Chương 4. Tôn giáo là việc nở hoa cá nhân

Chương 4. Tôn giáo là việc nở hoa cá nhân

Price:

Read more

Con Đường Của Yêu – Osho

Chương 4. Tôn giáo là việc nở hoa cá nhân

Câu hỏi thứ nhất:

Tại sao thầy nói tới Thượng đế là 'ông'? Cái đây này, sinh lực, tính toàn bộ, cái không thể biết... Vâng, chẳng phải là rõ ràng hơn khi gọi Thượng đế là 'nó' sao? Điều làm tôi khó chịu về từ 'ông' là ở chỗ 'ông' ngụ ý nhân cách, ý chí, thẩm quyền phán xét, và năng lực yêu của tôi bị đủ làm tê liệt không có chướng ngại đó. Vâng, bây giờ tôi thấy rằng câu hỏi là lối vào cho vấn đề của tôi: làm sao tôi có thể tin cậy hay đi tới yêu thẩm quyền của thầy?

Thượng đế là không diễn đạt được trong bất kì lời nào dù bất kì cái gì. Gọi Ngài là 'ông', và từ này không diễn đạt được; gọi ngài là 'bà' và từ này không diễn đạt được; gọi ngài là 'nó', và từ này không diễn đạt được, rất không diễn đạt. Nếu 'ông' nhắc nhở bạn về nhân cách, 'nó' sẽ nhắc nhở bạn về vật.

Nếu 'ông' nhắc nhở bạn về nam, 'bà' sẽ nhắc nhở bạn về nữ - vì mọi lời đều được tạo ra bởi con người cho con người sử dụng, và Thượng đế không phải là sáng tạo của con người. Cho nên bất kì cái gì bạn gọi Ngài để sẽ chỉ là biểu tượng.

Chọn bất kì biểu tượng nào bạn thích đi: nếu bạn cảm thấy thích gọi Ngài là 'nó' thì gọi Ngài là 'nó'. Nhưng nhớ, 'nó' có giới hạn riêng của nó, 'Nó' được dùng cho vật, cho vật chết; và 'nó' có giới hạn khác: nó là rất trung lập. 'Nó' không có tính đáp ứng; nếu bạn nói cái gì đó cho 'nó', sẽ không có đáp ứng, và yêu cần đáp ứng. Bạn có thể nói với tường, nhưng sẽ không có đáp ứng; nó sẽ là độc thoại. Thượng đế được gọi là 'ông' để cho việc nói huyên thuyên của bạn có thể trở thành đối thoại. Bằng không nó sẽ là độc thoại - và điên: cái 'nó' không thể trả lời nó, cái 'nó' không thể có tính đáp ứng, cái 'nó' không thể chăm nom tới bạn. Cái 'nó' là trung lập. Dù bạn có cầu nguyện hay không cũng không tạo ra khác biệt; dù bạn có tôn thờ hay không cũng không tạo ra khác biệt; dù bạn hiện hữu hay không cũng không tạo ra khác biệt - cái 'nó' sẽ rất lạnh lùng. Nếu 'ông' tạo ra bối rối, 'nó' sẽ tạo ra nhiều bối rối hơn, nhắc bạn đấy. Làm sao bạn có thể yêu cái 'nó'? Bạn có thể sở hữu cái 'nó', bạn có thể dùng cái 'nó' - nhưng làm sao bạn có thể yêu 'nó'?

Theo cách đó, 'ông' dường như là tốt nhất, bởi nhiều lí do. Để tôi giải thích điều đó cho bạn. Thứ nhất, nó đem nhân cách cho Thượng đế: Thượng đế trở thành người - sống động, với tim đập, thở, rung động. Bạn có thể gọi Ngài, và bạn có thể tin cậy rằng sẽ có đáp ứng. Bạn có thể nhìn Ngài, bạn có thể cảm Ngài, và bạn có thể tin cậy rằng Ngài cũng sẽ cảm bạn. Nhân cách giúp bạn giao cảm, cầu nguyện, quan hệ. Nếu Thượng đế không có nhân cách nó sẽ là ở bên ngoài bạn thế, nó sẽ không thể quan niệm được. Bạn là người, bạn cần một Thượng đế cũng là người nữa - vì bạn có thể quan hệ chỉ với người. Chừng nào bạn chưa trở thanh người vô nhân, bạn không thể quan hệ với người vô nhân. Tôn giáo đã tồn tại, đặc biệt ở phương đông - Phật giáo, Jaina giáo - không nói về Thượng đế chút nào. Nhưng thế thì họ không thể nói về lời cầu nguyện, và họ không thể nói về yêu. Khoảnh khắc họ bỏ ý tưởng về Thượng đế, về Thượng đế người, về đấng sáng tạo, về ai đó người có thể nhìn vào bạn, cầm tay bạn, ôm bạn; khoảnh khắc họ bỏ ý tưởng về Thượng đế người, họ phải bỏ ý tưởng về lời cầu nguyện như hệ quả, như hệ quả cần thiết. Tôn thờ phải bị bỏ đi, lời cầu nguyện phải bị bỏ đi, hát, múa, phải bị bỏ đi - vì bạn hát cho ai, và bạn múa cho ai? Không có người nào, chỉ mắt lạnh lùng khắp xung quanh.

Và sự tồn tại là bao la thế... Bạn nói, "Tại sao không nói tính đây này?" Làm sao bạn sẽ có quan hệ với tính đây này? Nó sẽ bao la thế; bạn sẽ không có khả năng ôm choàng nó.

Với 'ông', Thượng đế trở thành nhỏ như bạn vậy. Bạn có thể cầm tay Ngài. Bàn tay của cái đây này sao? - điều đó là không thể được. Với 'ông' Ngài trở thành ấm áp; đây này là lạnh lẽo, sự tồn tại là lạnh lẽo. Bạn sẽ đông cứng! Jaina giáo, Phật giáo, đã bỏ ý tưởng về Thượng đế vì những vấn đề này - triết lí, ngữ văn; những vấn đề nảy sinh ra từ ngôn ngữ và văn phạm và logic. Họ đã bỏ ý tưởng này, chính ý tưởng này. Nhưng thế thì lời cầu nguyện biến mất, và Jaina giáo trở thành nghèo vì điều đó… Suy ngẫm còn lại... nỗ lực rất đơn độc.

Bạn có quan sát điều đó không? - bạn có thể suy ngẫm một mình, bạn có thể cầu nguyện cùng nhau. Lời cầu nguyện là giao cảm. Người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Do Thái - họ biết lời cầu nguyện là gì. Jaina giáo và Phật giáo hoàn toàn mất hút dấu vết của lời cầu nguyện. Và lời cầu nguyện có cái đẹp của riêng nó. Thiền nhân dường như bị đóng trong bản thân người đó, người đó không mở. Người đó bị ném về bản thân người đó trong tính một mình sâu. Người đó có thể trở thành im lặng, nhưng người đó không thể trở thành cực lạc.

Cực lạc xảy ra chỉ khi có hai, yêu xảy ra chỉ khi có hai. Khi bạn một mình, bạn có thể im lặng, tĩnh lặng, nhưng bạn không thể đập rộn ràng bởi niềm vui, bạn không thể múa. Người Sufi múa vì họ gọi tới Thượng đế; người đó có thể khẩn cầu Thượng đế theo cách con người. Jaina giáo và Phật giáo trở nên rất nghèo nàn. Và khi Phật giáo lan toả bên ngoài Ấn Độ, nó bắt đầu nói về Phật như Thượng đế - và qua Phật, lời cầu nguyện lại đi vào. Trong Jaina giáo lời cầu nguyện không bao giờ đi vào, và Jaina giáo không bao giờ có thể lan toả được. Nó vẫn còn là một giáo phát rất tí hon, chết. Nó không có tính người.

Đây này, sự tồn tại, tính toàn bộ - những từ lớn lao, nhưng chết. Chúng không đập rộn ràng. Làm sao bạn có quan hệ với tính toàn bộ, nói cho tôi xem nào? Làm sao bạn sẽ gọi tính toàn bộ? Làm sao bạn sẽ kết nối bản thân bạn với tính toàn bộ? Bạn sẽ quá tí hon, và cái bao la của tính toàn bộ là lớn thế, bạn sẽ bị mất hút.

Không, Thượng đế phải được quan niệm theo cách con người. Gọi Ngài là 'ông' là rất có tính người. Vâng, dần dần, khi bạn lại gần Ngài, bạn biết Ngài, bạn thấm đẫm Ngài, một ngày nào đó sẽ không có nhu cầu gọi Ngài là 'ông'. Bạn có thể bỏ điều đó. Một khi mối liên hệ được tạo ra, một khi các biên giới của bạn và của Ngài không còn tách rời, khi các biên giới của của bạn và biên giới của ngài đã được trộn lẫn vào trong một sự tồn tại, thế thì sẽ không có nhu cầu. Bạn có thể đơn giản cúi mình mà thậm chí không dùng một lời. Bạn có thể đơn giản ngồi trong im lặng và lời cầu nguyện sẽ có đó. Bạn sẽ cầu nguyện mà không có bất kì lời cầu nguyện nào. Nhưng đó là phát triển về sau. Lúc bắt đầu, bạn sẽ lúng túng nếu nạn không gọi Ngàu bằng bất kì tên người nào, nếu bạn không làm Ngài thành người.

