Chương 3. ... Và điều gì đó nữa

Chương 3. ... Và điều gì đó nữa

Price:

Read more

Bước trong Thiền, Ngồi trong Thiền - Osho

Chương 3. ... Và điều gì đó nữa


Câu hỏi thứ nhất

Osho ơi, thầy nói: Đi ra ngoài tâm trí. Không nghe theo huyên thuyên của nó. Tạo kỉ luật cho nó và làm nó thành người hầu. Không là nô lệ của nó. Nhưng làm sao biết được khi nào tâm trí bị vào kỉ luật và khi nào nó bị đè nén? Thêm nữa, khi tôi nhận tính chất sannyas đêm hôm nọ thầy đã nói đừng bị móc vào thầy. Tôi phải nói với thầy là thầy đang đóng cánh cửa ổn định lại sau khi con ngựa đặc biệt này đã chạy trốn.

Prem Lisa,

Sự khác biệt là lớn tới mức không thể nào bỏ lỡ được nó. Đè nén xảy ra qua tranh đấu với tâm trí bạn. Kỉ luật xảy ra qua việc có tính quan sát, nhận biết, tỉnh táo. Trong kỉ luật, không có tranh đấu được ngụ ý. Trong kỉ luật, không có kết án, không đánh giá. Người ta đơn giản nhìn vào tâm trí một cách im lặng, thấy toàn thể lưu thông, không nói cái gì là đúng và cái gì là sai, cái gì phải có và cái gì phải không có, hệt như, đứng bên đường, bạn quan sát mọi người đi qua - thánh nhân và tội nhân, người đẹp, người xấu, người tốt, người tệ - nhưng bạn không bận tâm. Nó chẳng liên quan gì tới bạn; bạn được cắt ra khỏi nó.

Đó đích xác là nghĩa của từ tiếng Anh "ecstasy-cực lạc". Cực lạc nghĩa là ở ngoài tâm trí. Bạn chỉ nhìn, như một người nhìn lên mây đang bay trên trời hay nhìn dòng sông đang chảy qua - bình thản, tách rời. Bạn không cố bám lấy cái gì đó mà bạn cũng không cố đẩy cái gì đó ra xa khỏi bạn.

Đây là nhận biết thuần khiết: bạn chỉ là tấm gương. Và trong việc chỉ là gương, phép màu xảy ra - phép màu của kỉ luật. Dần dần, dần dần, lưu thông bắt đầu biến mất. Ý nghĩ ngày càng ít di chuyển trên đường, hình ảnh ngày càng ít xuất hiện trên màn ảnh, kí ức, tưởng tượng ngày càng ít đi. Kẽ hở bắt đầu xuất hiện.

Bà mẹ đang nói với đứa con, "Con phải rất chăm chú khi con đi tới trường vì giao thông là nguy hiểm vào giờ cao điểm."

Đứa con nói, "Mẹ đừng lo. Con bao giờ cũng đợi bên đường. Khi kẽ hở đi qua, thế thì con đi qua đường."

"Khi kẽ hởi đi qua..." Khi bạn nhìn vào tâm trí của bạn, bạn sẽ ngạc nhiên: kẽ hở đi qua, khoảng hở khi không có cái gì được thấy. Người quan sát vẫn còn một mình và vì nó là một mình, nó không còn là là người quan sát nữa. Bạn không thể gọi nó là người quan sát vì không có cái gì để quan sát. Gương có đó, nhưng nó không phản xạ bất kì cái gì. Không có nhị nguyên của cái được thấy và người thấy. Trong những khoảnh hở này kỉ luật nảy sinh.

Từ "kỉ luật-discipline" cũng hay. Đôi khi đi tới gốc của các từ là rất có ý nghĩa. "Discipline-kỉ luật" bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là học. Khi bạn nhìn vào kẽ hở, việc học xảy ra. Việc học về cái gì? Việc học về bản thân bạn, vì không có cái gì khác. Bạn đầy nhận biết. Bạn chỉ tràn đầy con người riêng của bạn, tràn ngập. Và kinh nghiệm này về việc chỉ là bản thân bạn, tràn ngập, không bị sao lãng bởi bất kì cái gì, là việc học lớn nhất, khả năng lớn nhất của việc biết chân lí. Đây là kỉ luật.

Từ cùng một gốc có từ "disciple-đệ tử." "Đệ tử" nghĩa là người đang trở nên có năng lực im lặng hoàn toàn trong sự hiện diện của Thầy. Đệ tử là người cho phép các khoảng hở xảy ra khi anh ta ở cùng Thầy. Cùng với Thầy, bạn được bắc cầu chỉ qua im lặng; khi không có gì trong tâm trí bạn, bạn được bắc cầu. Thế thì cái gì đó xảy ra giữa Thầy và đệ tử. Ngọn lửa nhảy từ Thầy vào tâm của đệ tử. Chiếc nến chưa sáng của đệ tử đột nhiên trở nên cháy sáng. Mọi thứ là niềm vui và ánh sáng và tình yêu, và điệu vũ lớn nảy sinh.

Lisa, kỉ luật không bao giờ có thể bị hiểu lầm là đè nén. Đè nén là khác toàn bộ. Trong đè nén bạn đã quyết định cái gì là sai - quyết định từ trước. Thực ra, người khác đã quyết định cho bạn cái gì là sai và cái gì là đúng. Bây giờ bạn đơn giản cố áp đặt những ý tưởng và ý kiến của người khác lên bản thân bạn. Bạn sẽ phải đè nén bản tính của bạn. Bạn sẽ phải ép buộc cái là sai - hay cái bạn đã được bảo là sai - vào sâu trong vô thức. Sẽ có tranh đấu, rối loạn lớn. Thay vì mang tới im lặng cho bạn, mọi phương pháp đè nén đều mang tới nhiều hỗn loạn hơn.

Đó là lí do tại sao cái gọi là những người tôn giáo bồn chồn nhiều hơn, lo nghĩ nhiều hơn. Bạn lo nghĩ chỉ về thế giới này, họ lo nghĩ thậm chí cả về thế giới khác. Bạn lo nghĩ chỉ về cuộc đời này, họ lo nghĩ về nhiều kiếp quá khứ và kiếp tương lai. Lo nghĩ của bạn chẳng là gì khi so sánh với những lo nghĩ của cái gọi là người tôn giáo. Và họ đang ngồi trên núi lửa, vì bất kì cái gì bị đè nén đều có đó; nó không bị phá huỷ. Đè nén không bao giờ phá huỷ bất kì cái gì; bạn đơn giản ngồi trên đỉnh của nó. Và mối nguy là ở chỗ bạn không thể ngồi trên đỉnh của nó trong hai mươi bốn giờ một ngày; bạn có những giới hạn. Bạn sẽ bị mệt mỏi, bạn sẽ cần nghỉ ngơi nào đó. Và bất kì khi nào bạn sẽ bị mệt và bạn sẽ cần nghỉ, cái bị đè nén sẽ bắt đầu nảy sinh trong bạn.

Do đó, ngay cả những thánh nhân vĩ đại nhất liên tục suy nghĩ, tưởng tượng, mơ về tất cả mọi thứ mà họ đã đè nén.

Mahatma Gandhi đã viết trong tự tiểu sử của ông ấy: "Tôi đã có khả năng kiểm soát tính dục của tôi khi có liên quan tới ban ngày, nhưng ban đêm, trong mơ, nó tới với sự trả thù." Điều này ông ấy đã viết vào độ tuổi bẩy mươi... cả đời đè nén!

Vâng, ban ngày bạn có thể xoay xở bằng cách nào đó, nhưng ban đêm, trong mơ, cái bạn đã đè nén ban ngày nhất định báo thù. Nó sẽ quay lại, nó sẽ bùng nổ trong bạn.

Do đó, suốt nhiều thời đại các thánh nhân của bạn đã từng rất sợ giấc ngủ. Họ liên tục cắt giảm giấc ngủ của họ - năm giờ, bốn giờ, ba giờ, hai giờ. Và họ càng ngủ ít mối nguy càng lớn, vì mọi đè nén của họ phải đi vào trong hai giờ này theo cách rất cô đọng. Thế thì chúng đang chen chúc bên trong ở mọi nơi. Và mọi người tôn thờ họ! Thánh nhân càng ít ngủ, càng nhiều người tôn thờ họ. Mọi người nói, "Trông đấy ông ấy đã hi sinh nhiều làm sao! Ông ấy đang làm khổ hạnh lớn làm sao - ông ấy thậm chí không ngủ! Hay ông ấy ngủ chỉ hai hay một giờ."

