Read more
Coi nó là dễ (Tập
1) - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Râu của
đá cuội
Nếu trời mưa, để trời mưa;
Nếu trời không mưa, để trời không mưa;
Nhưng ngay cả trời có lẽ không mưa,
Ông phải du hành
với tay áo ướt.
Nhìn hoa anh đào nở!
Mầu và hương của chúng rụng cùng chúng,
mất đi mãi mãi,
vậy mà không chú ý
xuân lại tới.
Phật giáo
là phần bị cạo đi khỏi cái chảo,
râu của đá cuội,
tiếng động đi cùng
cây trúc trong tranh.
Người múa rối treo chúng
quanh cổ mình, không quanh tim mình;
người đó có thể làm ra quỉ,
người đó có thể làm ra phật.
Nếu người đó nói,
"Không có gì đặc biệt về nó,"
người đó đã vượt quá,
và có thể không nói cái gì khác,
Daikaku Nhất Hưu này.
Tôn giáo là gì? Nó không phải là việc tru lên của bầy sói với trăng, nhưng đó lại là điều đã trở thành vậy cho đám đông. Nếu đám đông là đúng, thế thì các con vật đều có nghĩa tôn giáo lớn lao - sói tru, chó sủa với trăng, từ khoảng cách, từ chỗ xa xăm.
Paul Tillich đã định nghĩa tôn giáo là mối quan tâm tối thượng. Nó đích xác là cái đối lập: nó là mối quan tâm tức khắc, không phải là mối quan tâm tối thượng. Thực ra, tức khắc là tối thượng duy nhất có đó.
Tôn giáo không phải là ham muốn cái ở xa, tò mò về cái xa xăm. Nó là việc truy hỏi vào bản thể riêng của người ta.
Đó là lí do tại sao Phật giáo không liên quan tới Thượng đế chút nào. Nó có liên quan tới bạn, với thực tại của bạn. Toàn thể quá trình của nó là giống như việc bóc hành. Phật giáo liên tục bóc thực tại của bạn ra; hết tầng nọ tới tầng kia, nó liên tục phá huỷ các ảo tưởng, giấc mơ. Và cũng như chuyện xảy ra khi bạn bóc hành, chung cuộc chỉ cái không còn lại trong tay bạn.
Cái không đó là cội nguồn của tất cả. Từ cái không đó mọi thứ nảy sinh và dần dần, dần dần biến mất trở lại trong cái không đó.
Bây giờ các nhà vật lí đang tới rất gần điều đó. Họ gọi cái không đó là 'lỗ đen' - vật chất biến mất trong lỗ đen, hoàn toàn bị triệt tiêu, trở thành cái không. Bây giờ, sau lỗ đen, có bàn tán trong giới khoa học về lỗ trắng nữa. Từ lỗ trắng, vật chất nảy sinh. Dường như lỗ đen và lỗ trắng chính là hai mặt của cùng một thực tại - như cánh cửa. Phía bên này của cửa được viết 'Lối vào'; phía bên kia của cùng cánh cửa đó được gọi là 'Lối ra'.
Khi mọi thứ xuất hiện ra từ bụng mẹ của tính không, cánh cửa này được gọi là lỗ trắng - trắng bởi vì nó cho việc sinh, trắng bởi vì sự sống bắt nguồn từ nó. Bằng việc gọi nó là trắng chúng ta đang ca ngợi nó, chúng ta đánh giá cao nó. Một ngày nào đó mọi thứ biến mất trở lại trong cùng chiếc cửa này - thế thì chúng ta gọi nó là đen. Chúng ta bao giờ cũng gọi chết là đen. Con người bao giờ cũng sợ cái đen, cái tối, của chết.
Nhưng nó là cùng một thực tại! Từ phía này nó là 'lỗ đen', từ phía kia nó là 'lỗ trắng'. Phật gọi nó là shunyata.
Có mọi khả năng rằng vật lí hiện đại sẽ mỗi ngày lại tiến tới gần với Phật hơn. Điều đó phải tới. Nó phải nhận ra sáng suốt của Phật trong thực tại, vì không ai khác đã bao giờ dám gọi cái không là cội nguồn của tất cả. Làm sao Phật vớ được sự kiện này? Ông ấy không phải là nhà vật lí. Ông ấy không làm việc trong thực tại sâu nhất của vật chất, nhưng ông ấy làm việc trong thực tại sâu nhất của tâm lí riêng của ông ấy.
Bạn cũng phải được nhắc nhở về điều đó: Phật giáo không phải là siêu hình. Siêu hình bao giờ cũng liên quan tới điều tối thượng. 'Siêu' nghĩa là bên ngoài - bên ngoài vật lí, bên ngoài cái có thể được thấy; bên ngoài đất, bên ngoài cái thấy được, cái sờ mó được, cái cảm giác được.
Siêu hình bao giờ cũng có nghĩa là cái xa xôi, thực tại xa xăm, Thượng đế.
Phật giáo về căn bản thuần khiết là tâm lí; nó không liên quan tới siêu hình. Mối quan tâm của nó là với thực tại của tâm trí, cách tâm trí vận hành, cái gì thiết lập nên tâm trí. Và nó liên tục xuyên thấu sâu hơn vào các tầng của tâm trí, và chung cuộc đi tới nhận ra rằng cái sâu nhất, ở cốt lõi đáy, có hư không.
Phật đã không được mọi người tin, vì ai có thể tin được vào hư không? Ai muốn hư không ngay chỗ đầu tiên? Vật lí hiện đại cũng làm cho mọi người phân vân, đưa họ tới phát rồ. Nhưng thực tại là như nó vậy; dù bạn thích hay không thích thì cũng không phải là vấn đề. Việc thích hay không thích của bạn sẽ không làm thay đổi nó. Việc thích hay không thích của bạn chỉ có thể giữ bạn trong ảo tưởng. Thực tại phải được nhìn như nó vậy. Và có năng lực thấy cái đó là mọi điều được cần để trở nên có tính tôn giáo: dũng cảm nhìn thực tại trong chân lí trần trụi của nó, trong tính trần trụi, không nguỵ trang, không che đậy, không mặc quần áo.
Và một khi bạn đã thấy thực tại như nó vậy, một khi bạn đã có thoáng nhìn về con người thực, biến đổi lớn xảy ra theo cách riêng của nó - chính sáng suốt đó biến đổi bạn, chuyển hoá bạn. Bạn không bao giờ lại là cùng con người nữa, vì mọi ảo tưởng biến mất. Nhìn thấy thực tại, làm sao bạn có thể tiếp tục tự lừa dối bản thân mình được? Làm sao bạn có thể tiếp tục mơ được? Làm sao bạn có thể tiếp tục trong định kiến của bạn được? Làm sao bạn có thể liên tục giữ các ý kiến giả tạo được? Làm sao bạn có thể mang các học thuyết và triết lí và kinh sách được? Nhìn thấy thực tại, mọi thứ đơn giản biến mất, chỉ thực tại có đó. Và hiện hữu cùng thực tại đó là giải thoát.
Jesus là đúng khi ông ấy nói: Chân lí giải thoát. Chân lí là giải thoát. Có mọi khả năng là Jesus đã biết các bí mật về chân lí qua các thầy Phật giáo. Có mọi khả năng là ông ấy đã bắt đầu công việc của mình ở Israel, ông ấy đã ở Ấn Độ, ở Nalanda, cùng các thầy Phật tử. Nalanda đã là một trong những Phật trường cổ đại nhất, một đại học vĩ đại của các sư. Không bao giờ trước đấy và không bao giờ sau đấy có cái gì đó như điều đó đã từng tồn tại lần nữa.
Tôi hi vọng tạo ra cái gì đó giống điều đó lần nữa, trên qui mô rộng hơn, qui mô lớn hơn. Nalanda đã là một thực nghiệm lớn, một thực nghiệm với chân lí, một thực nghiệm để nhìn chân lí như nó vậy. Mười nghìn sư liên tục thiền, làm việc, hiểu thấu, không định kiến, không ý tưởng tiên quyết. Họ đã khôngbị uốn theo việc chứng minh bất kì cái gì; họ đã là những người tìm kiếm thực.
Người tìm kiếm không thực là người bị uốn theo việc chứng minh cái gì đó từ chính lúc ban đầu. Người tìm kiếm không thực là người nói, "Tôi đang đi tìm Thượng đế " - một điều người đó đã chấp nhận, rằng Thượng đế tồn tại. Không có việc biết sao? Nếu người đó biết, thế thì tại sao tìm kiếm? Nếu bạn không biết, thế thì làm sao bạn có thể tìm Thượng đế được? Ai biết? - Thượng đế có thể tồn tại, có thể không tồn tại. Việc tìm kiếm này đã dựa trên một niềm tin tiên thiên.
Ở Nalanda, mười nghìn sư đó đã không tìm kiếm Thượng đế, họ đã không tìm bất kì cõi trời nào. Họ đã không tìm kiếm trong thực tại về cái gì đó tiên thiên. Họ đơn giản tìm vào trong bản thể riêng của họ mà không có ý tưởng nào về họ đi tìm cái gì. Việc tìm kiếm của họ là thuần khiết. Họ chỉ nhìn vào trong thực tại... để xem cái gì có đó. Và bởi vì họ không bị bận tâm bởi bất kì ý tưởng nào, họ loạng choạng vớ phải hư không, họ đi tới biết hư không.
Nếu bạn bận tâm bởi ý tưởng nào đó, thế thì bạn nhất định tạo ra ảo tưởng về ý tưởng riêng của bạn trong hư không đó, và hư không đó có năng lực hỗ trợ cho bất kì ý tưởng nào. Bất kì mơ mộng nào bạn đang mang bên trong bạn đều có thể được phóng chiếu lên màn ảnh của hư không. Nếu bạn đang tìm Krishna, bạn sẽ thấy ông ấy, và nó sẽ chỉ là việc phóng chiếu. Nếu bạn đang tìm Thượng đế của người Do Thái, bạn sẽ thấy. Nếu bạn đang tìm Thượng đế của người Hindu, bạn sẽ thấy. Bất kì cái gì bạn tìm, bạn sẽ thấy, nhưng nó sẽ không là chân lí và nó sẽ không giải thoát bạn. Nó sẽ là tưởng tượng của bạn.
