Chương 11. Đợi cái dịu ngọt

Chương 11. Đợi cái dịu ngọt

Price:

Read more

Coi nó là dễ (Tập 2) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 11. Đợi cái dịu ngọt

Câu hỏi thứ nhất
Một phật tử tự nhiên như tôi đang làm gì khi lãnh đạo nhảy múa Sufi? Và một người Sufi tự nhiên như Pradeepa đang làm gì khi lãnh đạo Vipassana và ngồi thiền?
Aneeta, đây là chỗ điên khùng để hiện hữu. Tôi biết điều đó. Ngày tôi nói về người Sufi tự nhiên và Phật tử tự nhiên, tôi nhìn vào mắt của Aneeta và câu hỏi này có đó. Và tôi nhìn vào mắt của Pradeepa nữa, và cô ấy cũng ngơ ngác.
Thiền phải đi ra ngoài mọi hình dạng, người Sufi hay Phật tử. Lúc ban đầu, hình dạng là cần. Và điều tốt là di chuyển tự nhiên, vào trong bất kì cái gì khớp với phẩm chất bẩm sinh của bạn. Nhưng chung cuộc người ta phải đi ra ngoài hình dạng, bằng không thì bản thân hình dạng trở thành tù túng. Tại điểm tối thượng, người ta không là Phật tử không là người Sufi. Tại điểm đó, người ta đơn giản hiện hữu - không có hình dạng, không căn cước, cái không thuần khiết.
Một cách có chủ ý, tôi đã cho Aneeta công việc mà cô ấy đang làm ở đây. Cô ấy là Phật tử tự nhiên, điều đó là đúng. Tôi đang đưa cô ấy ra khỏi hình dạng tự nhiên của cô ấy. Làm công việc Sufi, dần dần, dần dần cô ấy sẽ tuột ra khỏi quá khứ của cô ấy. Quá khứ của cô ấy đã là Phật tử, sẽ dễ dàng hơn cho cô ấy là Phật tử. Và điều như vậy cũng là trường hợp với Pradeepa - sẽ dễ hơn cho cô ấy ở trong công việc Sufi, mối quan tâm quá khứ của cô ấy đã từng ở đó. Dính líu sâu nhất của cô ấy là với các ý tưởng Sufi, đặc biệt với Gurdjieff. Và tôi đã cho cô ấy công việc của Phật tử - lãnh đạo Vipassana và Ngồi thiền.
Đây chỉ là phương cách để đem bạn ra khỏi hình dạng thường lệ của bạn - phương cách để giúp bạn đi vào trong thiền thuần khiết. Thiền thuần khiết đơn giản là thiền. Làm sao nó có thể là của người Sufi được? Làm sao nó có thể là của Phật tử được? Trên đường, bạn có thể là người Sufis, Phật tử, người yogis, người mật tông - nhưng khi bạn đã tới nơi, mọi con đường biến mất. Thế thì bạn ở cùng một chỗ, ở cùng một không gian. Không gian đó là niết bàn.
Ở cùng tôi, nhiều thứ sẽ có vẻ gây phân vân cho bạn - vì có nhiều người thế ở các giai đoạn khác nhau của trưởng thành của họ. Với người này, tôi sẽ gợi ý điều này; với người khác, tôi sẽ gợi ý khác. Bất kì cái gì được cần ở giai đoạn trưởng thành của bạn sẽ được trao cho bạn - và khi nhu cầu không còn đó nó sẽ bị lấy đi.
Điều cuối cùng cần được lấy đi là hình dạng của thiền. Thế thì người ta đơn giản có tính thiền - thế thì không còn hoạt động, mà chỉ là phẩm chất, hương thơm. Hình dạng của thiền vẫn là một phần của tâm trí. "Phật tử tự nhiên" có nghĩa là tâm trí vẫn có đó, vì chỉ tâm trí mới có thể là Phật tử tự nhiên. Chỉ tâm trí mới có thể là người Sufi hay Phật tử; tâm trí cần hình dạng, tâm trí cần bận rộn. Tâm trí bao giờ cũng khao khát bận rộn nào đó - không có bận rộn tâm trí bắt đầu chết. Nó cần công việc không ngớt.
Trong chỉ ba hay bốn ngày tôi không ở đây - và mọi người đã bắt đầu biến mất. Chỉ ngồi đây trong một giờ là khó. Nghe nói rằng tôi không tới, Big Prem lập tức bỏ đi, Rakesh bỏ đi. Ngay cả Divya - ngày tôi tới, Divya không có ở chỗ cô ấy; cô ấy ngồi xa xa. Cô ấy vẫn ngồi đó với ý tưởng rằng nếu tôi không tới thì cô ấy có thể lẻn đi dễ dàng.
Chỉ ngồi trong một giờ im lặng không làm gì trở thành khó thế. Tâm trí thường xuyên khao khát bận rộn nào đó. Sufi giáo là một loại bận rộn, Phật giáo là loại khác, và có cả triệu.
Khi tôi nói "người Sufi bẩm sinh" tôi ngụ ý tâm trí bạn đang hoà điệu với Sufi giáo. Nhưng người ta phải đi ra ngoài tâm trí, Aneeta. Và đó là công việc tôi đã trao cho bạn. Nó chống lại tâm trí bạn, nó chính là cái đối lập cực - và cái đối lập cực sẽ giúp phá huỷ hình mẫu này. Một khi hình mẫu bị phá huỷ thế thì người ta dễ dàng sẵn có, linh hoạt, linh động. Linh động đó là thiền.
Cho nên bất kì cái gì tôi nói với bạn, làm nó đi. Nhiều lần nó có thể có vẻ mâu thuẫn với các phát biểu khác của tôi, nhưng đừng lo nghĩ về điều đó. Nếu tôi đã nói nó, thế thì phải có cái gì đó trong nó. Tôi có thể đã không làm nó rõ ràng cho bạn - vì đôi khi điều tuyệt đối cần thiết là việc này không nên được làm thành rõ cho bạn. Nếu nó được làm rõ ra, tâm trí bạn bắt đầu chộp lấy nó. Nhiều thứ phải được bỏ lại không rõ ràng, mơ hồ.
Nhiều thứ phải đơn giản được làm - từ tin cậy và buông xuôi của bạn, không từ việc hiểu trí tuệ của bạn với chúng.
Một cách tự nhiên, Aneeta phải đã trở nên phân vân - tại sao công việc Sufi đã được trao cho cô ấy? Và cô ấy đang làm công việc của mình một cách tốt đẹp và tôi cũng hài lòng với công việc của cô ấy. Điều đó là khó khăn cho cô ấy, và đôi khi tâm trí Phật tử tạo ra rắc rối gấp đôi cho cô ấy. Nhưng tâm trí Phật tử đó phải bị bỏ đi - vì mọi tâm trí đều phải bị bỏ đi. Chiếc thang phải được dùng lúc ban đầu và chung cuộc phải được bỏ đi.
Bây giờ khoảnh khắc đã tới cho Aneeta từ bỏ chiếc thang Phật giáo đó.
Câu hỏi thứ hai
Tại sao con người hiện đại loạn thần kinh thế?
Vì con người hiện đại lần đầu tiên mới trở thành con người. Quá khứ của nhân loại không phải là của con người. Con người đã tồn tại mãi cho tới giờ như đám đông, không như cá nhân; con người đã tồn tại như tập thể. Cá nhân đang được sinh ra, do đó con người hiện đại rất loạn thần kinh. Đó là một chỉ báo tốt. Nó là cuộc cách mạng lớn mà tâm thức con người đang trải qua.
Loạn thần kinh thực sự là gì? Loạn thần kinh là trạng thái không xác định của tâm trí, nhùng nhằng, không dứt khoát. Là cái này, hay là cái kia? Mọi định nghĩa bên ngoài đều đã biến mất, mọi cái chống đỡ đã bị lấy đi. Căn cước của bạn là rất mong mạnh - mọi người đều biết nó.
