Read more
Trăng là nhà,
tâm trí là người chủ trong nó:
khi chúng ta hiểu điều này,
nó chỉ là thế giới nhất thời
chúng ta sống ở đây.
Nghĩ sâu về nó,
ta và những người khác -
không có khác biệt nào,
vì không có tâm trí
bên ngoài tâm trí này.
Mọi mùa xuân khi ông nhìn
hoa anh đào nở rộ,
cảm thấy đau
sự ngắn ngủi của cuộc đời ông!
Con người nguyên thuỷ
phải trở về chỗ nguyên thuỷ của mình;
vậy sao đi tìm kiếm
vị phật không cần thiết?
Giọt sương sáng
biến mất,
và không còn nữa;
ai có thể vẫn còn lại
trong thế giới này của chúng ta?
Chúng ta cầu nguyện cho cuộc đời chúng ta
ngày mai,
mặc dầu nó có thể là cuộc sống phù du;
đây là thói quen của tâm trí chúng ta
đã trôi qua ngày hôm qua.
Đừng mang nó tới tâm;
con đường thực
là một, bản thân nó như nó vậy;
không có hai, hay ba.
Giáo huấn tinh tuý của Phật Gautam không phải là giáo huấn chút nào, nhưng là việc thức tỉnh. Cách để trở nên nhận biết hơn. Ông ấy không cho bạn học thuyết về sự tồn tại, nhưng ông ấy cho bạn phương pháp luận để nhìn cái đang vậy. Ông ấy không quan tâm tới Thượng đế, ông ấy không quan tâm tới thế giới khác bên kia. Mối quan tâm của ông ấy là bạn - nhận biết bên trong.
Do đó Phật đã bị hiểu lầm bởi hầu hết mọi người. Những người tôn giáo đã không có khả năng hiểu ông ấy vì ông ấy không nói về Thượng đế. Ông ấy đã không có khả năng ca ngợi ngài vì ông ấy không nói về thế giới khác. Và mọi tôn giáo đều đã tuỳ thuộc vào thế giới khác. Họ chống lại thế giới này và ủng hộ thế giới ảo tưởng nào đó có đó trong tương lai - bên ngoài thế giới này, bên ngoài thân thể này, bên ngoài khoảnh khắc này. Toàn thể thế giới của họ là một thế giới hư cấu. Họ thuyết phục mọi người hi sinh cái thực vì cái không thực, họ thuyết phục mọi người hi sinh cái đang đó vì cái chưa có và có thể không bao giờ có. Họ thuyết phục mọi người hi sinh hiện tại vì tương lai - làm sao họ có thể hiểu được Phật? Vì ông ấy không nói về thế giới khác chút nào. Ông ấy không phải là người của thế giới khác.
Nhưng ông ấy đã không làm thoả mãn cho cả người duy vật lẫn người vô thần. Vì ông ấy nghĩ đây là mọi thứ đang có đó - ăn, uống, vui vẻ. Và Phật nói: Đây không phải là mọi thứ có đó. Ông đang sống chỉ trên bề mặt của mọi sự. Có chiều sâu cho mọi thứ - nhưng chiều sâu đó có thể được biết tới, được thăm dò, chỉ nếu ông đi sâu hơn vào trong chiều sâu của bản thể riêng của ông, vào trong tâm thức riêng của ông.
Bạn càng ý thức, bạn càng sống mãnh liệt. Bạn càng ý thức, nhiều thực tại hơn càng trở nên sẵn có cho bạn. Bạn giành được thực tại chỉ qua việc có ý thức. Khi người ta tuyệt đối ý thức, người ta tuyệt đối thực.
Một cách tự nhiên, người duy vật, người thế giới này, không thể đồng ý được với Phật, vì họ nói, "Đây là tất cả rồi. Bề mặt là tất cả, bên ngoài là tất cả, không có bên trong cho nó."
Cho nên không ai đồng ý với người đó. Người tôn giáo không đồng ý, người phi tôn giáo không đồng ý. Cách tiếp cận của người đó là cách tiếp cận rất cực đoan - nó chống lại thế gian, nó chống lại thế giới khác. Phật đem lại ánh sáng mới, ông ấy đem lại việc hiểu mới. Việc hiểu đó ông ấy gọi là 'lưu tâm'.
Bạn phải hiểu từ 'lưu tâm' này. Nếu bạn có thể hiểu chỉ một từ 'lưu tâm' này bạn sẽ hiểu toàn thể con người Phật, toàn thể cách tiếp cận của ông ấy. Và ông ấy là một trong những người đã biết. Nếu bạn muốn hỏi bất kì người nào, hỏi người như Phật đi.
Nhưng cách tiếp cận của ông ấy là phương pháp luận, không phải là học thuyết. Nó là cách sống. Mọi người sống như robots, họ sống một cách máy móc. Phật nói: Sống không máy móc. Từng hành động của bạn phải chói sáng với nhận biết. Và thế thì từng hành động bắt đầu để lộ thực tại cho bạn.
Và ông ấy không làm bất kì phân biệt nào giữa báng bổ và linh thiêng - không có cái nào cả. Báng bổ là linh thiêng, nếu bạn sống nó một cách có ý thức.
Cứ đi dạo buổi sáng mà xem - nếu bạn có thể bước đi một cách có ý thức, đây là lời cầu nguyện. Không có nhu cầu đi tới bất kì nhà thờ nào. Lời cầu nguyện không có quan hệ với nhà thờ hay đền chùa, lời cầu nguyện có cái gì đó liên quan tới phẩm chất của bạn về nhận biết. Bạn có thể làm một việc một cách có tính cầu nguyện, và việc này có thể là bất kì cái gì, lau sàn, nấu ăn, giặt quần áo, tắm, đi ngủ.
Điều đó làm tôi nhớ tới một trong những câu chuyện hay nhất về đệ tử thân cận nhất của Phật, Ananda. Ananda đã sống cùng Phật trong bốn mươi năm - và ông ấy sống như cái bóng. Ông ấy không bao giờ rời Phật dù một khoảnh khắc, thậm chí không rời ngay cả trong đêm; ông ấy ngủ trong cùng phòng nơi Phật ngủ. Ông ấy đã nhận lời hứa từ Phật...
Khi Phật trở nên chứng ngộ, Ananda tới ông ấy để được khai tâm. Ông này là anh họ của Phật và lớn tuổi hơn Phật. Ông này hỏi Phật, "Tôi là anh họ của chú. Một khi tôi được khai tâm, tôi sẽ là đệ tử của chú. Thế thì bất kì cái gì chú nói, tôi sẽ phải làm - thế thì tôi không thể nói không được.
Đó là nghĩa của từ tính đệ tử - người quyết định, "Bây giờ tôi sẽ nói có với thầy tôi, dù bất kì cái gì thầy nói. Nếu thầy nói 'Nhảy và tự kết liễu mình đi' tôi sẽ nhảy và kết liễu bản thân tôi." Buông xuôi cái không là bí mật của tính đệ tử.
Cho nên Ananda nói, "Tôi sẽ là đệ tử của chú. Trước khi tôi trở thành đệ tử của chú, là người anh lớn tuổi hơn, tôi muốn có một lời hứa. Ngay bây giờ tôi là anh họ của chú và tôi có thể ra lệnh cho chú" - truyền thống Ấn Độ cổ - "chú là em họ của tôi và tôi có thể nói điều này với chú. Chú phải cho tôi lời hứa này, rằng chú sẽ không bao giờ bảo tôi rời khỏi chú. Tôi sẽ ở cùng chú; bất kì chỗ nào chú đi tôi sẽ ở cùng chú. Tôi sẽ theo chú như cái bóng, tôi sẽ phục vụ chú như cái bóng. Ngay cả trong đêm tôi sẽ ngủ ngay bên cạnh chú, liên tục sẵn sàng phục vụ chú."
Phật hứa. Và Ananda đã sống cùng Phật trong bốn mươi năm. Không đệ tử nào khác gần gũi thế. Nhưng vì ông ấy gần gũi thế ông ấy bắt đầu coi Phật là đương nhiên có đấy - cũng là tự nhiên. Ông ấy gần thế, ông ấy bắt đầu quên mất Phật. Ông ấy ở gần tới mức ông ấy không bao giờ thử điều Phật đang nói. Và một ngày tới khi Phật trút bỏ thân thể mình...
Nhiều người tới sau Ananda đã trở nên chứng ngộ. Ananda vẫn chưa chứng ngộ. Ông ấy khóc lóc một cách cay đắng. Nỗi khổ của ông ấy thật lớn; không có an ủi. Bây giờ đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng bốn mươi năm đã là việc phí hoài. "Mình đã sống với người này - một cơ hội hiếm hoi, rất hiếm hoi. Tìm thấy Phật là hiếm hoi, và sống cùng Phật trong bốn mươi năm liên tục - nó đã không xảy ra trước đây, nó có thể không xảy ra nữa.