Thực tại là ở chỗ ông ấy sợ giấc ngủ. Và nỗi sợ này tới từ đâu? Nỗi sợ này tới từ sự kiện là khi bạn thức bạn có thể kiểm soát, nhưng khi bạn ngủ, ai có đó để kiểm soát? Người kiểm soát đang ngủ, trong trạng thái thảnh thơi. Người đó không thể ngồi trên đỉnh mọi đè nén được, và chúng sẽ tự khẳng định bản thân chúng.

Cho nên, Lisa này, nếu bạn tranh đấu với bất kì cái gì, thế thì điều đó không phải là kỉ luật. Tôi không dạy tranh đấu, tôi dạy nhận biết. Thật vô dụng mà đi tranh đấu với tối, hoàn toàn vô dụng và ngu xuẩn. Đem ánh sáng vào đi. Sao tranh đấu với tối? Và làm sao bạn có thể hi vọng thắng được bằng tranh đấu với tối? Đem ánh sáng vào và tối không được tìm thấy nữa.

Bạn bị bao quanh bởi nhiều tối: tham, giận, ghen, thèm khát, tham vọng, bản ngã. Đây là các tầng tối. Nếu bạn bắt đầu tranh đấu với tất cả những tầng tối này bạn sẽ không thắng đâu, vì không có cách nào tranh đấu với tối một cách trực tiếp. Tối không tồn tại ngay chỗ đầu tiên; nó chỉ là việc thiếu vắng sáng. Cho nên nếu bạn muốn làm cái gì đó với tối, đừng cố làm điều đó một cách trực tiếp, làm cái gì đó với sáng đi. Nếu bạn muốn tối, tắt đèn đi. Nếu bạn không muốn tối, bật đèn lên. Nhưng làm cái gì đó với sáng, quên về tối đi. Nếu sáng có đó, tối không có đó. Nếu sáng không có đó, bạn không thể tránh được tối. Bạn có thể nhắm mắt lại, bạn có thể cố quên về nó, bạn có thể trở nên bận rộn ở đâu đó khác, bạn có thể đem tâm trí bạn đi xa xăm khỏi nó, nhưng nó có đó mọi thứ vẫn như vậy. Và nó sẽ biểu lộ trong hành động của bạn, trong ý nghĩ của bạn, trong hành vi của bạn. Nó sẽ tới đi tới lại. Bạn không thể trốn được nó - không thể nào trốn nó được. Cái thực của con người bạn, dù nó là bất kì cái gì, nhất định trồi lên bề mặt.

Lisa, trở nên nhận biết đi. Và tôi không nói cái gì là sai và cái gì là đúng. Tôi đơn giản nói: Nhận biết đi; hay, nhận biết là đúng và vô nhận biết là sai. Khi bạn nhận biết, mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi theo cách riêng của chúng, và thế thì tâm trí vận hành như người hầu. Nó là cái máy, cái máy hay, một trong những máy phức tạp nhất được tự nhiên phát minh ra trong hàng nghìn năm. Con người còn chưa có khả năng tạo ra bất kì cái gì sánh được với nó. Ngay cả máy tính tốt nhất cũng chưa có năng lực như vậy.

Riêng tâm trí con người có thể chứa mọi thư viện của thế giới. Nó gần như vô hạn. Năng lực của nó là lớn, hữu dụng của nó là lớn, nhưng nó phải là kẻ hầu của bạn chứ không là chủ của bạn. Như kẻ hầu nó là tốt; như người chủ nó là nguy hiểm.

Để tâm thức là chủ của bạn và tâm trí là kẻ hầu của bạn. Điều đó xảy ra qua nhận biết. Và tôi không bảo bạn kiểm soát nó, vì mọi kiểm soát là đè nén. Tôi không bảo bạn tranh đấu, vì mọi tranh đấu là việc lãng phí năng lượng vô cùng. Bạn đang tranh đấu với kẻ hầu riêng của bạn - bạn đang phí hoài năng lượng của bạn. Bạn không cần tranh đấu với kẻ hầu của bạn, bạn phải đơn giản nói, "Tôi là chủ"; có vậy thôi. Bạn phải đơn giản là người chủ, có vậy thôi, và kẻ hầu cúi mình. Kẻ hầu lập tức hiểu rằng chủ đã bước vào. Và chủ bước vào thế nào? Khoảnh khắc bạn trở nên thức tỉnh, chủ bước vào.

Bạn hỏi tôi, Lisa: Thầy nói: Đi ra ngoài tâm trí. Không nghe theo huyên thuyên của nó. Tạo kỉ luật cho nó và làm nó thành người hầu. Không là nô lệ của nó. Nhưng làm sao biết được khi nào tâm trí bị vào kỉ luật và khi nào nó bị đè nén?

Điều đó rất đơn giản. Không ai đã bao giờ phạm phải sai lầm giữa hai điều này, không ai đã bao giờ lẫn lộn giữa hai điều này. Chúng khác nhau thế - hệt như sáng và tối, hệt như yêu và ghét, hệt như hoa và gai, hệt như chất độc và nước cam lồ. Chúng là khác nhau toàn bộ thế! Nhưng nếu bạn nghĩ về chúng bạn có thể bị lẫn lộn. Trong suy nghĩ bạn không thể làm phân biệt được. Đừng nghĩ về chúng - thực nghiệm, trải nghiệm, và phân biệt sẽ tuyệt đối rõ ràng.

Bạn cũng nói: Osho… khi tôi nhận tính chất sannyas đêm hôm nọ thầy đã nói đừng bị móc vào thầy. Tôi phải nói với thầy là thầy đang đóng cánh cửa chuồng ngựa lại sau khi con ngựa đặc biệt này đã chạy trốn.

Lisa, tôi không chỉ là bác sĩ về ngựa mà là người yêu ngựa nữa! Và khi tôi thấy một con ngựa hay tôi lập tức rơi vào yêu. Tôi tin vào yêu từ cái nhìn đầu tiên, vì điều đó tiết kiệm thời gian! Khoảnh khắc tôi thấy bạn, Lisa, khoảnh khắc tôi thấy nước mắt của vui, yêu, tin cậy và buông xuôi trong mắt bạn, tôi đã chấp nhận bạn sâu bên dưới như một phần của Mafia mầu cam!

Và tôi nói, "Đừng bị móc vào tôi," chỉ khi tôi biết rằng bạn đã tuyệt đối bị móc vào và không có cách nào thoát! Tôi không nói điều đó cho mọi người đâu. Tôi nói điều đó chỉ cho những người đã ở trong. Họ có thể không nhận biết về nó; họ có thể trở nên nhận biết về nó về sau.

Tôi đã thấy điều đó. Bạn bị móc vào, bạn bị ném vào tôi. Bây giờ không có đường lui. Bây giờ đây sẽ là toàn thế thế giới của bạn. Tôi là nhà của bạn. Tôi nói điều đó chỉ khi tôi tuyệt đối chắc chắn, chắc chắn dứt khoát, rằng không có khả năng nào cho bạn đi mất, khi tôi thấy rằng bạn đang tan ra và hội nhập. Chỉ thế thì, chỉ để hào phóng, tôi nói, "Đừng bị móc vào tôi." Tôi có thể đảm đương được việc nói điều đó khi tôi biết rằng Lisa bị kết liễu!

Câu hỏi thứ hai

Osho ơi, điều tinh tuý của Phật pháp - tôn giáo của Phật là gì?

Mouna,

Yoka nói

Nếu ông đạt tới thiền của Phật, tại chính khoảnh khắc đó ông hoàn thành mọi thứ.

Trong mơ có nhiều con đường, nhưng khi ông thức dậy, chúng được thu lại thành hư không. Không sai sót, không hạnh phúc, không mất, không được.