Trong quá khứ rất dễ trả lời "Tôi là ai?" Người Hindu, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Ấn Độ, người Trung Quốc, người Tây Tạng, brahmin/sudra, trắng/đen, đàn ông/đàn bà - mọi thứ đều rõ ràng. Mọi người biết họ là ai.
Bây giờ nó không rõ ràng thế; mọi cái nhãn đó đã biến mất. Con người đang đứng trần trụi, không có nhãn nào - mối lo âu lớn. Và mọi người đều phải tự xác định bản thân mình. Công việc xác định bản thân mình đã được làm bởi người khác trước đây - bố mẹ, thầy giáo, tu sĩ, chính khách. Họ có thẩm quyền, thẩm quyền không thể sai được. Bạn có thể dễ dàng phụ thuộc; bạn đã không cần nghĩ tới, suy ngẫm, về mọi thứ. Mọi thứ được nhai sẵn cho bạn bởi người khác và được trao cho bạn - bạn được nhồi nhét vào.
Bây giờ con người đang trở thành người lớn, trưởng thành. Bạn phải làm ra căn cước riêng của bạn. Nó không dễ thế - chỉ những người rất thông minh mới có khả năng tránh được loạn thần kinh. Hoàn toàn thông minh sẽ được cần tới để tránh loạn thần kinh. Im lặng lớn, năng lực lớn để thoát ra khỏi tâm trí và những cái bẫy của nó, sẽ được cần tới trong tương lai. Và nó sẽ là vậy, ngày càng nhiều hơn.
Trong quá khứ, thông minh không có giá trị lớn - thực ra, là bình thường là rất có giá trị. Người thường bao giờ cũng khớp và người có tài bao giờ cũng không thích hợp. Không xã hội nào trong quá khứ đã bao giờ thích người là thiên tài, vì họ tạo ra rắc rối.
Nhớ điều Nhất Hưu đã nói hôm nọ không? Khi Phật còn sống ông ấy là mối phiền toái. Phiền toái của ông ấy là gì? Thông minh thiên tài của ông ấy làm rối loạn tâm trí tầm thường; thông minh hoàn toàn của ông ấy quấy rối người ngu. Tính cá nhân của ông ấy, tự do của ông ấy, nổi dậy của ông ấy, đánh mạnh vào tâm trí của đám đông - vì đám đông không muốn cá nhân, đám đông không muốn tính duy nhất, đám đông đơn giản muốn thuộc vào. Nó đơn giản muốn không chịu trách nhiệm cho bất kì cái gì. Nó muốn là một phần của đám đông lớn, để cho trách nhiệm không bao giờ dồn lên bản thân người ta, nó bao giờ cũng ở đâu đó khác. Giáo hoàng quyết định, Shankaracharya quyết định, tổng thống quyết định, và bạn không cần bận tâm về điều đó. Hỏi tại sao không dành cho bạn - bạn chỉ làm và chết.
Thoáng nhìn đầu tiên về cá nhân là trong xã hội hiện đại. Do đó mới có loạn thần kinh. Trong quá khứ, mọi câu trả lời đều là cố định; người ta không được yêu cầu đi tìm câu trả lời. Thượng đế có đó, cõi trời có đó, lí thuyết nghiệp có đó, mọi thứ đều rõ ràng thế, bạn có thể sống với tất cả những công thức đó rất dễ dàng.
Bây giờ bạn không biết; không cái gì là chắc chắn chút nào. Tê liệt lớn xảy ra. Tê liệt này có thể giết chết nhân loại hay có thể trở thành bước nhảy lượng tử biến đổi lớn. Tôi đã nghe:
Trong một thực nghiệm nổi tiếng về lí thuyết học tập, chuột nhảy từ một giá hướng tới một đôi quân bài. Có con bài trắng được để cố định tại chỗ - nếu chuột nhảy hướng tới nó chúng ngã xuống đất. Nhưng nếu chuột nhảy hướng tới con bài kia, con bài mầu đen, con bài rơi xuống và chuột có thể ăn thức ăn mà người làm thực nghiệm đã đặt đằng sau con bài này. Chuột dễ dàng học con bài nào là con bài nào. Nếu các con bài được dịch chuyển quanh, chúng bao giờ cũng học nhảy tới con bài đen, dù nó ngẫu nhiên ở đâu.
Nhưng trong giai đoạn tiếp của thực nghiệm này, các con bài trắng rõ và các con bài đen rõ được thay thế bởi các con bài tiến dần tới xám trung lập. Tại điểm nào đó xám trở thành tương tự nhau tới mức chuột không thể phân biệt được giữa chúng. Chúng không thể biết được con bài nào là con bài nào. Trong tình huống mơ hồ này, chúng từ chối nhảy; chúng trở thành một loại tê liệt, dồn nén và loạn thần kinh.
Chúng đã bị làm cho lúng túng, lẫn lộn.
Đây là tình huống của con người - một tình huống rất hiệu lực, tình huống rất hàm chứa. Nếu con người chỉ là chuột họ sẽ thực sự loạn thần kinh và họ sẽ tự tử.
Nhưng con người không chỉ là chuột - bất kể điều B.F. Skinner và cái gọi là các nhà tâm lí học khác nói. Con người không là chuột. Có khả năng rằng con người có thể nhận thách thức này và trở nên được tích hợp hơn. Loạn thần kinh chỉ trong khoảng thời gian ngắn, sớm hay muộn con người sẽ biết cách xử lí nó. Không có thẩm quyền, không có Thượng đế, không có Kinh Thánh và Vedas, con người sẽ chịu ảnh hưởng của tâm thức riêng của mình. Con người sẽ bắt đầu vận hành một cách tự phát, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không có câu trả lời làm sẵn. Thế thì chứng loạn thần kinh sẽ biến mất - và không chỉ chứng loạn thần kinh, mà cả tâm trí đám đông cũng biến mất.
Lần đầu tiên, sẽ có cái đẹp, cái vĩ đại, chân giá trị. Trong quá khứ, con người không có chân giá trị. Vâng, thỉnh thoảng một Phật xảy ra, thỉnh thoảng một Christ bước đi trên trái đất - nhưng đó chỉ là thỉnh thoảng thôi. Còn hàng triệu người đã sống và chết mà không biết mùi vị gì của tự do, thậm chí không biết họ là ai? Họ tin họ là người Do Thái, và chết. Họ tin họ là người Hindus, và chết. Họ tin họ là thân thể, và chết. Họ không bao giờ biết họ thực sự là ai - họ không bao giờ bắt gặp không gian bên trong.
Và chừng nào bạn chưa bắt gặp không gian bên trong đó bạn sống cuộc sống không có chân giá trị. Bạn sống như chuột và bạn sẽ chết như chó.
Là người là rủi ro. Và rủi ro là gì? Rủi ro là, bạn sẽ phải trải qua một loại loạn thần kinh. Trước khi bạn có thể trở nên được định tâm trong bản thể riêng của bạn, bạn sẽ phải trải qua một loại không định tâm.
Thiền nhân nói: Trước khi ông bắt đầu thiền, núi là núi và sông là sông. Khi ông thiền, khi ông đi sâu vào trong thiền, núi không còn là núi và sông không còn là sông. Nhưng nếu ông tiếp tục, nếu ông kiên trì và đạt tới đỉnh cao nhất của thiền, thế thì lần nữa núi là núi và sông là sông.
Đây là một trong những phát biểu có ý nghĩa nhất đã từng được nói ra. Ở giữa, mọi thứ trở nên lẫn lộn.
Thế kỉ này là thế kỉ của biến đổi lớn. Con người sẽ hoặc sa ngã... và điều đó đang xảy ra. Đó là lí do tại sao Adolf Hitler, Joseph Stalin, Benito Mussolini, Mao Trạch Đông, và những người như thế này, trở thành quan trọng thế. Tại sao? Vì họ có thẩm quyền. Họ nói, "Ông không biết ông là ai sao? Chúng tôi sẽ cung cấp cho ông câu trả lời." Họ là những người không thể sai được; họ biết mọi thứ. Adolf Hitler là tuyệt đối chắc chắn. Mọi người bắt đầu xếp vào hàng cùng ông ta, họ bắt đầu theo ông ta.
