạn.
Mặc dầu ông thực hành đức hạnh,
đừng tiếc rằng không may nảy sinh;
nghiệp sai trái
của thế giới trước
tan biến đi.
Cảm thấy thoải mái đi! Cái gì đó xấu treo quanh bạn đang tan biến đi.
Một người tới và nhổ vào mặt Phật. Ông ấy chùi mặt bằng khăn. Đệ tử của ông ấy, Ananda, rất bối rối và nói, "Chỉ một gợi ý từ thầy, và tôi sẽ cho người này biết anh ta đã làm gì."
Phật nói, "Đừng bị rối lên thế. Ta phải đã làm cái gì đó sai với anh ta trong kiếp quá khứ nào đó. Giờ tài khoản được đóng lại - anh ta đã trả lại nó. Ta được kết thúc với người này." Và ông ấy nói, "Cám ơn ông. Ta phải đã làm cái gì đó sai, với ông, vì không cái gì xảy ra mà không có nguyên nhân. Ta có thể nhớ, có thể không nhớ, nhưng ta phải đã làm cái gì đó sai với ông. Ông đã trả lại nó: giờ chúng ta là bình đẳng, giờ chúng ta có thể đóng tài khoản. Và ta sẽ không phản ứng gì thêm nữa, bằng không lần nữa chuyện này sẽ tiếp tục. Cám ơn ông. Ông còn muốn nói cái gì đó nữa không?"
Người này đâm ra rất phân vân. Điều đó không được mong đợi thế! Anh ta đã trông đợi bị đánh, anh ta đã trông đợi rằng các đệ tử sẽ nhảy lên anh ta - anh ta đã trông đợi cái gì đó, và không cái gì đã xảy ra. Anh ta chắc đã không nghĩ tới điều này sẽ là phát biểu của Phật. Anh ta về nhà nhưng cả đêm không ngủ được.
Đến sáng, anh ta quay lại. Và anh sụp xuống dưới chân Phật và nói, "Tôi lấy làm tiếc, tôi xin lỗi." Phật nói, "Quên mọi chuyện về nó đi. Đừng bao giờ nghĩ tới hôm qua - Nó qua rồi!" Họ ngồi trên bờ sông Hằng, và Phật nói, "Nhìn xem bao nhiêu nước đã trôi xuôi theo sông Hằng từ lúc đó. Nó không còn là cùng sông Hằng nữa! ta không còn là cùng người cũ, ông cũng không còn là cùng người cũ. Nghĩ mà xem - hôm qua ông đã đầy giận dữ thế; hôm nay ông khiêm tốn thế, ông đã sụp xuống dưới chân ta. Ông không còn là cùng người cũ và ta cũng không còn là cùng người cũ - hai mươi bốn giờ đã trôi qua. Quên mọi thứ về nó đi, đừng nghĩ về nó thêm nữa. Nó được kết thúc rồi và được kết thúc mãi mãi! Ta tự do với ông, và ông tự do với ta. Bằng không, chúng ta cứ bị móc vào nhau."
Đây là thái độ Phật giáo hướng tới mọi sự. Nếu ai đó xúc phạm bạn, cám ơn người đó. Đây là cách để không bị móc vào. Nói với người đó, "Tốt lắm - vậy là ông đã tới. Tôi đã chờ đợi ông." Vì trước khi bạn có thể biến mất khỏi thế giới này của khổ bạn phải đóng mọi tài khoản mà bạn đã mở, suốt nhiều thời đại, qua nhiều thời đại.
Khi chúng không là hai điều,
chúng không là một điều,
và gió
trong bức tranh mực Ấn Độ
quả thực mát mẻ.