Đừng cố tìm bất kì cái gì trong điều tinh tuý của con người ông. Chính là thời gian dài từ lúc ông chùi sạch bụi khỏi gương của ông, giờ là lúc để ông thấy sự sáng chói hoàn hảo của nó.

Người không thể nghĩ, mọi thứ là của người đó. Nếu ông thực hành từ thiện để trở thành phật, khi nào ông sẽ thành công? Không bao giờ - cả nghìn lần không bao giờ.

Uống và ăn tương ứng theo bản tính thực của ông. Mọi thứ trong vũ trụ là vô thường, và do đó mọi sự tồn tại là trống rỗng. Đó là toàn thể hiểu biết của Phật.

Đây là điều tinh tuý của Phật Pháp, tôn giáo của Phật. Thứ nhất: nó không phải là triết lí mà bạn có thể hiểu về mặt trí tuệ; bạn phải trở thành phật để biết nó. Do đó Yoka nói:

Nếu ông đạt tới thiền của Phật - trạng thái của Phật - tại chính khoảnh khắc đó ông hoàn thành mọi thứ.

Không cái gì thiếu khi bạn đạt tới trạng thái thức tỉnh tối thượng; tất cả được hoàn thành, bạn được mãn nguyện hoàn toàn. Sự sống được biết tới lần đầu tiên như điều có ý nghĩa lớn, như điệu vũ lớn, việc mở hội. Sự sống được biết tới lần đầu tiên như sự hoàn hảo tuyệt đối. Không có phàn nàn, không có ham muốn, không khao khát về các thứ khác hơn chúng vậy. Người ta đơn giản được mãn nguyện, mãn nguyện toàn bộ. Mọi ham muốn biến mất.

Và trạng thái Phật là gì? "Thiền của Phật" mà Yoka đang nói tới là gì? Nó là trạng thái vô trí. Do đó Yoka nói:

Người không thể nghĩ, mọi thứ là của người đó.

Điều vĩ đại nhất để trải nghiệm trong sự sống là trạng thái vô ý nghĩ. Nghệ thuật sống vĩ đại nhất là có khả năng hiện hữu mà không có tâm trí. Cho dù nó xảy ra trong một khoảnh khắc - chỉ một thoáng nhìn - bạn đã đạt tới cõi bên kia và bạn đã bước qua điểm không quay lại.

Đừng liên tục nghĩ về điều đó - nó là gì. Bằng việc suy nghĩ bạn sẽ liên tục bỏ lỡ nó. Suy nghĩ là con đường chắc chắn bỏ lỡ Phật Pháp; vô suy nghĩ là cách để đạt tới nó. Nó là bản tính riêng của bạn!

Phật không nói về điều huyền bí lớn lao nào đó, những bí mật ẩn kín, tri thức bí truyền. Ông ấy không tin vào huyền học; ông ấy không là nhà huyền bí. Ông ấy là người rất đơn giản, rất bình thường. Ông ấy tin vào sự tồn tại bình thường. Ông ấy nói cuộc sống thường ngày của bạn là tất cả mọi thứ có đó. Nếu bạn có thể sống nó một cách vui vẻ, im lặng, hiểu biết, có tính quan sát, chẳng có cái gì khác để được làm. Chính cuộc sống rất bình thường của bạn trở thành phi thường.

Uống và ăn, Yoka nói, tương ứng với bản tính thực của ông.

Chỉ nhớ: không bóp méo bản tính của bạn, vẫn còn là thực với bản tính của bạn. Lắng nghe bản tính riêng của bạn và đi theo nó. Không đi theo bất kì người nào khác.

Phật nói, "Ngay cả ông gặp ta trên đường, giết ta ngay lập tức." Ông ấy đang nói: Đừng đi theo ta, chỉ nhận hướng dẫn thôi. Cố hiểu, thấm đẫm linh hồn này. Cảm thấy sự hiện diện của ta và thế rồi tiếp tục con đường của ông. Sống theo ánh sáng riêng của ông, dù nó bé nhỏ thế nào; nhưng nếu nó là của ông và ông sống theo nó, nó sẽ liên tục tăng trưởng.

Phật nói, "Là ánh sáng lên bản thân ông." Đó là thông điệp vĩ đại nhất của ông ấy. Không ai khác trên thế giới, trong toàn thể lịch sử nhân loại, đã từng kính trọng thế hướng tới người khác như Phật Gautam. "Là ánh sáng lên bản thân ông."

Chư phật chỉ chỉ ra con đường - ngón tay chỉ trăng. Bạn phải đi theo, và bạn phải đi theo tương ứng với bản tính của bạn. Bạn phải im lặng, yên tĩnh, để cho bạn có thể lắng nghe tiếng nói nhỏ bé tĩnh lặng bên trong bạn, và thế rồi đi theo nó. Bất kì chỗ nào nó dẫn tới điều đó là tốt. Đi vào trong tin cậy sâu sắc, đi theo tiếng nói riêng của bạn. Là tự phát, tự nhiên, bình thường. Đây là cách thức của là phi thường. Là bình thường nhưng nhận biết, và bình thường trở thành linh thiêng.

Mọi thứ trong vũ trụ là vô thường...

Cho nên đừng lo nghĩ. Mọi thứ là vô thường: vui thú và đau đớn, tình bạn và thù địch, nghèo và giầu, thành công và thất bại, sinh và tử. Tất cả là trong một luồng chảy, tất cả là vô thường, cho nên sao bị lo nghĩ? Mọi thứ liên tục thay đổi. Đừng bám víu - bám víu mang tới khổ, bám víu biểu lộ việc hiểu sai của bạn. Khoảnh khắc bạn bám vào cái gì đó, bạn đang sống với ý tưởng rằng nó có thể là vĩnh hằng. Không cái gì có thể vĩnh hằng, và không cái gì có thể được làm về nó. Chính bản tính của mọi thứ là vô thường.

Bạn đang cố bắt giữ cầu vồng. Chúng là đẹp, nhưng bạn không thể bắt giữ được chúng - khoảnh khắc này chúng có đó và khoảnh khắc khác chúng mất đi. Cho nên đừng bám vào bất kì cái gì vì mọi thứ là vô thường. Và đừng ham muốn bất kì cái gì vì cho dù bạn có nó, bạn sẽ mất nó. Nếu bạn không có nó, bạn sẽ bị thất vọng. Nếu bạn có nó và mất nó, bạn sẽ thất vọng. Theo cả hai cách bạn sẽ trong khổ, bạn đang mời khổ. Cho nên đừng ham muốn bất kì cái gì và đừng bám vào bất kì cái gì.

Bất kì cái gì tới, chấp nhận nó. Phật gọi điều đó là tathata, như vậy. Chỉ chấp nhận nó, sống qua nó một cách im lặng, không bị khuấy động bởi nó. Khổ tới, nó sẽ đi. Sướng tới, nó sẽ đi. Mọi thứ trôi qua, không cái gì ở lại, cho nên không có cái gì để lo nghĩ.

Liên tục trải qua đủ mọi loại kinh nghiệm, và thế thì bạn sẽ biết rằng người ta có thể đi qua thế giới không bị làm ô uế, không bị làm biến chất. Người có thể sống trong cung điện mà không bám víu, thế thì người đó là sannyasin; và người có thể sống trong lều và có thể bám lấy lều, thế thì người đó không là sannyasin.

Đó là lí do tại sao tôi không bảo bạn từ bỏ thế giới, tôi đơn giản nói: Có tính quan sát. Đó là điều tinh tuý của thông điệp của Phật.

Mọi người hỏi tôi, "Nhưng Phật đã từ bỏ thế giới. Tại sao ông ấy đã từ bỏ?" Ông ấy đã từ bỏ khi ông ấy chưa là vị phật. Ông ấy đã từ bỏ khi ông ấy là dốt nát như bất kì người nào khác. Ông ấy đã từ bỏ trong dốt nát.

Khi ông ấy đạt tới chân lí, khi ông ấy đã trải nghiệm chân lí và có thể quay về nhà, vợ ông ấy hỏi ông ấy chỉ một câu hỏi. "Chỉ nói cho em một điều thôi," cô ấy hỏi. "Bất kì cái gì anh đã đạt tới... Em có thể thấy anh là người đã biến đổi. Anh đã trở nên chói sáng, anh không còn là cùng người đó nữa. Người cũ đã mất rồi, anh được tái sinh. Điều đó rõ ràng thế với em - ngay cả người mù như em cũng có thể thấy được điều đó. Nhưng chỉ trả lời em một câu hỏi thôi. Bất kì cái gì anh đã đạt tới, chẳng lẽ anh không thể đạt tới được nó khi sống ở đây với em trong cung điện này sao?"