Thượng đế cũ đã biến mất. Rất dễ cho Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông lãnh đạo mọi người - vì mọi người không thể sống mà không có thượng đế, mọi người không thể sống mà không có tu sĩ. Mọi người không thể sống theo cách riêng của họ, đây là vấn đề.
Cho nên, năm mươi hay sáu mươi năm này, con người đã thấy hai điều xảy ra. Rất ít người đã vươn lên hướng tới tính cá nhân, và họ đã trở thành các đỉnh cao như đỉnh Everest. Nhưng nhiều người hơn đã rơi trở lại, đã thoái lui và trở thành người phát xít hay người cộng sản - có nhiều thương hiệu sẵn có.
Và bất kì khi nào một nước bị rất rất lẫn lộn, một Adolf Hitler nhất định tới. Không phải là ngẫu nhiên mà nước Đức trở thành nạn nhân - một trong những nước trí tuệ nhất trên thế giới, nước của các giáo sư và học giả, các nhà tư tưởng và nhà khoa học. Tại sao đất nước của nhiều người thông minh thế lại trở thành nạn nhân của người điên này? Lí do là ở chỗ những người thông minh này - các giáo sư, triết gia - đã không thể cung cấp được câu trả lời làm sẵn. Họ đã quá lịch sự, họ đã quá do dự, họ đã quá khiêm tốn, họ đã quá thông minh. Họ không thể hét lên, họ chỉ thì thào - còn mọi người cần hô khẩu hiệu, không thì thào.
Adolf Hitler hét lên từ nóc nhà. Ông ta không thì thào. Ông ta cho khẩu hiệu - rõ ràng, xác định rõ. Mọi điều ông ta cho đều là vô nghĩa, nhưng đó không phải là vấn đề. Mọi người không lo nghĩ về có nghĩa hay vô nghĩa, toàn thể vấn đề của họ là họ muốn ai đó có thể hét lên một cách tự tin tới mức họ có thể đi theo một cách dễ dàng mà không rối loạn gì trong con người họ. Họ đã đi theo Adolf Hitler.
Điều đó xảy ra lặp đi lặp lại mãi trong lịch sử con người, người thông minh đi theo người lãnh đạo rất không thông minh. Và điều này đã là vấn đề cho các nhà phân tâm: tại sao điều đó xảy ra?
Bây giờ, cứ nhìn vào Ấn Độ mà xem - một nước đã trau dồi thông minh trong ít nhất mười nghìn năm, và giờ đi theo một người như Morarji Desai. Điều này dường như không thể tin được. Tại sao nó phải xảy ra? Có lí do cho nó. Những người nghĩ, họ càng nghĩ nhiều, họ càng trở nên do dự hơn. Họ bắt đầu nói theo các nếu và các nhưng; họ trở nên khiêm tốn. Và mọi người lại không cần những phát biểu khiêm tốn. Với tâm trí bình thường, phát biểu khiêm tốn có vẻ dường như bạn không chắc chắn, bạn không biết.
Đó là lí do tại sao, ở Ấn Độ, Mahavira đã không thể có được nhiều người đi theo - và ông ấy đã là một trong những người thông minh nhất đã từng bước đi trên trái đất. Tại sao việc xảy ra là ông ấy đã không thể có được người đi theo? So với ông ấy, những người rất bình thường đã tích luỹ đám đông lớn những người đi theo họ. Điều gì đã xảy ra cho Mahavira? Lí do là, ông ấy khiêm tốn thế. Phát biểu của ông ấy bao giờ cũng bắt đầu với 'có lẽ'. Nếu bạn hỏi ông ấy "Có Thượng đế không?" ông ấy sẽ nói "Có lẽ."
Nhưng ai sẽ theo người như vậy? Bạn sẽ nghĩ bản thân ông ấy không biết. "Có lẽ." "Có thể." Ai sẽ đi theo người này? Bạn hỏi ông ấy "Có linh hồn không?" và ông ấy nói "Có thể." Suy diễn tự nhiên là ở chỗ bản thân ông ấy không biết.
Thực tại chính là cái đối lập. Ông ấy biết. Và ông ấy biết nó sâu sắc tới mức nó chỉ có thể được diễn đạt bằng 'có lẽ', 'có thể'. Nó bao la thế. Sẽ là ngu xuẩn mà đi nói có hay không - điều đó sẽ thu nó lại thành một phát biểu rất bình thường; nó sẽ trở thành chính trị. Nó sẽ không có chiều cao và sự viên mãn đó của kinh nghiệm triết lí. "Vâng, có Thượng đế, và không có Thượng đế. Và Thượng đế là cả hai, và Thượng đế không là cả hai." Mahavira vẫn thường nói theo cách này. Nếu bạn hỏi một câu hỏi ông ấy sẽ trả lời theo bẩy cách. Ông ấy sẽ dùng mọi phân loại của logic để trả lời một câu hỏi đơn giản của bạn, nhưng bạn sẽ bị bỏ lại còn phân vân hơn bao giờ. Bạn đã tới với một câu hỏi và bạn sẽ đi với bẩy nghìn câu hỏi. Ai sẽ đi theo người này?
Adolf Hitler nói trong tự tiểu sử của ông ta Mein Kampf rằng chỉ có một khác biệt giữa chân lí và phi chân lí, và khác biệt là việc lặp lại. Nếu bạn liên tục lặp lại điều phi chân lí rõ to, một cách cưỡng bức, nó trở thành đúng. Và ông ấy đã thực nghiệm ý tưởng này, và ông ấy đã chứng minh ý tưởng này cho hàng triệu người. Cứ thốt ra điều vô nghĩa! nhưng ông ấy sẽ liên tục lặp lại nó. Và, dần dần, dần dần mọi người bắt đầu tin vào ông ấy. Mọi người cần người lãnh đạo.
Nietzsche đã nói Thượng đế không còn nữa. Nhưng mọi người không thể sống mà không có Thượng đế - mọi người cảm thấy rất run.
Cho nên có hai khả năng: hoặc con người sẽ sa ngã và trở thành nạn nhân của một loại chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa cộng sản. Hoặc - khả năng thứ hai, vì nó tôi đang làm việc ở đây với các bạn - con người có thể nhận cái mơ hồ này, điều có vẻ giống loạn thần kinh, làm bàn đạp, và thu lấy tự do với toàn thể quá khứ và lấy bước nhảy lượng tử vào trong tương lai, và bắt đầu sống không níu bám, không có bất kì việc thuộc vào đâu.
Toàn thể trái đất là của bạn, nó không cần bị phân chia. Và Christ và Phật và Krishna tất cả đều là của bạn, bạn không cần là người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Toàn thể quá khứ là của bạn: dùng nó, nhưng không bị nó dùng. Dùng nó, và đi lên trước. Dùng Phật và Christ và Krishna và Zarathustra và Lão Tử, nhưng không bị giới hạn bởi họ. Bạn phải đi lên trước. Có nhiều thứ để sống - vẫn có những thực tại chưa được thám hiểm. Điều huyền bí là vô hạn.
Con người là một loại loạn thần kinh. Đây là tình huống rất hàm chứa: hoặc bạn ngã lại sau, hoặc bạn nhảy lên trước. Đừng ngã lại sau. Và ngã lại sau sẽ không thoả mãn cho bạn nữa. Chỉ trưởng thành mới thoả mãn - thoái lui, không bao giờ. Cho dù thời thơ ấu của bạn có vẻ rất rất đẹp, nó sẽ không thoả mãn cho bạn nếu bạn trở thành đứa trẻ lần nữa. Bạn sẽ khổ, vì bạn đã biết tuổi thanh niên và tự do của tuổi thanh niên và phiêu lưu của tuổi thanh niên. Là đứa trẻ lần nữa, theo nghĩa cũ mà bạn đã có thời là đứa trẻ, sẽ không làm cho bạn hài lòng. Bạn sẽ cảm thấy bị thu lại, không được tôn cao lên.