Nhớ lấy, đây là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống, rằng nếu bạn bắt đầu tìm kiếm với một ý tưởng cố định, một thái độ cố định, bạn nhất định tìm thấy nó - và thế thì có cái vòng luẩn quẩn. Khi bạn tìm thấy nó bạn nghĩ, "Dĩ nhiên rồi, chính bởi vì mình đã tìm thấy nó." Thế thì nó tôn cao niềm tin của bạn thậm chí còn nhiều hơn, thế thì bạn bắt đầu thấy nó nhiều hơn, vân vân và vân vân... nó trở thành cái vòng luẩn quẩn. Bạn càng tin, bạn càng tìm thấy nó nhiều hơn; bạn càng tìm thấy nó nhiều hơn, bạn càng tin hơn. Và bạn liên tục đổ thực tại vào trong mơ, và người ta có thể liên tục phí hoài nhiều kiếp sống cùng điều đó.
Tìm kiếm mà không có ý tưởng nào - đó là thông điệp của Phật. Nhìn đi, chỉ lau sạch mắt bạn và nhìn. Đừng tìm cái gì đó nói riêng, chỉ nhìn, cái nhìn thuần khiết vào mọi sự, vào tính như thế của mọi thứ. Mắt phải được sạch sẽ và thuần khiết, bằng không chúng có thể phóng chiếu; thậm chí một hạt bụi nhỏ thôi và nó sẽ chiếu lên trên màn ảnh của hư không. Chỉ một cái thích, không thích nhỏ bé, một lựa chọn nhỏ bé, và bạn sẽ tạo ra thực tại.
Cách tiếp cận của Phật là thực nghiệm tuyệt đối thế - đơn giản một khi bạn hiểu, không phức tạp. Nhưng nếu bạn không hiểu, bạn có thể liên tục tự lừa dối bản thân bạn.
Có mọi khả năng Jesus đã sống ở Nalanda. Đó là lí do tại sao trong Tân Ước cả đời của ông ấy đã không được kể tới. Bạn thấy ông ấy khi ông ấy quãng mười hai tuổi, một lần ông ấy được nhắc tới, và thế rồi bạn thấy ông ấy khi ông ấy ba mươi. Mười tám năm bị thiếu trong câu chuyện về Jesus trong kinh Tân Ước. Ông ấy đã ở đâu trong mười tám năm này? Ông ấy đã làm gì? Tại sao những ngày này không được kể tới? Dường như đó là kẽ hở lớn. Và trong cuộc sống nhỏ bé - ông ấy chỉ sống ba mươi ba năm. Quá nửa cuộc đời ông ấy bị thiếu.
Câu chuyện này có tính mảnh mẩu; cái gì đó đã bị bỏ đi một cách cố ý, chủ ý. Không thể nào có chuyện rằng những người đã viết câu chuyện này lại không trở nên nhận biết về sự kiện rằng mười tám năm đơn giản bị thiếu - và là những năm quan trọng nhất. Bởi vì mãi tới mười hai tuổi trẻ con vẫn là trẻ con. Khi năm ba mươi tuổi ông ấy đột nhiên xuất hiện cùng với John the Baptist, ông ấy đã người trưởng thành, chứng ngộ, đã tới nơi, một siddha - người đã biết, người đã thấy, đã hoàn thành, đã đạt tới. Bức tranh là đầy đủ.
Ba năm có liên quan trong câu chuyện Kinh Thánh chỉ là về công việc của ông ấy trên những người khác - nhưng về công việc của ông ấy với bản thân ông ấy thì sao? Ông ấy đã thiền ở đâu? Với ai? Ông ấy đã làm gì? Làm sao ông ấy đã trở thành điều ông ấy trở thành? Những năm tháng quan trọng nhất đều bị thiếu. Và đến năm ba mươi ba tuổi ông ấy đã bị đóng đinh. Cho nên thực sự chỉ có câu chuyện của ba năm. Đầu tiên là chuyện sinh của ông ấy; thế rồi ông ấy được thấy đang tranh cãi với các giáo sĩ trong ngôi đền của Jerusalem khi ông ấy mười hai tuổi; và thế rồi ba năm này. Phần quan trọng nhất, việc chuẩn bị của ông ấy, công việc của ông ấy với bản thân ông ấy, dường như là đã bị cố ý cắt bỏ đi. Nhưng giáo huấn của ông trong ba năm này là bằng chứng phong phú rằng ông ấy phải đã tới trong tiếp xúc với các nhóm Phật tử.
Ông ấy đã du hành sang Ấn Độ, ở đó có các bằng chứng phong phú; ông ấy đã sống ở Ấn Độ, về điều đó nữa cũng có những bằng chứng phong phú. Và bất kì cái gì ông ấy nói trong thời gian ba năm đó, đoàn mục sư của ông ấy, đều tuyệt đối trong hoà điệu với Phật. Tất nhiên, ông ấy dịch nó sang thuật ngữ Do Thái - ông ấy nói về yêu, về từ bi. Thượng đế Do Thái không phải là Thượng đế của yêu, không chút nào - một Thượng đế rất ghen tị, một Thượng đế giận dữ; sẵn sàng trừng phạt, sẵn sàng phá huỷ. Ông ta không phải là Thượng đế của yêu chút nào! Từ đâu mà ý tưởng này về Thượng đế của yêu đã nảy sinh trong Jesus? Ông ấy phải đã vào trong tiếp xúc với những người đã làm việc cần mẫn và đã đi tới biết rằng khi người ta trở nên chứng ngộ, toàn thể năng lượng của người ta trở thành năng lượng yêu.
Và nếu điều này xảy ra cho con người, thế thì điều này phải là như vậy về thực tại tối thượng nữa. Thượng đế chỉ có thể là yêu.
Và thế rồi Jesus nói về nếu ai đó tát bạn và một bên má - chìa má kia ra cho người đó nữa. Điều đó là cách tiếp cận hoàn toàn Phật giáo: Tha thứ! Điều đó nữa cũng không phải là quan niệm Do Thái chút nào. Nếu ai đó ném gạch vào bạn, bạn phải ném đá vào người đó - đó là cách tiếp cận Do Thái, ăn miếng trả miếng. Nếu ai đó đã chọc mù một mắt của ai đó, cả hai mắt của người này phải bị chọc mù - công bằng, không từ bi.
Jesus đem tới từ bi. Thay vì công lí ông ấy đem tới giá trị của yêu.
Và ý tưởng Do Thái là quá đạo đức - Mười lời răn đó đã từng ám ảnh tâm trí Do Thái kể từ đó; ba mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua. Jesus đem tới Lời răn mới. Ông ấy nói: Ta cho các ông Lời răn mới - cũng như ta đã yêu các ông, các ông yêu mọi người khác. Yêu là Lời răn mới. Nhưng điều đó là hương vị của Phật.
Lại nhớ lấy, Nhất Hưu nói: Một thoáng nhìn về con người thực, và ông ở trong yêu. Ông là yêu.
Cách tiếp cận Phật giáo đã là nhìn vào trong thực tại mà không có bất kì ý tưởng nào để cho thực tại có thể hiển lộ bản thân nó. Cho phép thực tại tự hiển lộ bản thân nó; không ép buộc bất kì cái gì lên nó. Mọi tôn giáo khác đều đã từng ép buộc cái gì đó này khác - do đó họ liên tục bỏ lỡ. Công việc của họ trở thành siêu hình; thực ra, công việc của họ trở thành một loại tự thôi miên. Phật giáo giải thôi miên cho con người. Công việc của Phật là giải thôi miên: làm sao bỏ mọi loại thôi miên, mọi loại gợi ý do xã hội trao cho, do mọi người trao cho. Và khi bạn hoàn toàn im lặng, không ước định nào, chân lí trở nên được biết. Chân lí đó giải thoát.
Bây giờ lời kinh:
Nếu trời mưa, để trời mưa;
Nếu trời không mưa, để trời không mưa;
Nhưng ngay cả trời có lẽ không mưa,
Ông phải du hành
với tay áo ướt.
Một từ rất quí giá trong cách tiếp cận của Phật tới cuộc sống là samata. Samata nghĩa là bình thản, thăng bằng, cân bằng, vô chọn lựa. Không di chuyển tới các cực đoan, tránh cực đoan. Đau đớn và vui thú là hai cực đoan - không chọn lựa. Không né tránh và không níu bám. Chỉ vẫn còn ở giữa nó, quan sát, nhìn nó, không gắn bó.
Đau tới, để nó tới - bạn chỉ là tâm thức quan sát. Bạn chỉ là nhận biết. Có đau đầu, bạn chỉ quan sát nó. Không nói không với nó, không bắt đầu tranh đấu với nó; không phủ nhận nó, không né tránh nó. Không cố dấn thân bạn vào đâu đó khác để cho bạn được sao lãng khỏi nó. Để nó ở đó: bạn đơn giản quan sát. Và trong quan sát nó, cuộc cách mạng lớn xảy ra.
Nếu bạn có thể quan sát nó mà không thích và không không thích, đột nhiên nó có đó nhưng bạn ở ngoài nó, bạn không còn ở trong nó. Bạn đang đứng đó không bắc cầu tới nó. Vô chọn lựa không bắc cầu tới bạn từ mọi loại tâm trạng, từ mọi loại tâm trí. Đó là samata.