Bốn mươi năm trong thời gian dài. Và dầu vậy mình đã bỏ lỡ."
Ông ấy dừng ăn thức ăn, ông ấy dừng mọi loại hoạt động khác. Ông ấy quyết định trở nên chứng ngộ trước khi quá trễ - nó đã là trễ rồi. Suốt ngày và đêm, ông ấy cố gắng nhận biết...
Và một hội đồng lớn sắp được thu xếp sớm - tất cả các đệ tử chứng ngộ sẽ tụ tập lại cùng nhau để thu thập các lời nói của Phật. Ananda không được mời. Và ông ấy là nguồn tin cậy nhất, hiển nhiên - không ai đã sống cùng Phật lâu thế, không ai có nhiều thông tin như ông ấy có. Không ai đã nghe Phật nhiều thế - sáng và tối, ngày và đêm, ông ấy bao giờ cũng ở đó, chỉ quan sát. Bất kì cái gì Phật đã nói, ông ấy đã nghe nó. Và ông ấy có trí nhớ kì diệu, trí nhớ tuyệt đối - ông ấy có quyền năng hồi tưởng tuyệt đối. Nhưng dầu vậy ông ấy đã không được mời tới hội đồng.
Không thể nào mời ông ấy được. Ông ấy đã biết Phật, lời của ông ấy là tin cậy được, trí nhớ của ông ấy là hoàn hảo - nhưng ông ấy không có hợp thức bên trong. Bản thân ông ấy còn chưa là phật. Vâng, ông ấy là đúng người để thu thập sự kiện. Nhưng về chân lí thì sao? Và sự kiện và chân lí là các chiều khác nhau. Sự kiện có thể là sự kiện và vậy mà có thể không đúng. Còn chân lí có thể đúng, vậy mà có thể không là sự kiện.
Chân lí không phải là tổng của mọi sự kiện - chân lí là cái gì đó nhiều hơn. Sự kiện là trần tục, bề mặt. Chân lí không ở trên bề mặt, chúng là bên trong. Ananda có thể nói mọi thứ theo sự kiện, nhưng ông ấy không có sự hợp thức bên trong. Bản thân ông ấy không phải là nhân chứng. Cho nên ngay cả những người đã không sống cùng Phật đã được mời tới hội đồng, nhưng Ananda thì không.
Ông ấy làm việc chăm chỉ, ông ấy đóng góp tất cả. Từng khoảnh khắc ông ấy đều cố nhận biết, tỉnh táo, lưu tâm.
Và đêm cuối cùng tới - sáng mai hội đồng sẽ tụ họp. Ananda sắp phát điên: nó vẫn chưa xảy ra. Ông ấy đã trở nên mỗi lúc một căng thẳng hơn và ông ấy đã đặt mọi thứ mà người ta có thể đặt vào, mọi thứ mà có thể được về phía con người. Ông ấy đã sẵn sàng chết cho nó.
Nửa đêm đã tới và không cái gì đã xảy ra. Và ông ấy đã làm bản thân ông ấy phát rồ. Trong nhiều ngày ông ấy đã không ăn, ông ấy đã không ngủ, ông ấy đã không tắm - không có thời gian để phí hoài. Một giờ, hai giờ, ba giờ, bốn giờ sáng... và ông ấy đang trên bờ của hoặc phát điên hoặc trở nên chứng ngộ. Có vẻ giống điên nhiều hơn: ông ấy bùng nổ, ông ấy vỡ tan.
Thế rồi đột nhiên ông ấy nhớ ra, Phật bao giờ cũng nói: Nhận biết, nhưng theo cách thảnh thơi. Nhận biết, nhưng không có căng thẳng nào. Chú ý mà không căng thẳng gì. Bình thản và yên tĩnh. Tỉnh táo, nhưng không căng thẳng.
Trí nhớ đó tới vào đúng khoảnh khắc - ông ấy thảnh thơi. Ông ấy mệt mỏi, mệt đến chết, tới mức ông ấy đi ngủ. Khi ông ấy vừa định ngả đầu lên gối - đầy nhận biết, thảnh thơi - ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Khoảnh khắc đầu ông ấy chạm gối, ông ấy trở nên chứng ngộ.
Ông ấy ngủ, lần đầu tiên trong cả đời ông ấy, một loại giấc ngủ khác. Ông ấy ngủ khi có liên quan tới thân thể, nhưng ánh sáng bên trong của ông ấy vẫn cháy sáng. Sâu bên trong bản thể ông ấy, ông ấy tỉnh táo và nhận biết.
Buổi sáng tới, và ông ấy vẫn còn ngủ. Các sư khác tới xem liệu ông ấy có khả năng làm điều đó không. Họ nhìn vào phòng, và nó có cùng hương thơm như hương thơm của Phật - cùng việc chói sáng, cùng duyên dáng và trang nghiêm. Và Ananda đang ngủ say nhưng mặt ông ấy có ánh sáng, ánh sáng tới từ bên trong. Ngay trong giấc ngủ ông ấy cũng lưu tâm. Có duyên dáng, có im lặng bao quanh căn phòng, có không gian mới.
Ông ấy được mời ngay lập tức. Ông ấy hỏi các sư khác, "Sao thế? Cái gì đã xảy ra bây giờ? Tại sao các ông đã không bảo tôi tới hội đồng?" Và họ nói, "Mới một ngày trước đây, trí nhớ của ông chỉ là trí nhớ về bên ngoài mọi thứ. Bây giờ ông biết từ bên trong - bản thân ông đã trở thành phật.
Phật tính nghĩa là khi bạn trở nên tỉnh táo tới mức trong giấc ngủ của bạn sự tỉnh táo vẫn tiếp tục như dòng chảy ngầm. Ngay cả khi bạn chết, bạn chết một cách tỉnh táo đầy đủ - bây giờ không có cách nào đánh mất tỉnh táo của bạn, tỉnh táo của bạn đã trở thành tự nhiên của bạn.
Đây là thông điệp bản chất của Phật. Và chừng nào bạn chưa hiểu điều này, bạn sẽ bỏ lỡ mọi lời kinh của Nhất Hưu. Nhiều người đã bình luận về kinh này, và đặc biệt các nhà bình chú phương Tây liên tục bỏ lỡ điểm này - vì họ nghĩ điều lời kinh nói là triết lí. Người bình chú giỏi nhất là R. H. Blyth - nhưng ngay cả ông ấy cũng bỏ lỡ, vì ông ấy cũng dường như không có hợp thức bên trong. Ông ấy nghĩ những kinh này là bi quan. Chúng không vậy. Bi quan chẳng liên quan gì tới Phật. Chúng có vẻ bi quan vì chúng đi ngược lại cái gọi là lạc quan của bạn.
Phật không cho bạn bất kì hi vọng nào. Nhưng thông điệp của ông ấy không phải là thông điệp của tuyệt vọng. Ông ấy lấy đi hi vọng, và cùng với hi vọng ông ấy lấy đi cả tuyệt vọng nữa. Điều đó là rất khó hiểu, chừng nào bạn chưa có hợp thức bên trong. Ông ấy phá huỷ mọi lạc quan, nhưng nhớ lấy, ông ấy không là người bi quam. Một khi không có lạc quan, làm sao có thể có bi quan? - chúng đi cùng nhau. Cái nhìn của ông ấy không phải là tối tăm, nhưng nó có vẻ tối tăm với mọi người.
Ngay cả R. H. Blyth, người bình luận có cảm nhận nhất từ phương Tây về lời kinh của Nhất Hưu, cũng liên tục bỏ lỡ vấn đề. Ông ấy liên tục chỉ ra chỗ Phật sai, ông ấy liên tục nói chỗ Nhất Hưu không lành mạnh.
Nếu bạn nhìn vào bản thân lời kinh, không làm nỗ lực nào để lưu tâm, bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Những lời kinh này chỉ là phương cách để làm cho bạn lưu tâm.
Phật cho một ví dụ về chúng ta nên lưu tâm
thế nào. Ông ấy bảo một người, người này được lệnh đội một bình nước đầy ắp
trên đầu đi qua bãi chợ rất đông đúc. Đằng sau người đó là một lính bước theo với
gươm lớn. Nếu một giọt nước bắn ra, người lính sẽ chặt đầu anh ta. Tất nhiên,
người với bình nước này đã bước đi một cách rất lưu tâm. Nhưng lại phải lưu tâm
theo cách thoải mái. Nếu có quá nhiều ép buộc hay căng thẳng, chút xíu xô đẩy sẽ
làm cho nước đổ ra. Người đội bình này phải chùng lỏng và nhịp điệu, tuôn chảy
cùng khung cảnh thay đổi, vậy mà vẫn duy trì chăm chú trong từng khoảnh khắc.
Đó là loại chăm nom chúng ta nên lấy trong
việc phát triển nhận biết: tỉnh táo thảnh thơi.
