Chương 1. Gương

Chương 1. Gương

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Mã Tổ (Ma Tsu)

Gương Rỗng – Osho

Bài Nói Về Thiền

Chương 1. Gương













Nghe hoặc Tải MP3 'Mã Tổ (Ma Tsu) – Gương Rỗngê


Thầy kính yêu của chúng tôi,

Khi Nam Nhạc Hoài Nhượng lần đầu tiên gặp Mã Tổ, bằng trực giác ông ấy nhận ra anh ta là pháp khí.

Ông ấy tới thăm Mã Tổ trong am khi Mã Tổ đang thiền, và hỏi: "Khi toạ thiền, đại đức muốn đạt tới cái gì?"

"Đạt tới phật tính" là lời đáp của Mã Tổ.

Nam Nhạc Hoài Nhượng bèn nhặt lấy mẩu gạch và bắt đầu mài nó lên phiến đá ngay trước am Mã Tổ. Mã Tổ hỏi, "Thầy mài gạch để làm gì?"

"Ta muốn mài nó thành gương," Nam Nhạc Hoài Nhượng đáp.

Thấy buồn cười, Mã Tổ nói, "Làm sao thầy có thể hi vọng mài mẩu gạch thành gương được?"

Nam Nhạc Hoài Nhượng bẻ lại, "Mẩu gạch không mài được thành gương, thì làm sao toạ thiền thành phật được?"

"Vậy phải làm sao?" Mã Tổ hỏi.

Nam Nhạc Hoài Nhượng đáp, "Như bò kéo xe vậy: xe không đi thì đánh xe hay đánh bò?"

Mã Tổ im lặng.

"Trong việc học toạ thiền," Nam Nhạc Hoài Nhượng nói tiếp, "Ông mong bắt chước toạ Phật hay ông mong học toạ thiền? Nếu toạ Phật thì Phật không có tư thế cố định. Nếu toạ thiền, thì thiền không chỉ có ngồi hay nằm.

"Pháp diễn ra mãi và không bao giờ trụ vào cái gì. Do vậy ông phải không gắn bó, không buông bỏ bất kì pha đặc biệt nào của nó. Tự ngồi theo Phật là giết Phật. Bị gắn bó với tư thế ngồi là không hiểu nguyên lí bản chất."

Ma-ní-sơ, chúng ta đang bắt đầu một loạt bài nói mới: Mã Tổ - Gương rỗng. Mã Tổ cũng còn được biết tới dưới cái tên Ba-sô. Tôi không dùng cái tên Ba-sô này, vì loạt bài nói thứ hai của chúng ta sẽ là về người Nhật Bản Ba-sô - nhà thơ Thiền huyền môn vĩ đại. Và bản thân cái tên Mã Tổ có nhiều ý nghĩa hơn là cái tên phổ biến của ông ấy, Ba-sô.

Trước khi tôi thảo luận về lời kinh này, một lưu ý tiểu sử về Mã Tổ là tuyệt đối cần thiết, bởi vì ông ấy không được thế giới biết tới. Ông ấy là một trong những thiên tài không may đó mà thế giới bằng mọi cách đã cố gắng bỏ qua, quên đi rằng họ thậm chí vẫn tồn tại. Ngay cả cái ý tưởng rằng họ tồn tại cũng làm tổn thương cho bản ngã của đám đông. Đám đông đã gây hại cho mọi thiên tài, bởi vì chính sự tồn tại của thiên tài dẫn bạn về sinh linh chậm tiến. Mọi thầy chứng ngộ đều là bằng chứng rằng bạn đang sống trong bóng tối, rằng bạn phải biến đổi bóng tối của mình thành cuộc sống, thành ánh sáng.

Điều đó dường như là nhiệm vụ lớn lao thế - nó không phải vậy đâu, nhưng có có vẻ như là nhiệm vụ lớn lao - biến đổi việc mù của bạn thành đôi mắt cảm nhận rõ ràng; biến đổi bóng tối của bạn thành ánh sáng buổi sáng đẹp đẽ. Đấy là điều đơn giản, điều đơn giản nhất trên thế giới, nhưng chính bởi vì nó đơn giản nên nó không hấp dẫn tâm trí. Tâm trí quan tâm tới việc làm những thứ lớn lao. Ham muốn đằng sau mọi tham vọng của tâm trí là phải mang tính đặc biệt. Và bạn có thể đặc biệt chỉ với thành tựu đặc biệt.