Vui thú tới, để nó tới. Không níu bám nó. Không nói, "Anh muốn có em mãi mãi." Nếu bạn níu bám lấy vui thú, thế thì bạn sẽ né tránh đau đớn. Và không đi sang cực đoan kia: không bắt đầu phủ nhận vui thú, không bắt đầu trốn khỏi vui thú, vì đó là cùng một điều. Nếu bạn bắt đầu trốn khỏi vui thú, bạn sẽ bắt đầu níu bám lấy đau đớn. Đó là điều nhà khổ hạnh làm.
Người mê đắm níu bám lấy vui thú, né tránh đau đớn. Và người khổ hạnh né tránh vui thú và níu bám đau đớn. Cả hai cách tiếp cận này đều sai; trong cả hai cách này bạn đều mất cân bằng. Phật giáo không mê đắm không khổ hạnh. Nó không dạy cái gì - nó đơn giản nói quan sát!
Và đó là điều Jesus liên tục lặp đi lặp lại mãi: Quan sát! Có tính quan sát! Giữ tỉnh táo, giữ thức tỉnh.
Bạn thử nó đi! Đây là thực nghiệm trong tâm lí - chẳng liên quan gì tới Thượng đế. Và bạn sẽ ngạc nhiên và được lợi mênh mông. Ngày bạn có thể thấy rằng bạn không là đau đớn không là vui thú là ngày vĩ đại, là ngày vĩ đại nhất - vì từ đó trở đi mọi sự sẽ khác.
Nếu trời mưa, để trời mưa...
Nếu có đau, để nó là vậy.
Nếu trời không mưa, để trời không mưa;
Nếu không có đau, để nó là vậy. Nếu có vui thú, để nó là vậy. Nhưng bạn không bị đồng nhất với bất kì cái gì.
Nhưng ngay cả trời có lẽ không mưa,
Ông phải du hành
với tay áo ướt.
Nhưng nhớ một điều: cho dù cuộc sống của bạn đã là thuận tiện, tiện nghi, vui thú, và đã không có đau đớn lớn, khổ sở lớn, thế nữa ông phải du hành với tay áo ướt. Tại sao? Vì dẫu sao bạn sẽ trở nên già đi, dẫu sao bạn sẽ phải chết một ngày nào đó. Cho nên người ta có thể sống cuộc sống rất vui thú, nhưng tuổi già đang tới, và chết đang tới. Chết không thể nào được né tránh; không có cách nào thoát khỏi nó; nó là điều không tránh khỏi. Cho nên dù bạn sống cuộc sống đau đớn hay bạn sống cuộc sống vui thú sẽ không tạo ra mấy khác biệt khi chết tới. Và chết đang tới.
Chết đã tới vào ngày bạn được sinh ra. Trong chính ý tưởng về sinh, chết đã đi vào trong bạn.
Tôi đã nghe một giai thoại hay về một trong những Thiền sư nổi tiếng nhất, Bàn Khuê (Bankei):
Bankei có nỗi sợ khủng khiếp về cái chết từ tuổi còn thơ ấu. Khi ông ấy còn là đứa trẻ nhỏ, mẹ ông ấy đã tạo ra sợ chết trong ông ấy. Ông ấy nói rằng vào cỡ ba tuổi, mẹ ông ấy, xem như việc trừng phạt, thường xuyên làm cho ông ấy kinh hoàng với cái chết. Không chỉ điều đó: đôi khi, vì Bankei đã phạm điều gì đó không đúng, bà ấy giả vờ rằng bà ấy đã trở nên chết. Bà ấy sẽ nằm ra với mắt nhắm và dừng hơi thở, và đứa trẻ nhỏ sẽ kêu khóc quanh bà ấy và sẽ gọi bà ấy, "Mẹ quay lại đi! Và con sẽ không bao giờ làm điều như vậy nữa." Chỉ thế thì bà ấy mới bắt đầu thở.
Cho nên từ chính thời thơ ấu nỗi sợ chết đã đi vào trong ông ấy. Ông ấy thường xuyên sợ. Có thể đó là lí do tại sao khi ông ấy còn trẻ ông ấy đã trở nên quan tâm tới Thiền - vì Thiền nhân nói không có chết. Ông ấy đã vào tu viện và đã đi vào con đường khổ hạnh quá mức. Bất kì cái gì được nói, ông ấy đều làm quá mức nó, do sợ chết. Ông ấy muốn thấy rằng không có chết; ông ấy muốn vượt qua chết, ông ấy muốn chinh phục nó. Ông ấy đã thực hành ngồi thiền trong thời gian dài tới mức chỗ ông ấy ngồi đã trở nên bị lở loét và sưng mọng. Ông ấy trở nên ốm thế, ông ấy gần như đánh mất cuộc sống! Thế rồi ông ấy rút lui trong vài tháng để phục hồi sức khoẻ.
Chính trong thời kì nóng sốt của sự phục hồi mà ông ấy đã có tỏ ngộ đầu tiên của mình. Và điều này bao gồm việc nhận ra tức khắc rằng ông ấy không thể chết được bởi lí do đơn giản là ông ấy chưa bao giờ được sinh ra! Điểm then chốt của vấn đề là ở chỗ ông ấy chưa bao giờ được sinh ra.
Bây giờ, Bankei biết rõ như bạn biết và mọi người biết rằng thân thể ông ấy đã nổi lên từ bụng mẹ của ông ấy, rằng thân thể của ông ấy đã được sinh ra. Vậy mà ông ấy nhận ra rằng ông ấy chưa bao giờ được sinh ra.
Với ý tưởng về sinh, ý tưởng về chết nảy sinh. Chúng đi cùng nhau, các mặt của cùng một đồng tiền. Chừng nào bạn chưa bỏ được ý tưởng về sinh, bạn sẽ không bỏ được ý tưởng về chết.
Đó là lí do tại sao Thiền nhân nhấn mạnh: Đi sâu vào trong bản thể ông và nhìn mặt của ông mà ông đã có trước khi sinh. Nếu bạn có thể có một thoáng nhìn nhỏ về mặt nguyên thuỷ đó mà bạn đã có trước khi sinh, thế thì chết đã biến mất. Bị gắn bó với sinh bạn sẽ chết - không bị gắn bó với sinh, thế thì bạn không cần sợ chết. Quan sát sinh và bạn sẽ có khả năng quan sát cả chết nữa.
Và kinh nghiệm lớn lao nhất của cuộc sống là chết khi quan sát chết. Nhưng bạn phải chuẩn bị cho điều đó. Nếu bạn thậm chí không thể quan sát được đau đầu, nếu bạn thậm chí không thể quan sát được cái đau nhỏ trong dạ dầy, nếu bạn không thể quan sát được những điều nhỏ bé này, bạn sẽ không có khả năng quan sát chết.
Phật giáo nói: Quan sát! Để mọi khoảnh khắc của sống trở thành kinh nghiệm trong tính quan sát - đau đớn, vui thú, mọi thứ; yêu, ghét, mọi thứ; tốt, xấu, mọi thứ. Liên tục quan sát. Để một vị lan rộng trong bản thể bạn: vị của tính quan sát, và samata nảy sinh ra từ nó. Người ta trở nên hoàn toàn được cân bằng ở giữa các cực.
Trong việc cân bằng đó... cũng giống như người đi trên dây bước cân bằng trên dây căng ra. Người đó vẫn còn ở giữa, không nghiêng sang trái hay sang phải; hay bất kì khi nào người đó thấy bản thân mình nghiêng sang một bên, người đó lập tức lấy lại cân bằng cho bản thân mình. Giữa đau đớn và vui thú, ngày và đêm, sinh và tử, liên tục giữ cân bằng... và thế thì chính việc giữ cân bằng đó sẽ cho bạn cái nhìn sâu vào thực tại bạn đang vậy.
Thực tại đó chưa bao giờ được sinh ra. Thân thể này đã được sinh ra, thân thể này sẽ chết đi...
Thiền sư khác, Bokuju, đã được một người hỏi... Bokuju đang ốm, già, chỉ ngay trên bờ cái chết, và người lạ này tới và hỏi, "Thưa thầy, thầy sẽ đi đâu khi thầy chết?"
Và Bokuju mở mắt ra và nói, "Ta sẽ ở trong mồ! Cả bốn chi của ta hướng lên trời."
Một câu trả lời kì lạ. Và bạn sẽ bỏ lỡ vấn đề nếu tôi không nhắc bạn. Khi Bokuju nói, "Ta sẽ nằm trong mồ với cả bốn chi hướng lên trời," thực tại ông ấy nói gì? Ông ấy nói, "Thân thể sẽ ở trong mồ và ta sẽ quan sát nó nằm trong mồ với bốn chi hướng lên trời. Ta sẽ vẫn là việc quan sát, ta sẽ vẫn là người quan sát. Ta bao giờ cũng là người quan sát. Thân thể được sinh ra và ta đã quan sát. Thân thể trở thành thanh niên và ta đã quan sát. Và thân thể trở nên già và ta đã quan sát. Rồi một ngày nó sẽ chết và ta sẽ là việc quan sát. Ta là tính quan sát của ta."
Điều này Phật gọi là sammasati - nhận biết đúng.
Nếu trời mưa, để trời mưa;
Nếu trời không mưa, để trời không mưa;
Nhưng ngay cả trời có lẽ không mưa,
Ông phải du hành
với tay áo ướt.
Cho nên đừng bị lừa bởi cuộc sống thoải mái, thuận tiện của bạn - vì chết đang tới để phá tan tất cả, phá huỷ tất cả. Chuẩn bị cho bản thân bạn đi! Và việc chuẩn bị duy nhất là cân bằng.
Nhìn hoa anh đào nở!
Mầu và hương của chúng rụng cùng chúng,
mất đi mãi mãi,
vậy mà không chú ý
xuân lại tới.