Hai từ này có vẻ đối lập đối xứng - chúng
là vậy. Vì bất kì khi nào bạn thảnh thơi bạn đều mất tỉnh táo, và bất kì khi
nào bạn tỉnh táo bạn mất thảnh thơi. Và chừng nào cả hai còn chưa xảy ra cùng
nhau bạn sẽ liên tục bỏ lỡ thông điệp của Phật. Đó là thông điệp rất kì lạ - nó
cảnh báo bạn phải mang các cực này cùng nhau. Nó là sự tổng hợp cao nhất của
tâm thức con người: một cực là thảnh thơi, cực kia là tỉnh táo, chăm chú.
Nếu bạn chỉ chăm chú thế thì sớm hay muộn bạn sẽ mệt với nó. Bạn không thể chăm chú trong hai mươi bốn tiếng được; bạn sẽ cần ngày nghỉ. Bạn sẽ cần rượu, ma tuý, để vứt bỏ cái chăm chú đó.
Đó là điều đang xảy ra ở phương Tây. Mọi người đã trở nên chăm chú hơn; chăm chú đã được trau dồi. Toàn thể cơ chế giáo dục buộc bạn trở nên chăm chú hơn. Những người chăm chú hơn thì thành công, những người ít chăm chú hơn thì thất bại. Nó là thế giới rất cạnh tranh - nếu bạn muốn thành công bạn phải rất chăm chú. Nhưng thế thì nó làm bạn mệt mỏi. Thế thì căng thẳng trở thành nặng nề trên đầu, thế thì nó dẫn bạn tới loạn thần kinh. Thế thì điên trở thành sản phẩm phụ rất rất tự nhiên của nó.
Nhiều người bị loạn thần kinh ở phương Tây hơn phương Đông. Lí do là rõ ràng: ở phương Tây, chăm chú đã được thực hành, suốt nhiều thời đại. Nó đã trả giá nhiều. Công nghệ, tiến bộ khoa học, sung túc - tất cả những cái đó đã tới qua việc chăm chú. Ở phương Đông, mọi người vẫn còn trong trạng thái thảnh thơi. Nhưng nếu bạn thảnh thơi mà không chăm chú, nó trở thành lờ phờ. Nó trở thành thụ động, nó trở thành một loại đờ đẫn. Do đó phương Đông vẫn còn nghèo, không khoa học, không công nghệ, chết đói.
Nếu thông điệp của Phật được hiểu đúng, sẽ có gặp gỡ của Đông và Tây. Trong Phật, cả hai có thể gặp gỡ. Thông điệp của ông ấy là về chăm chú thảnh thơi. Bạn phải rất rất thảnh thơi, vậy mà tỉnh táo. Và không có vấn đề gì; điều đó là có thể.
Và tôi nói điều đó cho bạn từ hợp thức bên trong: Điều đó là có thể. Và duy nhất khả năng này sẽ làm cho bạn thành con người toàn thể, con người linh thiêng. Bằng không bạn sẽ vẫn còn một nửa - và một nửa bao giờ cũng khổ, theo cách này hay cách khác. Phương Tây khổ về tâm linh, phương Đông khổ về vật chất. Và con người cần cả hai - con người cần giầu có của bên trong và bên ngoài, cả hai.
Với Phật, một thời đại mới có thể bừng lên. Và bí mật là đơn giản: học nhận biết thành thơi. Khi bạn đang cố chăm chú, đồng thời nhớ trong tâm trí rằng thân thể không nên trở thành căng thẳng. Nó nên được thảnh thơi, chùng lỏng, trong một loại buông bỏ.
Tôi thích câu chuyện này về Ananda trở nên chứng ngộ khi đầu ông ấy chạm gối. Bạn không thể tìm được chỗ tốt hơn để trở nên chứng ngộ. Nhớ điều đó.
Và Phật đã không cho bạn bất kì đối thể nào để thiền về. Ông ấy đã không bảo bạn thiền về Thượng đế, ông ấy đã không bảo bạn thiền về mật chú, ông ấy đã không bảo bạn thiền về hình ảnh. Ông ấy đã bảo bạn làm những điều nhỏ trong cuộc sống với nhận biết thảnh thơi. Khi bạn ăn, ăn một cách toàn bộ - nhai một cách toàn bộ, nếm một cách toàn bộ, ngửi một cách toàn bộ. Chạm vào bánh mì, cảm thấy hình thể bánh. Ngửi bánh mì, ngửi hương vị. Nhai nó, để cho nó tan biến vào trong con người bạn, và vẫn còn ý thức - và bạn đang thiền. Và thế thì thiền là không tách rời khỏi cuộc sống.
Và bất kì khi nào thiền tách rời khỏi cuộc sống, cái gì đó là sai. Nó trở thành phủ định cuộc sống. Thế thì người ta bắt đầu nghĩ về đi tới tu viện hay hang động Himalaya. Thế thì người ta muốn trốn thoát khỏi cuộc sống, vì cuộc sống dường như là việc sao lãng khỏi thiền.
Cuộc sống không phải là việc sao lãng, cuộc sống là cơ hội cho thiền.
Bước đi, luôn có tính quan sát hơi thở đi vào, hơi thở đi ra. Bạn đang đưa một chân lên trước: quan sát, cảm thấy nó từ bên trong. Bạn đang chạm đất: cảm thấy cái chạm của đất. Và chim đang hót và mặt trời đang lên... Người ta phải nhạy cảm đa chiều. Điều này sẽ giúp thông minh của bạn tăng lên; điều này sẽ làm cho bạn tài giỏi, sắc bén, sống động hơn. Và tôn giáo phải làm cho bạn sống động hơn, nhạy cảm hơn. Vì cuộc sống là Thượng đế, và không có Thượng đế khác. Phật chắc sẽ đồng ý với Toscanini...
Vào ngày sinh thứ tám mươi của Toscanini, ai đó hỏi con trai ông ấy về bố ông ấy xếp hạng gì cho thành tựu quan trọng nhất của ông ấy. Người con đáp, "Với bố tôi, không thể có điều như vậy được. Bất kì cái gì ông ấy ngẫu nhiên làm vào khoảnh khắc đó đều là điều lớn nhất trong đời ông ấy - dù ông ấy chỉ huy dàn nhạc hay bóc cam."
Bóc cam dường như bạn đang chỉ huy dàn nhạc,
và bạn sẽ tới ngày càng gần hơn với Phật. Bóc cam dường như bạn đang vẽ bức
tranh vĩ đại nhất trên thế giới - với tỉnh táo đó, với chăm nom đó, với tình
yêu đó, với tính toàn bộ đó. Bóc cam và nhận biết đa chiều về nó - ngửi mùi bay
ra từ nó, cảm, chạm, nếm. Thế thì một quả cam nhỏ, quả cam bình thường, được biến
đổi - được biến đổi bởi phẩm chất của tâm thức mà bạn mang vào nó.
Và nếu cuộc sống có thể được sống theo cách này thế thì tôn giáo là không phủ định cuộc sống - nó khẳng định. Nó không lôi bạn ra khỏi cuộc sống - nó đưa bạn vào trong cuộc sống, tới cốt lõi sâu nhất của nó. Nó đem bạn vào trong điều huyền bí của nó.
Đó là cách tiếp cận của tôi nữa. Và bất kì tôn giáo nào mà phải được duy trì tách rời khỏi cuộc sống - lời cầu nguyện mà bạn phải làm trong đền chùa, và thiền mà bạn có thể làm chỉ trong hang động Himalayan - chẳng giá trị gì mấy, vì bạn không thể làm được nó trong hai mươi bốn giờ. Ngay cả người sống trong hang động Himalaya sẽ phải đi xin thức ăn, sẽ phải nhặt củi cho mùa đông đang tới, sẽ phải tự bảo vệ mình vì mưa có đó, sẽ phải nghĩ tới cái gì đó vì trong đêm thú hoang có đó. Ngay cả trong hang đó người đó sẽ phải làm cả nghìn lẻ một thứ. Bạn không thể đơn giản thiền trong hai mươi bốn giờ được, điều đó là không thể được.
Nhưng Phật làm điều đó thành có thể. Ông ấy
nói: Đừng tách thiền khỏi cuộc sống - để chúng là cùng nhau. Biến từng cơ hội của
cuộc sống thành thiền. Làm nó với nhận biết tràn đầy, tỉnh táo, quan sát, chứng
kiến.
Một đệ tử đã tới để gặp Nhất Hưu, thầy anh ta. Đệ tử này đã từng thực hành một thời gian nào đó. Lúc đó trời mưa, và khi anh ta đi vào, anh ta bỏ giầy và ô ở bên ngoài. Sau khi anh ta đã bày tỏ kính trọng với thầy, thầy hỏi anh ta đã để ô ở bên nào của giầy.
Bây giờ, loại câu hỏi gì thế này...? Bạn không mong đợi thầy hỏi câu hỏi vô nghĩa như thế - bạn mong đợi họ hỏi về Thượng đế, về hoả xà dâng lên, các luân xa mở ra, ánh sáng xuất hiện trong đầu. Bạn hỏi về những điều lớn lao thế - huyền bí, bí truyền.