Con người ở trong một loại loạn thần kinh, vì việc truy nhập vào thực tại bị từ chối bao giờ cũng tạo ra không lành mạnh. Bằng việc đặt người bình thường vào trong tình huống bất thường chúng ta thu được hành vi bất thường. Con người hiện đại đang làm sống lại động cơ mà không có khớp li hợp, bánh xe hay nơi đến. Những nơi đến cũ không còn liên quan nữa.
Và con người bây giờ phải học cái gì đó tuyệt đối mới, cái chưa bao giờ được biết tới trước đây. Con người bây giờ phải học sống trong ở đây bây giờ. Vâng, ý thức về chiều hướng được cần tới, nhưng không phải là mục đích cố định. Ý nghĩa được cần tới, nhưng không phải là nghĩa xác định. Số mệnh không được cần tới - chân giá trị được cần tới, tự do được cần tới. Và con người phải thám hiểm tự do của mình và quyết định theo cách riêng của mình.
Nhớ điều đó: không có nghĩa được cho. Đó là vấn đề. Trong quá khứ đã có nghĩa được cho, bạn được bảo cho nghĩa của cuộc sống. Bây giờ không ai bảo bạn nghĩa của cuộc sống của bạn là gì - bạn phải tạo ra nó.
Lần đầu tiên, con người ở trên bờ vực của việc trở thành người sáng tạo. Mãi cho tới giờ bạn đã từng là sinh vật. Bây giờ bạn sẽ là người sáng tạo. Để điều này được tuyên bố: Lịch sử đang lấy ngả rẽ! Bạn đang trên ngưỡng của tâm thức mới. Mãi cho tới giờ con người đã sống như sinh vật - Thượng đế đã là người sáng tạo và con người là người đi theo. Bây giờ điều này sẽ không còn là hoàn cảnh nữa. Bây giờ con người là người sáng tạo, không còn là sinh vật. Bây giờ con người phải quyết định nghĩa của cuộc sống riêng của mình - con người phải cho ý nghĩa cho cuộc sống riêng của mình bằng tính sáng tạo riêng của mình.
Bạn không thể vay mượn nó, bạn không thể cầu xin nó, bạn không thể mặc cả về nó. Bạn sẽ phải tạo ra nó. Và đây thực sự là vấn đề. Tạo ra nghĩa cần thông minh lớn, tạo ra nghĩa cần nhận biết lớn, tạo ra nghĩa cần nỗ lực lớn. Và mọi người đã học một thủ đoạn đơn giản của việc xin xỏ. Ai đó sẽ cho bạn nghĩa - bố bạn, mẹ bạn. Hay Cha Lớn trên trời, ngài sẽ cho bạn nghĩa - bạn chỉ phải cầu nguyện.
Đó là lí do tại sao tôi nói đi nói lại rằng Phật sẽ trở nên ngày càng liên quan hơn mọi ngày. Khi thời gian trôi qua, Phật sẽ trở nên ngày càng liên quan hơn với nhân loại. Phật đã tới hai mươi nhăm thế kỉ trước thời của ông ấy. Bây giờ là thời cho ông ấy - vì ông ấy tin vào tự do, ông ấy tin vào tính cá nhân. Ông ấy không tin rằng bạn là sinh vật, ông ấy tin rằng bạn là người sáng tạo.
Sáng tạo ra bản thân bạn đi: cho hình và dạng cho bản thể bạn. Vẽ ra cuộc đời bạn, điêu khắc bản thân bạn. Bất kì cái gì bạn sẽ là, đó sẽ là công việc của bạn. Nó không phải là số phận - bạn chịu trách nhiệm.
Và mọi người không muốn chịu trách nhiệm; họ sợ trách nhiệm. Họ muốn ai đó khác chăm nom cho họ, họ bao giờ cũng cần người bảo vệ. Đây là những người bị loạn thần kinh - vì người bảo vệ không còn có đó. Thực ra họ chưa bao giờ có đó; bạn chỉ tin vào họ - vì bạn tin vào họ, họ có đó. Bây giờ tin tưởng này đã biến mất, họ đã biến mất. Họ đã được tạo ra bởi niềm tin của bạn.
Con người phải học sống một mình theo cách riêng của mình. Đây là cơ hội lớn - đừng nhận nó một cách phủ định, bằng không bạn sẽ ở trong nhà thương điên. Nhận nó một cách khẳng định, chấp nhận thách thức, và bạn sẽ là con người thực đầu tiên trên bề mặt trái đất.
Câu hỏi thứ ba
Trong các bài nói thầy dường như mang chúng tôi lên mức của thầy. Thầy ngồi và nói, được bao quanh bởi chư phật. Nhưng ngay khi thầy rời đi, bản ngã của chúng tôi lại trở lại; chúng tôi lại là cùng là người cũ như chúng tôi trước đây. Liệu kinh nghiệm về điều xảy ra khi chúng tôi ở cùng thầy có chỉ là ảo tưởng không? hay là thực tại duy nhất?
Satya, điều đó còn tuỳ cách bạn diễn giải. Tiêu chí là thế này: nếu nó cho bạn sự mãn nguyện lớn, nếu nó lấy đi các lo âu khỏi bạn, nếu nói giúp tâm trí bạn biến mất - cho dù vài khoảnh khắc - thế thì nó là thực. Bạn sẽ quay lại trong tâm trí cũ của bạn lần nữa - vì khi bạn ở cùng tôi bạn không một mình, bạn bắt đầu bay cùng tôi. Khi bạn ở cùng tôi bạn đang cưỡi lên con sóng triều. Khi con sóng qua rồi, tất nhiên bạn chỉ có cái mà bạn có: tâm trí cũ bắt đầu vận hành trở lại.
Và một cách tự nhiên, một giờ bạn ở cùng tôi và hai mươi ba giờ bạn ở cùng bản thân bạn. Cho nên hai mươi ba giờ này có thể có vẻ giống như thực tại, chỉ bởi vì chúng dài. Và một giờ này có thể có vẻ giống như ảo tưởng. Nó không phải vậy đâu.
Chân lí không lệ thuộc vào sự lâu dài, chân lí không liên quan gì tới thời gian. Nếu cái gì đó là thực, nó là thực - dù bạn biết nó trong một khoảnh khắc hay cả đời bạn. Và nếu cái gì đó là không thực, nó là không thực - bạn có thể liên tục mơ đến vĩnh hằng, nó vẫn còn không thực. Vấn đề không phải là nó ở với bạn bao lâu.
Thế thì tiêu chí là gì? Tiêu chí duy nhất là liệu nó có cho bạn phúc lạc không. Nếu nó đem bạn tới điểm mà thời gian biến mất, tâm trí biến mất, nơi thế giới đột nhiên dừng lại, tâm trí có thể dừng lại. Chỉ tác động của chân lí mới có thể tạo ra khoảng hở trong bạn, và trong một khoảnh khắc ý nghĩ dừng lại.
Tôi biết, một khi bạn ở xa tôi, tâm trí cũ lại sẽ bước vào. Thế thì có tính quan sát đi! Thế thì biết rằng tâm trí cũ này chỉ là thói quen: quan sát nó đi! Đừng trở nên bị đồng nhất với nó. Để nó ở đó - bạn vẫn còn xa cách, không gắn bó, xa xôi. Và thế rồi bạn sẽ ngạc nhiên - cho dù không có tôi, những khoảnh khắc đó sẽ tới. Thỉnh thoảng, thế rồi nhiều hơn, thế rồi còn nhiều hơn nữa. Bạn càng không bị gắn bó với tâm trí bạn, những khoảnh khắc này sẽ càng xuyên thấu bạn.
Nhưng, lúc ban đầu, điều tự nhiên là cảm thấy dường như điều xảy ra khi cùng tôi là ảo tưởng, vì nó kéo dài chỉ trong vài khoảnh khắc.
Hai người hippies, cảm thấy hưng phấn, đang thong thả dạo bước xuống phố. Người hippie khác, bước tới họ, nhẹ nhàng giơ tay lên chào và nói, "Xin chào!" khi anh ta đi qua. Đi qua hai khối nhà sau đó, một người hippie quay sang người kia và nói, "Anh bạn, tôi nghĩ anh ta chẳng bao giờ dừng nói."