Bây giờ, có hai khả năng: hoặc bạn gọi Ngài là 'ông', hoặc bạn gọi Ngài là 'bà' - cả hai đã được dùng. Người Sufis gọi Ngài là 'bà': người được yêu, nữ tính. Người Ki tô giáo, người Do Thái, gọi Ngài là 'ông', điều đó ngụ ý bạn không cần đi tìm Ngài; Ngài sẽ tới, Ngài là nam. Và đó là cái đẹp của nó: đàn bà có thể đợi, và người yêu sẽ tới.

Người Do Thái nói: Ông không chỉ đi tìm Thượng đế, Thượng đế đang đi tìm ông. Đó là cái đẹp của đại từ 'ông'. Đây là biểu tượng, có ý nghĩa, có thể có giá trị vô cùng. Người Do Thái nói: Ngài đang đi tìm ông; ông có thể đợi như đàn bà, ông có thể trở thành việc chờ đợi vô cùng, chỉ là việc đợi, chỉ là việc mở, sẵn sàng đón khách. Và khách đang tới, vì nam tới trong việc tìm nữ.

Người Sufi gọi Ngài là 'bà'; thế thì toàn thể cuộc hành trình thay đổi: thế thì bạn phải đi tìm Ngài, thế thì bạn phải tìm ra Ngài. Tất nhiên, cuộc hành trình trở thành khó hơn. Nếu bạn phải đi tìm Thượng đế, việc bạn sẽ thành công sẽ dường như là gần như không thể được. Bạn sẽ tìm Ngài ở đâu? - địa chỉ không được biết tới. Cho dù Ngài tới bên cạnh, bạn sẽ không có khả năng nhận ra Ngài, Ngài sẽ là người lạ thế. Bạn chưa bao giờ thấy Ngài trước đây, cho nên làm sao bạn sẽ quyết định được, 'Vâng, đây là Thượng đế'? Điều đó sẽ là khó. Và bạn sẽ đi đâu? - tới Kasi, tới Mathura, tới Mecca, tới Jerusalem? Bạn sẽ đi đâu? Tới Himalayas? Bạn sẽ đi đâu? Làm sao bạn sẽ đi? Hướng của bạn là gì? Từ chính lúc bắt đầu sẽ có hoang mang.

Đợi là tốt hơn đi tìm Ngài. Tốt hơn cả là chờ đợi, và tin cậy, và cầu nguyện, và để Ngài tới với bạn. Đó là nghĩa của việc gọi Ngài là 'ông' - rằng Ngài có thể tới. Bạn trở thành đàn bà, thế thì Ngài trở thành đàn ông - và trò chơi bắt đầu. Nếu bạn trở thành đàn ông, tất nhiên thế thì đó là trách nhiệm của bạn đi tìm Ngài. Người Sufi đi tới Thượng đế; với người Do Thái, Thượng đế đi tới người đó; với người Hassid, Thượng đế đi tới người đó.

Bây giờ vấn đề dành cho bạn quyết định. Tôi không nói gọi Ngài là 'ông'; điều đó dành cho bạn quyết định. Với tôi dường như 'ông' là kinh tế hơn, láu lỉnh hơn, nhưng nếu bạn thuộc về phong trào giải phóng phụ nữ, bạn có thể gọi Ngài là 'bà'. Nhưng thế thì bạn phải hiểu các hậu quả của nó. Đó không chỉ là vấn đề văn phạm; không chỉ là vấn đề triết lí, ngôn ngữ. Điều đó là đang lấy thái độ nào đó. Bằng việc gọi Ngài là 'ông', bạn tuyên bố bản thân bạn là đàn bà: với điều đó, nó là nỗ lực khác toàn bộ. Bằng việc gọi Ngài là 'bà', bạn gọi bản thân bạn là đàn ông. Đàn ông là năng nổ. Nếu bạn gọi Ngài là 'bà' bạn sẽ trở thành năng nổ, bạn sẽ bắt đầu chinh phục Thượng đế. Thế thì Thượng đế sẽ phải buông xuôi theo bạn. Làm sao bạn có thể buông xuôi theo Thượng đế được? thế thì bạn sẽ là quá nhiều trong tâm trí nam năng nổ.

Nhưng nếu bạn gọi Ngài là 'ông', bạn phải buông xuôi theo Ngài. Ngài phải tới và đánh bại bạn, và làm bạn thắng lợi trong thất bại của bạn. Ngài phải tới và áp đảo bạn, và làm ngập lụt bạn, và phá huỷ bạn, triệt tiêu bạn - và tái tạo bạn.

Cảm giác của tôi vẫn là thế này: gọi Ngài là 'ông'. Bạn sẽ được lợi, bạn sẽ được ban ân huệ.

Và câu hỏi thứ hai cũng có đó trong câu hỏi thứ nhất:

'Vâng, bây giờ tôi thấy rằng câu hỏi là lối vào cho vấn đề của tôi: làm sao tôi có thể tin cậy hay đi tới yêu thẩm quyền của thầy?'

Tôi không có thẩm quyền nào. Bạn không cần tin cậy vào thẩm quyền của tôi. Tôi chỉ là một người, sự hiện diện; tôi không là người thẩm quyền. Tôi không chứng minh bất kì cái gì cho bạn, tôi không tranh cãi vì cái gì đó, tôi không biện hộ bất kì lí thuyết hay triết lí nào, tôi không cố thuyết phục bạn về bất kì cái gì dù đó là bất kì cái gì.

Tôi không có thẩm quyền vì tôi không thuộc vào bất kì truyền thống nào. Chỉ các truyền thống có thể có thẩm quyền. Người Hindu có thẩm quyền - từ Veda, Upanishad, Gita; người Mô ha mét giáo có thẩm quyền từ Koran; người Ki tô giáo có thẩm quyền từ Kinh Thánh, từ giáo hoàng. Thẩm quyền tới từ truyền thống; tôi là phi truyền thống tôi không tuyên bố bất kì truyền thống nào. Tôi không thể nói rằng bất kì cái gì tôi đang nói là đúng vì Veda cũng nói điều đó. Tôi không thể trích dẫn. Tôi không thể nói rằng bất kì cái gì tôi đang nói là đúng, phải là đúng, vì Jesus cũng nói cùng điều, Mohammed cũng nói cùng điều.

Không, tôi không nhận bất kì hỗ trợ nào từ bất kì người nào: bất kì cái gì tôi nói, là tôi nói. Tôi biết nó theo cách đó. Tôi không có thẩm quyền khác hơn bản thân tôi. Tôi là sự hiện diện, là người. Bạn không cần tin cậy vào thẩm quyền của tôi, tôi không phải là chuyên gia... Tôi là người nổi dậy; làm sao tôi có thể có bất kì thẩm quyền nào? Kinh nghiệm riêng của tôi là mọi điều tôi có. Bạn có thể nhìn vào tôi, bạn có thể nhìn vào mắt tôi, bạn có thể cảm tôi, bạn có thể uống tôi, và điều đó sẽ quyết định.

Và đây sẽ không là mối quan hệ giữa người có thẩm quyền và người không có thẩm quyền. Đây sẽ không là mối quan hệ giữa người biết và người dốt; đây sẽ không là quan hệ giữa thầy giáo và học sinh. Không, giáo sư trong đại học có thẩm quyền, và sinh viên phải học từ ông ấy. Ông ấy biết cái gì là đúng và ông ấy biết cái gì là sai, và sinh viên đơn giản phải nhường ông ấy.

Tôi không có thẩm quyền theo bất kì cách nào. Tôi ở đây: tôi là lời tuyên bố, việc khải lộ. Bạn nghe tôi, bạn hấp thu tôi, bạn uống tôi. Nếu chính hương vị này quyết định cái gì đó, điều đó là được; nếu nó không quyết định, thế thì tôi không dành cho bạn, bạn không dành cho tôi. Thế thì nó lời tạm biệt với tôi. Thế thì không có nhu cầu quanh quẩn ở đây; điều đó sẽ là vô tích sự. Nó là chuyện tình. Khi bạn yêu một người bạn không hỏi thẩm quyền. Yêu là điên, nó là dại.

Tôi ở đây chỉ cho những người dũng cảm, người có thể là điên cùng tôi. Tôi tồn tại cho những người lập dị. Tôi tồn tại chỉ cho rất ít người được chọn, người lập dị: những người sẵn sàng đi cùng tôi vào bóng tối; người sẵn sàng đi cùng tôi và mạo hiểm. Và tôi không hứa với bạn bất kì cái gì.