Và câu chuyện là: Phật vẫn còn im lặng, nhìn xuống. Vợ là đúng. Ông ấy đã không nói bất kì cái gì.

Ở phương Đông, không nói bất kì cái gì được coi là dấu hiệu của đồng ý: mounam sammati lakshanam. "Là im lặng có nghĩa tôi đồng ý với anh." Điều đó nói nhiều hơn là Phật nói có. Im lặng của ông ấy nói nhiều hơn, nó hàm chứa nhiều nghĩa hơn.

Ông ấy đã lập tức cảm thấy điều đó: "Cô ấy đúng." Bất kì cái gì ông ấy đã đạt tới đều có thể được đạt tới ở bất kì chỗ nào. Không có nhu cầu đi vào rừng rậm.

Không có nhu cầu cho bạn đi bất kì chỗ nào. Bất kì chỗ nào bạn hiện hữu bạn đều có thể khẳng định Phật tính của bạn, bạn có thể trở nên chứng ngộ.

Điều tinh tuý là trượt ra khỏi tâm trí, thoát ra khỏi tâm trí. Tâm trí là thế giới. Tâm trí đầy những ham muốn, đầy những bám víu, gắn bó, khao khát. Thoát ra khỏi tâm trí đi! Tạo ra khoảnh cách chút ít giữa bạn và tâm trí. Là người quan sát, người quan sát trên núi, và bạn sẽ ngạc nhiên: khi bạn quan sát tâm trí, khoảng cách trở nên ngày càng lớn hơn. Khi bạn quan sát tâm trí, khi bạn trở nên ngày càng được trụ vững trong việc quan sát, tâm trí thoái lui ngày càng xa hơn. Một ngày nào đó chuyện xảy ra: bạn không thể nghe thấy tiếng huyên thuyên của tâm trí; nó không còn đó. Nó thành im lặng tuyệt đối, đơn giản. Trong im lặng đó, chân lí giáng xuống trong bạn. Trong im lặng đó, bạn đương đầu với bản thân bạn, bạn đương đầu với cốt lõi bên trong nhất của bạn. Và đó là cốt lõi bên trong nhất của toàn thể sự tồn tại. Hiện hữu của bạn là hiện hữu của tất cả.

Chúng ta là tách rời như các tâm trí, như các thân thể, nhưng không tách rời như tâm thức. Trong tâm thức chúng ta gặp gỡ, chúng ta là một. Tâm thức đó là Thượng đế. Việc gặp gỡ đó, tính một đó nơi tất cả những khác biệt tan biến, nơi chúng ta không còn là các tảng băng tách rời, nơi chúng ta đã tan chảy và biến mất trong vũ trụ, Phật gọi là niết bàn. Từ này là hay; nó ngụ ý việc dừng lại của bản ngã. Khi bản ngã dừng lại bạn là Thượng đế, bạn là vị Phật, bạn là một Christ. Chính bản ngã đang cho bạn giới hạn. Chính bản ngã đang làm bạn sống trong tù. Thoát ra khỏi bản ngã đi! Và không ai ngăn cản bạn - đó là bám víu riêng của bạn thôi, đó là gắn bó riêng của bạn thôi. Bạn đã trở nên quá bị gắn bó với xiềng xích của bạn, bạn đã trở nên quá bị gắn bó với xà lim nhà tù của bạn. Bạn nghĩ nó là nhà của bạn, và nó không phải vậy. Đi ra khỏi nó đi! Thức dậy đi!

Thức tỉnh là việc thành phật. và Yoka là đúng.

Nếu ông đạt tới thiền của Phật - trạng thái của Phật - tại chính khoảnh khắc đó ông hoàn thành mọi thứ.

Câu hỏi thứ ba

Osho ơi,

Khi thầy nói về các tôn giáo, thầy thường nhắc tới người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo và người Hindu, nhưng không nhắc tới người Do Thái. Có lí do cho điều đó không?

Veet Ateet,

Có lí do đấy: Tôi là người Do Thái duy nhất ở Ấn Độ!

Một lần tôi được đưa đi trong chiếc xe Cadillac; người chủ muốn bán nó. Tôi quan tâm - tôi đã dùng mọi loại xe ngoại trừ xe Cadillac. Nó là xe đẹp, được làm đặc biệt. Tôi thích nó.

Ông ấy hỏi tôi, "Ông nói gì? Ông cảm thấy trong nó thế nào?"

Tôi nói, "Tôi cảm thấy giống như người Do Thái! Tôi sẽ không mua xe này đâu - điều này sẽ phơi bày ra căn cước của tôi. Tôi đã trong nhiều rắc rối hơn người ta có thể xoay xở. Bây giờ tuyên bố bản thân mình là người Do Thái sẽ là mời thêm rắc rối nữa. Người Do Thái là chuyên gia trong việc mời rắc rối!"

Một ông già Do Thái cầu nguyện Thượng đế trong nhiều năm và không bao giờ hỏi xin bất kì cái gì. Thượng đế trở nên chán. Nếu bạn hỏi xin cái gì đó, cái gì đó có thể được làm và ngài có thể gạt bỏ bạn. Nhưng ông ấy chẳng hỏi xin bất kì cái gì; ông ấy chỉ cầu nguyện và cầu nguyện và cầu nguyện.

Cho nên một hôm Thượng đế nói, "Nghe đây! Ông muốn gì? Tại sao ông không nói đích xác điều ông muốn? Ta sẵn sàng hoàn thành nó."

Ông già Do Thái nói, "Có đúng là chúng tôi là người được chọn của ngài không?"

Thượng đế nói, "Đúng, điều đó là thực."

Người Do Thái nói, "Bây giờ xin ngài chọn ai đó khác. Trong ba nghìn năm, chỉ vì ngài, chúng tôi đã khổ nhiều thế. Thế là đủ rồi! Giờ ngài chọn ai đó khác đi!"

Veet Ateet, bạn phải là người Do Thái nữa, bằng không sao có câu hỏi này? Người Do Thái bao giờ cũng nghĩ, theo mọi cách có thể, về người Do Thái.

Hội Bạn Voi - hội được tạo ra để giúp các con voi già ốm, vô gia cư - quyết định rằng mặc dầu phần lớn mọi người đã biết voi là gì, chưa bao giờ có bất kì nghiên cứu dứt khoát, nghiêm chỉnh nào được tiến hành về con vật khổng lồ này. Do đó họ quyết định tổ chức một cuộc thi đoạt giải một nghìn đô la trao cho cuốn sách hay nhất về chủ đề voi.

Một người Anh đưa cuối sách của mình với nhan đề: "Lịch sử và thống kê về Voi."

Một người Đức đưa vào cuốn sách ba tập nhan đề: "Giải phẫu và sinh lí của Voi."

Một người Pháp đưa vào một tập mỏng hàng trăm trang với nhan đề: "Chuyện tình của Voi."

Một người Italy nghiêm chỉnh xem xét dự án này trong năm phút, thế rồi bỏ nó và tham gia cùng bạn bè đi ăn mì ống.

Và một người Do Thái đưa vào một nỗ lực viết thiên sử ca mang nhan đề: "Voi và vấn đề Do Thái."

Bây giờ, Ateet, tại sao câu hỏi này tới với tâm trí bạn? Tôi không nói mấy về Do Thái giáo vì ở Ấn Độ không có người Do Thái. Người Hindu có đó, người Ki tô giáo có đó, người Mô ha mét giáo có đó, người Jaina có đó, Phật tử có đó; duy nhất người Do Thái là thiếu, cho nên tôi không nhắc tới họ mấy. Tất nhiên, người Do Thái không thiếu ở đây. Đây phải là chỗ duy nhất trong toàn thể Ấn Độ nơi bạn có thể tìm ra hàng nghìn người Do Thái - nhưng họ không còn là người Do Thái.