Điều đó tuỳ thuộc vào cách bạn diễn giải...
Trong quá trình khám bệnh, một người được yêu cầu đưa tay ra phía trước mình với các ngón tay của mỗi bàn tay được xoè ra. Điều bác sĩ thấy là việc rung và run khủng khiếp theo mọi hướng.
"Trời ơi là trời!" ông ta nói. "Anh uống bao nhiêu rượu?"
"Khó mà nói ra được chút nào, thưa bác sĩ," là lời đáp. "Tôi làm sóng sánh đổ ra hầu hết nó rồi."
Tâm trí cũ của bạn đã sống cùng bạn lâu rồi, cả nghìn năm. Nắm giữ của nó là lớn. Và nó sẽ cung cấp cho bạn đủ mọi giải thích: cảnh giác vào. Vài khoảnh khắc đó xảy ra ở đây trong khi bạn ở cùng tôi, những khoảnh khắc đó của satsang, những khoảnh khắc đó của giao cảm - lắng nghe chúng, nuôi dưỡng chúng, nhớ chúng lặp đi lặp lại. Nhai chúng, tiêu hoá chúng đi. Chúng sẽ mang bạn ngày càng gần hơn với thực tại.
Đây là toàn thể chức năng của thầy - để cho bạn mùi vị đầu tiên về cõi bên kia. Cho nên, dần dần, dần dần, thèm ăn lớn nảy sinh trong bạn.
Câu hỏi thứ tư
Đôi khi dường như dùng nhiều năng lượng để nói có hơn là nói không. Điều này dường như kì lạ thế với tôi. Nó giống như việc nói khi cưỡi ngựa theo chiều hướng sẽ ngày càng khó hơn là việc dừng lại dòng sông. Xin thầy bình luận?
Amitabh, điều đó còn tuỳ. Nó tuỳ vào ham muốn của bạn. Nếu bạn đang cưỡi ngựa đi theo cùng hướng con ngựa đi theo cách của nó, nhưng sâu bên dưới bạn có ham muốn đi đâu đó khác, thế thì điều đó sẽ là khó. Vì từng khoảnh khắc bạn sẽ thấy con ngựa đang đem bạn đi xa khỏi chiều hướng của bạn, khỏi mục đích của bạn. Sẽ có rối loạn lớn. Bạn đang trên ngựa, nhưng không cùng với ngựa. Bạn chống lại nó - bạn muốn đi đâu đó khác. Sâu bên dưới bạn đang nói không; chỉ trên bề mặt bạn mới nói có.
Có không bao giờ khó khăn cả. Nó khó chỉ khi nó ngay trên bề mặt và sâu bên dưới là không. Thế thì nó là khó, rất khó - khó hơn là không. Nếu bạn nói không, nó sẽ không khó thế, vì nó sẽ là thiên hướng tự nhiên của bạn. Khó khăn nảy sinh chỉ khi bạn đi ngược lại thiên hướng tự nhiên của bạn. Bằng không, có là đơn giản thế. Làm sao nó có thể khó được? Làm sao nó có thể là tranh đấu được?
Nhưng đào sâu hơn chút ít đi, và ẩn đằng sau mẽ ngoài của có bạn sẽ thấy cái không to đùng. Thực ra, để giấu cái không đó, bạn đã tạo ra mẽ ngoài của có. Thế thì có vật lộn vì bạn bị phân chia. Và cái không đang tới từ cốt lõi sâu hơn, và cái có chỉ bị áp đặt từ bên ngoài. Bạn sẽ thấy sự chia chẻ.
Thế thì tốt hơn cả là nói có với không, thay vì tạo ra xung đột. Tốt hơn cả là thảnh thơi với không. Không tạo ra xung đột, vì xung đột bao giờ cũng có hại - chúng làm tiêu tán năng lượng của bạn. Có là tốt nếu nó bắt nguồn từ tính toàn bộ của bạn, từ tận gố rễ và tất cả. Bằng không, không là tốt - ít nhất nó là toàn bộ.
Bao giờ cũng nhớ, cái tốt xảy ra qua có là vì tính toàn bộ của nó, không chỉ vì nó là có. Nếu bạn có thể là toàn bộ với không, thế thì nó là một loại có, chỉ hình thức là dưới dạng của phủ định. Nhưng bao giờ cũng nhớ rằng chu vi của bạn phải không đi ngược lại với trung tâm. Nếu nó đi ngược lại trung tâm, sớm hay muộn bạn sẽ bị mệt mỏi - và trung tâm chung cuộc sẽ thắng, cho nên toàn thể cuộc vật lộn là vô tích sự.
Hiện hữu cùng trung tâm đi. Và trung tâm có thể sai; không nhất thiết là trung tâm bao giờ cũng đúng - tôi không nói điều đó. Chu vi có thể đúng, trung tâm có thể sai - nhưng nếu bạn là toàn bộ với trung tâm, chính tính toàn bộ đó sẽ làm cho bạn có khả năng thấy ra cái sai của nó. Thấy cái sai của nó, sẽ có thay đổi - không được bạn mang tới mà theo cách riêng của nó. Sáng suốt này sẽ mang tới thay đổi.
Cho nên đây là gợi ý của tôi, Amitabh: nếu bạn cảm thấy rằng nói có là khó, thế thì nhìn đi - đâu đó có cái không lớn, cái đang chống lại, đang tranh đấu với cái có. Tốt hơn cả là đi cùng cái không. Nếu cái không là đúng, thế thì không có vấn đề gì. Nếu cái không là không đúng, thế thì bằng việc đi vào trong nó bạn sẽ thấy rằng nó là không đúng. Thấy điều đó, rằng nó là không đúng, nó rơi rụng đi. Và thế thì một phẩm chất hoàn toàn mới của có nảy sinh trong bạn mà sẽ không bị áp đặt, trau dồi, ép buộc theo bất kì cách nào. Nó sẽ từ trung tâm tới chu vi.
Bao giờ cũng sống từ bên trong ra, đừng bao giờ ngược lại. Mọi người đang làm chính điều đảo ngược - họ đang sống từ bên ngoài hướng vào bên trong. Họ chú ý nhiều hơn tới chu vi của họ, tới tâm trí ý thức của họ, tới trí tuệ của họ, tới cái đầu. Do đó mới có khó khăn. Do đó mọi người mới có vẻ đau khổ thế - liên tục mệt mỏi, tiêu tán, tranh đấu. Và dường như không có kết thúc cho tranh đấu này.
Trung tâm không bao giờ có thể bị đánh bại bởi chu vi: đây là luật tuyệt đối. Không bao giờ có bất kì ngoại lệ nào, và sẽ không bao giờ có. Cho nên đừng bao giờ đi vào trong tranh đấu vô tích sự. Chu vi là bất lực khi chống lại trung tâm, trung tâm có mọi năng lượng. Chu vi chỉ có lời - chu vi có logic, giải thích, triết lí. Nhưng trung tâm có mọi sức sống.
Thượng đế là trung tâm. Con người ở chu vi. Đừng bao giờ để con người của bạn chống lại Thượng đế, bằng không bạn sẽ bị thất bại. Không có cách nào để đánh bại Thượng đế. Ở cùng với Thượng đế nếu bạn muốn thắng lợi.
Và nếu đôi khi nó là không, thế thì để nó là không. Tin cậy nó. Đây là điều tôi gọi là tin cậy và đây là điều tôi gọi là có. Nói có với trung tâm, cho dù trung tâm nói không - thế thì bạn phải nói có với cái không đó. Và đi cùng nó, và một cách toàn bộ. Nếu trung tâm là đúng, tốt. Nếu nó là không đúng, chính việc đi vào trong nó sẽ giúp cho nó biến mất khỏi bản thể bạn.
Và thế thì, và chỉ thế thì có mới nảy sinh. Thế thì có là bài ca, lễ hội, trong đó trung tâm và chu vi ôm choàng lấy nhau, nhảy múa cùng nhau. Khi trung tâm và chu vi nhảy múa cùng nhau, có niềm vui.