Tôi không thể hứa được, trong chính bản chất của mọi sự. Chân lí không thể được hứa hẹn, bạn phải cảm nó. Nhớ, thẩm quyền hấp dẫn cái đầu, lí trí. Tôi không hấp dẫn lí trí, hấp dẫn của tôi là trái tim. Tim không bận tâm về thẩm quyền. Khi bạn rơi vào yêu người đàn bà, bạn có hỏi thẩm quyền không? Cô ấy có bất kì thẩm quyền nào từ Cleopatra rằng cô ấy là đẹp không? Bạn có hỏi chứng chỉ không? - cô ấy có được xác nhận bởi các chuyên gia rằng cô ấy thực sự đẹp không? Bạn có đem cô ấy tới bác sĩ để khám cô ấy, tới các triết gia thẩm mĩ để quyết định liệu cô ấy là thực sự đẹp không? Không, cho dù toàn thế giới nói rằng cô ấy đẹp, bạn nói, 'Tôi không quan tâm.

Tôi yêu cô ấy, và tôi biết rằng cô ấy đẹp.' Cô ấy đẹp vì bạn yêu, không thì không có vậy. Bạn không yêu cô ấy vì cô ấy đẹp; cô ấy trở nên đẹp vì bạn yêu cô ấy.

Tôi trở thành thẩm quyền từ bạn yêu tôi, bằng không thì không đâu. Bếu bạn hỏi về thẩm quyền, thế thì bạn sẽ không bao giờ yêu hổi. Thế thì tốt hơn cả là chúng ta rời khỏi nhau, càng sớm càng tốt. Tôi sẽ không tạo ra bất kì thẩm quyền nào; tôi không có. Bạn phải nhìn vào trong bản thân người đó. Bạn phải nhìn vào tôi, bất kì sự hiện diện nào, bạn phải cảm thấy nó một cách thân thiết.

Đó là lí do tại sao tôi nói rằng dũng cảm được cần, và chỉ dũng cảm có thể yêu. Yêu là dũng cảm lớn nhất trên thế giới - vì nó không thể phụ thuộc vào bất kì cái gì khác, nó phải phụ thuộc chỉ vào linh cảm, nó phải phụ thuộc vào trực giác; nó không thể phụ thuộc vào trí tuệ. Không có bằng chứng. Yêu không đòi hỏi bằng chứng khác, và yêu không thể tạo ra bất kì bằng chứng nào.

Người Do Thái phải bác bỏ Jesus. Tại sao? - vì ông ấy không thể tạo ra được thẩm quyền. 'Nhưng thẩm quyền nào?' họ đã hỏi đi hỏi lại - 'Nhưng ông nói từ thẩm quyền nào? Ai đã cho ông thẩm quyền để nói?' Ai có thể trao thẩm quyền cho Jesus? Và bất kì cái gì ông ấy đã nói đều ngớ ngẩn. Ông ấy đã nói, 'Thẩm quyền sao? Trước khi có Abraham, có ta.' Bây giờ, Abraham là nhà tiên tri được kính trọng nhất của người Do Thái. Và Jesus nói: Trước khi có Abraham, có ta. Ngay cả Abraham cũng không thể làm cho ta thành có thẩm quyền. Ta không đi theo Abraham, ta đã đi trước ông ấy.

Bây giờ điều này là ngớ ngẩn, vì kẽ hở thời gian là bao la thế; Abraham đã ở trước hàng nghìn năm. Và Jesus nói: Trước khi có Abraham, đã từng trước, có ta. Sự tồn tại của ta đi trước sự tồn tại của Abraham. Ai có thể cho ta thẩm quyền? Và ông ấy là đúng, vì cội nguồn mà ông ấy đã chạm tới là trong bản thân ông ấy, nó là nội bộ. Cội nguồn ông ấy đã chạm tới trong bản thân ông ấy không cần thẩm quyền để chứng minh nó. Ngược lại: Jesus trở thành bằng chứng rằng Abraham đã là đúng. Điều này là hết sức phi lí.

Đó là điều tôi đang nói: tôi là bằng chứng rằng Krishna đã là đúng; tôi là bằng chứng rằng Phật đã là đúng; tôi là bằng chứng rằng Jesus đã là đúng, bằng không thì không đâu.

Cho nên tôi không có thẩm quyền. Tôi ở đây - nhận điều đó hay rời khỏi điều đó.

Câu hỏi thứ hai:

Cái hiểu của tôi là ở chỗ tri thức là việc hiểu.

Trí huệ của hiền nhân là trí huệ của các thời đại.

Xin thầy đưa tôi tới trí huệ.

Trong một câu hỏi có ba câu hỏi. Thứ nhất: Cái hiểu của tôi là ở chỗ tri thức là việc hiểu. Không, thưa ngài. Tri thức không bao giờ là việc hiểu. Tri thức là lừa dối của việc hiểu. Tri thức là đồng tiền giả, cái thay thế; nó không là việc hiểu. Tri thức được vay mượn, việc hiểu không bao giờ được vay mượn. Việc hiểu là của bạn, tri thức bao giờ cũng của người khác. Việc hiểu nảy sinh từ nhận biết của bạn, tri thức nảy sinh từ việc học của bạn. Và quá trình này là khác nhau toàn bộ, đối lập đối xứng. Nếu bạn muốn hiểu bạn sẽ phải dỡ bỏ mọi điều bạn đã học. Tri thức vận hành như rào chắn, tri thức phải bị bỏ đi. Cái biết phải dừng cho cái không biết hiện hữu.

Việc hiểu là về cái không biết, tri thức là về cái biết. Tri thức là kí ức của bạn, việc hiểu là chính con người bạn. Tri thức là ánh sáng được vay mượn. Tri thức giống như mặt trăng, việc hiểu giống như mặt trời. Trăng sống theo ánh sáng được vay mượn; nó phản xạ tia sáng mặt trời, nó không có ánh sáng của riêng nó. Mặt trời có ánh sáng của riêng nó.

Bạn nói, 'Cái hiểu của tôi là ở chỗ tri thức là việc hiểu.' Thế thì bạn đã hiểu lầm rồi, thưa ngài.

Thứ hai: Trí huệ của hiền nhân là trí huệ của các thời đại. Không, không chút nào. Trí huệ của hiền nhân không có quan hệ với thời gian. Nó không là trí huệ của các thời đại. Điều đó là điều khác toàn bộ. Trí huệ của hiền nhân không là gì ngoài tri thức tập thể, kinh nghiệm tập thể của nhân loại. Mọi người đã sống, mọi người đã trải nghiệm; dần dần, họ liên tục suy diễn ra tri thức nào đó từ kinh nghiệm của họ.

Đám đông... trí huệ của các thời đại tới qua đám đông. Nó là sản phẩm đám đông: nó tới từ thời gian, từ kinh nghiệm. Và trí huệ của hiền nhân không bao giờ tới từ thời gian, nó tới từ vô thời gian. Khi người ra đi ra ngoài thời gian, thế thì người ta trở thành trí huệ. Khi người ta chuyển vào trong thời gian, người ta trở thành am hiểu. Người già là am hiểu; người già không nhất thiết trí huệ, nhớ lấy. Người già không nhất thiết trí huệ và người trí huệ không nhất thiết già.

Shankaracharya đã rất trẻ; khi ông ấy ba mươi ba ông ấy chết. Nhưng ông ấy đã cực kì trí huệ. Phật đã gần bốn mươi khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Mohammed gần bốn mươi khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Họ đã đối diện với những người già hơn bản thân họ; đó là một trong các xung đột. Khi Phật đi tới bố riêng của ông ấy, tất nhiên, bố là bố. Và như mọi bố đều vậy, người bố cười vào cái ngu xuẩn này. Ông ta nói. 'Cái gì? Con muốn dạy ta sao? Con là con trai ta. Ta già hơn con, ta là bố của con. Ta đã biết thế giới, ta đã biết cuộc sống - khổ của nó, phúc lành của nó. Chắc chắn ta biết nhiều hơn con biết!' Và Phật nói, 'Điều đó là đúng, thưa bố. Bố biết nhiều hơn khi có liên quan tới tri thức, kí ức của bố là lớn hơn kí ức của ta nhiều. Nhưng ta đã không mang tri thức tới bố. Ta đã mang cái gì đó mới toàn bộ và ánh sáng bên trong đã nảy sinh trong ta, ngọn lửa. Và ta thấy bố đang sống trong bóng tối.' Người bố cảm thấy bị tổn thương. Bản ngã của ông ấy bị tổn thương, ông ấy giận.

Chắc chắn, Jesus đã là rất trẻ. Và nếu các giáo sĩ già đã không sẵn lòng nghe ông ấy, điều đó dường như tuyệt đối là được. Tại sao họ phải nghe một thanh niên, người đã không biết thế giới, người còn chưa sống? Jesus mới ba mươi ba tuổi khi ông ấy bị đóng đinh. Ông ấy đã bắt đầu thuyết giảng khi ông ấy ba mươi tuổi - rất trẻ - và bất thần. Mọi người đã biết ông ấy làm việc trong xưởng mộc của bố ông ấy, chặt gỗ, đánh bóng gỗ. Ông ấy đã là con trai của thợ mộc. Không ai đã bao giờ mơ rằng cậu bé này đột nhiên trở thành người trí huệ. Một hôm ông ấy đã tuyên bố rằng ông ấy là Chúa cứu thế, rằng ông ấy là con trai của Thượng đế. Chắc chắn, làm sao mọi người có thể tin vàp điều đó được? Họ đã biết ông ấy như thợ mộc; ông ấy đã làm đồ đạc cho họ, và ông ấy đã làm những việc bình thường trong thị trấn - và đột nhiên ông ấy đã tuyên bố sao? 'Ông ta phải đã phát điên.'