Ateet, điều này phải đã là vết tích cùng bạn. Bạn có biết tên bạn ngụ ý gì không? Veet Ateet nghĩa là đi ra ngoài quá khứ. Bạn vẫn dường như còn dư vị của việc là người Do Thái. Và có hàng nghìn người Do Thái ở đây, tốt hơn cả là không nói về họ vì họ là những người rất biện luận.

Một người Ki tô giáo tới thăm miền Đất Thiêng bắt đầu cuộc hội thoại với một người Israel.

"Tôi thực sự ngạc nhiên rằng các ông và người A rập không thể cùng sống hoà bình với nhau được."

"Anh bạn thân mến ơi," người Israel nói, "Người Do Thái là người rất hay biện luận. Điều duy nhất ông có thể làm cho hai người Do Thái đồng ý là điều người Do Thái thứ ba phải làm từ thiện."

Điều đó là đúng.

Jimmy chung cuộc đã làm cho Sadat và Begin cùng nhau bắt đầu lại các cuộc nói chuyện hoà bình Trung Đông.

Về sau Sadat nói, "Tôi mừng là chúng ta đã giảng hoà. Trong tương lai tôi ước cho ông mọi điều ông ước cho tôi."

Begin trả lời, "Xem đấy, ông lại khởi động rồi."

Đó là lí do tại sao, Ateet này, tôi không nhắc tới người Do Thái mấy. Điều đó là nguy hiểm! Bị bao quanh bởi hàng nghìn người Do Thái, tốt hơn cả là đừng nhắc tới người Do Thái chút nào.

Và, hơn nữa, Do Thái giáo là tôn giáo chết, cũng như Hindu giáo là tôn giáo chết. Thực ra, đã từng chỉ có hai tôn giáo cội nguồn trên thế giới: Hindu giáo và Do Thái giáo. Cả hai là chết. Jaina giáo và Phật giáo là những bộ phận của Hindu giáo nhưng vì rễ chết nên các cành cũng chết. Và Ki tô giáo và Hồi giáo là các nhánh của Do Thái giáo, và vì rễ này chết nên các nhánh cũng chết. Đây là hiện tượng chết. Tôi không quan tâm mấy tới quá khứ.

Vâng, cái gì đó đẹp đã xảy ra trong Do Thái giáo nữa, và đó là Hassid giáo - và tôi đã nói nhiều về nó. Cũng như tôi yêu Thiền nhân trong truyền thống của Phật, tôi yêu nhưng người Hassids trong truyền thống của Moses và tôi yêu người Sufis trong truyền thống của Mohammed. Ba tôn giáo này vẫn còn sống theo cách nhỏ bé nào đó vì ba tôn giáo này không bao giờ trở thành những tôn giáo được chính thức hoá; họ bao giờ cũng chống lại việc chính thức hoá, họ bao giờ cũng là những phương án khác với tôn giáo được chính thức hoá, họ bao giờ cũng có tính nổi dậy.

Hassid giáo đáng nói tới, không phải là Do Thái giáo - và tôi đã nói về Hassid giáo. Tôi đã từng tiếp cận tới Hassid giáo bằng kinh nghiệm riêng của tôi. Tôi đã từng mang Hassid giáo về tới ngày nay, cố làm cho nó thành một phần của thế kỉ hai mươi. Hassid giáo là tinh tuý của Do Thái giáo, chính hương thơm của nó.

Và tôi có cái gì đó của người Hassids trong tôi, đó là lí do tại sao đôi khi tôi gọi bản thân tôi là người Do Thái. Người Hassids yêu sống, họ có tính khẳng định sống. Họ không tin vào từ bỏ, họ tin vào hân hoan. Họ tin vào nhảy múa, ca hát, mở hội - và đó đích xác là cách tiếp cận của tôi nữa.

Tôn giáo của tôi là cái gì đó của việc gặp gỡ của Thiền, Sufi giáo và Hassid giáo - và cái gì đó nhiều hơn được ném vào trong.

Câu hỏi thứ tư

Osho ơi,

Thực tại, tôi thích triết lí. Phải làm gì với năng lực đó ở chỗ như thế này?

Deva Anurati,

Triết học là sự lãng phí vô cùng năng lượng của bạn. Cùng năng lượng này có thể trở thành thiền của bạn, cùng năng lượng này có thể trở thành việc thức tỉnh của bạn. Triết học giống như việc mơ: bạn có thể mơ những giấc mơ đẹp, nhưng việc mơ là việc mơ. Bạn có thể nghĩ về Thượng đế, nhưng nghĩ về Thượng đế không phải là biết Thượng đế. Biết về Thượng đế không phải là biết Thượng đế. Từ "về" ngụ ý vòng quanh. Bạn có thể liên tục đi vòng quanh vòng quanh... bạn sẽ đi trong vòng tròn và bạn sẽ không bao giờ đạt tới mục tiêu, vì mục tiêu là trung tâm chứ không là chu vi.

Triết học có tính chu vi, ngoại vi. Nó có thể lừa bạn; nó đã lừa hàng triệu người vì nó nói về yêu, về Thượng đế, nó thậm chí nói về thiền. Nó triết lí hoá về mọi thứ.

Nhưng triết học có nghĩa rằng tâm trí bạn vẫn còn là người chủ của bạn; chính tâm trí bạn làm việc triết lí. Bạn phải đi ra ngoài tâm trí, Anurati - và điều đó sẽ không xảy ra qua triết học. Nó chỉ có thể xảy ra qua thiền.

Bây giờ bạn phải triết lí hoá về thiền: nó là gì, làm sao định nghĩa nó. Có hàng nghìn định nghĩa và bạn có thể bị lạc trong rừng rậm các định nghĩa.

Và tôi có thể hiểu khó khăn của bạn. Bạn phải cảm thấy hơi chút lạc lõng, vì ở đây triết học bị cấm. Tôi đang tạo ra bầu không khí phi triết học. Toàn thể nỗ lực ở đây là để giúp bạn đi ra ngoài tâm trí. Tôi không muốn bạn nghĩ về yêu, tôi muốn bạn yêu. Tôi không muốn bạn nghĩ về Thượng đế, tôi muốn bạn biết Thượng đế, là Thượng đế.

Phỏng có ích gì mà liên tục nghĩ về nước khi bạn đang khát? Cho dù bạn khám phá ra bằng việc suy nghĩ rằng nước bao gồm H2O, điều đó sẽ không làm dịu đi cơn khát của bạn. Và đó là điều triết học là gì: H2O. Bạn khát, và triết học nói, "Đừng khát. Nước đơn giản là H2O trên giấy và thấm vào giấy!"

Các triết gia liên tục ăn giấy. Họ ăn những thứ lớn lao: Upanishad, Veda, Koran, Kinh Thánh. Họ có cảm giác ngon miệng với giấy! Đó là lí do tại sao có việc thiếu hụt giấy thế trên thế giới: có nhiều người ăn giấy thế. Những người khùng!

Vâng, thỉnh thoảng triết học có thể là tốt, chỉ để cho thay đổi.

Molly Landau học lái xe. Đáng tiếc là, hoá ra cô ấy tưởng cô ấy đã biết cách lái cho nên cô ấy sa thải người hướng dẫn lái xe và liều thử đi ra xa lộ công, không có người lái xe có kinh nghiệm đi kèm cũng không có bằng lái xe.

Khi cô ấy đang chao đảo trên đường đi không chắc chắc dọc theo đại lộ Nam ở Bronx, một người đưa sữa đang điều khiển con ngựa có huấn luyện kéo xe sữa rẽ ngay góc. Bà Landau đồng thời cố làm nhiều thứ: nhấn phanh, tránh đụng độ, xoay ra, xoay vào, quay trái, quay phải, đi nhanh, đi chậm, và ai mà biết cái gì khác nữa.

"Cái gì khác nữa" đó đã là việc cô ấy đâm trực diện vào bên hông thùng xe, làm cho nó lật sang bên ngay giữa phố, với ngựa và người điều khiển vướng vào trong đống vụn.