Khi bạn đã đi tới sự thanh bình này, tới im lặng này, tới samata này, sự thanh thản - cân bằng này, rằng không cái gì có thể quấy rối được bạn... Ai đó nhổ vào bạn và bạn vẫn còn không bị rối loạn, không dao động. Ai đó xúc phạm bạn và không cái gì xảy ra cho bạn; bạn vẫn còn dường như không cái gì đã xảy ra. Khi bạn đã trở thành gương, mọi sự được phản xạ và biến mất và bạn vẫn còn không bị trầy xước bởi việc phản xạ của chúng. Khi bạn đã trở nên không bị gắn bó với mọi thứ của thế giới, và bạn không níu bám, và hồn nhiên của bạn vẫn còn tuyệt đối và bạn vẫn còn trinh nguyên - thế thì bạn không thể nói rằng thế giới, Thượng đế, thực tại là hai, nhiều hay một.
Thế thì chẳng cái gì có thể được nói về nó, vì mọi lời đều thiếu sót.
Khi chúng không là hai điều…
Một điều là chắc chắn, bạn không thể nói 'hai' - vì mọi nhị nguyên đều là tạo tác của tâm trí, mọi nhị nguyên đều được tạo ra bởi tâm trí níu bám và gắn bó. Khi không có gắn bó thì không có nhị nguyên.
Khi bạn muốn cái gì đó xảy ra tương ứng theo bạn, và nó không xảy ra, nhị nguyên nảy sinh. Khi bạn sẵn sàng thảnh thơi với mọi thứ như nó xảy ra, nhị nguyên ở đâu? Ai đó xúc phạm bạn và bạn nói cám ơn. Người đàn bà của bạn bỏ bạn và bạn đi tiễn cô ấy hết lòng. Nhị nguyên ở đâu? Giầu có tới và bạn tận hưởng nó. Rồi một ngày bạn nghèo và bạn tận hưởng nghèo. Nhị nguyên ở đâu?
Nếu bạn có thể tận hưởng mọi thứ xảy ra, nếu bạn có thể tận hưởng hoa hồng bao giờ cũng có đó và bạn không tính tới gai, thế thì nhị nguyên ở đâu? Thế thì tâm trí trở thành bất nhị. Thế thì mọi mảnh mẩu biến mất, thế thì cái một lớn nảy sinh trong bạn. Nhưng nó không thể được gọi là 'cái một'.
Khi chúng không là hai điều,
chúng không là một điều,
Tại sao? Vì gọi nó là 'một' là lại đem con số vào. Nó đơn giản có đấy - không hai không một. Không có cách nào định biên nó như cái này hay cái kia.
và gió
trong bức tranh mực Ấn Độ
quả thực mát mẻ.
Đây là phát biểu hay. Khi tất cả đều là một - kẻ thù và bạn bè, người yêu bạn và người ghét bạn, giầu và nghèo, thất bại và thành công, kính trọng và bất kính; khi tất cả là một - tuổi thanh niên và tuổi già, sinh và chết - sẽ nảy sinh mát mẻ lớn lao. Mát mẻ đó là phẩm chất của phật. Mát mẻ đó không thể bị quấy rối; không nhiệt nào có thể đi vào trong nó.
Và nếu bạn đi vào trong tiếp xúc gần gũi với phật bạn sẽ cảm thấy cái mát mẻ đó. Nó bao giờ cũng có đó. Nó không chỉ ở bên trong phật, nó tạo ra không gian quanh ông ấy. Nếu bạn đi vào trong không gian đó - bạn có thể đi vào chỉ qua thông cảm, chỉ qua tin cậy, chỉ qua yêu - nếu bạn đi vào trong quyển mát mẻ đó, bạn sẽ ngạc nhiên. Nhớ lấy, nó không phải là lạnh - nó là mát mẻ.
Điều đó là khó hiểu, với những người tới từ phương Tây. Ngôn ngữ được sinh ra từ các khí hậu - đó là lí do tại sao đôi khi rất khó dịch. Chẳng hạn, ở phương Tây, 'hơi ấm' là từ hay. Bạn nói 'yêu nồng nàn' - bạn không thể nói 'yêu mát mẻ' được. Ở Ấn Độ, bạn có thể nói 'yêu mát mẻ'.