Nhớ, bao giờ trí huệ cũng bị đóng đinh trên cây chữ thập, vì người am hiểu không thể dung thứ được điều đó. Điều đó xúc phạm, nó có tính sỉ nhục.

Trí huệ bao giờ cũng là vô thời gian; nó chẳng liên quan gì với kinh nghiệm sống của bạn. Và điều bạn gọi là 'trí huệ của các thời đại' là khác toàn bộ - nó là sản phẩm của đám đông. Mọi người đã sống trên trái đất này lâu thế, và họ đã trải nghiệm nhiều điều, và tất nhiên họ đã suy diễn, họ đã đi tới những kết luận nào đó. Trí huệ không phải là kết luận. Nó không là từ kinh nghiệm; trí huệ là việc chiếu sáng, trí huệ là khải lộ. Nó là bất thần, như chớp loé. Nó không được chứng minh, nó không thể được chứng minh. Trong chính bản chất của chân lí của nó, nó không thể được chứng minh. Bạn phải rơi vào yêu với nó hay không. Nó là bất thần thế và không liên quan gì tới những tình huống cuộc sống và kinh nghiệm của bạn - làm sao nó có thể được chứng minh? Jesus có thể cho bạn bằng chứng nào? Ông ấy đã cho cuộc sống riêng của ông ấy, nhưng ông ấy không thể cho bất kì bằng chứng nào.

Bạn có nhớ không? Điều cuối cùng ông ấy được hỏi trước khi bị đóng đinh: Pilate, thống đốc La Mã, Pontius Pilate đã hỏi ông ấy, 'Chân lí là gì?' Và Jesus vẫn còn im lặng. Ông ấy nhìn vào mắt của thống đốc nhưng ông ấy đã không nói một lời. Tại sao Jesus vẫn còn im lặng? Ông ấy đang phải nói cái gì đó... nhưng chân lí không thể được nói. Và điều ngu xuẩn là hỏi một người như Jesus, 'Chân lí là gì?' Jesus không phải là bác học; ông ấy không là giáo sư, ông ấy không là triết gia. Ông ấy sẽ không cho lí thuyết về chân lí, bản thân ông ấy là chân lí. Ông ấy đứng đó tuyệt đối trong im lặng; ông ấy đã làm cho bản thân ông ấy thành sẵn có, ông ấy đã làm cho sự hiện diện của ông ấy thành sẵn có.

Nhưng Pilate đã không thể hiểu được điều đó; ông ta đã không thể thấy được chân lí. Ông ta đã khao khát về vài lời, rằng người này chắc sẽ nói vài lời. Và người này đã không nói một điều gì - và vậy mà người này đã khẳng định mọi thứ mà có thể được nói về chân lí. Ông ấy đã làm lộ ra bản thân ông ấy: ông ấy ở đó, sự hiện diện của ông ấy đã ở đó, rung động của ông ấy đã ở đó. Nếu Pilate mà có chút ít cảm nhận, ông ta chắc đã biết chân lí là gì.

Chân lí không là từ kinh nghiệm của các thời đại; chân lí không là kinh nghiệm chút nào. Khi mọi kinh nghiệm biến mất, và chỉ người trải nghiệm được bỏ lại trong tâm thức thuần khiết... Tâm thức không nội dung là điều chân lí là gì. Nó không phải là kinh nghiệm; không phải là bạn trải nghiệm cái gì đó. Không, không cái gì còn lại để trải nghiệm, không cái gì dù là bất kì cái gì - chỉ bầu trời thuần khiết, không đối thể, duy nhất tính chủ thể, đập cùng tính toàn bộ, nhảy múa; chỉ tính chủ thể, chỉ tâm thức thuần khiết mà không có bất kì nội dung nào. Nó không phải là kinh nghiệm.

Để tôi nói với bạn theo cách này: Thượng đế không phải là kinh nghiệm, nó ở bên ngoài kinh nghiệm. Thế giới là kinh nghiệm, Thượng đế không là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là có thể chỉ trong nhị nguyên. Khi tôi tách rời khỏi bạn tôi có thể trải nghiệm bạn. Khi tôi là một với bạn, làm sao tôi có thể trải nghiệm bạn? Làm sao tôi sẽ phân chia người trải nghiệm và kinh nghiệm, người biết và cái được biết, người thấy và cái được thấy? Không, điều đó là không thể được. Chủ thế và đối thể đã mất biên giới của chúng; chúng đã trở thành một - bây giờ ai là người biết và ai là cái được biết?

Trí huệ là việc loé sáng đó nơi cái biết và người biết trở thành một, khi người thấy và cái được thấy trở thành một, khi mọi nhị nguyên biến mất và chỉ một còn lại, duy nhất một. Trong trải nghiệm người khác được cần; trải nghiệm dựa trên người khác, hướng tới người khác.

Bạn nói, 'Trí huệ của hiền nhân là trí huệ của các thời đại.' Nó không phải vậy. Trí huệ của hiền nhân là vô thời gian: nó ở bên ngoài kinh nghiệm, nó là siêu việt; và trí huệ của thời đại là trần tục, theo thời gian, dựa trong kinh nghiệm.

Và thứ ba: Xin thầy đưa tôi tới trí huệ. Điều đó là không thể được. Nếu ai đó khác đưa bạn đi, nó sẽ là tri thức. Lần nữa bạn sẽ bị sập bẫy trong tri thức. Không ai có thể đưa bạn vào trí huệ - vì người khác sẽ là nguyên nhân của tri thức. Duy nhất bạn có thể là nguyên nhân của trí huệ riêng của bạn. Bạn có thể hỏi, 'Thầy đang làm gì ở đây?' Tôi không đưa bạn vào trí huệ. Tôi chỉ có thể làm một điều, điều phủ định: Tôi đang cố phá huỷ tri thức của bạn. Tôi đơn giản loại bỏ cản trở, rào chắn; tôi đơn giản loại bỏ đá trên con đường của bạn, có vậy thôi. Và đá là tri thức. Một khi đá đó bị loại bỏ bạn sẽ bắt đầu tuôn chảy. Đài phun nước có đó, bị chắn bởi đá.

Trí huệ của bạn là cùng với bạn; nó là sinh lực của bạn, nó là tính sống của bạn, nó là tinh thần hăng hái của bạn. Nó có đó. Một khi bạn trở nên đủ bạo dạn bỏ tri thức, một khi bạn trở nên đủ bạo dạn để là hồn nhiên, đủ bạo dạn để là dốt nát; một khi bạn có thể nói 'Tôi không biết'; một khi bạn đã thu lấy dũng cảm đó để tuyên bố, 'Tôi không biết, và mọi điều tôi biết chỉ là ảo vọng, mọi tri thức của tôi đều được vay mượn, hư huyễn, trống rỗng' - khoảnh khắc bạn bỏ tri thức của bạn, trí huệ nảy sinh.

Tôi không thể đưa bạn tới trí huệ được. Trí huệ sẽ nảy sinh trong bạn, nó sẽ trào lên trong con người bạn. Chỉ bỏ tảng đá bạn đang mang - và tảng đá đó là tri thức.

Và nếu bạn nghĩ rằng tri thức là việc hiểu, thế thì làm sao bạn sẽ bỏ được tảng đá? Thế thì bạn sẽ bảo vệ nó. Nếu bạn nghĩ tri thức là trí huệ, thế thì tất nhiên với bạn tôi sẽ có vẻ là kẻ thù, người đang cố lấy trí huệ của bạn.

Thầy chỉ có thể có tính phủ định; Thầy không thể cho bạn bất kì cái gì khẳng định. Và tránh bất kì người nào nói với bạn rằng người đó đang cho bạn cái gì đó khẳng định. Tránh ra... Thầy chỉ giúp loại bỏ rào chắn, Thầy là qua phủ định - via negative; thầy là con đường của phủ định. Thầy đơn giản lấy đi: thầy nói, 'Cái này là không thực, Cái này là không thực, Cái này là không thực' - thầy liên tục loại bỏ. Một ngày nào đó đột nhiên thầy đã lấy đi mọi cột chống khỏi bạn: bạn sụp đổ, bạn sụp đổ trong trí huệ. Một ngày nào đó đột nhiên, khi mọi khả năng chịu đựng của bạn đã bị lấy đi, cái gì đó nảy sinh trong bạn, bật ra trong bạn - như chớp loé. Đó là điều trí huệ là gì: nó là bản chất bên trong nhất của bạn. Nó không thể được trao cho bạn.

Có ba kiểu thầy giáo trên thế giới: một kiểu tôi gọi là lôi cuốn, kiểu khác tôi gọi là phương pháp, và kiểu thứ ba tôi gọi là tự nhiên. Ba phân chia này cũng là những phân chia của nhà trị liệu nữa; có ba kiểu nhà trị liệu: lôi cuốn, phương pháp, tự nhiên. Phân chia này phải được hiểu.