Cuộc sống lặp lại bản thân nó một cách vô tâm - chừng nào bạn chưa trở nên chú ý, nó sẽ liên tục lặp lại như bánh xe. Đó là lí do tại sao Phật tử gọi nó là bánh xe sinh tử - bánh xe của thời gian. Nó chuyển động như bánh xe: sinh được tiếp nối bởi tử, tử được tiếp nối bởi sinh; yêu được tiếp nối bởi ghét, ghét được tiếp nối bởi yêu; thành công được tiếp nối bởi thất bại, thất bại được tiếp nối bởi thành công. Nhìn mà xem!
Nếu bạn có thể quan sát chỉ trong vài ngày, bạn sẽ thấy một hình mẫu nổi lên, hình mẫu bánh xe. Ngày này, một sáng đẹp, bạn cảm thấy thoải mái thế và hạnh phúc thế, và ngày khác bạn đờ đẫn, chết tới mức bạn bắt đầu nghĩ về tự tử. Và mới hôm nọ bạn đã đầy sự sống, phúc lạc tới mức bạn đã cảm thấy cám ơn Thượng đế rằng bạn đã ở trong tâm trạng biết ơn sâu sắc, rồi hôm nay có phàn nàn lớn và bạn chẳng thấy được tại sao người ta phải tiếp tục sống. Và ngày mai lại khoảnh khắc phúc lạc đó sẽ tới. Việc nở hoa anh đào sẽ lại tới, và sẽ có hương thơm và tiếng chim hót, và ngày chói sáng mặt trời... và rồi lại tới ngày mây, và đêm tối của linh hồn. Và điều đó cứ diễn ra mãi, nhưng bạn không thấy hình mẫu này.
Một khi bạn thấy ra hình mẫu này, bạn có thể thoát ra khỏi nó. Một khi bạn thấy ra hình mẫu này, rằng nó liên tục không để ý mãi, nó không cần bạn... Mọi người bình thường nghĩ rằng khi họ giận, ai đó đã tạo ra giận trong họ. Điều đó là sai hoàn toàn! Cho dù bạn một mình và không có ai cả, bạn chắc đã giận vào khoảnh khắc đó. Đấy là cái gì đó có liên quan tới bánh xe bên trong của bạn, với tính chu kì bên trong của bạn, nhịp điệu bên trong - nó chẳng liên quan gì tới ai đó bên ngoài.
Bên ngoài chỉ là cái cớ, vì nghĩ, "Mình đang tạo ra cho bản thân mình sự giận dữ," là điều xấu thế. Cái cớ cho cảm giác thoải mái, nó làm nhẹ gánh nặng cho bạn. Thế rồi một ngày nào đó, gặp người bạn, bạn cảm thấy hạnh phúc thế và bạn nghĩ, "Việc bạn tới làm cho mình hạnh phúc thế" - điều đó nữa cũng là sai. Cho dù bạn ngồi một mình trong khoảnh khắc đó, bạn chắc đã hạnh phúc rồi.
Đó là một trong những sự nhận ra lớn lao xảy tới với những người đi vào trong cô lập trong vài ngày. Đó là việc thiền tốt, đi vào trong cô lập trong vài tuần và chỉ một mình trong vài tuần. Bạn sẽ ngạc nhiên! Từ không đâu cả... ngày này bạn cảm thấy tốt lành - không ai có đó và không ai đã làm bất kì cái gì cho bạn. Và ngày nào đó bạn cảm thấy tồi tệ. Ngày này bạn nhảy múa, ngày khác bạn khóc. Và thế thì bạn có thể thấy rằng bạn tạo ra trạng thái riêng của bạn.
Một khi điều này được thấy ra, bạn thôi đổ trách nhiệm lên người khác và cuộc sống trở thành cuộc sống khác. Bằng không, tất cả chúng ta đều đổ trách nhiệm của mình lên người khác. Chúng ta làm cho người khác cảm thấy mặc cảm: "Chính bởi vì anh mà tôi giận hay buồn." Và một cách tự nhiên người khác phải chấp nhận điều đó vì họ làm cùng điều đó với bản thân họ. Và họ phải chấp nhận điều đó vì lí do khác nữa, vì đôi khi họ được ca ngợi vì họ làm cho mọi người hạnh phúc nữa.
Một khi bạn biết rằng bạn không thể làm cho bất kì người nào hạnh phúc được, bạn chưa bao giờ làm cho bất kì ai hạnh phúc cả, và không ai có thể làm cho bạn hạnh phúc và không ai có thể làm cho bạn bất hạnh - một khi sáng suốt này đã trở nên được lắng đọng trong tâm bạn, bạn sẽ không bao giờ đổ trách nhiệm lên bất kì ai. Mọi vật lộn, vật lộn vô tích sự đều biến mất. Thế thì bạn biết rằng bạn có bánh xe bên trong liên tục chuyển động. Lúc thì nan hoa này trên đỉnh, lúc thì nan hoa khác lên đỉnh.
Và nó chuyển động một cách không để ý, nhớ lấy. Cho nên cách duy nhất để thoát ra khỏi nó là chú ý, chăm chú. Nó là robot; nó là thứ máy móc; nó là máy tự động. Cho nên mọi cách thiền không là gì ngoài việc giải tự động. Mọi quá trình mà đã trở thành tự động trong bạn đều phải được giải tự động. Bất kì cái gì giải tự động đều giúp đỡ vô cùng.
Chẳng hạn, bạn bước đi với nhịp độ nào đó. Phật nói với các đệ tử của ông ấy: Bước chậm thôi; đổi nhịp đi. Chỉ bước đi rất chậm. Và đột nhiên bạn sẽ ngạc nhiên: nếu bạn bước chậm, bạn trở nên nhận biết về việc bước của bạn. Thực ra, bạn có thể bước chậm chỉ nếu bạn vẫn còn nhận biết. Khoảnh khắc bạn mất nhận biết, bạn sẽ thu lấy tốc độ; thế thì bạn sẽ lại trở thành máy tự động.
Thiền của Phật là để làm cho bạn nhận biết về các hoạt động của cuộc sống. Ăn, ăn với nhận biết đầy đủ; nhai với nhận biết về điều bạn đang nhai. Bước đi, từng bước một đều phải lấy với nhận biết đầy đủ về điều đang xảy ra, điều bạn đang làm. Không nói ra lời! nhưng phải là tâm thức đằng sau: "Mình đang giơ chân trái lên" - không phải là bạn phải lặp lại điều đó, "Mình đang giơ chân trái lên." Điều đó là ngu xuẩn. Không có nhu cầu lặp lại nó. Nhưng bạn có thể quan sát nó: "Mình đang nhai. Mình đang đứng dưới vòi hoa sen. Nước mát. Trời quá nóng và thân thể vã mồ hôi." Không phải là bạn đã lặp lại những lời này: bạn chỉ có tính quan sát thôi. Thế thì dần dần, dần dần một sự tích hợp mới xảy ra trong bạn, sự chú ý nảy sinh. Sự chú ý đó có thể đưa bạn ra khỏi bánh xe - không cái gì khác.
Nhìn hoa anh đào nở!
Mầu và hương của chúng rụng cùng chúng,
mất đi mãi mãi,
vậy mà không chú ý
xuân lại tới.
Và bao nhiêu lần điều đó đã không xảy ra cho bạn? Bạn đã rơi vào yêu người đàn bà hay người đàn ông, và thế rồi có thất vọng lớn và khổ lớn, và bạn chịu khổ và đã có phiền não, và bạn nghĩ bạn đã bị kết thúc mãi mãi - không bao giờ lần nữa! Và chỉ sau vài ngày, mùa xuân lại tới, bạn lại cảm thấy yêu nở hoa trong bạn, bạn lại rơi vào cùng con đường mòn và lệ thường. Bạn lại đang nói cùng điều ngu xuẩn với người đàn bà khác. Lần nữa bạn lại thì thào những cái hư không dịu ngọt đó, và bạn nghe những cái hư không dịu ngọt đó. Và bạn lại ở trong thế giới mơ, và bạn đã hoàn toàn quên kinh nghiệm cũ.
Và điều này sẽ xảy ra lặp đi lặp lại mãi! Mùa xuân cứ tới mãi. Đừng nghĩ bạn là khác rất nhiều với cây anh đào. Bạn giận - và điều này là vậy với mọi tâm trạng của bạn - bạn giận và bạn cảm thấy lửa của nó và chất độc của nó và tính phá huỷ của nó, và bạn khổ. Và bạn quyết định, "Không thế nữa. Điều đó là xấu và điều đó là ngu xuẩn và điều đó là cực kì phí năng lượng. Vậy tại sao mình phải lại ở trong giận?" Và bạn quyết định, và bạn quyết định rất mạnh mẽ, "Đây là lần cuối cùng. Bây giờ mình sẽ tránh." Rồi một hôm, một cách không để ý, nó lại tới. Chỉ một điều nhỏ bé làm lẩy cò nó, và bạn lại trên ngọn lửa, lại hồng lên, lại làm những điều có tính phá huỷ. Và sau đó bạn sẽ nhớ lại. Bạn sẽ trở nên để ý, nhưng bao giờ cũng về sau. Thế thì điều đó là vô nghĩa, không nghĩa lí gì. Nó là bất lực.
Tính để ý nghĩa là ở trong khoảnh khắc đó. Mọi người là trí huệ khi khoảnh khắc đó đã trôi qua, nhớ điều này đi. Người thực sự trí huệ là người trí huệ trong khoảnh khắc đó. Khi cái gì đó đang xảy ra - bạn buồn - đây là khoảnh khắc để trở nên có tính quan sát tới mức bạn không bị bắc cầu từ cái buồn, tới mức bạn được ngắt ra khỏi nỗi buồn; tới mức nỗi buồn có đó, bạn ở đây, và không có kết nối. Bạn không còn bị đồng nhất. Bạn đơn giản nhìn nó.
Bạn không phải là nỗi buồn, bạn là người thấy. Thế thì bạn là trí huệ.