Ở phương Tây, bạn nói 'đón chào nồng nhiệt'. Ở Ấn Độ, điều đó sẽ không có vẻ giống như đón chào chút nào nếu trời quá ấm. Nó phải mát. Nhưng mát không phải là lạnh; lạnh là chết. Mát là sống động - nhưng im lặng, không sốt, không đam mê, như làn gió mát trong Himalayas - và bạn là lữ khách khát, mệt, mòn mỏi, khát nước, và bạn bắt gặp vũng nước mát trong như pha lê.
Vâng, đó là điều phật là gì - dành cho tất cả những người mòn mỏi, mệt mỏi, khát nước.
Tại sao chư phật được gọi là chư phật
sau khi họ chết?
Vì họ không càu nhàu gì nữa,
vì họ không tạo ra phiền toái
Cho bản thân họ thêm nữa.
Một phát biểu hay từ Nhất Hưu.
Có vài vấn đề. Vị phật được chấp nhận bởi quần chúng rộng hơn chỉ khi ông ấy đã mất. Ông ấy được chấp nhận chỉ bởi vài người được chọn khi ông ấy còn sống. Ở trong tiếp xúc với phật vẫn còn sống cần dũng cảm. Chỉ những người thực sự táo bạo mới có thể tới gần vị phật sống - vì phật sống sẽ làm biến đổi bạn. Và mọi người nói về biến đổi, nhưng không ai muốn được biến đổi.
Mọi người nói về biến đổi nhưng họ không ngụ ý điều đó. Họ thực sự ngụ ý vài việc trang hoàng thêm, vài cái lông thêm, vài huân chương vàng thêm. Họ nói về biến đổi nhưng họ không hiểu nghĩa của từ này.
Biến đổi ngụ ý đóng đinh và phục sinh. Biến đổi ngụ ý chết đi như bạn vậy, và được sinh ra khi bạn không biết cái gì - cái gì sẽ xảy ra, ai sẽ được sinh ra hay bạn sẽ là thế nào. Một điều là chắc chắn, bạn sẽ không còn là cùng bạn như bạn vậy. Ai sẵn sàng cho điều đó?
Và ở trong mối quan hệ gần gũi với phật tạo ra cả nghìn lẻ một vấn đề. Thứ nhất, phật là ngược đời - đó là điều phiền toái của ông ấy. Ông ấy liên tục tạo ra phiền toái. Ông ấy không bao giờ cho phép bạn níu bám vào bất kì cái gì. Trước khi bạn bắt đầu níu bám vào bất kì phát biểu nào của ông ấy, nó đều bị làm mâu thuẫn đi. Ông ấy không bao giờ cho bạn đủ thời gian để lắng đọng ở bất kì chỗ nào; ông ấy liên tục đẩy bạn và đẩy bạn. Chừng nào ông ấy chưa phá huỷ bạn, ông ấy không bao giờ dừng lại.
Người ta nói: "Chân lí là danh sách vô tận các tục ngữ cặp đôi mà mâu thuẫn lẫn nhau."
Chân lí là mâu thuẫn. Và phật là mâu thuẫn sống. Ông ấy nói cái này - và ông bao giờ cũng vội vàng mâu thuẫn lại nó trước khi quá muộn. Bạn muốn níu bám lấy cái gì đó. Bạn không thực sự trong việc đi tìm chân lí, bạn đang trong việc đi tìm tiện nghi. Và phật không lo nghĩ về tiện nghi của bạn, ông ấy lo nghĩ về chân lí.