Nhưng Nhất Hưu đã hỏi một câu hỏi rất bình thường. Không thánh nhân Ki tô giáo nào sẽ hỏi nó, không sư Jaina nào sẽ hỏi nó, không swami Hindu nào sẽ hỏi nó. Nó chỉ có thể được làm bởi người thực sự cùng với Phật, trong Phật - người thực sự là phật. Thầy hỏi anh ta đã để ô ở phía bên nào của giầy anh ta. Bây giờ, giầy và ô có liên quan gì tới tâm linh?
Nếu cùng câu hỏi này được hỏi với bạn, bạn chắc đã cảm thấy khó chịu. Bạn chắc đã cảm thấy rằng người này không phải là thầy chút nào. Đây là loại câu hỏi gì vậy? Triết lí nào có thể có trong nó?
Nhưng có cái gì đó cực kì có giá trị trong nó. Giá mà anh ta hỏi về Thượng đế, về hoả xà và luân xa, điều đó chắc đã là vô nghĩa, hoàn toàn vô nghĩa. Nhưng điều này có nghĩa. Đệ tử này không thể nào nhớ nổi - ai bận tâm chỗ bạn đã để giầy và bạn đã để ô ở bên nào của giầy, bên phải hay bên trái. Ai bận tâm? Ai chú ý nhiều thế tới ô? Ai nghĩ về giầy? Ai chăm nom thế?
Nhưng điều đó là đủ - đệ tử này đã bị từ chối. Nhất Hưu nói, "Thế thì đi và thiền thêm bẩy năm nữa."
"Bẩy năm nữa sao?" đệ tử này nói. "Chỉ vì cái lỗi nhỏ này sao?"
Nhất Hưu nói, "Đây không phải là lỗi nhỏ. Mọi lỗi đều không nhỏ không lớn - ông chỉ chưa sống có tính thiền, có vậy thôi. Về đi, thiền trong bẩy năm nữa, rồi lại tới."
Đây là thông điệp tinh tuý của Phật giáo: Cẩn thận, chăm nom mọi thứ. Và không làm bất kì phân biệt nào giữa mọi vật, rằng cái này là tầm thường và cái kia là rất rất tâm linh. Điều đó tuỳ vào bạn. Chăm chú, cẩn thận, và mọi thứ trở thành tâm linh. Không chăm chú, không cẩn thận, và mọi thứ trở thành phi tâm linh.
Tính tâm linh được bạn truyền ra, nó là món
quà của bạn cho thế giới. Khi một thầy như Nhất Hưu chạm vào ô, ô là thiêng
liêng như bất kì cái gì khác có thể vậy. Và nếu bạn chạm ngay cả vào Thượng đế,
Thượng đế sẽ trở thành tầm thường. Điều đó tuỳ thuộc vào cái chạm của bạn.
Năng lượng thiền là giả kim thuật. Nó biến đổi kim loại cơ sở thành vàng; nó liên tục biến đổi cái cơ sở thành cái cao hơn. Bạn càng trở nên có tính thiền, bạn càng thấy Thượng đế ở mọi nơi. Tại đỉnh tối thượng, mọi thứ đều là thiêng liêng. Chính thế giới này là thiên đường, và chính thân thể này là phật.
Lời kinh.
Trăng là nhà,
tâm trí là người chủ trong nó:
khi chúng ta hiểu điều này,
nó chỉ là thế giới nhất thời
chúng ta sống ở đây.
Nhà thực của chúng ta không phải là tâm trí. Tâm trí chỉ là nhà trọ - tốt để ở qua đêm, tốt cho việc ngủ lại qua đêm. Nhưng nhớ lấy, đến sáng chúng ta phải đi. Tâm trí không phải là nhà thực của bạn. Tâm trí chỉ tạo ra mơ - và làm sao mơ có thể là nhà thực của bạn được? Tâm trí chỉ tạo ra ham muốn - và làm sao bạn có thể sống trong ham muốn được?
Và đó là điều mọi người đang làm và tại sao họ khổ. Họ đang cố sống trong ham muốn. Họ đang cố sống trong cái không có đó - đó là điều ham muốn là gì. Họ đang cố sống trong tương lai. Làm sao bạn có thể sống trong tương lai được? Cuộc sống duy nhất có thể có là trong hiện tại - và tâm trí không bao giờ trong hiện tại, nó hoặc trong quá khứ hoặc trong tương lai. Nó bao giờ cũng trong cái không có đó. Nó tồn tại chỉ với cái không tồn tại - với cái tồn tại nó biến mất. Và chúng ta đã làm nhà của chúng ta trong tâm trí.
Cứ quan sát tâm trí bạn và bạn sẽ thấy ra vấn đề. Hoặc bạn nghĩ về quá khứ, cái không còn nữa, và bạn đang phí năng lượng của bạn. Hoặc bạn đang phóng chiếu vào tương lai, cái chưa có - bạn lại đang phí hoài năng lượng của bạn. Sống ở đây đi! Sống bây giờ đi! Bây giờ là nhà.
Nhưng tâm trí không cho phép bạn sống trong bây giờ. Nếu bạn trong ở đây bây giờ, tâm trí biến mất. Nếu bạn ở trong tâm trí, bây giờ và ở đây không tồn tại cho bạn.
Trăng là nhà…
Trăng là biểu tượng của mơ, của ảo giác. Đó là lí do tại sao người điên được gọi là người cung trăng lunatics - họ sống trên trăng, họ sống qua trăng. Trăng là năng lực mơ của bạn, trăng tạo ra hoang tưởng trong bạn - nó là không thực, tưởng tượng.
Trăng là nhà,
tâm trí là người chủ trong nó…
Trăng, năng lực mơ của bạn, tạo ra nhà. Nhà là giả. Và thế thì tất nhiên tâm trí trở thành chủ. Tâm trí có thể là chủ chỉ với cái giả. Với dối trá tâm trí là thoải mái hoàn hảo, với chân lí nó trở nên kinh hoàng.
Đó là lí do tại sao bạn càng tới gần thiền, sợ lại càng nảy sinh trong bạn. Bạn càng tới gần tôi, tâm trí bạn càng nói, "Thoát khỏi đây đi." Bạn càng tới gần tôi càng nhiều sợ hơn. Bạn có thể làm điều đó thành phép đo: bạn có thể biết nếu bạn đang trở nên rất sợ tôi, điều đó nghĩa là bạn đang tới gần hơn - bạn phải tới gần hơn. Nếu bạn đang trở nên sợ thiền, điều đó đơn giản chỉ ra một điều, rằng tâm trí đã trở nên e sợ - bây giờ có nguy hiểm. Một bước thêm nữa, và có thể là quá trễ và bạn có thể đạt tới điểm không quay lại.
Tâm trí hoàn toàn thoải mái với ảo giác, và tâm trí tạo ra đủ mọi loại mơ. Không chỉ trong đêm, nhớ lấy - ngay cả trong ngày. Khi bạn đầy tỉnh thức... ít nhất, bạn nghĩ bạn đầy tỉnh thức - bạn không thể thế được, vì người tỉnh thức đầy đủ trở thành phật. Khi bạn ngủ với mắt mở - đó là điều tôi ngụ ý bởi 'tỉnh thức đầy đủ' - quan sát. Chỉ nhắm mắt bạn lại và nhìn vào trong, và bạn sẽ thấy chỉ mơ đang chảy ở đó.
Điều đó giống như các ngôi sao: ban ngày bạn không thể nhìn thấy chúng - nhưng đừng tin rằng chúng đã biến mất; chúng vẫn có đó. Ban đêm bạn sẽ có khả năng nhìn thấy chúng. Ban ngày chúng chỉ biến mất vì ánh sáng của mặt trời quá nhiều.
Đích xác điều đó là hoàn cảnh với khả năng mơ của bạn. Ban đêm chúng rất rõ ràng. Ban ngày có nhiều bận bịu khác thế, chúng đi vào trong nền tảng - nhưng chúng vẫn có đó. Nhắm mắt lại bất kì khoảnh khắc nào ban ngày, đứng giữa đường và nhắm mắt lại, và bạn sẽ ngạc nhiên: mơ có đó. Mơ nào đó đang diễn ra. Nó liên tục diễn ra không có sự hợp tác của bạn - nó liên tục.
Trăng là nhà,
tâm trí là người chủ trong nó…
Và tâm trí có thể vẫn còn là chủ chỉ nếu mơ có đó. Do đó tâm trí bao giờ cũng ở trong việc tìm ma tuý, chất gây ảo giác, cái tạo ra những ảo tưởng mới. Điều đó không mới - nó chẳng liên quan gì tới thế hệ hiện đại và thanh niên, nó là cổ như con người. Nó đã tồn tại trong Rig Veda nó được gọi là somaras. Nó đã là LSD của những ngày đó.