Khi buồn đã qua, thế thì bạn nghĩ, "Trở nên buồn là không tốt. Điều đó tầm thường thế, ngu xuẩn thế; chẳng có nghĩa gì trong nó. Lần sau mình sẽ không trở nên buồn thế. Chẳng có ích gì." Nhưng bạn sẽ trở nên buồn lần nữa vì nhận biết có thể được thực hành chỉ trong khoảnh khắc đó. Việc ăn năn này không phải là đường đúng.
Mọi người đều ăn năn, và mọi sự liên tục xảy ra theo cùng cách chúng bao giờ cũng xảy ra. Có cái vòng luẩn quẩn thế mà đôi khi bạn nghĩ bạn đang làm điều đối lập và bạn không thực sự làm điều đối lập mà vẫn cùng một điều đó.
Người giận có thể quyết định, "Mình sẽ không bao giờ giận," và có thể liên tục kìm nén giận. Thế thì bằng việc kìm nén giận, một ngày nào đó người đó có nhiều giận tới mức nó thành không thể kiểm soát được, nó bùng nổ. Nếu người đó mà không kìm nén, người đó có thể đã không giận thế. Bây giờ người đó còn giận hơn vì người đó đã cố không giận.
Và con người di chuyển theo cách không để ý tới mức bạn không thể hình dung được. Mới hôm nọ tôi đã đọc một câu chuyện của Raymond M. Smullyan:
Ngày xưa có một kẻ hippie. Triết lí về cuộc sống của anh ta là ở chỗ người ta phải không là cái gì đó. Đặc biệt hơn, anh ta tin rằng ba quỉ lớn nhất có thể làm sa ngã con người là: có được danh tiếng, có được của cải, có được uy tín. Bố mẹ anh ta bao giờ cũng nhấn mạnh rằng anh ta nên là cái gì đó. Trong hết năm nọ tới năm kia họ đã nài xin, phỉnh phờ, doạ nạt, biện minh, và làm đủ mọi thứ trong quyền lực của họ để gạt bỏ khỏi anh ta khái niệm "ấu trĩ" này rằng người ta phải không là cái gì đó. Nhưng người hippie này là người kiêu ngạo và bướng bỉnh như bố mẹ anh ta - anh ta đơn giản từ chối là bất kì cái gì.
Anh ta không bằng lòng rằng anh ta không là cái gì đó - người khác nữa cũng cần được cứu rỗi. Và bởi vì anh ta biết bí mật về cứu rỗi, anh ta trở thành nhà truyền giáo lớn. Sứ mệnh của anh ta là cứu giúp toàn thế giới khỏi việc là cái gì đó. Anh ta trở thành nhà thuyết giảng đam mê về nguyên tắc chỉ đạo của anh ta, và chẳng mấy chốc anh ta đã được coi là nhà tiên tri lớn bởi những người hippie khác. Anh ta du hành nhiều và cho những bài nói về tại sao mọi người phải không là cái gì đó, và các bài nói của anh ta đã hoàn toàn là các kiệt tác hùng biện. Ý tưởng của anh ta lan ra ngày càng rộng và xa khỏi gia đình, và chung cuộc một nhà xuất bản lớn đã tới gõ cửa nhà anh ta và ông ấy nói, "Ý tưởng của ông là duy nhất thế - sao ông không viết sách?" Ý tưởng này hấp dẫn anh ta và thế rồi anh ta viết ra cuốn sách: Tại sao bạn không nên là cái gì đó.
Cuốn sách lan rộng như lửa hoang trên toàn thế giới. Không chỉ sách được mọi người hippie trên toàn thế giới mua, mà còn được mọi bậc phụ huynh mua, những người sợ con cái họ có thể trở thành hippies. Sau rốt, các luận cứ trong cuốn sách này là khéo léo kì tài và có tính thuyết phục tới mức các phụ huynh phải làm chủ chúng một cách thấu đáo để cho họ có thể đưa ra phản luận cứ cho con cái họ.
Dù sao đi chăng nữa, trong vài tuần anh chàng này đã trở thành đa-đa-triệu phú. Thế rồi một hôm toàn thể sự kinh khiếp về tình huống này đâm vào anh ta như một lưỡi dao. Anh ta than thở, "Trời ơi! Trời ơi! Cái gì đã xảy ra vậy? với tất cả mọi người, tôi, tôi đột nhiên đã là cái gì đó rồi?! Đặc biệt hơn, tôi đã thu được danh tiếng khổng lồ, của cải khổng lồ, uy tín khổng lồ. Tôi đã phản bội toàn thể đời tôi! Ôi, Thượng đế kính yêu, con có thể làm gì đây? Con có thể làm gì đây?"
Điều này xảy ra. Bạn có thể liên tục nghĩ rằng bạn đang làm cái gì đó khác, cái gì đó ngược lại. Nhưng nếu bạn không để ý, cái gì đó khác sẽ xảy ra.
Cuộc sống của bạn không được bạn sống - nó được sống bởi chính quá trình vô tâm. Bạn không thực sự sống nó: bạn đang bị sống bởi sự tồn tại vô tâm. Bạn được sinh ra, bạn là thanh niên, bạn trở nên già; bạn có xúc động, ý tưởng - và tất cả chúng đang xảy ra trong bạn như anh đào nở hoa. Và bạn liên tục lặp lại cùng một điều, hết năm nọ tới năm kia; bạn liên tục đi trong bánh xe. Nhìn nó đi, nhìn nó một cách toàn bộ, nhìn nó như nó vậy đi, là cách thức trở nên nhận biết của Phật.
Cái vòng luẩn quẩn của sinh và tử phải bị phá vỡ, nhưng nó có thể bị phá vỡ chỉ nếu bạn bắt đầu nhìn vào mọi thứ xảy ra cho bạn theo cách khách quan, theo cách không nồng nhiệt. Điều các nhà khoa học gọi là 'quan sát khách quan' thực sự là khám phá của Phật tử. Các nhà khoa học đã thử điều này chỉ mới ba trăm năm nay - trong phòng thí nghiệm họ đơn giản quan sát, không có bất kì định kiến nào, không ủng hộ hay chống đối. Họ đơn giản viết ra sự kiện về nó. Nhưng đây là thiền Phật giáo cổ đại: cùng cách mà mọi người phải quan sát tâm trí riêng của mình, sự vận hành, cấu trúc của tâm trí riêng của mình, và dần dần, dần dần bạn bắt đầu trở nên nhận biết về bánh xe đang liên tục chuyển động bên trong bạn. Và bạn không làm chuyển động bánh xe; nó chuyển động theo cách riêng của nó. Sự quyến rũ có thể bị phá vỡ chỉ nếu trong quá trình máy móc này của cuộc sống, cái gì đó của nhận biết xuyên thấu vào. Tự giải tự động cho bạn đi.
Phật giáo
là phần bị cạo đi khỏi cái chảo,
râu của đá cuội,
tiếng động đi cùng
cây trúc trong tranh.
Dầu vậy phật giáo vẫn không phải là giáo, nó không phải là triết lí. Nó không cho bạn bất kì ý tưởng nào về thực tại là gì - vì một khi ý tưởng này được trao cho bạn về điều thực tại giống cái gì, bạn lập tức nhảy lên nó, bạn bắt đầu níu bám lấy nó. Và bạn sẽ làm cho thực tại giống như ý tưởng của bạn, bạn sẽ bịa ra nó.
Phật giáo đơn giản lấy đi mọi ý tưởng khỏi bạn, nó có tính phủ định. Nó không cho bạn khái niệm khẳng định nào. Nó không nói chân lí là gì: nó chỉ nói chân lí không là gì. Nó loại bỏ, nó liên tục loại bỏ. Nó rất nghiêm khắc. Nó không cho phép bạn có bất kì ngóc ngách nào để níu bám. Nó lấy đi khỏi bạn mọi thứ mà bạn sở hữu. Chỉ thế thì một thứ mới còn lại, cái không thể bị lấy đi - đó là nhận biết của bạn. Thế thì nhận biết không tì vết còn lại; bạn trở thành tấm gương. Trong tấm gương đó thực tại được phản xạ. Cho nên Nhất Hưu nói:
Phật giáo
là phần bị cạo đi khỏi cái chảo,
râu của đá cuội,
tiếng động đi cùng
cây trúc trong tranh.
Vậy Phật giáo như một 'giáo' là giả như tiếng động đi cùng cây trúc trong tranh, hay giả như râu của đá cuội. Như một 'giáo' thì Phật giáo là giả. Thế thì nó là gì? Nếu nó không phải là triết lí, thế thì nó là gì?
Nó chỉ là cách tiếp cận tới thực tại, lối mở. Nó không phải là hệ thống niềm tin. Nó hoàn toàn không có niềm tin; nó phủ định niềm tin. Nó không phải là triết lí khẳng định. Và đó là cái đẹp của nó - vì mọi triết lí khẳng định đều không là gì ngoài bịa đặt của tâm trí.
Và mọi người quan tâm rất nhiều tới các triết lí khẳng định. Chúng hấp dẫn - vì chúng tôn cao tâm trí bạn, chúng nuôi dưỡng tâm trí bạn. Chúng cho bạn những ý tưởng lớn lao về cách sống cuộc đời của bạn, cách thành đạt nhiều hơn, cách trở thành nhiều hơn, cách được chứng ngộ, và mọi điều như thế.
Phật giáo đơn giản nói: Cứ bỏ các ý tưởng của ông đi và ông được chứng ngộ. Cứ bỏ tâm trí ông đi và ông là điều thiêng liêng.
Nhưng Phật rất rất cẩn thận ngay cả về việc nói điều đó, vì mọi người đang khao khát nhiều thế để bám lấy cái gì đó. Ông ấy rất cẩn thận về việc đưa ra cho dù một phát biểu một cách khẳng định. Nếu bạn hỏi ông ấy, "Cái gì sẽ xảy ra khi mọi thứ biến mất và người ta đã trở thành tấm gương?" ông ấy nói, "Sẽ không có khổ"; nhưng ông ấy không bao giờ nói, "Sẽ có phúc lạc." Ông ấy không bao giờ trở thành khẳng định cho dù một khoảnh khắc, một lần.