Vấn đề với Thiền là ở chỗ nó muốn bạn hoàn toàn đơn giản, không đặc biệt. Nó chống lại chính ham muốn của tâm trí, cái không phải là một hiện tượng nhỏ - nó là ham muốn cũ cả bốn triệu năm, điều mọi người đều đang mang trong những kiếp sống khác nhau. Tâm trí không thể hiểu được tại sao bạn phải đơn giản khi bạn có thể là đặc biệt, tại sao bạn phải khiêm tốn khi bạn có thể mạnh mẽ. Và tâm trí thì nặng nề, nó mang trọng lượng lớn của quá khứ. Khoảnh khắc tâm trí thấy bất kì ai khiêm tốn, đơn giản, tự nhiên, phật, thì lập tức nó lên án người đó, bởi vì người như vậy chống lại toàn thể cái tạo ra tâm trí con người.

Và theo một cách nào đó thì tâm trí cũng phải. Để là phật bạn sẽ phải vứt bỏ tâm trí hoàn toàn, bạn sẽ phải trở thành gương rỗng.

Mã Tổ sinh ra ở Trung Quốc vào năm 709. Ông ấy là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Thiền sau tổ thứ sáu, Huệ Năng. Huệ Năng bảo Nam Nhạc Hoài Nhượng, người sẽ trở thành thầy của Mã Tổ, về lời tiên tri rằng Nam Nhạc Hoài Nhượng sẽ có đệ tử "ngựa non can trường" sẽ “giẫm đạp thiên hạ." Trong tiếng Trung Quốc, từ ‘Mã' của Mã Tổ nghĩa là “ngựa”'.

Ngay từ khi còn là đứa trẻ, Mã Tổ đã xuất gia tại ấp nhà; trước tuổi hai mươi, ông ấy đã là sư thọ giới.

Ông ấy là một thiên tài bẩm sinh, và cho dù có những lời tiên tri về ông ấy của các thầy khác - rằng ông ấy không nên bị coi như XYZ, ông ấy có khả năng trở thành một thầy vĩ đại - và lời tiên tri này đã ứng nghiệm.

Đôi khi có thể có việc thầy nhìn vào đứa trẻ khi đứa trẻ còn chưa bị xã hội làm biến chất, thầy có thể thấy tiềm năng của nó rõ ràng. Và đó là điều thầy lớn khác, Huệ Năng, nói cho Nam Nhạc Hoài Nhượng.

Huệ Năng là tổ thứ sáu sau Bồ đề đạt ma. Ông ấy bảo Nam Nhạc Hoài Nhượng, "Đứa trẻ này sẽ trở thành thầy vĩ đại đấy, chú ý vào." Và cuối cùng Mã Tổ đã không chỉ trở thành thầy vĩ đại, mà còn là thầy quan trọng thứ hai sau Huệ Năng. Lời tiên tri của Huệ Năng đã được ứng nghiệm còn hơn là ông ấy trông đợi. Mã Tổ đã tự chứng tỏ mình là thầy vĩ đại hơn lời tiên tri đã nói.

Nhưng định mệnh kì lạ của ông ấy là ông ấy không được thế giới biết tới. Có lẽ ông ấy đi trước thời đại mình quá; có lẽ ông ấy đi quá xa với đám đông bình thường; có lẽ giáo huấn của ông ấy tinh tế tới mức tâm trí bình thường không có khả năng hiểu được nó.

Nhưng dù bất kì nguyên nhân nào, chúng ta cũng đang làm sống lại Mã Tổ. Chúng ta muốn ông ấy được chấp nhận trong lịch sử tâm thức, ở đúng tầm cỡ của ông ấy.

Câu chuyện Maneesha đã đem tới:

Khi Nam Nhạc Hoài Nhượng lần đầu tiên gặp Mã Tổ, bằng trực giác ông ấy nhận ra ông này là pháp khí.

Thầy không là gì ngoài sự sáng tỏ, trong suốt. Với thầy, mọi sự không thấy được với bạn lại trở thành thấy được. Tiềm năng của bạn là cái gì đó không thể thấy được, là bí ẩn của bản thể bạn. Nhưng với thầy nó gần như cuốn sách mở; thầy có thể đọc nó. Và có thầy như thế, người có thể đọc tiềm năng của bạn và có thể giúp bạn trưởng thành theo tiềm năng của mình - là phúc lành lớn nhất mà người ta có thể có được.

Khi Nam Nhạc Hoài Nhượng lần đầu tiên gặp Mã Tổ, bằng trực giác ông ấy nhận ra anh ta là pháp khí.