Suốt nhiều thời đại, con người đã từng đi tìm ma tuý, vì ma tuý giúp cho năng lực mơ của bạn. Chúng làm cho mơ của bạn mầu sắc hơn, phiêu diêu, thực hơn, vững chãi hơn. Và chúng có thể cung cấp cho bạn bất kì cái gì bạn đòi hỏi: nếu bạn muốn samadhi, cần sa sẽ trao nó cho bạn. Nhưng samadhi sẽ chỉ là mơ. Nó sẽ không biến đổi bạn, nó sẽ không thay đổi bạn, nó sẽ không đem tới bất kì chuyển hoá triệt để nào trong bản thể bạn - bạn sẽ vẫn còn như cũ. Hay bạn có thể thậm chí còn rơi xuống thấp hơn trước; bạn có thể thoái lui.
Trăng là nhà,
tâm trí là người chủ trong nó:
khi chúng ta hiểu điều này,
nó chỉ là thế giới nhất thời
chúng ta sống ở đây.
Nếu bạn không hiểu, mơ trở thành thực. Nếu bạn hiểu, điều bạn gọi là thực tại bản thân nó là mơ. Thấy ra vấn đề của lời kinh này đi - nó là một trong những kinh có ý nghĩa nhất. Nếu bạn không hiểu, thế thì ngay cả mơ cũng có vẻ dường như chúng là thực. Nếu bạn hiểu, nếu bạn trở nên nhận biết, nếu bạn trở nên tỉnh táo và bạn nhìn vào trong mọi sự, ngay cả cái bạn bao giờ cũng nghĩ là thực không còn là thực nữa. Thế thì mọi thứ là mơ.
Đó là nghĩa khi Phật nói, "Thế giới là mơ." Ông ấy không kết án nó, nhớ lấy. Ông ấy không nói "Từ bỏ nó đi" - làm sao bạn có thể từ bỏ được mơ? Ông ấy không nói, "Thoát khỏi nó đi" - phỏng có ích gì mà thoát khỏi mơ? Ông ấy đơn giản nói, "Biết nó như nó vậy."
Và nhớ lấy, nhiều người hỏi tôi, "Nếu nó là mơ, và chúng tôi biết nó là mơ, nó sẽ dừng chứ?"
Nó sẽ không dừng đâu, vì nó là mơ tập thể. Bạn có thể dừng mơ riêng tư bởi việc hiểu chúng. Bạn không thể dừng mơ tập thể được - chúng không phụ thuộc chỉ vào bạn, chúng phụ thuộc vào tâm trí tập thể.
Dường như là bạn đang ngồi trong rạp chiếu phim và xem phim. Phim là mơ thôi - bạn biết nó, chẳng có gì trên màn ảnh cả. Nhưng đôi khi bạn quên mất; bạn trở nên rất kích động, bạn trở nên rất bị đồng nhất, và nó bắt đầu thành thực tại với bạn. Thế rồi bạn nhớ ra. Thế thì bạn lại thảnh thơi trong ghế và bạn biết rằng đây chỉ là trò chơi, các cái bóng chuyển động trên màn ảnh, và chẳng có gì cả.
Nhưng cảm thấy điều này, rằng không có gì cả, nó chỉ giống như mơ, sẽ không dừng bộ phim lại - máy chiếu sẽ tiếp tục. Nó không phụ thuộc vào mỗi bạn. Nhưng một điều sẽ thay đổi: bạn sẽ thảnh thơi. Bạn sẽ không bị xáo trộn, bạn sẽ không bị quấy rối. Câu chuyện sẽ tiếp tục, bạn sẽ vẫn còn xa cách; sẽ có khoảng cách giữa bạn và câu chuyện. Bạn sẽ không trở thành nhân vật trong nó, bạn sẽ không bị ám ảnh bởi bất kì cái gì trong nó.
Phật nói: Với việc hiểu ra, điều ông đã từng nghĩ mãi cho tới giờ là thực, cái đó nữa trở thành không thực. Bằng 'không thực' ông ấy không ngụ ý rằng nó sẽ biến mất - nó sẽ tiếp tục.
Chẳng hạn, bạn nghĩ đây là vợ bạn, đây là con bạn, đây là chồng bạn. Nếu việc hiểu nảy sinh, nếu bạn trở nên có tính thiền hơn, người đàn bà sẽ không biến mất vì việc thiền của bạn - người đàn bà sẽ có đó. Nhưng mơ, sự đồng nhất rằng "Đây là vợ mình" - ý tưởng đó về sở hữu sẽ mất đi. Người đàn bà sẽ có đó trong mọi cái đẹp của cô ấy, thực ra còn đẹp hơn thế - vì khoảnh khắc bạn sở hữu người đàn bà cô ấy trở thành đồ vật. Tính sở hữu là xấu, nó là bạo hành; tính sở hữu là độc ác. Bất kì khi nào bạn sở hữu ai đó, bạn đang xúc phạm họ. Làm sao bạn có thể sở hữu được người?
Người đàn bà sẽ có đó nhưng cô ấy sẽ không còn là vợ, bạn sẽ không còn là chồng. Con cái sẽ có đó - nó đã tới qua bạn nhưng nó không thuộc vào bạn. Bạn sẽ không đòi quyền sở hữu nó; bạn sẽ không dùng đứa con cho tham vọng của bạn trong tương lai. Bạn sẽ không làm nó phụ thuộc, bạn sẽ không ép buộc đứa trẻ, bạn sẽ không tạo khuôn cho đứa trẻ tương ứng theo ham muốn của bạn - bạn là ai? Mọi thứ sẽ tiếp tục, nhưng theo ánh sáng khác toàn bộ...
Tôi, anh, tính sở hữu, quyền sở hữu - những thứ này sẽ biến mất. Và nghĩ mà xem - khi không có tính sở hữu, không tôi, không anh, im lặng làm sao sẽ giáng xuống bạn, an bình làm sao sẽ lan toả khắp!
khi chúng ta hiểu điều này,
nó chỉ là thế giới nhất thời
chúng ta sống ở đây.
Thế thì toàn thể thế giới này chỉ là thế giới nhất thời - chúng ta ở đây chỉ cho khoảnh khắc này và thế rồi chúng ta mất đi. Tại sao lo nghĩ thế về nó? Nếu nó chỉ là thế giới nhất thời, tại sao bị quan tâm nhiều thế về nó?
Ai đó đã xúc phạm bạn - điều đó tạo ra khác biệt gì? Trong vòng vài năm, chẳng cái gì sẽ được nghe thấy về bạn và người đó. Và bụi sẽ phủ lên bụi và biến mất. Bao nhiêu triệu người đã từng sống trên trái đất này trước bạn? Và họ cũng đã lo nghĩ như bạn - ai đó xúc phạm họ, ai đó nói cái gì đó, hay khi họ đi qua đường ai đó mỉm cười, cười phá lên, chế nhạo họ. Và họ đau lòng và họ bị tổn thương...
Và những người đó đâu rồi? Điều gì đã xảy ra cho những người bạn đó và những kẻ thù đó? Và trong khi họ đã ở đây, họ đã làm ồn ào nhiều làm sao!
Phật đơn giản nói: Nếu ông hiểu, ông sẽ không làm ồn ào nhiều, có vậy thôi. Ông sẽ đi qua thế giới mà không làm ồn ào gì mấy. Đó là từ bỏ thực, đó là tính chất sannyas - đi qua thế giới mà không làm ồn ào gì mấy, không coi nó là quá nghiêm chỉnh, không coi nó là có ý nghĩa thế. Nó không là gì cả - câu chuyện được kẻ ngốc kể lại, đầy những bực tức và ầm ĩ, chẳng có nghĩa lí gì. Tận hưởng câu chuyện đi, nhưng đừng nghĩ rằng nó là cái gì đó nghiêm chỉnh.
Nghĩ sâu về nó,
ta và những người khác -
không có khác biệt nào,
vì không có tâm trí
bên ngoài tâm trí này.
Nghĩ sâu về nó, trở nên nhận biết, thiền về nó - về mọi quan hệ và mọi vướng mắc và mọi phức tạp của cuộc sống...
Nghĩ sâu về nó,
ta và những người khác -
không có khác biệt nào,
Chúng ta chỉ là những con sóng trong cùng một
đại dương.
vì không có tâm trí
bên ngoài tâm trí này.
Và chỉ có một loại tâm trí thôi - tâm trí ảo tưởng. Khi ảo tưởng của tôi đã biến mất và ảo tưởng của bạn đã biến mất, cái gì sẽ có đó để làm cho chúng ta tách rời, phân biệt? Ảo tưởng của chúng ta là các biên giới của chúng ta. Đó là lí do tại sao mọi người bám lấy chúng, vì chúng là các định nghĩa của bạn.
Một người nói, "Tôi đẹp, anh xấu" - người đó đang định nghĩa. Một người nói, "Tôi rất thông minh, anh không thông minh thế đâu" - người đó đang định nghĩa. Một người nói, "Tôi mạnh thế, còn anh yếu" - người đó đang cố định nghĩa.