Mọi người thường khăng khăng với ông ấy, vì họ đã nghe điều đó suốt nhiều thời đại rằng khi điều tối thượng xảy ra, bạn sẽ phúc lạc. Và Phật nói, "Ông sẽ không khổ" - có vậy thôi. "Tại sao thầy không nói," họ sẽ hỏi ông ấy, "rằng chúng tôi sẽ hạnh phúc và phúc lạc?" Và ông ấy sẽ nói, "Nếu ta nói rằng ông sẽ hạnh phúc, thế thì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra - thế thì ông sẽ đi tìm hạnh phúc! Và ông sẽ rơi vào trong những mơ mộng mới và tưởng tượng mới, cõi trời và thiên đường vân vân và vân vân. Và ông sẽ tạo ra ý tưởng riêng của ông về hạnh phúc là gì. Và mọi điều ông biết đều là khổ. Cho nên ta chỉ nói: Sẽ không có khổ - và để ta giữ tuyệt đối yên tĩnh về cái gì sẽ có đó. Ông cứ bỏ khổ đi và xem cái gì có đó."
Điều đó không hấp dẫn các tâm trí bình thường, tầm thường. Tâm trí tầm thường muốn cái gì đó để xử lí; nó muốn có chìa khoá nào đó mà có thể mở các cánh cửa mới tới các kho báu mới. Phật đơn giản lấy đi mọi chìa khoá khỏi tay bạn. Ông ấy để bạn hoàn toàn một mình... nhưng trong tính một mình hoàn toàn đó, cái gì đó mênh mông xảy ra, cái gì đó vô hạn xảy ra, cái gì đó không thể nào tưởng tượng được xảy ra, cái gì đó không thể nào diễn đạt được xảy ra. Và điều kiện đầu tiên cho nó xảy ra là ở chỗ bạn phải không nghĩ về nó, ở chỗ không ý tưởng nào phải được trao cho bạn về nó - bằng không nó sẽ không bao giờ xảy ra vì ý tưởng này sẽ ngăn cản nó.
Phật giáo
là phần bị cạo đi khỏi cái chảo,
râu của đá cuội,
tiếng động đi cùng
cây trúc trong tranh.
Thế thì Phật giáo là gì? Chỉ là một cử chỉ, chỉ là bức tranh được vẽ. Không có âm thanh trong nó, không gió nào đang thổi. Chỉ mực Ấn Độ có đó và không cái gì khác - không âm thanh, không gió. Bạn chỉ tưởng tượng ra âm thanh và gió, bạn tưởng tượng ra chuyển động - không cái gì chuyển động ở đó. Cho nên mọi người đã tạo ra Phật giáo từ tưởng tượng riêng của họ.
Tôn giáo tồn tại nhân danh Phật giáo chỉ là tôn giáo tô vẽ. Phật chưa bao giờ chuyển giao thứ này cho thế giới. Nó là sáng tạo của mọi người; vì mọi người không thể sống với hư không, họ đã tạo ra cái gì đó.
Điều tôi nói cho bạn, bạn có thể không nghe nó, nó có thể là quá nhiều với bạn. Bạn có thể nghe cái gì đó mà tôi đã không nói chút nào, vì điều đó bạn có thể kiểm soát được. Bạn có thể nghe vài mảnh mẩu. Bạn có thể xoá đi cái gì đó, bạn có thể thêm vào cái gì đó; bạn có thể tạo ra cái gì đó từ điều tôi nói; bạn có thể tạo ra cái gì đó từ nó mà tuyệt đối là của bạn.
Đó là cách Phật giáo đã xảy ra. Đó là cách Ki tô giáo đã xảy ra. Đó là cách mọi tôn giáo đã xảy ra. Cách diễn đạt nguyên thuỷ đã bị mất đi trong các diễn giải. Điều tồn tại nhân danh Phật giáo không phải là điều Phật đã nói. Điều Phật đã nói có thể được trải nghiệm chỉ nếu bạn trở thành phật - không có cách khác.
Điều tôi đang nói với bạn có thể được kinh nghiệm chỉ trong cùng trạng thái tâm trí, trong cùng trạng thái của nhận biết. Không thể nào truyền đạt được nó. Một khi nó rời khỏi trạng thái tâm thức này và đi vào trong loại trạng thái khác, nó bị biến đổi, nó bị dịch chuyển, nó trở nên bị ô nhiễm, nó không bao giờ là như cũ nữa.
Nếu bạn cũng có thể trở nên im lặng, yên tĩnh, không định kiến, không có ý kiến trong tâm trí bạn, thế thì mọi sự có thể xảy ra. Nhưng mọi người mang ý kiến trong tâm trí họ - ý kiến thế! Ý kiến đáng ngạc nhiên!
Mới hôm nọ tôi đã đọc một bài báo của Ashoka. Bây giờ anh ta cảm thấy hoài nghi về chứng ngộ của tôi vì đôi khi tôi nhìn vào đồng hồ. "Làm sao người chứng ngộ có thể nhìn đồng hồ được? Ông ta không thể biết bây giờ là mấy giờ sao? Và nếu ông ta thậm chí không thể biết được bây giờ là mấy giờ, ông ấy còn có thể biết được cái gì khác?" Và kiểu việc này tiếp tục. Nó không chỉ trong tâm trí của Ashoka - nó có trong tâm trí của nhiều người, vì tâm trí là tâm trí.
Nhưng bạn đã không nhìn vào nó mà không có định kiến. Bạn có ý tưởng nào đó về cách người chứng ngộ phải vậy. Bạn có ý tưởng nào đó - trong ý tưởng đó có ngụ ý rằng người đó sẽ biết bây giờ là mấy giờ mà không nhìn vào đồng hồ. Thực tại chính là điều ngược lại.
Bạn có thể có khả năng biết bây giờ là mấy giờ mà không nhìn vào đồng hồ, nhưng người chứng ngộ thì không thể biết được - vì với người đó thời gian đã biến mất. Với người đó không còn thời gian nữa! Với người đó chỉ có bây giờ vĩnh hằng. Không cái gì chuyển động. Mọi thứ đều đã dừng lại. Đồng hồ của người đó đã dừng lại! Bây giờ không tồn tại lịch trong người đó thêm nữa. Người đó phải nhìn để biết bây giờ là mấy giờ. Bạn có thể cảm thấy thời gian vì đồng hồ của bạn, đồng hồ bên trong, đang làm việc; bạn có thể có suy diễn nào đó về bây giờ thời gian phải là gì. Và trong vài phút bạn sẽ đúng; nhiều nhất, trong vòng mười phút bạn sẽ đúng. Tâm trí bạn có thể tính được. Bạn biết thời gian là gì; bạn biết cảm thấy nó bao nhiêu khi một giờ trôi qua.
Nhưng với tâm thức chứng ngộ, không cái gì trôi qua. Mọi thứ đơn giản hiện hữu... và bao giờ cũng hiện hữu. Không có cách nào để suy diễn bây giờ là giờ nào. Do đó, tôi phải nhìn đồng hồ lặp đi lặp lại.
Đôi khi Vivek trở nên rất phân vân, vì chỉ mới năm phút trước, tôi đã nhìn vào đồng hồ và tôi lại nhìn nữa. Và cô ấy nói, "Mới năm phút trước thầy đã nhìn đồng hồ, và thầy lại đang nhìn." Và tôi có thể hiểu được phân vân của cô ấy: bất kì ai cũng có thể suy diễn, bất kì đứa trẻ nào cũng có thể suy diễn, rằng chỉ năm phút trôi qua. Nhưng không cái gì trôi qua đối với tôi. Ngay cả đến ngày tôi cũng phải hỏi hôm nay là ngày gì, hôm nay ngày tháng ra sao.
Nhưng bạn có tâm trí của bạn, ý tưởng của bạn, và một cách tự nhiên bạn có thể nhìn chỉ từ tâm trí của bạn và từ ý tưởng của bạn. Bạn sẽ liên tục bỏ lỡ theo cách đó. Bạn phải bỏ định kiến của bạn đi; bạn phải bỏ mọi ý tưởng đi. Tại sao bận tâm về người chứng ngộ phải thế nào khi người chứng ngộ đang hiện hữu cùng bạn? Sao không nhìn trực tiếp? Thay vì có ý tưởng, sao không nhìn trực tiếp?
Bạn có ý tưởng nào đó về hoa hồng phải thế nào. Có thể bạn chưa bao giờ thấy hoa hồng đen, và bạn nghĩ rằng hoa hồng phải chỉ mầu đỏ. Và có hoa hồng đen, và bạn sẽ nói, "Đây không phải là hoa hồng vì hoa hồng phải mầu đỏ chứ, phải hồng chứ. Đây không phải là hoa hồng! Nó không hồng - nó đen. Làm sao nó có thể là hoa hồng được?"
Bỏ ý tưởng đó đi. Lại gần đi. Ngửi mùi hoa mà xem. Ngồi im lặng cùng hoa đi. Để hương thơm của nó cho bạn thông điệp. Để nó có giao cảm với bạn! và bạn sẽ biết. Và điều đó sẽ là tốt hơn nhiều, thực hơn nhiều. Bằng không, điều này liên tục xảy ra.
Phật đã có đó, và điều ông ấy đã nói mọi người đã không lắng nghe - họ lắng nghe cái gì đó khác. Họ đang phiên dịch. Xin bạn đừng dịch tôi; bằng không, sớm hay muộn tôi sẽ chỉ là râu của đá cuội, phần bị cạo đi khỏi cái chảo, tiếng động đi cùng cây trúc trong tranh.