Bà này, thất thần, đồng thời mất điều khiển xe. Bà ấy tăng tốc, thình lình quẹo xe đổi hướng khỏi cái nhìn và trên tiếng bánh xe rít lên bà ấy làm một vòng tròn quanh khu nhà. Một phút sau bà ấy lại xuất hiện ở cảnh tượng của tai nạn, vẫn đang đánh vật với chiếc vô lăng. Người bán sữa, đã xoay xở bản thân mình thoát ra khỏi đống lộn xộn, đang cắt cho con ngựa đang vùng vẫy khỏi yên cương bị vặn xoắn thì nghe thấy tiếng loảng xoảng và tiếng động cơ ầm ầm. Anh ta nhìn lên thấy vẫn chiếc xe đó và vẫn người đàn bà đó người đã hạ gục anh ta. Đúng lúc để tự cứu mình, anh ta nhảy sang bên.

Có tiếng va chạm xe thứ hai và một điều thêm nữa là người đi xe máy áo xanh bị đâm tiếp theo cách phá huỷ của bà ta. Nhưng bây giờ thùng xe bị lật úp đã là tổn thất toàn bộ. Người đưa sữa là một triết gia bẩm sinh. Khi ông ta đứng ở giữa đống đổ nát, ông ta nhún vai, và nhận xét cho những công dân tò mò đã tụ tập lại xung quanh, "Về việc lái xe của bà kia, tôi không thể nói bà ấy là chuyên gia được. Nhưng các ông phải trao công đức cho bà ấy - bà ấy là triệt để đấy!"

Vâng, trong những tình huống như vậy, chút ít triết học là tốt: nó giúp bạn giữ bình tĩnh. Nhưng nhiều hơn thế thì nó là vô dụng, Anurati. Bạn sẽ phải học cách hiện hữu mới. Nếu bạn ở đây - và bạn đang ở đây - dừng việc triết lí lại đi. Bắt đầu trải nghiệm đi, vì chính chỉ qua trải nghiệm mà người ta đi tới biết chân lí.

Chân lí không phải là kết luận được đạt tới bởi luận cứ logic, chân lí không được đạt tới qua tam đoạn luận, chân lí là kinh nghiệm về tâm thức im lặng, tĩnh lẵng.

Học là im lặng và tĩnh lặng nhiều hơn đi.

Đây là câu hỏi đầu tiên từ Anurati mà tôi đang trả lời. Cô ấy phải đã hỏi hàng trăm câu hỏi - tôi liên tục vứt chúng đi. Khoảnh khắc tôi thấy cái tên của Anurati, câu hỏi này đi vào trong thùng rác bởi một lẽ đơn giản là tôi không muốn nuôi dưỡng tâm lí triết lí của cô ấy. Nếu tôi bắt đầu nói về các vấn đề triết lí của cô ấy, cô ấy sẽ ngày càng đi thêm vào trong chúng.

Cô ấy liên tục hỏi tôi, "Thầy trả lời câu hỏi của mọi người. Sao thầy không trả lời câu hỏi của tôi?" Cho nên hôm nay tôi quyết định rằng ít nhất một câu hỏi nên được trả lời.

Triết học là bệnh - và tôi biết điều đó một cách trực tiếp! Tôi đã là giáo sư triết học - bạn có thể tin cậy tôi!

Tôi đã khổ từ nó và tôi biết nó có tính rất kinh niên. Một khi nó đi vào trong hệ thống của bạn sẽ rất khó ném nó ra. Tôi có mọi thông cảm với Anurati, nhưng nếu nỗ lực đúng được làm bạn có thể gạt bỏ nó; nó không phải là không thể chữa được. Và bởi vì nó không bao giờ cho bạn bất kì cái gì... Nó hứa nhiều, nhưng nó không bao giờ chuyển giao bất kì hàng hoá nào.

Cứ nhìn lại mà xem. Nó đã cho bạn cái gì? Nó làm cho mọi người thành người tán chuyện phiếm lớn, có vậy thôi! Họ liên tục nói về những thứ lớn lao mà họ chẳng biết gì về chúng. Nó có thể cho bạn một bản ngã tao nhã, nhưng đây là vấn đề phải được giải quyết, nó không phải là giải pháp.

Anurati, thức dậy từ mơ triết học của bạn đi! Dù nó dịu ngọt thế nào, nó là mơ. Và nó là vô dụng tới mức bạn bao giờ cũng có thể tìm ra luận cứ cho bất kì cái gì. Triết học là đồ mãi dâm: nó có thể đi với bất kì người nào.

Suy ngẫm về câu châm ngôn của Murphy: Với mọi tiến sĩ, có một tiến sĩ đối lập và ngang hàng.

Bạn có thể tranh cãi ủng hộ, bạn có thể tranh cãi phản đối. Triết học không có nguồn tin cậy. Nó là trò chơi, như chơi cờ vua: nó giữ bạn bận bịu và cho bạn cảm giác về việc làm cái gì đó lớn lao. Nhưng nhớ, nó toàn là việc mơ.

Một đêmt Zorba người Hi Lạp mơ rằng anh ta phải rời khỏi mảnh đất của mình. Cho nên anh ta đi xuống cảng và lên boong một chiếc thuyền.

Thuyền trưởng chặn anh ta lại và nói, "Ông phải trả một trăm drachmas."

"Đó là việc trộm cướp trắng trợn!" Zorba kêu lên. "Tôi sẽ không đưa ông quá năm mươi drachmas đâu."

"Một trăm hay ông sẽ phải bơi!"

"Thế à?" Zorba nói. "Tốt hơn cả ông lấy của tôi năm mươi drachmas bằng không tôi sẽ tỉnh giấc và ông mất mọi thứ đấy!"

Anurati, xin thức dậy đi! Nhưng mọi người sợ thức dậy. Nỗi sợ là họ sẽ mất mọi thứ vì mọi thứ họ có đều không là gì ngoài chất liệu mơ. Triết học của họ là mơ, tôn giáo của họ là mơ, tri thức của họ là mơ, bản ngã của họ là mơ của họ. Trong mơ họ đã thu được nhiều thứ, do đó họ sợ thức dậy, vì khoảnh khắc họ thức dậy mọi thứ đều mất.

Một đêm Mulla Nasruddin mơ thấy rằng một người muốn cho anh ta một số tiền. Người này rất hào phóng, nhưng Mulla nài nỉ, "Cho tôi một trăm ru pi đi."

Và người này nói, "Cầm lấy chín mươi... chín mốt... chín hai... chín ba."

Nhưng Mulla khăng khăng đòi một trăm ru pi vì Mulla có thể thấy rằng người này hào phóng thế, anh ta có vẻ tốt tới mức anh ta có thể đồng ý một trăm ru pi, cho nên sao kết thúc với ít hơn?

Người này nói, "Nghe đây. Lần cuối cùng, cầm lấy chín mươi chín.

Mulla nói, "Một trăm cơ!" Nhưng anh ta nói to tới mức anh ta thức dậy. Anh ta mở mắt ra - người này đã biến mất và tiền đã biến mất.

Anh ta lập tức nhắm mắt lại và anh ta nói, "Được, được. Đưa tôi chín mươi chín!" Nhưng bây giờ chẳng có ai ở đó. Anh ta nói, "Đừng giận thế. Chín mươi tám... chín mươi bẩy..." Nhưng không có ai ở đó chút nào. Nó đã toàn là mơ.

Bạn đang mơ những giấc mơ đẹp. Triết học là mơ rất láu lỉnh.

Anurati, thoát ra khỏi nó đi! Và đây không phải là chỗ để triết lí; bạn có thể làm nó ở bất kì chỗ nào khác. Những thứ ngu xuẩn như thế có thể được làm ở bất kì chỗ nào. Với những thứ ngu xuẩn như thế bạn không cần từ Mĩ tới Ấn Độ! Làm cái gì đó thực đi, làm cái gì đó đích thực đi. Làm cái gì đó mà sẽ biến đổi đời bạn, cái sẽ cho bạn việc sinh mới.

"Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa ông không thể vào được vương quốc Thượng đế của ta."

Câu hỏi thứ năm

Osho ơi,

Tôi đã du hành khắp Ấn Độ, nhưng tôi chưa bao giờ nghe một từ xấu được nói về thị trấn này, Poona.

Naresh,

Có lẽ điều đó là vì người ta không nên nói từ xấu về người chết!