Các định nghĩa của chúng ta không là gì
ngoài ảo tưởng của chúng ta. Nếu bạn bỏ mọi ảo tưởng, làm sao bạn sẽ có khả
năng định biên bản thân bạn? Thế thì các biên giới nào sẽ tồn tại? "Tôi là
người Hindu và anh là người Ki tô giáo. Tôi là đàn bà và anh là đàn ông. Tôi
đen, anh trắng. Tôi có giáo dục, anh vô giáo dục. Tôi là thế này anh là thế nọ."
Chúng ta đang cố tạo ra các định nghĩa để cho chúng ta có thể cảm thấy chúng ta
là ai. Nhưng mọi định nghĩa của chúng ta chỉ là ảo tưởng.
vì không có tâm trí
bên ngoài tâm trí này.
Tâm trí mơ này, tâm trí cung trăng này, tâm trí này cứ nghĩ về quá khứ và tương lai không bao giờ đi tới ở đây bây giờ - đây là tâm trí duy nhất. Một khi điều này được bỏ đi, khác biệt là gì? Khác biệt gì giữa người da đen và người da trắng? Khác biệt gì giữa người Ki tô giáo và người Hindu? Một khi tâm trí bị bỏ đi, mọi phân biệt biến mất. Đó là thực tại. Đó là cái một.
Mọi mùa xuân khi ông nhìn
hoa anh đào nở rộ,
cảm thấy đau
sự ngắn ngủi của cuộc đời ông!
Đây là điểm mà R. H. Blyth nhận xét, trong Thiền và Thiền cổ điển, "Bài thơ này có cái gì đó ốm yếu trong nó."
Nó chẳng có gì giống điều đó; nó không ốm yếu. R. H. Blyth phải đã trở nên kinh hoàng bởi bài thơ này, nỗi sợ nào đó phải đã nảy sinh trong ông ấy - ông ấy đang tự bảo vệ. Đây là phát biểu đơn giản:
Mọi mùa xuân khi ông nhìn
hoa anh đào nở rộ,
cảm thấy đau
sự ngắn ngủi của cuộc đời ông!
Nó là phát biểu đơn giản. Và bất kì ai quan
sát đều sẽ cảm thấy điều đó - và sẽ cảm thấy điều đó với đau đớn! Cuộc sống đẹp
thế, và mong manh thế? Huy hoàng thế, và tạm thời thế? Đẹp thế, và nhất thời thế?
Mọi người đẹp thế, và chỉ là những gợn sóng trên đại dương - khoảnh khắc này ở
đây, và thế rồi mất đi? Ai có thể né tránh được nỗi đau này?
Nếu bạn nhìn, thế thì từng đoá hồng sẽ nhắc nhở bạn về nỗi đau của cuộc sống. Nỗi đau là
gì? Nỗi đau là ở chỗ cái đẹp đáng phải vĩnh hằng, tình yêu đó đáng phải vĩnh hằng,
chân lí đó đáng phải vĩnh hằng. Chân lí, và nhất thời sao? Yêu, và nhất thời
sao? Cái đẹp, và chỉ là mơ sao?
Đây là nỗi đau. Không có gì ốm yếu trong bài thơ này, điều đó là không thể được. Nhất Hưu không phải nhà thơ, Nhất Hưu là phật.
Bất kì cái gì bắt nguồn từ ông ấy đều không thể nào có bất kì ốm yếu nào. Cái gì đó phải đã sai với tâm trí của R. H. Blyth - có thể ông ấy đã trở nên sợ chân lí của bài thơ này. Đọc nó, dịch nó, bình chú nó, ông ấy có thể đã nghĩ về người đàn bà của ông ấy, ông ấy có thể đã nghĩ về hoa, ông ấy có thể đã nghĩ về mùa xuân, và ông ấy có thể đã trở nên sợ.
Chúng ta không muốn nhìn sự phù du của cuộc sống; chúng ta muốn níu bám. Chúng ta muốn tin rằng điều này sẽ còn lại. Khi bạn rơi vào yêu người đàn bà bạn muốn tin rằng điều này sẽ là vĩnh hằng. Và bạn biết, và mọi người đều biết, rằng ở đây trên trái đất này chẳng cái gì có thể là vĩnh hằng cả.
Bạn biết. Nhưng bạn không muốn biết rằng bạn biết. Bạn muốn che giấu nó, bạn muốn tin rằng "Có thể nó đã không xảy ra cho người khác nhưng nó có thể xảy ra cho mình. Mình có thể là ngoại lệ." Khi hoa nở trong vườn bạn, bạn muốn tin rằng "Trong vườn của người khác hoa sẽ héo tàn, nhưng trong vườn của mình, không đâu. Làm sao Thượng đế có thể giận mình thế được? Phép màu sẽ xảy ra - hoa của mình sẽ còn lại."
Nhưng không có phép màu, không có ngoại lệ. Luật là tuyệt đối.
Mọi mùa xuân khi ông nhìn
hoa anh đào nở rộ,
cảm thấy đau
sự ngắn ngủi của cuộc đời ông!
Nỗi đau này không làm cho bạn buồn, nhớ lấy. Đó là chỗ mọi người liên tục bỏ lỡ những lời kinh này. Nỗi đau này chỉ làm cho bạn tỉnh táo hơn - vì mọi người trở nên tỉnh táo chỉ khi mũi tên đâm sâu vào trong tim họ và làm họ bị thương. Bằng không họ không trở nên tỉnh táo. Khi cuộc sống là dễ dàng, thuận tiện, ai quan tâm? Ai bận tâm trở nên tỉnh táo? Khi người bạn chết, có khả năng. Khi người đàn bà của bạn bỏ bạn một mình - những đêm tối tăm đó, bạn đơn độc. Bạn đã yêu người đàn bà đó nhiều thế và bạn đã đánh cược tất cả, và thế rồi đột nhiên một hôm cô ấy đi mất. Khi kêu khóc trong đơn độc của mình, đó là những cơ hội mà, nếu bạn dùng chúng, bạn có thể trở nên nhận biết. Mũi tên làm bị thương: nó có thể được dùng.
Nỗi đau này không làm cho bạn khổ, nỗi đau này làm cho bạn nhận biết hơn! Và khi bạn nhận biết, khổ biến mất. Cho nên không có gì ốm yếu trong câu thơ này. Nhưng đây đã từng là luận cứ chống lại Phật, suốt nhiều thế kỉ, rằng cách tiếp cận của Phật hướng tới cuộc sống làm cho mọi người khổ. Không, nó không phải vậy - cuộc sống là khổ, Phật đơn giản làm cho bạn nhận biết về điều đó. Và ông ấy muốn bạn trở nên nhận biết để cho cái gì đó có thể được làm, để cho cuộc sống không cần phải là khổ.
Có loại cuộc sống khác là có thể. Có cuộc sống không có nhất thời; có loại cuộc sống là vĩnh hằng. Nhưng bạn có thể đạt tới điều đó chỉ nếu bạn được kết thúc với cái gọi là cuộc sống này - nếu gắn bó của bạn với cuộc sống này bị phá vỡ. Và tất nhiên khi gắn bó bị phá vỡ, có đau.
Dùng mọi cơ hội đi. Đừng che giấu vết thương của bạn. Đó là lí do tại sao Blyth nói có cái gì đó ốm yếu trong nó - ông ấy nói, "Tại sao cứ mở đi mở lại vết thương ra thế? Sao cứ liên tục nhìn vào vết thương? Quên chúng đi! Nhìn vào phía tích cực của cuộc sống ấy. Tại sao nghĩ tới các thứ khác? Tại sao nghĩ hoa này sẽ chết?"
Nhưng dù bạn nghĩ hay không nghĩ, hoa sẽ chết thôi.
Và nhấn mạnh của Phật là thế này: nếu bạn biết rằng hoa này sẽ chết, có khả năng đạt tới hoa mà không bao giờ chết. Hoa sen đó có thể nở bên trong bạn. Nhưng nếu bạn vẫn còn bị ám ảnh với những hoa này, cái cứ tới và đi, thế thì hoa sen kia sẽ vẫn còn không được mở ra mãi mãi.
Con người nguyên thuỷ
phải trở về chỗ nguyên thuỷ của mình;
vậy sao đi tìm kiếm
vị phật không cần thiết?
Con người nguyên thuỷ là mục đích của Phật
giáo. Cái gì được ngụ ý bởi "con người nguyên thuỷ"? Con người nguyên
thuỷ là con người không có tâm trí, con người nguyên thuỷ là con người không có
bất kì ước định nào. Con người nguyên thuỷ là con người tự nhiên.
Chúng ta ước định, chúng ta tu dưỡng, chúng
ta trau dồi. Chúng ta tạo ra các kiểu tâm trí nào đó - người Hindu, người Ki tô
giáo, người Jaina, Phật tử. Đây toàn là người phi tự nhiên. Người Ki tô giáo là
người phi tự nhiên, người Hindu cũng vậy. Con người tự nhiên đơn giản là một loại
tính hiện hữu, trống rỗng - không có ý thức hệ, không có tính cách, không có đạo
đức, hồn nhiên, như trẻ thơ.