Đừng tạo ra bức tranh! Trong khi thực tại là ở đây, tại sao bạn không thể có tiếp xúc với thực tại? Tại sao bạn không thể tự mình bắc cầu? Cái gì ngăn cản bạn? Các định kiến tiên thiên, ý kiến mà bạn đã thu thập.
Người Ki tô giáo tới, và người đó nhìn tôi và người đó muốn tìm Christ trong tôi. Và nếu người đó không thể tìm thấy Christ người đó nói, "Người này không thể được chứng ngộ!" Phật tử tới, người đó tìm Phật trong tôi. Người Jaina tới, người đó tìm Mahavira trong tôi. Và nếu người đó không thể tìm thấy... và người đó không thể tìm thấy được, vì tôi là bản thân tôi.
Đoá hoa hồng này mầu đen, đoá hoa hồng kia mầu vàng, đoá hoa hồng khác mầu đỏ - có cả nghìn hoa hồng. Đừng quá bận tâm tới mầu sắc, tới hình hài, tới hình dạng. Nhưng tính chất hoa hồng là như nhau, việc nở hoa đó là như nhau.
Đã có những người trong thời Phật đã theo triết lí Jaina. Họ nhìn ông ấy, và bởi vì ông ấy không trần trụi nên họ nghĩ ông ấy chưa chứng ngộ - vì người Jaina có ý tưởng rằng khi một người trở nên chứng ngộ, người đó bỏ mọi quần áo. Đó là ý tưởng hay, nhưng quần áo không ngụ ý là quần áo theo nghĩa đen. Ông ấy bỏ mọi quần áo, ông ấy trở nên khoả thân, hoàn toàn khoả thân, nhưng không theo nghĩa đen. Nhưng ai sẽ ngăn cản mọi người hiểu theo nghĩa đen? Và Phật không khoả thân, cho nên ông ấy không là người chứng ngộ.
Phật là một loại hoa hồng. Jesus là loại khác. Bồ đề đạt ma, đệ tử của Phật, là loại thứ ba. Phật im lặng và Bồ đề đạt ma cười. Nhưng tôi nói với các bạn: hương vị của tiếng cười của Bồ đề đạt ma là một với im lặng của Phật. Nhưng nếu bạn đã thấy Phật ngồi im lặng dưới cây Bồ đề, bạn sẽ không tin vào Bồ đề đạt ma vì ông ấy sẽ lăn lộn trên sàn. Tiếng cười điên dại thế! Và bạn sẽ nói, "Cái gì xảy ra thế? Người này phải điên - làm sao ông ấy có thể chứng ngộ được? Người chứng ngộ bao giờ cũng ngồi dưới cây Bồ đề và không bao giờ nhìn vào đồng hồ!"
Ý tưởng của bạn liên tục can thiệp vào. Bạn có thể bỏ lỡ cơ hội này, điều đó tất cả tuỳ thuộc vào bạn. Bạn có thể dùng cơ hội này. Bạn có thể được biến đổi bởi cơ hội này...
Người múa rối treo chúng
quanh cổ mình, không quanh tim mình;
người đó có thể làm ra quỉ,
người đó có thể làm ra phật.
Phật đã nói rằng tâm trí là nhà ảo thuật. Mọi thứ nó tạo ra đều là công việc ảo thuật. Bạn phải đã thấy nhà ảo thuật sannyasin của chúng ta, Avinash. Anh ấy có thể tạo ra mọi thứ từ cái hộp trống rỗng... Tâm trí là kẻ làm trò ảo thuật. Một khi bạn có ý tưởng nào đó trong tâm trí, nó trở thành hạt mầm và hạt mầm này bắt đầu mọc lên, và chẳng mấy chốc nó sẽ trở thành thực tại cho bạn.
Mới đêm hôm nọ, Nirgrantha bị đau tim. Bây giờ, anh ấy nói rằng trong sáu tháng anh ấy đã cảm thấy rằng cơn đau tim này đang tới. Tình huống lại chính là điều ngược lại: vì trong sáu tháng anh ấy đã nghĩ rằng nó đang tới, nó đã tới rồi. Không phải là anh ấy biết điều đó, rằng nó sắp tới đâu. Đó không phải là cái nhìn sâu vào tương lai. Anh ấy đã tạo ra tương lai. Sáu tháng liên tục nghĩ rằng nó đang tới, nó phải tới chứ. Tâm trí là kẻ làm trò ảo thuật. Nó tạo ra. Nó có thể tạo ra bất kì cái gì!
Bây giờ nhiều nghiên cứu đang đi vào trong hiện tượng này. Một loại trị liệu mới đang nảy sinh họ gọi là trị liệu trấn an. Thuốc trấn an là thuốc giả, rởm, chẳng có phẩm chất thuốc nào trong nó, nhưng nó phải được trao cho theo cách mà bệnh nhân nghĩ nó là thuốc. Không chỉ bệnh nhân nghĩ nó là thuốc, ngay cả bác sĩ cũng phải nghĩ nó là thuốc, bằng không cử chỉ của ông ấy có thể chỉ ra, có thể làm lộ ra sự thực. Bác sĩ được giữ cho không biết gì; ông ấy được trao cho chỉ nước để tiêm, hay được trao cho chỉ các viên đường với mọi dấu hiệu và tên hiệu và nhãn mác của thuốc thực. Ông ấy biết rằng đây là thuốc. Bệnh nhân biết đây là thuốc. Và phép màu là ở chỗ nó có tác dụng - và không có thuốc trong nó. Bệnh nhân được chữa khỏi. Chính niềm tin của bác sĩ rằng nó là thuốc tạo ra bầu không khí, tạo ra tâm lí, việc thôi miên, và toàn thể các vật liệu của bệnh viện... Và bệnh nhân muốn gạt bỏ ốm bệnh của mình. Và khi bác sĩ nổi tiếng cho thuốc này điều đó nhất định giúp ích; dù nó là thuốc hay không thì cũng không thành vấn đề gì mấy.
Người ta đã thấy rằng thuốc hay không thuốc đều vận hành gần như theo cùng một tỉ lệ. Nếu bẩy mươi phần trăm bệnh nhân được chữa bằng thuốc, thuốc thực, thì bẩy mươi phần trăm bệnh nhân được chữa bằng thuốc không thực, thuốc trấn an. Điều đó đang tạo ra khuấy động lớn trong thế giới y học. Cái gì đang xảy ra?
Điều thực sự đang xảy ra là thế này, rằng ngay chỗ đầu tiên bệnh đã được tạo ra, nó là hiện tượng tâm trí. Và chỗ thứ hai, nếu tâm trí bị thuyết phục rằng bệnh sẽ được chữa khỏi, thế thì bệnh sẽ được chữa khỏi. Đó là lí do tại sao phí trả cho bác sĩ không thực sự lớn, thuốc sẽ không gây hiệu quả lên bạn nhiều. Phí càng lớn, thuốc càng hiệu quả hơn. Nếu nhà trị liệu có phí lớn và bạn trả bằng cả gia tài, thế thì điều đó sẽ ảnh hưởng tới bạn nhiều hơn, vì thế thì bạn muốn bị ảnh hưởng. Khi nó được cho không, ai bận tâm liệu nó có tác dụng hay không? "Nếu nó có tác dụng, tốt; nếu nó không có tác dụng, cũng được - vì chúng ta không trả gì cho nó." Khi bạn trả tiền cho nó bạn có ý định rằng nó phải có tác dụng - thế thì nó có tác dụng!
Phật nói tâm trí là kẻ làm ảo thuật; nó tạo ra ốm bệnh, nó có thể tạo ra việc chữa lành. Tâm trí tạo ra đủ mọi loại ảo tưởng - đẹp và xấu, thành công và thất bại, giầu và nghèo... tâm trí liên tục tạo ra. Và một khi ý tưởng này lắng đọng trong bạn, toàn thể sinh lực của bạn vận hành để tạo ra nó, để làm cho nó thành thực tại. Mọi ý nghĩ đều trở thành vật, và mọi vật lúc ban đầu chỉ là ý nghĩ và không gì khác. Bạn sống trong một loại thôi miên.
Phật nói thôi miên này phải bị phá vỡ, và không tôn giáo nào khác đã cố gắng chuyên cần để phá vỡ thôi miên này. Con người phải được giải thôi miên. Con người phải được làm cho nhận biết rằng tất cả đều là tâm trí: đau đớn và vui thú cả hai, sinh và tử cả hai. Tất cả đều là tâm trí.
Và một khi điều này đã được thấy một cách tuyệt đối, kẻ làm ảo thuật biến mất... và thế thì cái còn lại là chân lí. Và chân lí đó giải thoát.
Người múa rối treo chúng
quanh cổ mình, không quanh tim mình;
người đó có thể làm ra quỉ,
người đó có thể làm ra phật.
Một phát biểu cực kì quan trọng. Bạn có thể trở thành quỉ, bạn có thể trở thành Phật - đó toàn là trò chơi tâm trí. Bạn có thể trở thành tội nhân, bạn có thể trở thành thánh nhân; bạn có thể trở thành tội phạm, một Adolf Hitler, hay bạn có thể trở thành mahatma vĩ đại - và đó toàn là trò chơi tâm trí. Theo cả hai cách chính là tâm trí đang chơi.
Thế thì ai là Phật thực? Nếu quỉ là một thứ tâm trí và Phật là một thứ tâm trí, thế thì ai là Phật thực? Phật thực là người không còn là tâm trí, người đã đi tới thấy mọi trò chơi của tâm trí và đã nghỉ chơi từ mọi trò chơi của tâm trí. Đó là từ bỏ, đó là tính chất sannyas: nghỉ chơi với mọi trò chơi của tâm trí, không chơi thêm trò chơi mới nữa.