Câu hỏi thứ năm
Tại sao mọi người muốn giầu?
Khi người ta giầu, người ta không phải thông minh. Và đó là sự giảm nhẹ lớn. Đó là lí do tại sao mọi người muốn giầu.
Không ai muốn là thông minh; việc là giầu có thể đảm đương được việc là ngu si. Bạn có thể nhìn mặt của người giầu - bạn bao giờ cũng sẽ thấy một loại ngu si tinh vi. Một người càng giầu, bạn sẽ càng thấy rằng người đó không sống, người đó sống thực vật. Bạn sẽ không thấy dấu hiệu của sống trong mắt người đó.
Mọi người muốn được giầu để cho họ có thể đảm đương được việc là ngu si - nó là việc giảm nhẹ lớn. Nếu bạn thực sự muốn thông minh, ai quan tâm tới việc là giầu làm chi? Nếu giầu tới như hệ quả của việc là thông minh, đó là chuyện khác - nhưng ai bận tâm tới nó? Nó không phải là mục đích trực tiếp.
Và khác biệt là lớn. Người thông minh cũng trở nên giầu. Thông minh là giầu thực - bất kì cái gì họ làm, họ đều thành công. Cho nên họ trở nên giầu, nhưng giầu của họ có phẩm chất khác cho nó: họ tận hưởng giầu, họ dùng giầu. Người chỉ muốn giầu sẽ trở thành giầu nhưng sẽ không có khả năng dùng nó - người đó sẽ không có đủ thông minh để dùng nó. Thực ra người đó đã cố gắng để trở nên giầu cho nên người đó không cần thông minh.
Nếu người thông minh trở nên giầu thế thì giầu mở ra những cánh cửa lớn - âm nhạc, văn học, khoa học, nghệ thuật, điêu khắc, thơ ca. Tất cả những điều này trở thành sẵn có. Nhưng mục đích phải không là giầu. Mục đích bao giờ cũng phải là sống nhiều hơn, sống thông minh, sống dư thừa.
Câu hỏi thứ sáu
Tại sao con người liên tục sống trong cùng đường mòn cũ của khổ?
Họ không biết rằng có bất kì khả năng nào của việc là phúc lạc. Họ đã sống lâu trong khổ tới mức khổ là tương đương với sống - họ đã trở nên quen với nó.
Bạn có biết không? - người nghèo không bao giờ nổi dậy, vì họ trở nên quen với nghèo. Tất nhiên, người giầu không thể nổi dậy được, vì mọi nổi dậy sẽ chống lại lại họ. Thế thì ai nổi dậy? Bao giờ cũng là những người giai cấp trung lưu, người nổi dậy.
Karl Marx, Frederick Engels, V.I. Lenin, Mao Trạch Đông: tất cả những người này đều thuộc vào giai cấp trung lưu. Mọi nhà cách mạng đều được sinh ra trong giai cấp trung lưu - tại sao? Họ nói về cách mạng vô sản, nhưng không người vô sản nào dường như quan tâm tới cách mạng.
Người vô sản đã trở nên quen, người nghèo nghĩ đây là mọi điều có đó là để sống - người đó đã thảnh thơi trong nó. Người đó đã sống trong nó, người đó không có hương vị khác. Làm sao người đó có thể tưởng tượng ra bất kì loại cuộc sống khác nào được?
Người giai cấp trung lưu có hương vị nào đó của giầu, và hương vị nào đó của khổ, nghèo. Người đó ở giữa. Người đó trở nên có tính nổi dậy.
Bạn hỏi: Tại sao con người liên tục sống trong cùng đường mòn cũ của khổ??
Thứ nhất, họ không biết rằng cái gì hơn nữa là có thể. Họ đã từ bỏ. Họ nói, "Đây là cuộc sống - đây là mọi điều có đó cho nó." Và thế thì một cách tự nhiên cứ sống theo cùng kiểu khổ cũ là tốt hơn thay đổi nó. Thay đổi mang tới thậm chí nhiều khổ hơn.
Bạn trở nên quen với đau nào đó. Nếu bạn bị đau đầu, và bạn đã sống với đau đầu này trong nhiều năm, bạn đã trở nên quen với nó. Bạn có muốn đổi nó thành đau dạ dầy không? Nếu bạn nghĩ đi nghĩ lại, bạn sẽ quyết định tốt hơn cả là cứ có bệnh cũ: "Ít nhất bây giờ mình có thể đối phó được nó. Và ai biết cái mới sẽ đem lại cái gì? Và thế thì mình sẽ phải học lại lần nữa."
Cho nên mọi người vẫn còn bị dính với cái vòng luẩn quẩn nào đó của khổ; họ liên tục đi theo cùng một đường mòn. Điều đó dường như dễ dàng hơn. Và bạn càng trở nên quen thuộc với nó hơn, nó càng ít đau hơn.
Thứ ba, họ sợ bỏ nó. Cho dù một cơ hội nảy sinh để bỏ nó, họ sẽ trở nên rất kinh hoàng. Vì điều đó giống như chuyện tình cũ - một tình bạn lớn đã nảy sinh. Bây giờ họ sẽ không biết làm sao sống mà không có đau đầu, bây giờ họ sẽ không biết làm sao sống mà không có ghen tuông. Và mọi điều họ đã biết cho tới giờ đã là một phần của ghen tuông, sở hữu, giận dữ. Bây giờ nếu Thượng đế đột nhiên xuất hiện và nói, "Ta có thể lấy đi mọi khổ của con..."
Nghĩ mà xem: một sáng đẹp bạn mở mắt ra và Thượng đế đang đứng trong phòng bạn và ngài nói, "Ta có thể lấy đi mọi khổ của ông." Bạn có sẵn sàng để từ bỏ mọi khổ của bạn không? Bạn sẽ gợi ý, "Cho tôi thêm chút thời gian để nghĩ kĩ về điều đó. Điều này bất thần thế - cho tôi thêm chút cơ hội đi." Bạn sẽ không có khả năng từ bỏ nó ngay lập tức được, vì thế thì làm sao bạn sẽ sống? Đây là toàn thể kịch bản của bạn, đây là câu chuyện của bạn; không có chuyện này bạn sẽ cảm thấy rất trống rỗng. Và mọi người muốn vẫn còn khổ hơn là trống rỗng.
Và phúc lạc là trống rỗng. Phúc lạc xảy ra chỉ khi bạn là trống rỗng.
Do đó, nhấn mạnh của Nhất Hưu lặp đi lặp lại: "Là trống rỗng. Là cái không, không ai cả." Không có cái ngã, chỉ trống rỗng thuần khiết. Trong trống rỗng thuần khiết đó, phúc lạc tăng trưởng. Phúc lạc nở hoa chỉ trong mảnh đất của trống rỗng. Và ai sẵn sàng sống trong trống rỗng? Mọi người thích sống được bao quanh bởi đồ đồng nát. Điều đó cho cảm giác thoải mái, bạn cảm thấy giầu có - đồ đồng nát này là của bạn, đồ đồng nát kia cũng là của bạn, mọi thứ đều là của bạn. Ngồi giữa chúng, bạn là vua.
Trống rỗng sao? Không cái gì để tuyên bố là của tôi sao? Tất cả trống rỗng... và hoảng hốt lớn sẽ nảy sinh trong bạn.
Đó là lí do tại sao mọi người không gọi khổ của họ là 'khổ'. Gọi nó là khổ tạo ra vấn đề - họ cho nó những cái tên khác. Ai đó nói, "Đó là nghiệp của tôi." Ai đó nói, "Phải có cái gì đó ẩn trong nó chứ, một thông điệp lớn từ vô thức." Ai đó nói, "Số phận, định mệnh." Ai đó nói, "Đó là ý chí của Thượng đế. Và Thượng đế khôn ngoan, cho nên nếu ngài đang làm điều này với mình thì phải có lí do trong nó chứ."