Con người nguyên thuỷ
phải trở về chỗ nguyên thuỷ của mình…
Và con đường quay về chỗ nguyên thuỷ đó, về
không gian nguyên thuỷ đó, là nhận biết.
Bạn đã bị ước định. Bạn đã được dạy cho phải là gì, làm sao là vậy, và bạn đã từng đi theo việc ước định đó một cách tự động. Bạn đang sống như robot.
Phật nói: Sự tồn tại tựa robot này phải bị bỏ đi. Giải tự động hoá nó đi. Và quá trình duy nhất để giải tự động hoá cho bạn là trở nên tỉnh táo hơn. Làm bất kì cái gì bạn đang làm với nhiều nhận biết hơn. Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng bạn càng tỉnh táo, bạn càng trở nên ít cứng nhắc hơn; bạn càng tỉnh táo, bạn càng trở thành không thể dự đoán được hơn. Bạn càng tỉnh táo, bạn càng vận hành không có thói quen nhiều hơn. Bằng không bạn vận hành chỉ như thói quen, bạn liên tục vận hành qua thói quen.
Khi ai đó hỏi một câu hỏi, cứ đợi một lúc trước khi bạn trả lời. Nhìn trong một khoảnh khắc liệu câu trả lời có là tự động không. Nếu nó là tự động thì đừng cho câu trả lời đó, bạn đang là cái máy. Đáp ứng. Ai đó hỏi, "Anh có tin vào Thượng đế không?" và một câu trả lời tự động tới, "Có, tôi là người Công giáo người Ki tô giáo." Đây có phải là câu trả lời của bạn không? Hay câu trả lời này đã được trao cho bạn bởi người khác - bởi bố mẹ bạn, thầy giáo, nhà thờ? Nếu bạn được nuôi dưỡng lớn lên ở nước Mô ha mét giáo hay nếu như bạn được nuôi dưỡng lớn lên trong gia đình cộng sản, bạn có thể hình dung ra cùng câu trả lời được không?
Một trong những người bạn của tôi đi sang nước Nga Xô viết. Anh ấy là một sư Phật giáo - một người rất thông minh, tác giả nổi tiếng thế giới. Trong một trường tiểu học, anh ấy hỏi một cháu nhỏ, "Con có tin vào Thượng đế không?" Đứa trẻ cười to và nói, "Thượng đế à? Mọi người thường tin, trong quá khứ thôi. Thượng đế là huyền thoại." Một đứa trẻ nhỏ nói "Thượng đế là huyền thoại. Mọi người thường tin vào Thượng đế - bây giờ ai ngu thế để mà tin vào Thượng đế?" Và cậu bé hỏi, "Bác vẫn tin vào Thượng đế à?"
Nếu bạn được nuôi lớn ở một nước cộng sản bạn không tin vào Thượng đế, bạn tin vào Karl Marx. Nhưng nó là một thôi. Bạn không tin vào Kinh Thánh, bạn tin vào Das Kapital - nhưng nó là một.
Niềm tin tới từ người khác. Con người nguyên thuỷ không có niềm tin. Bỏ hệ thống niềm tin và bạn sẽ trở thành nguyên thuỷ. Khi bạn trả lời, nhớ lấy: nó có là câu trả lời của bạn không, đích thực của bạn không? Nó có là đáp ứng của bạn không? Hay mẹ bạn có nói qua bạn không - bố bạn, tu sĩ, thầy giáo? Cứ lắng nghe với một chút tính quan sát, và bạn sẽ ngạc nhiên - bạn sẽ có khả năng nghe đích xác giọng nói này, ai đang nói: mẹ bạn, bố bạn, thầy giáo của bạn. Nhưng thế thì đây là máy móc.
Bỏ nó đi. Tốt hơn cả là nói, "Tôi không biết." Ít nhất đó là câu trả lời của bạn gần với chân lí, gần với Thượng đế. Vì chân lí là Thượng đế, và không có Thượng đế khác.
Trong những thứ nhỏ bé liên tục quan sát cách bạn hành xử. Bạn có phản ứng không? Hay bạn đáp ứng? Từ phản ứng, học ngày càng nhiều hướng tới đáp ứng. Phản ứng là do ước định, đáp ứng là nhận biết.
Đây là kĩ thuật của Phật để biến đổi bạn. Dần dần, dần dần, con người nguyên thuỷ tới. Dần dần, dần sần, con người bị ước định biến mất. Nếu bạn không giúp cho con người bị ước định, nó phải ra đi - nó sống qua giúp đỡ của bạn, nó có thể sống được chỉ qua hợp tác của bạn. Bạn nuôi nó, bạn dưỡng nó. Dừng việc nuôi dưỡng nó lại đi. Để nó chết đói!
Con người nguyên thuỷ
phải trở về chỗ nguyên thuỷ của mình;
vậy sao đi tìm kiếm
vị phật không cần thiết?
Và đây là phát biểu hay. Nhất Hưu nói: Đừng bận tâm về Phật, đừng bắt đầu tìm kiếm Phật. Tìm con người nguyên thuỷ đi, và bạn sẽ thấy Phật! Và nếu bạn bắt đầu tìm Phật bạn sẽ không bao giờ tìm thấy con người nguyên thuỷ.
Bạn phải đã nghe nói về cuốn sách nổi tiếng của Thomas a Kempis, Bắt chước Christ. Bây giờ, không Thiền nhân nào thậm chí có thể nghĩ về cái tựa đề như thế: "Bắt chước Phật" - không, không thể được. Và cuốn sách của Kempis nổi tiếng tới mức nó gần như quan trọng thứ hai sau bản thân Kinh Thánh. Bắt chước Christ sao? Nhưng nếu bạn tìm Christ bạn sẽ trở thành kẻ bắt chước -điều đó nhất định xảy ra. Bạn sẽ bắt đầu đóng kịch như một Christ hay như một Phật. Bạn sẽ bắt đầu giả vờ; bạn sẽ bắt đầu trau dồi nhân cách nào đó, cấu trúc nào đó. Và dần dần, dần dần bạn sẽ trở nên ngày một phi nguyên thuỷ hơn.
Không ai có thể trở thành một Christ và không ai có thể trở thành một Phật được. Nhưng mọi người có thể trở thành con người nguyên thuỷ. Tính nguyên thuỷ của bạn phải được tìm bên trong bạn. Bạn phải đi vào bên trong, bạn phải đào ở đó sâu bên trong bạn. Những cội nguồn của bạn ở đó; bạn không nhìn ra ngoài. Phật có thể rất đẹp - vậy thì sao! Nếu bạn bắt chước, bạn trở thành xấu, vì mọi việc bắt chước đều xấu. Và bạn sẽ làm gì nếu bạn muốn trở thành phật? Bạn sẽ bắt đầu bước đi như ông ấy, bạn sẽ bắt đầu nói như ông ấy, bạn sẽ ăn cái ông ấy ăn, bạn sẽ di chuyển theo cách ông ấy di chuyển. Nhưng điều này sẽ chỉ trên bề mặt. Sâu bên dưới, bạn sẽ vẫn còn là người ngu xuẩn như bạn bao giờ cũng vậy.
Điều này sẽ tạo ra ảo tưởng. Lần nữa bạn đã tạo ra nhà trăng, và tâm trí sẽ trở thành chủ.
Thầy giáo vĩ đại nhất bao giờ cũng chống lại bắt chước. Đừng cố trở thành Phật, cố trở thành con người nguyên thuỷ đi - và đó là cách trở thành phật. Nhưng khi bạn trở thành phật bằng việc tìm ra con người nguyên thuỷ của bạn, điều này sẽ là việc diễn đạt mới của Phật tính. Nó sẽ không là việc lặp lại Phật cũ theo bất kì cách nào. Một lần là đủ. Và nó là tốt - nghĩ tới một thế giới có nhiều phật thế và nhiều christ thế và nhiều krishna thế, nghĩ về thế giới như vậy mà xem. Nó sẽ không đáng để sống trong đó đâu!
Bất kì chỗ nào bạn đi, bạn đều bắt gặp Christ. Người mang sữa tới, và có Christ. Và người đưa thư tới, và có Christ. Bạn sẽ tự tử, bạn sẽ trở nên mệt mỏi thế với các christ!
Không, điều tốt là Thượng đế không bao giờ lặp lại. Một Christ là hoàn toàn đẹp, một Phật là đẹp. Khi bạn đạt tới bản tính nguyên thuỷ của bạn, nó sẽ là cách diễn đạt mới của Thượng đế - hiện tượng mới, huy hoàng mới, bài ca mới chưa bao giờ được hát trước đây.
vậy sao đi tìm kiếm
vị phật không cần thiết?