Cho nên ông ấy phải nói nhiều thứ và ông ấy phải mâu thuẫn lại chúng. Dần dần, dần dần nếu bạn đủ dũng cảm để liên tục bám quanh ông ấy, dần dần, dần dần bạn sẽ đi tới điểm mà bạn sẽ thấy chẳng có ích gì mà níu bám lất bất kì phát biểu nào. Thế thì bạn đơn giản lắng nghe, không ý tưởng níu bám nào. Trong chính khoảnh khắc đó, chân lí bắt đầu xảy ra.
Không phát biểu nào là đúng, mọi phát biểu đều là sai. Đó là phiền toái của phật, vì ông ấy liên tục đưa ra những phát biểu và ông ấy liên tục mâu thuẫn chúng.
Phật tính là chuyển biến cao nhất của chân lí. Nhưng chuyển biến cao nhất này nhất định là ngược đời, vì nó phải chứa cả hai cực. Cũng giống như thanh nam châm - nam châm phải có cả hai cực đối lập trong nó, âm và dương. Nếu phật là chuyển biến cao nhất, ông ấy phải chứa mọi cái đối lập trong ông ấy.
Cho nên ngày Phật chết, các giáo phái được sinh ra. Họ chọn các phát biểu nhất quán. Khi Phật Gautam chết, ba mươi sáu phái được sinh ra ngay lập tức. Điều đó có nghĩa là Phật đã tự mâu thuẫn với bản thân ông ấy theo ba mươi sáu cách. Trong khi ông ấy còn sống, những học giả và nhà logic và các giáo sư giữ yên tĩnh, vì không thể nào tranh biện được với ông ấy. Nhưng họ chờ thời của họ. Khi ông ấy chết, thế thì họ nổi lên những ồn ào ầm ĩ lớn và với biện luận lớn. Và họ khăng khăng vào một điều, rằng chân lí phải nhất quán. Chân lí không bao giờ nhất quán - không thể thế được.
Thế thì chỉ có một khả năng: họ phải chọn các phát biểu nhất quán và làm ra triết lí từ chúng. Ba mươi sáu triết lí đã được sinh ra từ các phát biểu của Phật, và tất cả đều đã bỏ lỡ ông ấy. Vì nếu ông ấy là bất kì cái gì, ông ấy là tất cả ba mươi sáu triết lí đó cùng nhau.
Nhưng điều đó là phiền toái. Nó là không thể nào hiểu được cho tâm trí con người. Đó là phương cách - Phật làm cho bạn gần như không thể nào hiểu thấu được ông ấy, để cho một ngày nào đó bạn mất hăng hái và bạn thôi cố hiểu ông ấy. Trong chính khoảnh khắc đó, cách mạng xảy ra.
Phật cũng là điều phiền toái vì cái gọi là tôn giáo của bạn không phải là tôn giáo thực. Cái gọi là tôn giáo có thể được thấy chủ yếu như phương cách để giữ cho mọi người lành mạnh. Việc nghỉ một ngày bắt buộc, thú tội để giúp người có tội, hứa hẹn về thiên đường sẽ tới - vân vân. Không ngạc nhiên đàn bà là khách hàng tốt nhất! Tôn giáo thường không là gì ngoài việc an ủi. Họ giữ cho bạn bình thường, họ giúp bạn vẫn còn lành mạnh.
Thế giới là điên khùng. Và điều nực cười là ở chỗ thế giới là điên khùng vì các tu sĩ của bạn. Và thế rồi họ tới từ cửa sau và họ giúp bạn vẫn còn lành mạnh - họ tạo ra điên khùng trong thế giới, thế rồi họ tạo ra thuốc cho nó.
Khi phật tới ông ấy không cho bạn thuốc để lành mạnh. Ông ấy đơn giản làm cho bạn nhận biết rằng không có nhu cầu là điên khùng ngay chỗ đầu tiên. Nhưng thế thì tu sĩ giận, thế thì thể chế giận. Thế thì toàn thể nghề nghiệp của họ lâm nguy.
Tại sao chư phật được gọi là chư phật
sau khi họ chết?