Đây là những giải thích để trang điểm cho khổ của bạn - để làm cho nó dịu hơn chút ít, thanh nhã, phức tạp thêm chút ít.
Hai người hippies đang đứng ở một góc, dõi theo khung cảnh. Vừa lúc đó một két sắt khổng lồ rơi từ tầng hai mươi xuống, vỡ vụ ngay sau họ. "Này anh bạn, anh có nghe thấy cái đó không! Nó là gì vậy?" người hippie thứ nhất hỏi.
Người hippie thứ hai nhắm mắt lại, mỉm cười một cách bình thản và nói, "Ê phẳng ra."
Và điều đó đang xảy ra mọi ngày. Nhưng bạn liên tục tìm ra những giải thích hay: "Ê phẳng ra." Những giải thích đó là an ủi. Toàn thể cuộc đời của bạn đang sụp đổ, nhưng bạn liên tục bịa ra những ý tưởng mới. Toàn thể cuộc sống của bạn không là gì ngoài những vết thương, nhưng bạn liên tục che đậy chúng bằng hoa đẹp.
Dừng nó lại đi! Nhìn vào những vết thương như chúng vậy - đừng trang điểm chúng. Nếu bạn thực sự muốn gạt bỏ các vết thương, đừng bao giờ trang điểm chúng. Nhìn thẳng, ngay lập tức, vào vết thương. Chúng bốc mùi, có mủ, thật ghê rợn, thật xấu. Nhưng nó phải được nhìn vào.
Và để cho các vết thương mở ra! Vì để cho vết thương mở ra là một trong những cách chắc chắn để chữa chúng. Và đừng che giấu khổ của bạn. Và trước khi bạn có thể có khả năng bỏ khổ của bạn, bạn sẽ phải học vài điều khác...
Thứ nhất, bạn sẽ phải học sống với cái mới. Đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì - một cử chỉ để sống phong cách sống mới. Bạn sẽ phải học việc sống với cái mới, chỉ thế thì bạn mới có thể bỏ cái cũ.
Thứ hai, bạn sẽ phải học sống trong trống rỗng. Đó là điều thiền tất cả là gì. Chỉ thế thì bạn mới có thể bỏ được đồ đồng nát của bạn.
Và thứ ba, bạn sẽ phải sống cùng những người phúc lạc, để cho bạn có thể có chút ít mùi vị, hương vị. Bạn sẽ phải sống trong satsang. Bạn sẽ phải nhìn vào trong mắt của ai đó người đã đạt tới, để cho bạn có thể có chút ít hương vị - chút ít dịu ngọt đi vào trong bản thể bạn, và bạn có thể thấy. Và bạn có thể được xúc động và được khuấy động nữa, và niềm khao khát lớn nảy sinh trong bạn, khi thấy rằng cuộc sống không phải là mọi khổ, rằng Thượng đế nữa cùng xảy ra, rằng niết bàn cũng là có thể.
Đó là nghĩa của việc ở cùng thầy, rằng cái gì đó của cõi bên kia là sẵn có. Nếu bạn bỏ lỡ, điều đó là vì bạn, không vì nó không có đó.
Sống trong đồng cảm gần gũi với cửa sổ nào đó đi, mà từ đó bạn có thể những ngôi sao xa xăm. Vâng, chúng sẽ ở xa xăm - nhưng một khi bạn đã thấy chúng bạn sẽ không bao giờ là như cũ nữa.
Và bạn sẽ phải bắt đầu học từ kinh nghiệm quá khứ của bạn. Mọi người không bao giờ học. Mọi người học từ sách vở nhưng họ không bao giờ học từ kinh nghiệm của họ. Và trong sách vở không có gì để học. Mọi điều có đó để học là trong kinh nghiệm của bạn. Nghe câu chuyện Sufi này:
Mulla Nasruddin đi ra chợ và thấy một cái giạ lớn đầy hạt tiêu ớt khô cay đang bán hạ giá. Anh ta mua chúng, trở về nhà, và bắt đầu ăn. Chút ít sau đó đệ tử của anh ta tới và thấy Mulla với nước mắt dàn dụa trên mặt, mồm và lưỡi cay sè. "Mulla, Mulla, sao thầy ăn chúng?" Khi anh ta với lấy hạt tiêu khác, Nasruddin đáp, "Ta đợi người dịu ngọt."
Bạn đã sống trong khổ rồi, nhưng bạn đang chờ đợi cái gì đó dịu ngọt xảy ra. Và thế giới này không là gì ngoài ớt cay. Nhưng bạn liên tục chờ đợi ớt ngọt nào đó. "Có thể cái này đây, hay cái tiếp, hay cái tiếp" - bạn liên tục hi vọng chống lại hi vọng. Bỏ mọi hi vọng đi.
Vâng, có kinh nghiệm phúc lạc, nhưng chúng không từ cái gọi là cuộc sống mà bạn đã sống mãi cho tới giờ. Chúng tới từ cõi bên kia, chúng tới từ một thực tại tách biệt.
Câu hỏi thứ bẩy
Osho ơi, hôm nọ thầy đã nói rằng người nào đó được sinh ra là Phật tử. Tôi phải là một trong số họ, vì tôi bao giờ cũng cảm thấy trong hoà điệu sâu sắc khi thầy nói về Phật hay Nhất Hưu. Đây là bầu khí hậu tự nhiên của tôi. Nhưng tôi nhớ rằng tôi cũng cảm thấy thích là khi thầy nói về Jesus, Yoga, Đạo, Sufi giáo... Xin thầy giúp tôi tìm ra bản tính thực của tôi là cái nào.
Sugeeta, bạn là người mến mộ Osho tự nhiên.
Câu hỏi cuối cùng
Tôi nghe nhiều câu chuyện thế về thầy, mọi câu chuyện đều mâu thuẫn với nhau. Ngay cả về triết lí của thầy, không có hai đệ tử nào của thầy dường như đồng ý. Tại sao nó lại như vậy?
Tôi không có triết lí chút nào. Cho nên làm sao các đệ tử của tôi có thể đồng ý về bất kì cái gì? Tôi không có học thuyết, không giáo điều. Khẳng định của tôi là không có tính triết lí, nhưng có tính thơ ca. Khẳng định của tôi không phải về chân lí, chúng chỉ là phương cách để giúp bạn thức tỉnh. Với đệ tử này tôi tạo ra phương cách này, với đệ thử khác lại phương cách khác. Làm sao họ có thể đồng ý được?
Họ sẽ đồng ý chỉ khi cả hai đã trở nên thức tỉnh; việc thức tỉnh của họ sẽ là việc đồng ý. Nhưng khi hai người được thức tỉnh họ chẳng có gì để nói. Họ có thể cười - tiếng cười của họ có thể đồng ý. Hay họ có thể kêu khóc vì vui mừng - nước mắt của họ có thể đồng ý. Nhưng các phát biểu không thể đồng ý.
Bạn phải là người mới ở đây. Đừng bị bận tâm bởi điều đó. Vì tôi không có triết lí nào, không thể có bất kì đồng ý nào.
Thứ hai, từng đệ tử đều có quan hệ cá nhân với tôi. Mối quan hệ của tôi là cá nhân. Không phải là bạn đi theo triết lí nào đó - bạn đang ở cùng với thầy, không với triết lí. Trong khi tôi còn sống tại sao bận tâm về triết lí? Để nó cho những người sẽ tới sau khi tôi mất rồi. Thế thì sẽ có nhiều công việc triết lí đấy - nghiên cứu và các luận án tiến sĩ, tiến sĩ văn chương. Để điều này cho những người ngu khác; bạn không cần bận tâm về nó.
Bạn ở đây cùng tôi: làm dịu cơn khát của bạn đi. Tại sao bạn phải hỏi các đệ tử của tôi về triết lí của tôi? Cho dù bạn hỏi tôi, bạn sẽ không tìm thấy bất kì nhất quán nào. Hôm nay tôi nói điều này - và hôm khác là hôm khác rồi! Và tôi không có cam kết nào với quá khứ. Khi tôi nói cái gì đó hôm nay, tôi không nghĩ chút nào về mọi thứ hôm qua đã trôi qua. Tôi không bị buộc theo bất kì cách nào phải nhất quán với quá khứ.