Câu hỏi thứ sáu

Osho ơi, tại sao thầy chống lại người Hi Lạp? Tại sao thầy gọi họ là "Người Hi Lạp trời đánh "?

Veera,

Người Hi Lạp là những người vĩ đại - tôi yêu họ. Tôi yêu Socrates, tôi yêu Pythagoras, tôi yêu Heraclitus - và, tất nhiên, tôi yêu Mukta. Nhưng họ là "trời đánh."

Một người Nga có thể bị lừa chỉ bởi người gipsy (ở Ấn Độ), người gipsy bị lừa bởi người Do Thái, người Do Thái bị lừa bởi người Hi Lạp, và người Hi Lạp bị lừa chỉ bởi mỗi quỉ.

Câu hỏi thứ bẩy

Osho ơi, tôi là người Anh. Tôi có thể làm được cái gì về điều đó?

Mark,

Lần này là quá muộn rồi. Lần sau cẩn thận thêm một chút nữa trong việc chọn bố mẹ bạn nhé!

Câu hỏi thứ tám

Osho ơi, trẻ con có thể hiểu được chân lí không?

Raj,

Trẻ con có thể hiểu được chân lí chứ nhưng không thể hiểu được rằng chúng có thể hiểu nó. Chúng hiểu rõ ràng hơn bạn có thể hiểu vì chúng là trong sạch hơn, hồn nhiên hơn; nhưng chúng là hồn nhiền tới mức chúng không thể hiểu được rằng chúng hiểu.

Do đó bạn cần thời thơ ấu khác, thời thơ ấu thứ hai. Đầu tiên bạn phải đánh mất thời thơ ấu thứ nhất. Đó là toàn thể nghĩa của câu chuyện kinh thánh về Adam và Eve đánh mất thiên đường: đó là việc đánh mất thời thơ ấu thứ nhất. Nó là câu chuyện cực kì có ý nghĩa. Nó có nhiều nghĩa, nó là chuyện ngụ ngôn đa chiều, tới mức tôi không nghĩ còn tồn tại bất kì chuyện ngụ ngôn nào khác sánh được với nó.

Bạn có thể nhìn vào nó từ nhiều khía cạnh. Đó là việc đánh mất thời thơ ấu đầu tiên - điều là không tránh khỏi. Adam và Eve không phạm tội đâu. Thực ra, từ "sin-tội" bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là việc quên, và đó là nghĩa hay: họ đơn giản quên cái gì đó.

Mọi đứa trẻ đều phải quên hồn nhiên của nó. Mọi đứa trẻ phải bị lạc trong thế giới. Mọi đứa trẻ phải đi lạc lối, phải phạm nhiều nhiều sai lầm, phải khổ, phải trải qua đau đớn và vui thú và đủ loại nhị nguyên để cho một ngày nào đó nó có thể lại bắt đầu cảm thấy niềm khao khát lớn lao quay về nhà. Lạc trong sa mạc của thế gian, khao khát nảy sinh về một ngày nào đó quay trở lại nhà.

Khao khát đó là tính chất sannyas, khao khát đó là tôn giáo. Và thế rồi người ta quay lại một cách có ý thức tới thời thơ ấu của mình; đây là thời thơ ấu thứ hai. Bây giờ người ta hiểu và cũng hiểu rằng người ta hiểu. Thời thơ ấu thứ nhất là rất hồn nhiên; nó nhất định bị mất đi vì nó là món quà tự nhiên, món quà của Thượng đế. Thời thơ ấu thứ hai không bao giờ bị mất vì nó là việc thu lấy của bạn, bạn đã trở nên xứng đáng với nó. Nó không còn là món quà; bạn xứng đáng với nó. Nó là trưởng thành, không phải món quà. Nó là chín chắn của bạn.

Adam và Eve đánh mất thời thơ ấu đầu tiên của họ, và điều có trong những người như Phật và Jesus Christ và Zarathustra và Moses là thời thơ ấu thứ hai xảy ra. Trong Christ, Adam bắt đầu quay lại hướng tới thiên đường. Nếu Adam đi lạc lối khỏ thiên đường, Jesus là việc quay về nhà.

Nhưng nếu bạn quan sát trẻ nhỏ bạn sẽ thấy chúng rõ ràng làm sao về mọi thứ - rõ ràng hơn nhiều so với bạn vậy. Bạn rất rối ren; bạn có nhiều ý nghĩ làm rối bạn. Trẻ nhỏ không bị rối - chúng không có ý nghĩ nào làm rối chúng. Ngọn lửa của chúng đang cháy sáng không khói. Chúng đầy ngạc nhiên và kính nể, và khoảnh khắc chúng thấy cái gì đó chúng lập tức hiểu ra, vì không có rào chắn.

Nếu chúng ta có thể giúp trẻ nhỏ có tính thiền chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới - năng lượng của nó, ý thức của nó. Nhưng chúng ta dạy chúng cái gì đó khác, không bao giờ là thiền - địa lí, lịch sử, và đủ mọi thứ vô nghĩa mà tuyệt đối vô dụng. Bây giờ, có thành vấn đề gì Timbuktoo ở đâu? Tôi không biết; tôi đơn giản yêu mến cái tên Timbuktoo - dù nó ở bất kì chỗ nào! Nhưng trẻ nhỏ đang được dạy về những ông vua ngu xuẩn - Thành Cát Tư Hãn và Nadir Shah và Thiết Mộc Nhi. Để làm gì? Tại sao bạn đổ đầy đầu chúng bằng rác rưởi vậy?

Đây là khoảnh khắc làm cho chúng nhận biết vì chúng là nhận biết một cách tự nhiên. Nếu chúng ta giúp chúng hiểu về nhận biết của chúng và hồn nhiên của chúng, thời thơ ấu thứ nhất có thể là việc chuyển vào thời thơ ấu thứ hai.

Con trai một nông dân Pháp bỏ học một ngày ở trường và đã giải thích cho cô giáo rằng cậu ra vắng mặt vì chuyện gia đình quan trọng.

"Con phải đem con bò đực tới các bò cái," cậu bé giải thích.

"Nhưng bố con không thể làm điều đó tốt hơn sao?" cô giáo muốn biết.

"Con cho rằng bố con là người yêu khá tốt," cậu bé người Pháp nói, "nhưng trong trường hợp này con nghĩ bò đực làm điều đó tốt hơn."

Có rõ ràng về mọi thứ hơn cái gọi là người thông thái của bạn.

California đầy những người gàn dở hơi. Ngay cả các bác sĩ cũng dở hơi. Một quí cô trẻ lo âu đi tới tư vấn một bác sĩ, phàn nàn rằng cô ấy có trục trặc với chu kì kinh nguyệt.

"Không có vấn đề gì đâu, cô gái," bác sĩ nói. 'Sao cô không đổi nó lấy xe Honda?"

Trong chuyến đi thăm vườn thú một cậu bé hỏi mẹ nó, "Mẹ ơi, sư tử giao cấu thế nào?"

Mẹ nó đáp, "Mẹ thực sự không biết, con yêu, phần lớn bạn của bố con đều là người câu lạc bộ Rotary."

"Chồng mới của tôi là kẻ bạo dâm," một quí bà trẻ phàn nàn với quan toà. "Ngay từ thời tuần trăng mật anh ta đã làm tình liên tục với tôi. Tôi không thể có ngày hay đêm nghỉ ngơi. Tôi muốn li dị."

"Được," quan toà nói, "nhưng trước hết cô phải trình đơn đã."

"Đơn của tôi sao!" quí bà kêu lên một cách căm phẫn. "Tại sao, cái thứ tồi tàn đó gây đau tới mức tôi thậm chí không thể chịu được việc chạm vào nó!"

Cô giáo trường làng cúi người quá thấp qua bàn giáo viên để cho điểm bài báo và bé Johnny ở ghế ngồi hàng đầu nói, "Thưa cô, con thấy cái gì đó."

"Điều đó là rất vô lễ, Johnny. Ngày mai con đừng đến trường," cô giáo cảnh cáo.

Một tuần sau, cô giáo cúi người xuống để nhặt cục phấn. Johnny, vẫn ở chỗ ngồi xung quanh, đứng lên và bắt đầu bước ra cửa. "Con đi đâu vậy?" cô giáo hỏi một cách nghiêm nghị.