Thiền nhân nói Phật chưa bao giờ sinh, chưa bao giờ sống, chưa bao giờ thốt ra một lời nào, chưa bao giờ chết, chưa bao giờ đạt tới chứng ngộ - và họ đúng. Và hiển nhiên sai nữa, vì Phật đã được sinh ra, ông ấy đã sống tám mươi hai năm, ông ấy là con người lịch sử, ông ấy không phải chỉ là huyền thoại. Ông ấy đã để lại những dấu vết mênh mông theo nghĩa thời gian. Ông ấy đã được sinh ra, ông ấy đã trở nên chứng ngộ, và ông ấy đã thốt ra hàng triệu lời. Trong bốn mươi hai năm ông ấy đã thuyết giảng liên tục. Đây là những sự kiện hiển nhiên.
Khi Thiền nhân nói: Phật chưa bao giờ sinh, chưa bao giờ sống, chưa bao giờ thốt ra một lời, chưa bao giờ chết, chưa bao giờ đạt tới chứng ngộ, họ không phủ nhận các sự kiện lịch sử này. Nhớ điều đó. Họ đang thốt ra cái gì đó có giá trị hơn. Họ nói: Vâng, ông ấy đã nói nhiều điều nhưng ông ấy chưa bao giờ thốt ra một lời - thực tại thực của ông ấy vẫn còn im lặng. Vâng, ông ấy đã được sinh ra với người mẹ nào đó, với người bố nào đó, ở chỗ nào đó, nhưng việc sinh đó chỉ là hiện tượng tâm trí, giấc mơ mà ông ấy đã sống qua. Nhưng trong thực tại của mình ông ấy chưa bao giờ được sinh cả.
Và, trong thực tại, bạn cũng không được sinh ra. Và trong thực tại ông ấy không bao giờ chết, vì làm sao bạn có thể chết nếu bạn không được sinh? Ai có thể chết? Ai có đó để mà chết? Và, tất nhiên, khi bạn không được sinh và bạn không thể chết, làm sao bạn có thể trở nên chứng ngộ? Ai có đó để trở nên chứng ngộ? Không có người nào cả; không có người nào để trở thành Phật.
Đây là Phật tính, đây là chứng ngộ: thấy ra sự kiện rằng không có người nào, rằng ngôi nhà là hoàn toàn trống rỗng, rằng chưa bao giờ có người nào đã sống, rằng chúng ta chỉ đang chơi trò chơi của tâm trí, rằng chúng ta đã tạo ra các cái bóng, rằng chúng ta đã ngủ say và mơ mọi thứ... thế thì tất cả biến mất.
Đến sáng bạn thức dậy, vấn đề không chỉ là giấc mơ xấu là sai hay giả - giấc mơ tốt cũng là giả. Dù bạn mơ trong đêm rằng bạn là kẻ trộm hay bạn mơ rằng bạn là nhà yogi cũng chẳng thành vấn đề vào buổi sáng - cả hai đều là giả. Dù bạn mơ rằng bạn đã là Adolf Hitler hay bạn mơ rằng bạn đã là Phật Gautam cũng chẳng thành vấn đề vào buổi sáng - khi bạn thức dậy, mọi sự chấm dứt. Adolf Hitler mất đi, Phật Gautam mất đi - tất cả đều mất đi. Và cái còn lại bao giờ cũng có đó như nền cơ sở. Cái vĩnh hằng đó, cái vô hình dạng đó, cái vô thuộc tính đó, nirgun đó, tính vô ước định đó, là thực tại của bạn. Trên cái vô ước định đó mọi loại ước định đã được áp đặt lên; trên cái vô ước định đó cả nghìn lẻ một ước định đã được đặt vào cùng nhau. Những ước định đó gắn lại cùng nhau được gọi là tâm trí. Và cách duy nhất để thoát ra khỏi tâm trí là thấy tâm trí, là nhận biết về nó.
Dần dần, dần dần, bạn càng trở nên nhận biết về mơ, mơ bắt đầu tiêu tan, mơ bắt đầu lùi lại sau. Khi nhận biết là hoàn hảo, mơ đã biến mất. Thế thì bạn không là Phật không là đàn ông không là đàn bà, không thế này không thế nọ. Thế thì bạn là ai? - chẳng cái gì có thể được nói về nó. Duy nhất một điều có thể được nói về nó: Một thoáng nhìn về con người thực, và bạn đang trong yêu, và bạn là yêu.
Nếu người đó nói,
"Không có gì đặc biệt về nó,"
người đó đã vượt quá,
và có thể không nói cái gì khác,
Daikaku Nhất Hưu này.
Và Nhất Hưu nói: Ta đã nói rằng Phật giáo không là gì ngoài âm thanh đi kèm với trúc trong bức tranh. Ta đã nói rằng Phật giáo không là gì ngoài giấc mơ. Ta đã nói rằng không có gì đặc biệt về nó, rằng nó là hoàn toàn bình thường, rằng nó là tự nhiên. Nhưng ông ấy cảm thấy: Ngay cả nói điều đó, ta đã vượt quá rồi - vì ngay cả điều đó cũng phải không được nói ra.
Không cái gì có thể được nói về nó. Nói nó ra, và bạn đã làm cái gì đó sai. Nói nó, và bạn đã phản bội.
Nếu người đó nói,
"Không có gì đặc biệt về nó,"
người đó đã vượt quá…
Không thể nói rằng Phật giáo là tôn giáo đặc biệt, tôn giáo lớn. Không thể nói rằng không có gì đặc biệt trong nó.
Có hai trường phái của các Phật tử. Một trường phái nói rằng Phật giáo là tôn giáo vĩ đại nhất, sâu sắc nhất, cao nhất đã từng xảy ra. Cũng như người Ki tô giáo nói và người Hindus nói và người Jainas nói - mọi người tuyên bố tôn giáo của mình, thực sự đều tuyên bố bản ngã của người đó qua tôn giáo đó. Cho nên có đám đông lớn hơn các Phật tử người nói Phật giáo là tôn giáo vĩ đại nhất, và Phật là con người vĩ đại nhất.
Và thế rồi có các Thiền nhân người nói không có gì đặc biệt về điều đó, nó rất bình thường; không có gì để ba hoa về nó, không có gì để tuyên bố về nó. Nhưng Nhất Hưu nói: Ngay cả nói không có gì đặc biệt về nó, ông đã nói cái gì đó đặc biệt về nó. Điều này làm cho nó thành đặc biệt!
Người Ki tô giáo nói Ki tô giáo là đặc biệt, người Hindu nói Hindu giáo là đặc biệt, người Mô ha mét giáo nói Mô ha mét giáo là đặc biệt - và Thiền nhân nói chẳng có gì đặc biệt về nó. Bạn đang làm cho nó thành đặc biệt quá nhiều. Mọi người khác đều tuyên bố rằng họ là đặc biệt còn bạn nói, "Chúng tôi không đặc biệt" - bạn trở thành đặc biệt. Đó là cách bạn đã trở thành đặc biệt. Đây là cách tuyên bố về tính đặc biệt. Khi mọi người đang tuyên bố "Tôi phi thường," người nói "Tôi bình thường" thực sự đang tuyên bố điều phi thường.
Nghĩ mà xem: mười nghìn người tuyên bố, mọi người đều tuyên bố "Tôi phi thường," và thế rồi bạn đứng đó, một người khiêm tốn, và bạn nói, "Thưa các ngài, tôi rất bình thường." Bạn đang làm gì? Bạn đã tuyên bố tính phi thường thực. Bạn đang nói, "Các ông ngu, mười nghìn kẻ ngu! Các ông tất cả đều tuyên bố các ông là phi thường - đây toàn là bản ngã. Nhìn tôi đây, người khiêm tốn này, người không ai cả này - chỉ có thể nói rằng tôi là bình thường." Nhưng duy nhất người này là phi thường. Tất cả những người đó là bình thường vì họ đang tuyên bố cùng một điều. Mọi người đều tuyên bố điều đó.
Nhất Hưu là đúng:
Nếu người đó nói,
"Không có gì đặc biệt về nó,"
người đó đã vượt quá,
và có thể không nói cái gì khác,
Daikaku Nhất Hưu này.
Bồ đề đạt ma là người sáng lập đầu tiên của Phật giáo Thiền ở Trung Quốc từ Ấn Độ tới, người đầu tiên du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để chuyển giao thông điệp này bên ngoài lời, tôn giáo này mà là phi tôn giáo. Cho nên mọi Thiền sư đều cảm thấy mang ơn rất lớn với Bồ đề đạt ma. Tên Nhật Bản của Daikaku là Bồ đề đạt ma.
Nhất Hưu nói: Daikaku Nhất Hưu này - người đi theo này của Bồ đề đạt ma, đệ tử này của Bồ đề đạt ma - không thể nói một điều. Ta không thể nói Phật giáo là đặc biệt; ta không thể nói không có gì đặc biệt về nó. Ta đơn giản không thể nói được bất kì cái gì.
Trong im lặng đó ông ấy đang nói cái gì đó cực kì hay. Khi bạn không thể nói được cái gì đó, điều đó có nghĩa là cái gì đó có sức hút khổng lồ thế có đó mà không lời nào có thể là thích hợp cho nó. Và Phật có cái đó - tính bao la đó mà không thể được chứa trong bất kì lời nào.
Không đệ tử nào đã bao giờ có thể nói bất kì cái gì về thầy mình. Nếu anh ta có thể nói cái gì đó về thầy mình, và cảm thấy rằng anh ta có khả năng nói nó một cách đúng đắn, và cảm thấy rằng anh ta đã diễn đạt nó một cách thích hợp, thế thì anh ta không là đệ tử và anh ta đã không hiểu thầy chút nào - vì hiểu thầy là đánh mất mọi ngôn ngữ và mọi năng lực diễn đạt, vì bạn đối diện với một thực tại khổng thế, bạn đơn giản trở nên câm lặng.
Đệ tử bao giờ cũng câm lặng trước thầy, và chỉ thầy mới biết ai câm lặng. Người có thể nói đã không biết, và người không thể nói thì biết.
0 Đánh giá