Và người bao giờ cũng nhất quán với quá khứ là người chết. Thực ra người dó không nên sống thêm nữa - phỏng có ích gì? Nếu người đó chỉ sẽ là nhất quán với quá khứ của người đó, thế thì tốt hơn cả là khép cuộc sống của người đó lại.
Tôi vẫn đang sống động. Điều tôi sẽ nói ngày mai không ai biết cả, ngay cả tôi. Nó còn chưa được quyết định; nó sẽ xảy ra. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi nó và tôi sẽ ngạc nhiên bởi nó - tôi bao giờ cũng ngạc nhiên bởi phát biểu riêng của tôi.
Và thế rồi còn có hơn sáu mươi nghìn sannyasins bây giờ. Và chỉ những người rất thông minh mới trở nên quan tâm tới tôi. Mm? - đây không phải là chỗ cho người tầm thường. Chỉ những người rất thông minh mới thu đủ dũng cảm để tới gần tôi. Sáu mươi nghìn sannyasins nghĩa là sáu mươi nghìn triết lí - và từng người có cách hiểu riêng của mình về điều tôi nói. Và điều đó là hoàn toàn tốt; nó phải là vậy. Làm sao bạn có thể hiểu được điều tôi đang nói? Bạn có thể hiểu chỉ cái bạn đang nghe. Và nhất định có khoảng cách lớn. Tôi nói cái gì đó từ trạng thái tâm thức của tôi, bạn nghe từ trạng thái tâm thức của bạn.
Dần dần, dần dần, khoảnh cách sẽ trở nên ngày càng nhỏ đi. Và người ta có thể hi vọng rằng một ngày nào đó khoảng cách này biến mất. Nhưng thế thì bạn sẽ im lặng.
Chuyện xảy ra: Mahakashyap được Phật trao cho đoá hoa, như một dấu hiệu "Bất kì cái gì có thể được nói đã được trao cho những người khác. Còn bất kì cái gì không thể được nói ra, ta trao nó cho ông, Mahakashyap." Mọi người đã tụ tập lại. Họ hỏi Mahakashyap, "Bây giờ nói cho chúng tôi đi, cái gì đã xảy ra?" Và ông ấy cười.
Trong kinh sách Phật giáo không có phát biểu nào của Mahakashyap sau điều này. Trước đó, nữa, ông ấy cũng đã không được nhắc tới. Ông ấy đột nhiên đi tới nổi bật tới mức mọi đệ tử khác của Phật biến mất, và Mahakashyap trở thành người xuất chúng nhất. Một buổi sáng đẹp, Phật đưa cho ông ấy đoá hoa sen và nói, "Đây là việc truyền trao ngọn đèn, hay việc truyền thông điệp bên ngoài kinh sách. Ta đã trao cho ông, Mahakashyap, điều ta không thể trao được qua lời."
Một cách tự nhiên, mọi người đâm ra mê mải, quan tâm. Nhưng không phát biểu nào đã được Mahakashyap đưa ra, ngoại trừ một lời nói đơn giản đã được tường trình lại. Và việc nói đơn giản đó là: "Thầy tôi nói điều đó hay thế - phỏng có ích gì để tôi nói nó theo bất kì cách nào khác? Thầy làm điều đó cực kì hoàn hảo; tôi không thể cải tiến được nó. Bất kì cái gì tôi nói đều sẽ làm giảm cấp nó, cho nên tôi sẽ giữ yên tĩnh."
Trong tu viện Đạo cổ, đó là một qui tắc cổ đại: "Nói cái gì đó chỉ nếu ông có thể cải tiến được im lặng." Điều đó được viết trong mọi tu viện Đạo, trên cổng lối vào chính: " Nói cái gì đó chỉ nếu ông có thể cải tiến được im lặng. Bằng không, giữ yên tĩnh."
Phỏng có ích gì mà nói cái gì đó nếu bạn không thể cải tiến được im lặng?
Cho nên khi một đệ tử tới rất gần tôi, anh ấy sẽ không có cái gì để nói cả. Trong khi đó, anh ta có thể nói nhiều thứ nhưng chúng sẽ chỉ đại diện cho trạng thái tâm thức của anh ta.
Bao giờ cũng nhớ - bạn có đọc kinh sách Phật giáo không? Chúng bao giờ cũng bắt đầu bằng phát biểu: "Tôi đã nghe thế này..." Mọi kinh sách Phật giáo đều bắt đầu với "Tôi đã nghe." Tại sao? Đó là một phát biểu có nghĩa. Phát biểu này được Ananda đưa ra, đại đệ tử của Phật người mà, khi Phật chết, thuật lại mọi câu chuyện mà Phật đã nói - chuyện ngụ ngôn, câu trả lời, bài thuyết giảng. Nhưng ông ấy bao giờ cũng bắt đầu bằng "Tôi đã nghe..." Nghĩa là: "Tôi không biết điều Phật nói, tôi chỉ biết điều tôi đã nghe. Đây là phát biểu của tôi về điều tôi đã nghe."
Nhớ lấy, khi ai đó hỏi bạn, "Osho nói gì?" nói nó theo cách Ananda đã nói nó. Nói: "Tôi đã nghe..." Đừng tuyên bố, "Đây là điều ông ấy nói." Tuyên bố duy nhất, tuyên bố đúng, có thể là thế này: "Đây là điều tôi đã nghe được - điều này có thể là vậy, điều này có thể không là vậy."
Một anh chàng vùng núi từ Nashville, Tennessee, công bố với bạn bè cậu ta: "Tớ đi tới Knoxville, để tìm cho tớ một cô vợ."
Vài ngày sau, cậu ta trở lại với một người tình trẻ khêu gợi có tên Mary Lou. Cô ấy được giới thiệu cho mọi người trong gia đình, chen chúc của ngôi lều tí hon của họ.
Sáu giờ tới, bố cậu ta nói, "Nào, con trai, bố nghĩ hai con xứng đáng lên phòng ngủ của gia đình bây giờ. Maw và Paw có thể ngủ dưới đây." Thế là cặp đôi hạnh phúc leo lên tầng trên. Nửa giờ sau, tiếng súng vang lên trong căn phòng gỗ. Và thế rồi người con trai trèo chầm chậm qua các bậc từ trên xuống. "Chuyện gì xảy ra vậy?" mẹ cậu ta hỏi.
"Con bắn cô ấy," cậu con trai trả lời.
"Sao vậy?"
"Cô ấy vẫn còn trinh."
Ông của cậu ta, người vẫn ngồi yên tĩnh qua toàn bộ vụ này, là người đầu tiên phá vỡ cái im lặng như sét đánh. "Con, ông nghĩ con đã làm điều đúng - nếu cô ấy không tốt với bất kì người nào trong gia đình cô ấy, thế thì cô ấy sẽ vô dụng với bất kì người nào trong chúng ta!"
Hay chuyện thứ hai này:
Thor đi xuống từ núi Olympus để tìm và làm tình với một người đàn bà hữu tử. Ông ấy đẹp trai và có sức hấp dẫn mạnh mẽ, cho nên trong thời gian ngắn ông ấy đã tìm ra người đàn bà và họ nhảy ngay vào giường. Bây giờ, ông ta không phải là người yêu bình thường - ông ta là thượng đế, Thor - và việc làm tình diễn ra cả đêm và gần hết ngày hôm sau.
Sứ mệnh được hoàn thành, ông ta bỏ đi - nhưng thế rồi lại nghĩ có lẽ ông ta đã không thẳng thắn vì ông ta đã không nói cho người đàn bà rằng cô ấy đã làm tình với thượng đế. Thế là ông ta quay lại nhà cô ấy và gõ lên cửa nhà và nói, "Ta mới nghĩ ra ta phải nói cho cô rằng ta là Thor."

"Anh là Thor!" cô ấy rền rĩ. "Em thậm chí không thể bước đi được!"

0 Đánh giá

Ads Belove Post