'Charisma-lôi cuốn' bắt nguồn từ từ Hi Lạp có nghĩa tinh thần, đầy tinh thần. Người lãnh đạo lôi cuốn là đầy tinh thần tới mức nếu bạn đi tới người đó, bạn sẽ trở thành nô lệ. Người đó đầy tinh thần thế, người đó sẽ áp đảo bạn; người đó sẽ không bận tâm về bạn; người đó sẽ trở thành người lãnh đạo.

Tôi không là người lãnh đạo, tôi không là Thầy lôi cuốn, thầy giáo lôi cuốn, vì thầy giáo lôi cuốn là nguy hiểm: ông ấy giết bạn, bạn bị làm thành vô hiệu, con người bạn bị xoá đi. Ở dưới hướng dẫn của người lôi cuốn là giống như cố mọc lên dưới cây lớn - không thể được. Điều đó là không thể được. Bạn có thể nghĩ cây được bảo vệ nhưng mọc dưới cây lớn là điều không thể được.

Bạn thấy cây sồi lớn không? Hàng nghìn hạt sồi rơi dưới cây sồi và chết. Chúng không bao giờ mọc lên, chúng không thể mọc được. Chúng có thể bị lừa vì chúng sẽ ở dưới cây mẹ và sẽ có bảo vệ - nhưng bảo vệ là độc. Hạt sồi phải đi xa xôi, phải là độc lập; chỉ thế thì nó mới có thể trở thành cây. Bằng không nó sẽ không bao giờ trở thành cây.

Người lôi cuốn là nguy hiểm, và mọi người bị hút rất mạnh tới người lôi cuốn. Người lôi cuốn không bao giờ là Thầy thực; người đó trở thành người trông coi nô lệ. Người lôi cuốn nhiều tính chính trị hơn người tôn giáo. Adolf Hitler có tính lôi cuốn, Mussolini có tính lôi cuốn. Những người lãnh đạo có tính lôi cuốn: họ phải lãnh đạo mọi người, họ phải làm mọi người thành nô lệ, họ phải chi phối và độc tài.

Kiểu thứ hai của thầy giáo-Thầy-người lãnh đạo là có tính phương pháp. Người đó dùng phương pháp, không dùng tinh thần. Người đó sẽ không áp đảo bạn bằng tinh thần của người đó, người đó sẽ đơn giản cho bạn phương pháp - tốt hơn kiểu thứ nhất, vì người đó sẽ không bao giờ làm bạn thành nô lệ.

Từ 'method-phương pháp' lại bắt nguồn từ gốc Hi Lạp có nghĩa 'đi theo'. Kiểu thứ hai của người lãnh đạo-Thầy-thầy giáo sẽ đi theo đệ tử; người đó sẽ cho phương pháp. Người đó sẽ không bao giờ lãnh đạo bạn, người đó sẽ đi theo bạn. Kiểu thứ hai của người trị liệu sẽ đi theo bệnh nhân: người đó sẽ lắng nghe bệnh nhân, người đó sẽ cố tìm ra nhu cầu của bệnh nhân là gì; người đó sẽ lắng nghe học sinh, nghe đệ tử. Người đó sẽ nhìn bạn, và người đó sẽ giúp bạn từ đằng sau. Người đó sẽ không bao giờ ở trước bạn; người đó sẽ đẩy thay vì kéo bạn.

Người đó sẽ không lái bạn, người đó sẽ đơn giản thuyết phục bạn.

Kiểu thứ hai là tốt hơn. Tất nhiên, nhiều người bị hấp dẫn tới kiểu thứ nhất và rất ít ngườu bị hấp dẫn tới kiểu thứ hai.

Kiểu thứ ba Thầy tự nhiên, người chữa lành tự nhiên: người đó không bao giờ lãnh đạo bạn, người đó không bao giờ đi theo bạn, người đó đi cùng bạn. Người đó đơn giản cầm tay bạn; người đó là bạn. Phật đã nói, 'Lần tới khi ta sẽ tới, tên ta sẽ là Maitreya, 'bạn'.' Và điều đó rất có ý nghĩa.

Phật nói rằng trong đời ông ấy như Phật Gautam, ông ấy đã quá lôi cuốn - đầy sức mạnh, năng lượng, elan, tinh thần, tới mức ông ấy đã áp đảo mọi người. Mahavira nhiều tính phương pháp hơn. Và Phật nói, 'Lần tới khi ta tới, tên ta sẽ là Maitreya.' 'Maitreya' nghĩa là người bạn. Một cách rất biểu tượng ông ấy nói, 'Lần tới, ta sẽ đi cùng các ông. Ta sẽ là người bạn. Ta sẽ không lãnh đạo trước các ông, ta sẽ không đẩy các ông từ đằng sau, ta sẽ chỉ cầm tay các ông như người bạn.' Điều này là tự nhiên, điều này là tốt nhất. Và điều này là khó tìm thấy nhất - vì bạn hấp dẫn, bạn cảm thấy bị hấp dẫn hướng tới người lôi cuốn, người kì diệu, hay bạn trở nên bị hấp dẫn hướng tới người có phương pháp.

Tự nhiên là tốt nhất nhưng ít hấp dẫn nhất. Người đó rất đơn giản và bình thường. Người đó không có lôi cuốn, người đó không làm sững sờ bạn. Và người đó không rất có tính phương pháp, người đó không rất có tính công nghệ, người đó không rất khoa học; người đó nhiều tính thơ ca, người đó nhiều hỗn độn hơn. Người đó là tự nhiên hơn, hỗn độn như tự nhiên vậy.

Tôi là người tự nhiên. Tôi không có lôi cuốn, và tôi không tin vào lôi cuốn. Tôi không tin vào phương pháp - cho dù tôi dùng chúng, tôi không tin vào chúng.

Tôi là người tự nhiên, rất bình thường. Tôi có thể bị mất hút trong đám đông và bạn sẽ không có khả năng tìm thấy tôi. Cho nên tôi không lãnh đạo bạn, tôi đi cùng bạn. Tôi có thể cầm tay bạn, tôi có thể là bạn của bạn.

Câu hỏi thứ ba:

Triết học của Karl Marx chủ trương xã hội phi giai cấp và xã hội phi nhà nước. Ông ấy có chủ trương xã hội tôn giáo một cách gián tiếp không?

Trực tiếp hay gián tiếp, ông ấy không đề xuất bất kì xã hội tôn giáo nào. Và cách ông ấy đề xuất là ông ấy sẽ mang tới xã hội phi giai cấp này và xã hội phi nhà nước này, thực sự là ngớ ngẩn. Ông ấy đề xuất qua bản thân nhà nước. Ông ấy nói, 'Đầu tiên nhà nước phải trở thành rất chi phối - chuyên chính vô sản - và thế rồi một ngày nào đó, khi chuyên chính vô sản đã thành công, thế thì nó sẽ tự khô héo đi.' Điều đó là vô nghĩa.

Không ai đã bao giờ muốn bỏ quyền lực. Một khi nó có đó trong tay bạn, không ai muốn bỏ nó. Nhà nước sẽ trở nên ngày càng mạnh hơn. Xã hội có thể biến mất, nhưng nhà nước sẽ không biến mất. Đó là điều đã xảy ra ở Nga, đó là điều đang xảy ra ở Trung Quốc. Mọi dự báo của Marx đều đã chứng tỏ là sai.

Qua độc tài, không xã hội nào có thể đi tới điểm mà nhà nước biến mất: nhà nước sẽ trở nên ngày càng mạnh hơn. Và những người sẽ kiểm soát nhà nước, họ sẽ không bao giờ thích, họ đã không bao giờ thích... ai thích mất quyền lực của mình? Quyền lực làm biến chất, và biến chất tuyệt đối.

Karl Marx không có hiểu biết về tâm lí con người, về tâm trí con người. Ông ấy đã quen biết với cấu trúc xã hội, với cấu trúc kinh tế của xã hội, nhưng ông ấy đã hoàn toàn vô nhận biết về cấu trúc con người, về linh hồn - và điều đó là quan trọng hơn, vì chung cuộc điều đó là nhân tố quyết định. Ông ấy đã không nhận biết rằng Stalin sẽ được sinh ra; ông ấy đã không nhận biết rằng Mao sẽ được sinh ra. Thực ra, ông ấy đã nghĩ Mĩ chắc sẽ trở thành nước cộng sản đầu tiên, và ông ấy đã sai. Ông ấy đã nghĩ rằng chính xã hội sung túc, xã hội tư bản, sẽ trở thành cộng sản đầu tiên, vì ông ấy nghĩ rằng trong xã hội tư bản sự khác biệt giữa người nghèo và người giầu sẽ là quá lớn, và người nghèo sẽ nổi dậy.

Nhưng chính điều ngược lại đã xảy ra - hai nước rất nghèo đã trở thành nước cộng sản; Nga và Trung Quốc, cả hai đều rất nghèo. Ông ấy đã thậm chí không thể hình dung được nước Nga đã bao giờ trở thành nước cộng sản. Tại sao không phải là Mĩ?