"Thưa cô, ngày ở trường của con qua rồi."

Trẻ con thấy rất rõ ràng; mắt của chúng là trong suốt. Nhưng chúng phải sớm làm mất hồn nhiên của chúng. Chúng ta ép buộc chúng làm mất nó. Chúng ta rót vào đầu chúng những thứ rác rưởi tới mức mắt chúng dừng việc thấy. Mọi bố mẹ đang cố gắng, mọi xã hội đang cố gắng, mọi nhà thờ đang cố gắng rót vào tâm trí trẻ em những điều ngu xuẩn trước khi nó bắt đầu trở nên nhận biết theo cách riêng của nó; bằng không nó sẽ là người nổi dậy. Cho nên đến lúc bạn ba hay bốn tuổi, nhiều thứ đã bắt đầu được đổ vào trong bạn. Bạn được cho tới nhà thờ, bạn được dạy về tôn giáo - dường như tôn giáo có thể được dạy.

Tôn giáo không thể được dạy, nó chỉ có thể được nhận ra. Bạn có thể nhận ra nó chỉ khi bạn ở trong toán người như Jesus hay Phật. Khi bạn ở trong toán người như Yoka, Lâm Tế, Bồ đề đạt ma, bạn có thể nhận ra nó; nó có tính lây nhiễm. Nhưng nó không thể được dạy. Tôn giáo mà được dạy - nó là rác rưởi. Nhưng chúng ta rất quan tâm tới việc làm cho con cái bạn thành người Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo sớm nhất có thể được.

Trong một thế giới tốt hơn, trong một thế giới nhân bản hơn, ít nhất tới độ tuổi hai mươi mốt, trẻ em không nên bị dạy cho bất kì Ki tô giáo, Hindu giáo, Jaina giáo, Do Thái giáo, không. Mãi cho tới tuổi hai mươi mốt - khi chúng trở nên có năng lực đi bỏ phiếu - chúng nên được bỏ lại cho việc truy tìm theo cách riêng của chúng. Và tôi đảm bảo với bạn, Ki tô giáo, Jaina giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Mô ha mét giáo, sẽ biến mất khỏi thế giới. Cứ để trẻ em cho bản thân chúng cho tới khi chúng hai mươi mốt tuổi và thế rồi thử dạy chúng Ki tô giáo mà xem! Chúng sẽ nêu ra những câu hỏi tới mức ngay cả bạn sẽ bắt đầu hoài nghi liệu Ki tô giáo có bất kì xứng đáng nào không. Nhưng bạn ép buộc lũ trẻ ba tuổi đáng thương... Chúng không thể cưỡng lại được, chúng không thể tự bảo vệ bản thân chúng. Chúng tuỳ thuộc vào bạn để sống còn, cho nên bạn có thể làm bất kì cái gì.

Và đây là tội lớn nhất có thể được làm cho trẻ em. Bố mẹ đã là những kẻ tội phạm trong suốt toàn thể quá khứ, và tội lớn nhất là ở chỗ bạn ước định tâm trí con cái bạn và bạn không cho phép chúng có tự do đi tìm và kiếm và truy tìm cho bản thân chúng. Tất nhiên, bố mẹ đã không làm điều đó một cách có chủ ý; bố mẹ của họ đã ước định họ và họ đơn giản lặp lại một hình mẫu. Và họ tưởng rằng họ đã làm điều đó cho bạn vì cái tốt riêng của bạn. Thực ra, tội lớn nhất đã phạm phải là vì điều tốt riêng của bạn. Bất kì khi nào ai đó nói, "Tôi đang làm nó vì cái tốt riêng của bạn," cảnh giác, vì không ai cần làm bất kì cái gì vì điều tốt riêng của bạn.

Vâng, bố mẹ cần nuôi nấng bạn, cho bạn mặc, hỗ trợ bạn, làm cho bạn mạnh mẽ về thân thể, hỗ trợ bạn trong cuộc truy tìm của bạn, trong việc hỏi của bạn, cho bạn mọi loại hỗ trợ và bảo vệ để cho bạn có thể tự do truy tìm. Toàn thế giới sẽ đầy những người theo thuyết bất khả tri, người điều tra, và điều đó sẽ là việc bắt đầu của tôn giáo thực trên thế gian. Và nó phải xảy ra từ chính thời thơ ấy vì chính việc phí thời gian ngu xuẩn thế để đầu tiên phá huỷ tâm trí bạn, vì thế thì giải ước định cho chúng sẽ là rất vất vả, khó khăn. Chúng bắt đầu chống lại vì thế thì chúng bắt đầu bị đồng nhất với tâm trí riêng của chúng.

Mọi ngày tôi đều nhận được những câu hỏi - câu hỏi khiếm nhã, câu hỏi thù địch - vì bất kì khi nào ai đó cảm thấy bị tổn thương, lập tức tâm trí bị ước định của người đó phản ứng và người đó viết cái gì đó trong giận dữ.

Tôi đang cố giúp bạn là con người riêng của bạn, là tự do, và bạn nổi giận vì bạn không muốn là tự do. Bạn đã trở nên quen là nô lệ. Nhưng bạn không nghĩ điều đó là sự nô lệ; bạn nghĩ nó là tri thức, nó là khôn ngoan. Bạn nghĩ bạn biết Kinh Thánh, bạn biết Gita, bạn biết Koran. Và khi tôi liên tục phá huỷ, phủ định, bạn trở nên sợ. Nếu mọi tri thức của bạn bị lấy đi, cái gì còn lại? Bạn rất sợ hư không - và đó là việc bắt đầu đúng, đó là việc bắt đầu của việc sinh mới.

Mọi người phải lại trở thành hư không, lại là đứa trẻ, lại là hồn nhiên; chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu chân lí.

Trẻ em có năng lực hiểu nó, nhưng chúng không có năng lực hiểu rằng chúng hiểu nó. Với điều đó bạn phải đợi thêm một chút. Nhưng chúng ta có thể chuẩn bị cho trẻ em. Chúng ta có thể dùng năng lực hiểu của chúng để làm cho chúng tự do hơn, để làm cho chúng có tính phiêu lưu hơn, làm cho chúng dũng cảm hơn.

Nếu bạn thực sự yêu con bạn, bạn sẽ giúp chúng đi vào phiêu lưu để cho tự bản thân chúng có thể tìm thấy Thượng đế. Tìm ra chân lí là đẹp; mang chân lí của ai đó khác trên vai bạn là xấu. Nó đơn giản là trọng lượng chết. Nó làm què quặt, nó giết chết; nó đầu độc bạn.

Câu hỏi cuối cùng

Osho ơi, không có câu hỏi nào về điều đó, Sarjano là LSD của tôi: một Don Juan quyến dũ kiểu latinh. Đạo tràng này dường như là môi trường đúng và tôi biết thầy đang hướng dẫn tôi qua cuộc hành trình, nhưng liều đúng là gì để đưa anh ấy vào?

Satya Bharti,

Sarjano là đàn ông của các quí bà, cho nên đừng phí thời gian của bạn vào việc nghĩ về liều đúng để đưa anh ấy vào vì ngày mai anh ấy có thể không sẵn có. Ăn anh ấy một cách toàn bộ nếu bạn có thể đi! Chỉ có một điều bạn phải nhận biết: nếu bạn không thích món spaghetti, thế thì ăn anh ấy sẽ là sự hành hạ - nó sẽ toàn spaghetti thôi!

Kẻ ăn thịt người nói gì sau khi anh ta ăn người Italy? "Thịt có hơi chút nhiều phía mỡ."

Cho nên ăn anh ấy đi khi anh ấy còn sẵn có và đừng phí thời gian và việc nghĩ về tỉ lệ đúng - bao nhiêu thì được và bao nhiêu thì không.

Sarjano giống như gió: hôm nay anh ấy ở đây, ngày mai ở đâu đó khác. Và nhớ hoàn toàn rõ: ăn anh ấy trước khi anh ấy ăn bạn, vì những người Italy này thực sự là những người nguy hiểm!

Mới hôm nọ đã có câu hỏi: "Cái gì là nguy hiểm hơn người Italy?" Tất nhiên, hai người Italy!

Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post