Giọt sương sáng
biến mất,
và không còn nữa;
ai có thể vẫn còn lại
trong thế giới này của chúng ta?
Nhớ lại một điều: mọi thứ đang lướt qua nhanh, nó là một luồng. Chúng ta giống như giọt sương sáng - mặt trời sẽ lên và chúng ta sẽ biến mất. Trước khi nó xảy ra, làm duy nhất một điều: trở nên nhận biết về cốt lõi bên trong nhất của bạn. Trước khi giọt sương biến mất, trở nên nhận biết về cốt lõi bên trong nhất của bạn - vì trong việc biến mất giọt sương có cái gì đó không bao giờ xuất hiện và không bao giờ biến mất. Trong thế giới thoáng qua này, có cái gì đó hoàn toàn vĩnh hằng.
Chúng ta cầu nguyện cho cuộc đời chúng ta
ngày mai,
mặc dầu nó có thể là cuộc sống phù du;
đây là thói quen của tâm trí chúng ta
đã trôi qua ngày hôm qua.
Và bạn đang yêu cầu gì cho ngày mai? Bạn đã
bao giờ nghĩ về điều đó không? Nó chỉ là việc lặp lại ngày hôm qua của bạn. Có
thể có một chút ít sửa đổi thêm, một chút ít được tô vẽ thêm, một chút ít phức
tạp hơn, một chút ít được trang hoàng thêm - nhưng bạn đang yêu cầu gì cho ngày
mai? Bạn sẽ yêu cầu cho ngày mai của bạn. Và hôm qua là gì? Bạn có thực sự hạnh
phúc ngày hôm qua không? Chỉ theo thói quen cũ, chúng ta liên tục cầu nguyện và
yêu cầu quá khứ được lặp đi lặp lại trong tương lai.
Dừng mọi điều này lại! Để cho quá khứ biến
mất khỏi tâm trí bạn, và không yêu cầu nó lần nữa. Sống khoảnh khắc này mà
không mong đợi gì từ nó - và thế thì phúc lành là lớn lao. Khi bạn có thể sống
khoảnh khắc này mà không có mong đợi, vô hạn phúc lành xảy ra. Nhưng khi bạn
yêu cầu mong đợi nào đó được đáp ứng, bạn chỉ thất vọng; không cái gì xảy ra.
Người phúc lạc là người sống mà không có
mong đợi, người đơn giản sống - người không yêu cầu rằng "Mọi thứ phải giống
thế này," người biết cách sống tràn đầy tỉnh táo, dù bất kì cái gì xảy ra.
Trong sống người đó là nhận biết, trong chết người đó là nhận biết. Trong hạnh
phúc người đó là nhận biết, trong bất hạnh người đó là nhận biết. Trong thành
công người đó là nhận biết, trong thất bại người đó là nhận biết. Người đó có
chìa khoá bí mật.
Chìa khoá bí mật đó là nhận biết. Người đó
không yêu cầu bất kì cái gì khác bây giờ. Người đó biết nghệ thuật của biến đổi
mọi tình huống thành phúc lạc. Duyên dáng của nhận biết biến đổi ngay cả địa ngục
thành cõi trời.
Đừng mang nó tới tâm;
con đường thực
là một, bản thân nó như nó vậy;
không có hai, hay ba.
Đây là lời kinh cuối của Nhất Hưu.
Đừng mang nó tới tâm;
con đường thực
là một, bản thân nó như nó vậy;
Nó là phát biểu triệt để tối thượng. Nó nói: Sống là con đường, như nó vậy. Đừng cố thay đổi nó. Đừng yêu cầu cuộc sống khác nào đó, đừng yêu cầu thiên đường. Cuộc sống, như nó vậy, là như nó đáng phải vậy. Nếu bạn bỏ lỡ nó, điều đó đơn giản chỉ ra một điều, rằng bạn đang ngủ say - có vậy thôi. Thức tỉnh đi, và mọi thứ đều là như nó đáng phải vậy.
Bạn không cần là thánh nhân. Bạn chỉ cần một điều - thức tỉnh. Không có tội nhân và không có thánh nhân, chỉ có những người đang ngủ và những người đang thức. Khác biệt duy nhất trong mọi người là điều này: ai đó đang ngủ và ai đó đang thức.
Đó là khác biệt duy nhất giữa phật và bạn - không mấy. Bạn đích xác là phật. Bạn chỉ chưa mở mắt ra thôi. Bạn vẫn đang sống trong nhà của trăng: bạn vẫn cho phép tâm trí là người chủ của bạn. Bạn đã không tìm nhận biết, bạn đã không tự lay bạn vào thức tỉnh.
Đừng lo nghĩ vì bạn là kẻ ngu hay tội nhân. Ngu và khôn, ảo tưởng và chứng ngộ, cứu rỗi và đoạ đầy, ở dưới đáy đều là một thứ. Trong thực tại chỉ có một thế giới - tuy nhiên chúng ta phân chia nó thành khoa học và thơ ca, hữu hạn và vô hạn, tuyệt đối và tương đối, thế này và thế nọ. Những phân chia đó tất cả đều là thứ tâm trí. Thế giới là một - nó không thơ ca không khoa học. Thế giới là một - nó không thiện không ác. Thế giới là một - nó không địa ngục không cõi trời. Đây là thế giới duy nhất có đó.
Mọi điều được cần là thức tỉnh với thế giới này - thức tỉnh với ánh mặt trời, thức tỉnh với màu xanh của cây, thức tỉnh với chim chóc và tiếng ồn giao thông, thức tỉnh với mọi người quanh bạn, thức tỉnh với bản thân bạn.
Nhận biết là từ khoá. Chính từ 'Phật' nghĩa là người nhận biết, người đã thức tỉnh. Và thấy sự khác biệt: các tôn giáo khác nói với bạn, "Trở thành người tốt, trở thành người đạo đức, trở thành thánh nhân." Các tôn giáo khác kết án bạn là tội nhân, các tôn giáo khác kết án bạn là vô giá trị như bạn vậy.
Phật giáo không có kết án. Phật giáo không có ý tưởng về tội lỗi nguyên thuỷ. Và Phật giáo không dạy bạn trở thành thánh nhân - vì bạn sẽ làm gì? Nếu bạn muốn trở thành thánh nhân, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ kìm nén cái gọi là tội lỗi. Và bị kìm nén, chúng sẽ có đó trong vô thức của bạn - chúng sẽ không rời khỏi bạn. Chúng sẽ sôi lên ở đó bên trong bạn; chúng sẽ lái bạn tới mất trí và suy đồi.
Làm sao bạn có thể trở thành thánh nhân? Bạn sẽ làm gì? Bạn giận: bạn sẽ làm gì để trở thành thánh nhân? Kìm nén giận! Bạn dâm dục, bạn sẽ làm gì? Kìm nén dục. Nhưng dục sẽ có đó - bị kìm nén, nó sẽ đi sâu hơn vào trong gốc rễ bạn. Nó sẽ đầu độc toàn thể cuộc sống của bạn. Nó sẽ bắt đầu xảy ra theo cách suy đồi, nó sẽ bắt đầu chi phối bạn từ cửa sau. Cuộc sống của bạn sẽ không được biến đổi bởi kìm nén.
Phật giáo không có ý tưởng về tội lỗi và không có ý tưởng về thánh thiện. Phật giáo nói: Đơn giản một điều phải được làm. Mọi người liên tục làm những điều sai, không phải vì họ xấu mà vì họ ngủ. Thấy sự khác biệt đi. Và làm sao bạn có thể mong đợi người ngủ làm điều đúng được? Mọi người đều là người mộng du.
Bạn đã từng thấy ai đó vừa ngủ vừa đi chưa? Có những người, và nhiều người có thể làm điều đó: gần như một trong số mười người, mười phần trăm mọi người, có năng lực bước đi trong giấc ngủ của họ. Nếu có một nghìn người ở đây, thế thì nhiều người trong các bạn có thể bước đi trong giấc ngủ của bạn. Nhưng khi một người bước đi trong giấc ngủ của mình, một cách tự nhiên người đó có thể loạng choạng vớ phải cái gì đó, người đó có thể đập đầu mình vào tường. Bạn sẽ không gọi người đó là tội nhân - hay bạn sẽ gọi? Bạn sẽ không kết án người đó, bạn sẽ không tống người đó vào địa ngục vĩnh hằng - điều đó dường như quá độc ác. Mọi điều được cần là đánh thức người đó dậy! Và việc đánh thức đó sẽ làm thay đổi mọi thứ.
Phật giáo nói: Chỉ có một tội lỗi, nếu bạn
muốn gọi nó là tội lỗi, và đó là ngủ, vô nhận biết. Và chỉ có một đức hạnh, nếu
bạn muốn gọi nó là đức hạnh - đó là nhận biết, thức tỉnh. Phật giáo là tôn giáo
rất rất khoa học, tâm lí tới chính gốc rễ của nó, vậy mà là sáng suốt tâm lí vĩ
đại nhất.
0 Đánh giá