Thực ra, quá trình này đã là khác toàn bộ. Khác biệt giữa người nghèo và người giầu đã không tăng lên. Thực ra, họ đã lại gần hơn: người nghèo đã trở nên ngày càng giầu hơn ở Mĩ. Khác biệt này tồn tại, nhưng khác biệt này là ít hơn trước đã từng có. Và xã hội Mĩ liên tục tiến bộ, một ngày nào đó Mĩ sẽ trở thành xã hội phi giai cấp đầu tiên có thể có.

Và khác biệt này đang biến mất một cách tự nhiên: sung túc tăng lên, giầu có tăng lên. Bạn tham thế về giầu có vì họ sợ thế. Khi mọi thứ là quá nhiều ở đó, ai bận tâm tích trữ? Để làm gì? Bạn không tích trữ không khí, bạn không tích trữ nước. Nếu mọi thứ khác trở thành sẵn có thể, việc tích trữ sẽ biến mất. Đó là tiến trình tự nhiên duy nhất.

Chủ nghĩa cộng sản rồi sẽ chết yểu; nó là phi tự nhiên. Chủ nghĩa tư bản là tự nhiên. Và chủ nghĩa tư bản sẽ biến mất một cách tự nhiên - và điều đó sẽ là cái chết tự nhiên, như con người chết trên giường chết, từ từ, từ từ, từ từ. Nó sẽ không là ngẫu nhiên. Thanh niên chết bất thần vì đau tim hay tai nạn xe hơi... Một cách tự nhiên chết là tốt, vì từ chết tự nhiên, sống được sinh ra.

Tôi không thiên về Karl Marx. Và, thực ra, bản thân ông ấy không phải là người vô sản. Bản thân ông ấy đã rất giầu. Thực ra, nghĩ về chủ nghĩa cộng sản người ta cần rất giầu. Ông ấy vẫn còn ở trong Thư viện Anh cả đời ông ấy, ngồi, chẳng làm gì, chỉ đọc sách.

Tôi đã nghe một giai thoại:

Trong cõi trời cộng sản, người tương đương với thánh Peter chặn một người xin vào ở cổng và hỏi, 'Ông có tư cách gì mà vào đây?'

'Thế này,' người này nói, 'trên trái đất bố tôi đã là nhà công nghiệp giầu có. Mẹ tôi xuất thân từ một gia đình thương nhân hạng trung. Tôi sao? Tôi đã là nhà văn thành công, và chung cuộc, sau khi thừa kế số tiền lớn, tôi đã cưới một nữ nam tước.'

Người gác cổng nghẹn thở với cơn thịnh nộ tới lúc này. 'Và những điều đó là lời của ông để vào thiên đường cộng sản sao?' ông ta nói líu lưỡi.

Một cách nhu mì người xin vào nói thêm một câu nữa. 'Tôi nghĩ tên tôi có thể giúp được tôi,' ông ta thì thào. 'Đó là Karl Marx.'

Marx không phải là người nghèo. Ngay cả để mơ về chủ nghĩa cộng sản, ngay cả để mơ về cõi không tưởng, người ta cần là người giầu. Chủ nghĩa cộng sản là sản phẩm phụ không phải của suy nghĩ của người vô sản mà của người tầng lớp trung lưu. Người tầng lớp trung lưu là người bị thất vọng nhất thế giới. Người nghèo không thất vọng; người đó nghèo và được lắng đọng. Và người giầu không thất vọng; người đó giầu và được lắng đọng. Người trung lưu rất thất vọng: người đó muốn là giầu, và người đó hi vọng người đó có thể giầu, và người đó cảm thấy nghèo như cái bóng đi theo mình. Người đó ở trong quên lãng.

Người tầng lớp trung lưu là người nguy hiểm nhất. Người đó là cả nghèo và giầu, và người đó không muốn nghèo và người đó muốn giầu. Nếu người đó không thể giầu thế thì người đó muốn phá huỷ toàn thể xã hội. Người đó muốn không ai là giầu.

Và phép màu đang xảy ra ở Mĩ: người giầu đang biến mất và người nghèo đang biến mất, và tầng lớp trung lưu đang trở nên ngày một lớn hơn. Chính cái đối lập đã là ý tưởng của Marx: ông ấy đã nghĩ rằng người giầu sẽ trở nên giầu hơn và người nghèo sẽ trở nên nghèo hơn, và dần dần tầng lớp trung lưu sẽ bị chia thành hai phần: những người đã giầu sẽ chuyển thành người giầu, và những người đã nghèo sẽ rơi xuống trong nghèo nàn, và xã hội sẽ tuyệt đối bị chia thành hai - người nghèo và người giầu - và điều không tránh khỏi sẽ là khoảnh khắc của cách mạng. Điều này đã không xảy ra, điều này không xảy ra.

Chính điều ngược lại đang xảy ra: giai cấp trung lưu đang trở nên ngày càng lớn hơn. Người giầu là một cực đoan của tầng lớp trung lưu bây giờ. Tầng lớp trung lưu là giai cấp duy nhất bây giờ. Và tầng lớp trung lưu này sẽ trở thành xã hội phi giai cấp sớm hay muộn. Xã hội phi giai cấp sẽ tới, nhưng không qua Marx - nó sẽ đi tới qua quá trình tự nhiên toàn bộ của chủ nghĩa tư bản, không qua chủ nghĩa cộng sản.

Và Marx chắc chắn không phải là người tôn giáo chút nào; ông ấy đã chống lại tôn giáo. Ông ấy đã không thực sự quen thuộc với tôn giáo. Mọi điều ông ấy biết đã là Do Thái giáo và Ki tô giáo. Ông ấy là người Do Thái, Freud là người Do Thái, Einstein là người Do Thái - cái tên lớn của thế giới hiện đại toàn là người Do Thái. Người Do Thái đã khổ nhiều thế; họ rất giận. Và giận của họ tới trong nhiều quần áo thế. Giận của Marx về chống lại xã hội thực ra là giận của người Do Thái chống lại thế giới phi Do Thái. Và ông ấy chỉ biết Do Thái giáo và Ki tô giáo, là những tôn giáo không rất phát triển. Giá mà ông ấy biết bất kì cái gì về Phật giáo hay Patanjali hay Upanishads, ý tưởng của ông ấy chắc đã là khác rồi. Nhưng ông ấy đã không nhận biết, và ông ấy thực ra đã không cố trở nên nhận biết. Hiểu biết tôn giáo của ông ấy là rất nghèo nàn; ông ấy là nhà kinh tế.

Tôn giáo chẳng liên quan gì tới xã hội; đó là lí do tại sao ông ấy đã chống lại tôn giáo. Tôn giáo có tính cá nhân, và ông ấy là người xã hội thượng hạng. Đó là lí do tại sao ông ấy đã nói, 'Tôn giáo là thuốc phiện cho đám đông.' Tôn giáo là tính cá nhân vì tôn giáo tin vào tự do cá nhân. Và việc nở hoa của điều tối thượng sẽ là có tính cá nhân, không phải tính xã hội. Bạn không bao giờ nghe nói về xã hội trở thành có tính tôn giáo, chỉ các cá nhân mới trở thành - một Phật ở đây, một Jesus ở kia, một Moses ở đâu đó khác - chỉ các cá nhân đã trở thành có tính tôn giáo.

Xã hội không bao giờ có thể trở thành có tính tôn giáo, vì tâm trí số đông không thể đi tới việc nở hoa đó. Có tính tôn giáo là sự trưởng thành vô cùng. Nó là việc mở ra tiềm năng tối thượng của bạn; nó không thể là của số đông. Bạn đừng nghĩ rằng một ngày nào đó số đông sẽ trở thành các hoạ sĩ lớn như Picasso hay Leonardo da Vinci. Bạn đừng nghĩ rằng một ngày nào đó số đông sẽ trở thành các nhạc sĩ lớn như Beethoven, Mozart hay Wagner. Bạn đừng nghĩ rằng số đông một ngày nào đó sẽ trở thành các nhà toán học lớn như Einstein, Planck, Eddington. Không, bạn đừng nghĩ theo cách đó. Thế thì tại sao bạn nghĩ Jesus, Moses, Mahavir, Mohammed? Điều đó là không thể được.

Số đông sống theo cách rất tối tăm; nó sống trong rừng rậm. Chỉ rất ít người thoát khỏi rừng rậm và đi vào rừng, và chỉ rất ít trong những người đó, người đi vào rừng, mới đi vào vườn. Nhiều người hơn trở nên bị quá gắn bó với rừng và họ vẫn còn ở đó. Để nói điều đó theo cách này: chỉ một người trong một triệu người thoát từ rừng rậm và đạt tới rừng. Trong một triệu người trong rừng, một người thoát khỏi rừng và đạt tới vườn. Và trong một triệu người trong vườn, một người thoát khỏi vườn và đạt tới nhà. Đó đã là tỉ lệ cho tới giờ, và điều này sẽ là tỉ lệ.