Khi phật còn sống bạn không thể gọi ông ấy là phật được vì ông ấy có vẻ giống bạn thế. Thân thể này, máu này, xương này - hệt như bạn. Ông ấy trẻ, thế rồi ông ấy trở thành già, thế rồi ông ấy chết - hệt như bạn. Làm sao bạn có thể tin được rằng người như bạn có thể là phật được? Điều đó làm xúc phạm bạn.
Bạn ghét bản thân bạn nhiều thế, đó là lí do tại sao. Bạn kết án bản thân bạn nhiều thế, đó là lí do tại sao. Bạn không thể chấp nhận vị phật sống là phật, là Thượng đế, vì bạn không thể chấp nhận được bản thân bạn là thiêng liêng. Đó là vấn đề.
Cho nên khi phật mất rồi, thế thì mọi sự trở thành đơn giản. Bây giờ ông ấy không còn giống bạn nữa. Bây giờ bạn có thể tạo ra huyền thoại, chuyện ngụ ngôn hay. Bạn có thể làm ông ấy không giống bạn thật nhiều như bạn muốn. Bạn có thể cho ông ấy chiều cao lớn như bạn muốn...
Nếu bạn đi vào trong lịch sử, các tirthankaras của người Jaina cao như núi; họ bước đi, và mọi người không thể nhìn thấy được mặt họ. Bây giờ, điều này có vẻ như cái gì đó.
Vị phật - và chỉ mét sáu nhăm sao? Chẳng có vẻ là phật!
Cái gì đó ngoại lệ - ham muốn của bạn, ham muốn bất thường của bạn, là dành cho cái ngoại lệ. Khi phật chết bạn được tự do vẽ ông ấy.
Mọi tượng của Phật mà bạn đã thấy đều là giả; ông ấy không bao giờ có vẻ giống như bất kì cái tượng nào trong những tượng đó. Thực ra những tượng đó thậm chí không phải là người Ấn Độ - chúng đã được tạo ra khi Alexander Đại đế tới Ấn Độ. Chúng không phải là người Ấn Độ chút nào, sự thật là người Hi Lạp. Phật không bao giờ có vẻ giống như bất kì bức tượng nào mà bạn thấy. Ông ấy không thể có vẻ giống điều đó.
Nhưng bạn tạo ra - thế thì Phật là ở trong tay bạn, ông ấy không thể nói được bất kì cái gì. Mọi người đã làm tượng vàng về Phật. Nhưng ông ấy đã không được làm bằng vàng, ông ấy chỉ là thịt và xương như bạn vậy.
Ông ấy chết vì đầu độc thức ăn - cũng như bạn chết vì đầu độc thức ăn, như bạn vậy. Và đó là khó khăn. Tại sao nó là khó khăn? Vì bạn đã được dạy kết án bản thân bạn, bạn đã được dạy rằng bạn là không đúng. Nếu bạn là không đúng, thế thì làm sao con người có thể là phật được nếu người đó cũng giống như bạn - cảm thấy đói, cảm thấy khát, cần nước, trở nên bẩn, phải cọ rửa thân thể mình, phải tắm, cũng giống như bạn? Thế thì khác biệt là gì?
Khác biệt là ở lãnh thổ bên trong, không ở bên ngoài ông ấy. Khi ông ấy chết, bạn cũng có thể làm ra cái bên ngoài tương ứng theo tưởng tượng của bạn, theo sự hài lòng của trái tim bạn.
Tại sao chư phật được gọi là chư phật
sau khi họ chết?
Nhất Hưu đùa. Ông ấy nói:
Vì họ không càu nhàu gì nữa,
Chư phật liên tục càu nhàu - theo nghĩa rằng họ đang nói "Cái này là sai, cái kia là sai, cái này phải được thay đổi, cái kia phải được thay đổi." Họ liên tục bảo bạn cách biến đổi cuộc sống của bạn. Họ không cho phép bạn ngủ ngon và có giấc mơ đẹp. Họ càu nhàu - họ liên tục chõ mũi vào cuộc sống của bạn, họ liên tục nói, "Làm cái này, giống cái này. Thức dậy đi!" Và khi bạn có những giấc mơ đẹp thế...
Mới vài ngày trước đây, Ninad đã viết một bức thư cho tôi. Anh ta rơi vào yêu một người đàn bà. Người đàn bà này không yêu anh ta, người đàn bà này đã đi cùng với người đàn ông riêng của cô ấy. Bây giờ Ninad rất rối loạn - anh ta yêu người đàn bà này nhiều tới mức anh ta nói trong thư của mình, "Nếu người đàn bà này nói 'Bỏ Osho ngay vì em!' tôi sẽ bỏ thầy trong một khoảnh khắc."
Anh ta đơn giản biểu lộ anh ta mê đắm làm sao. Bây giờ, nếu tôi nói với, "Thức dậy đi, Ninad!" anh ta sẽ giận. Anh ta sẽ nói, "Cái gì! Thầy nói cái gì?"
Anh ta viết trong thư, "Bất kì cái gì thầy nói và bất kì cái gì Nhất Hưu nói, tôi chẳng quan tâm. Thậm chí yêu một khoảnh khắc với người đàn bà này là quá đủ cho tôi - tôi không có ham muốn niết bàn."
Và tôi không thể bỏ Ninad được. Anh ta có thể bỏ tôi, nếu người đàn bà này nói, nhưng tôi sẽ ám ảnh anh ta - tôi sẽ không cho phép anh ta rơi vào giấc ngủ. Ngay cả khi anh ta ở cùng với người đàn bà này tôi sẽ ở giữa hai người... và tôi sẽ liên tục lay anh ta: "Ninad! Bạn đang làm gì vậy? Đây toàn là mơ thôi! Đừng tự lừa mình. Thức dậy đi!"
Cho nên khi vị phật chết thì dễ dàng chấp nhận ông ấy. Ông ấy sẽ không ám ảnh bạn. Bạn có thể làm ra điện thờ đẹp cho ông ấy, bạn có thể tôn thờ ông ấy. Bạn có thể nói, "Ở đây đi, trong ngôi đền này và đừng đi ra khỏi nó! Để chúng tôi sống bên ngoài và thầy sống ở đây. Và thỉnh thoảng chúng tôi sẽ tới và bày tỏ sự kính trọng với thầy."
Vì họ không càu nhàu gì nữa,
vì họ không tạo ra phiền toái
Cho bản thân họ thêm nữa.
Và phật liên tục tạo ra phiền toái cho bản thân ông ấy - vì ông ấy chống lại thể chế, chống lại kinh sách, chống lại mọi thứ đã trở thành được thiết lập. Ông ấy liên tục làm cho bạn không an tâm. Ông ấy đã ném bạn từ an ninh vào bất an ninh, ông ấy bao giờ cũng buộc bạn từ cái biết vào cái không biết. Ông ấy không thể bỏ bạn một mình được, ông ấy không thể cho phép bạn nghỉ ngơi. Chừng nào bạn chưa biến mất, ông ấy sẽ vẫn theo bạn.
Nhất Hưu đang đùa. Ông ấy đang nói khôi hài: Đó là lí do tại sao, khi chư phật chết, mọi người tạo ra đền chùa lớn cho họ. Tôn giáo lớn được sinh ra, thể chế lớn, nhiều tôn thờ, hàng nghìn hàng nghìn sách được viết ra. Và khi họ sống, mọi người hoặc đóng đinh họ, đầu độc họ, xúc phạm họ hay ném đá họ.
Con người không bao giờ đối xử với phật sống bằng kính trọng. Con người đối xử kính trọng chỉ với những người đã chết. Con người kính trọng chết, con người không kính trọng sống.
0 Đánh giá