Tôn giáo chỉ dành cho vài người. Điều đó gây tổn thương, vì bạn muốn tôn giáo là cho mọi người. Nhưng tôi không thể giúp được điều đó. Nếu âm nhạc không thể dành cho mọi người, và hội hoạ không thể dành cho mọi người, và nhảy múa không thể dành cho mọi người, thế thì - tôi xin lỗi, tôi không thể giúp được điều đó - tôn giáo nữa không thể dành cho mọi người. Và trong thế giới cộng sản tôn giáo trở thành không thể được, vì họ không cho phép tính cá nhân, họ không cho phép tự do, họ không cho phép bất kì người nào được khác với số đông.

Tôi đã nghe một câu chuyện Nga Xô viết:

Một người bị cơn co thắt mạnh trong dạ dầy và được giảm nhẹ khi thấy một cấu trúc mầu trắng hiện đại dựng đứng với chủ định trong thị trấn quê nhà của anh ta. Khi đi vào toàn nhà này, bản thân anh ta thấy trong một phòng có hai cửa. Một cửa có ghi 'nam', cửa kia 'nữ'. Một cách tự nhiên, anh ta đi vào cửa có chữ 'nam'.

Anh ta thấy bản thân mình ở trong một phòng với hai cửa. Một cửa có đánh dấu 'Trên hai mốt', cửa kia 'dưới hai mốt'. Vì anh ta đã năm mươi hai, anh ta đi vào cửa có đánh dấu 'trên hai mốt'.

Anh ta thấy bản thân mình ở trong phòng khác với hai cửa. Một cửa có đánh dấu 'ốm nặng', cửa kia 'khó chịu nhỏ'. Vì anh ta thấy đau gấp đôi vào lúc này, anh ta loạng choạng đi qua cửa có đánh dấu 'ốm nặng'.

Anh ta lại thấy bản thân mình trong một phòng có hai cửa. Một cửa được đánh dấu 'người không tin và vô thượng đế', cửa kia được đánh dấu 'người tin vào Thượng đế, người tôn giáo'. Vì anh ta là người tin vào Thượng đế, anh ta đi qua cửa được đánh dấu cho người tôn giáo và thấy bản thân mình ở trên phố.

Trong thế giới cộng sản người tôn giáo không thể tồn tại được; người đó không được phép. Thế giới cộng sản tin vào vào xã hội, vào chi phối tuyệt đối của xã hội. Cá nhân bị coi là nguy hiểm. Bất kì người nào cố là cá nhân đều bị để ý như kẻ thù: 'Người ta phải không cố là cá nhân, người ta phải đi theo đám đông, người ta phải ở trong đám đông, người ta phải không cố theo cách và phong cách riêng của người ta' - ngay cả về những thứ bình thường. Nếu bạn đi tới Trung Quốc, Nga, ngay cả trong trang phục bạn sẽ thấy sự cùng kiểu, ngay cả trong xe hơi bạn sẽ thấy sự cùng kiểu. Mọi thứ phải là giống như mọi người khác. Không ai được thử; ngay cả trong trang phục, không ai được thử bất kì phong cách cá nhân nào, vì điều đó là nguy hiểm. Chủ nghĩa cộng sản không cho phép cá nhân; làm sao nó có thể cho phép tôn giáo? Điều đó là không thể được.

Tôn giáo là việc nở hoa cá nhân. Tôn giáo có thể tồn tại chỉ trong xã hội có tính cá nhân nơi tự do là được phép, nơi tự do là bản thân người ta là được phép, nơi không ai can thiệp vào bạn, nơi bạn được bỏ lại một mình, với bản thân bạn, nơi bạn có thể làm bất kì cái gì mà bạn muốn làm cho bản thân bạn. Xã hội chỉ can thiệp khi bạn bắt đầu can thiệp vào cuộc sống của người khác. Bằng không thì không can thiệp. Nếu bạn không gây hại, không ai sẽ can thiệp vào bạn.

Điều này là có thể chỉ trong nước dân chủ; điều này là có thể chỉ trong nước tư bản. Tôi ủng hộ tất cả cho tư bản và tôi ủng hộ tất cả cho dân chủ. Tốt hơn cả là nghèo nhưng vẫn còn dân chủ.

Tốt hơn cả là vẫn còn vô giáo dục nhưng vẫn còn dân chủ. Bằng không dạ dầy của bạn sẽ đầy, nhưng tinh thần của bạn sẽ trống rỗng; bằng không thân thể của bạn sẽ được nuôi dưỡng, nhưng hồn của bạn sẽ chết, chết đói.

Và phần thứ hai của câu hỏi này: 'Nếu không, kiểu trật tự xã hội nào nên có đó nơi con người sẽ không bị bóc lột bởi con người? '

Chừng nào chưa có nhiều hơn là đủ, con người bao giờ cũng sẽ bị bóc lột bởi con người; vấn đề không phải là chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản. Chừng nào chưa có nhiều hơn đủ, con người sẽ bị bóc lột. Cho nên tạo ra nhiều hơn đủ đi, có tính sáng tạo đi, dùng mọi khả năng để sáng tạo nhiều hơn: đó là điều đầu tiên. Và điều thứ hai: sống trong hiện tại, không nghĩ tới ngày mai. Nghe Jesus; ông ấy nói: Nhìn các bông hoa loa kèn trên cánh đồng. Chúng không chao đảo, chúng không lắc lư, chúng không cố sức, chúng không nghĩ về ngày mai - vậy mà chúng đẹp thế. Ngay cả Solomon, được mặc quần áo đẹp trong toàn thể vinh quang của ông ấy, đã không đẹp thế.

Sống trong hiện tại đi. Tương lai tạo ra tham, tham tạo ra tích trữ, tích trữ tạo ra nghèo nàn. Duy nhất xã hội tôn giáo... và khi tôi nói 'xã hội tôn giáo' tôi không ngụ ý trật tự xã hội tôn giáo. Với 'xã hội tôn giáo' tôi ngụ ý nơi nhiều, nhiều người có tính tôn giáo, ít nhất phấn đấu hướng tới tôn giáo; nơi nhiều người đang thiền, cầu nguyện; nơi nhiều người đang yêu, chăm sóc, nơi nhiều người có từ bi; nơi nhiều người được tự do khỏi tham và tích trữ; nơi nhiều người tận hưởng cuộc sống trong hiện tại, vui mừng trong việc chơi trong hiện tại và không bận tâm về khoảnh khắc này. Trong xã hội đó việc bóc lột sẽ biến mất. Bằng không bóc lột sẽ không biến mất.

Bạn có thể thay đổi cấu trúc: ở Nga những kẻ bóc lột cũ đã biến mất nhưng những kẻ bóc lột mới đã tới - và những kẻ mới là nguy hiểm hơn, vì họ được trang bị về công nghệ nhiều hơn kẻ bóc lột cũ. Người giầu đã có đó, họ bóc lột; Sa hoàng có đó, ông ta đã bóc lột - nhưng không cái gì so sánh được với Stalin và nhóm người của ông ấy. Họ được trang bị nhiều hơn. Sa hoàng đã không được trang bị tốt thế; đó là lí do tại sao cách mạng đã là có thể. Bây giờ không có khả năng nào của cách mạng ở Nga - không thể được. Bạn thậm chí không thể tưởng tượng được bất kì cách mạng nào, vì nắm giữ của nhà nước là lớn thế, và nhà nước được trang bị công nghệ thế để chống lại cá nhân, điều không cá nhân nào thậm chí có thể nghĩ. Không thể nói về cách mạng. Không thể ngay cả nghĩ, vì họ nói rằng tai vách mạch rừng. Bạn thậm chí không thể nói thẳng với vợ bạn, vì ai biết? Cô ấy có thể là kẻ chỉ điểm. Bạn không thể nói với con cái riêng của bạn, trẻ con riêng nhà bạn, vì nó thuộc vào Đoàn thanh niên cộng sản. Và họ đang dạy người của họ là yêu nước nhiều hơn, là nhiều hơn vì đất nước, chống lại gia đình. Xã hội là mục đích, không phải gia đình. Gia đình phải bị làm biến chất hoàn toàn.

Và không còn bất kì đảng phái nào, không cón các ý thức hệ sẵn có: không có khả năng xuất bản sách hay báo. Làm sao bạn có thể nghĩ rằng ở Nga cách mạng có thể xảy ra? Không, nhà nước là mạnh thế, nó sẽ nghiền nát bất kì ai trong bùn.

Và bây giời họ đang làm gì? - đầu tiên họ thường giết kẻ thù của họ; giờ họ không giết. Giờ có có vũ khí giết người hơn: họ tẩy não, họ không giết. Họ đơn giản cho sốc điện, sốc insulin, và họ tẩy não người này. Và người này trở về nhà từ bệnh viện, không từ nhà tù, hoàn toàn ngốc, ngu. Người đó đã quên hết mọi điều người đó biết; người đó thậm chí không thể nghĩ, người đó không gắn hai câu với nhau một cách logic. Người đó phải học từ ABC lần nữa. Bây giờ làm sao bạn có thể nghĩ về cách mạng.

Sớm hay muộn, trong nước cộng sản, điều đó sẽ xảy ra - vì trẻ em phải được sinh ra ở bệnh viện. Ngay lập tức sau khi đứa trẻ được sinh ra, họ sẽ đặt điện cực vào trong đầu; điều đó sẽ làm. Thế rồi chính phủ bao giờ cũng sẽ biết ngay cả điều bạn đang nghĩ - bây giờ bạn nói gì, điều đó không là vấn đề. Thế thì đồn cảnh sát sẽ biết ai đang nghĩ ý tưởng sai nào đó: con số của bạn hiện lên trong đồn cảnh sát. Đột nhiên đèn sẽ sáng tới số: ba mươi mốt? - bị bắt. Bây giờ điều đó là có thể, có thể về mặt công nghệ.

Và nhớ, con người là nguy hiểm thế: bất kì cái gì trở thành có thể về mặt công nghệ, con người phải thử nó. Con người bị ám ảnh, con người không thể cưỡng lại cám dỗ này.

Câu hỏi cuối cùng:

Tôi cảm thấy mặc cảm rằng tôi có thể tới với thầy và người nghèo không thể tới được.

Đừng cảm thấy mặc cảm; xin dừng việc tới. Để tôi kể cho bạn một giai thoại.

Martha sắp chết. Với hơi thở cuối cùng cô ấy quay sang Abe và hỏi, 'Abe trước khi em chết, làm tình với em chỉ một lần nữa thôi.'

Abe trả lời, 'Làm sao em có thể yêu cầu anh làm điều như vậy được? Anh sẽ giết chết em!'

Martha cầu xin, 'Mọi người được quyền thoả mãn yêu cầu cuối cùng trước khi họ chết. Anh phải ban cho em ước nguyện cuối cùng này.'

Abe đáp, 'Được.' Anh ta lên giường và làm tình với cô ấy. Ngay khi anh ta kết thúc cô ấy nhảy ra khỏi giường hoàn toàn được chữa khỏi, và chạy xuống cầu thang và bắt đầu đập gà và la hét trong phòng khách nơi con cô ấy đang ngồi, rằng bữa tối sẽ sẵn sàng trong một giờ.

Trẻ con sững sờ, và chạy lên cầu thang tới bố chúng, người đang ngồi trong ghế và khóc. Chúng nói, 'Bố ơi, sao bố khóc? Phép màu đấy! Mẹ hoàn toàn được chữa khỏi!'

Anh ta đáp, 'Bố biết, nhưng khi bố nghĩ điều bố có thể đã làm cho Eleanor Roosevelt.'

Hiểu không? 'Bố biết, nhưng khi bố nghĩ điều bố có thể đã làm cho Eleanor Roosevelt; đó là lí do tại sao bố khóc.'

Đừng nghĩ về Eleanor Roosevelts, và đừng khóc một cách không cần thiết. Nếu bạn cảm thấy xấu hổ, đừng tới - vì cảm thấy mặc cảm là rất tệ, và tôi không muốn bất kì người nào cảm thấy mặc cảm. Thế thì đi và phục vụ người nghèo đi. Nếu bạn muốn tới đây, quên toàn thế giới đi. Nếu bạn nghĩ về thế giới bạn không thể nghe tôi được, bạn không thể hiểu tôi được.

Cuộc sống của bạn ngắn ngủi... cuộc sống của bạn thực sự rất ngắn: bạn không biết liệu bạn sẽ tồn tại khoảnh khắc tiếp hay không. Và đừng cảm thấy tiếc thương cho người nghèo, vì ngay chỗ đầu tiên, người nghèo có thể không sẵn sàng tới. Vì tôi biết người nghèo: tôi đã từng du hành trên đất nước này, tôi đã được sinh ra ở đất nước này; tôi biết người nghèo. Đôi khi họ tới tôi, họ tới vì những lí do khác. Họ tới: con trai họ không kiếm được việc làm, cho nên, 'Osho ơi, ban phúc đi.' Họ tới vì vợ họ ốm; họ tới vì ai đó không có con, 'Cho nên ban phúc đi.' Họ tới vì các lí do khác, không vì lí do tôn giáo. Người nghèo không thể có lí do tôn giáo thực sự; người đó đang đói. Vấn đề của người đó không phải là có tính tôn giáo, vấn đề của người đó có tính vật lí. Chỉ người giầu có thể có vấn đề tôn giáo. Tôn giáo là sản phẩm phụ của sung túc; nó là thứ xa hoa.

Khi nhu cầu thân thể của bạn được đáp ứng, thế thì vấn đề tâm lí nảy sinh. Người nghèo không bao giờ có vấn đề tâm lí; bạn sẽ không bao giờ thấy người đó đi tới nhà phân tâm. Bạn đã bao giờ thấy người nghèo đi chưa? Người đó không có vấn đề tâm lí. Khi nhu cầu thân thể của bạn hoàn toàn được đáp ứng, vấn đề của bạn dịch chuyển: chúng lấy hình tướng cao hơn, chúng chuyển lên độ cao cao hơn - chúng bắt đầu trở thành tâm lí.

Người Ấn Độ rất hạnh phúc rằng họ không có nhiều vấn đề tâm lí, và rằng họ không cần nhiền nhà tâm thần ở Ấn Độ. Và họ rất phân vân tại sao Mĩ có nhiều nhà tâm thần thế. Và họ cảm thấy rất tiếc cho Mĩ, vì họ nghĩ, 'Những người đáng thương. Họ khổ về những bệnh tinh thần nhiều thế.' Họ không hiểu rằng ốm tinh thần là phúc lành; nó đơn giả chỉ ra rằng nhu cầu vật lí được đáp ứng. Bây giờ người ta có thể đảm đương là ốm tinh thần.

Khi nhu cầu tinh thần được đáp ứng, thế thì nhu cầu tôn giáo, nhu cầu tâm linh, nảy sinh - không bao giờ trước đó.

Cho nên nếu bạn cảm thấy buồn tiếc cho bất kì người nghèo nào, đừng cảm thấy buồn tiếc. Dường như bạn thấy một đứa bé đang chơi và bạn bắt đầu cảm thấy, 'Đứa bé đáng thương này; nó còn chưa thể tận hưởng dục.' Bây giờ cảm thấy mặc cảm là dành cho bạn, và nếu bạn muốn cảm thấy mặc cảm, bạn là tự do cảm. Và nếu bạn muốn dừng làm tình với người đàn bà của bạn hay người đàn ông của bạn, thì dừng đi - vì những đứa trẻ nhỏ này... chúng chưa thể làm tình.

Chúng sẽ làm tình vào thời riêng của chúng. Mọi người có việc chín muồi riêng của mình. Và nếu người nghèo thực sự đã trở nên quan tâm tới tôn giáo, người đó sẽ tìm ra cách tới tôi. Không ai có thể ngăn cản được người đó. Có nhiều người nghèo ở đây: họ sẽ tìm ra cách, họ sẽ làm mọi thứ họ có thể làm và họ sẽ tới. Sự mãnh liệt của họ sẽ đem họ tới. Thương hại của bạn sẽ không giúp cho họ.

Chỉ một điều có thể xảy ra từ thương hại của bạn: bạn có thể bỏ lỡ tôi.

Một lần một doanh nhân Do Thái đi câu cá ở hồ thì anh ta kéo được con cá thuộc kiểu anh ta chưa bao giờ thấy trước đây. Nó có vảy vàng và vây bạc lập loè và loé sáng khi nó quẫy nước ở đáy thuyền anh ta. Đột nhiên, con cá làm cho doanh nhân giật mình bằng việc nói!

'Xin ông vui lòng,' con cá cầu khẩn, 'ném tôi trở lại trong hồ và tôi sẽ ban cho ông ba điều ước.'

Doanh nhân cân nhắc cẩn thận và thế rồi nói, 'Cho năm lời ước đi và chúng ta đạt được mặc cả hời.'

'Tôi chỉ có thể ban được ba điều ước thôi,' con cá hổn hển.

'Bốn rưỡi,' doanh nhân đề nghị.

'Ba,' con cá nói vừa đủ rõ ràng.

'Được, được,' doanh nhân nói. 'Chúng ta nhân nhượng bốn điều ước. Thế được không?'

Nhưng lần này con cá không đáp lại chút nào. Nó nằm chết ở đáy thuyền.

Cuộc sống rất ngắn. Tôi sẽ không ở đây mãi mãi. Dùng cơ hội mà đang sẵn có cho bạn đi, và dùng nó nhiều như bạn có thể dùng. Để ngọn lửa bên trong của bạn cháy sáng, và thế thì bạn có thể đi tới người nghèo và giúp họ nữa. Điều đó sẽ là sự giúp đỡ nào đó. Ngay bây giờ bạn sẽ cảm thấy mặc cảm: họ sẽ không được cái gì thừ mặc cảm của bạn đâu; bạn sẽ bỏ lỡ, chắc chắn.

Câu hỏi rất, rất cuối cùng:

Santa Claus có chứng ngộ không?

Nếu ông ấy không, thế thì ai sẽ chứng ngộ?

Chứng ngộ là trò đùa. Nó không phải là thứ nghiêm chỉnh. Santa Claus là Phật, là Christ. Santa Claus là khôi hài, và chứng ngộ là khôi hài. Nó chẳng là cái gì nghiêm chỉnh: nó là niềm vui, nó là trò vui, nó là vui mừng.

Xem Chương 5Quay Về Mục Lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post