Đây là những biểu dụ. "Pháp khí" là để nói rằng người đó sẽ trở thành sự hiện diện toả sáng khắp xung quanh. Mọi người từ xa hàng nghìn dặm đường sẽ tới, bị kéo bởi lực vô hình, như lực hấp dẫn, không biết tại sao họ lại bị kéo tới người nào đó. Họ sẽ hiểu chỉ khi họ đã tới người đó - đã cảm thấy năng lượng của người đó, đã dịu đi cơn khát của mình. Thế thì họ sẽ biết rằng lực tinh tế nào đó đã kéo họ tới để hoàn thành định mệnh của họ.

Mới vài ngày trước đây, tôi mới đi tới biết rằng cây cũng có nhạy cảm nào đó về nước. Nhà khoa học đã thám sát điều này đã ngạc nhiên mà thấy rằng có cây không có nước xung quanh, ngoài trừ ở cách đó quãng bốn trăm mét có đường ống nước. Nhưng cây đã lan rễ của nó tới đường ống nước đó, bóp vỡ ống nước, và làm nước chảy ra nuôi dưỡng cây.

Nhà khoa học này lo nghĩ bởi vì ông ta không thể tìm ra nước nào quanh cây cả, và ông ta không nghĩ rằng nó đã lấy nước từ ống nước mà nó làm vỡ ra bằng rễ của nó. Ông ta thấy khó hiểu - làm sao cây này lại biết về ống nước kia từ cách xa bốn trăm mét? Và nó đã không mọc rễ đi chỗ khác, chỉ hướng thẳng tới ống nước này.

Cây không thể sống được nếu thiếu nước. Chắc chắn nó phải có cảm nhận nào đó, tri thức ẩn kín nào đó về nước ở đâu, cho dù nước ở bên trong đường ống, và ở xa bốn trăm mét.

Điều tương tự cũng là tình huống với bạn đấy, nếu cuộc truy tìm chân lí của bạn là chân thực, không phải là tò mò. Từ xa xôi hàng nghìn dặm, bạn sẽ bắt đầu bị hút tới nơi cơn khát của bạn có thể được làm dịu. Sự tồn tại làm ra cơn khát chỉ sau khi nó đã tạo ra nước để làm dịu cơn khát. Nếu có đệ tử, người tìm kiếm, người truy tìm, thì sự tồn tại xoay xở để họ sẽ tìm ra thầy, người có thể thấy trong họ tương lai có thể của họ là gì, và có thể giúp họ là chính họ.

Thầy không có ý thức hệ, thầy không phải là nhà truyền giáo, thầy không lập chương trình bạn. Ngược lại thầy giải chương trình bạn; thầy lấy đi mọi ý thức hệ của bạn, định kiến của bạn, chính tâm trí bạn, để cho cái trống rỗng thuần khiết của bản thể bạn bắt đầu phát triển.

Các thầy đã mất rồi, toàn thể thế giới của việc truy tìm chân lí vàng đã trở thành kí ức. Và vào mọi thời người ta đều nghĩ, "Có lẽ chư phật chỉ là tưởng tượng của chúng ta" - bởi vì họ đã biến mất khỏi thế giới trần tục này.

Chủ định của bạn trong việc ở đây là để đem cuộc truy tìm vàng đó trở lại thế giới này. Và tôi đang cố gắng từ mọi góc độ khác nhau - tất cả mọi thầy này đều là những góc độ khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau tới chân lí - hi vọng rằng cái gì đó có thể nhoáng lên trong bạn và mở ra cánh cửa đã từng đóng trong hàng thế kỉ.

Ông ấy tới thăm Mã Tổ trong am khi Mã Tổ đang thiền, và hỏi: "Khi toạ thiền, đại đức muốn đạt tới cái gì?"

Lưu ý về điều đó: Nam Nhạc Hoài Nhượng là thầy đã được thừa nhận còn Mã Tổ chỉ là một đệ tử trẻ, nhưng ông ấy lại gọi Mã Tổ là "đại đức." Với thầy, hiện tại của bạn không chỉ là hiện tại, nó còn là tương lai của bạn nữa. Thầy biết bạn, rằng một ngày nào đó bạn sẽ trở thành phật. Không thành vấn đề là điều đó phải mất vài ngày hay vài năm hay vài kiếp. Bởi vì Nam Nhạc Hoài Nhượng có thể thấy phật tính của mình, ông ấy đã gọi ngay cả một đệ tử là "đại đức."

Điều đó làm tôi nhớ tới kiếp sống quá khứ của Phật Gautam, khi ông ấy chưa là phật, và ông ấy nghe nói về một thầy vĩ đại đã trở nên chứng ngộ. Ông ấy tới để xem, chỉ từ tò mò thôi, hiện tượng chứng ngộ là gì, và làm sao điều đó tạo ra khác biệt trong con người.

Ông ấy đã chạm chân người này, mặc dầu ông ấy không có ý định làm như vậy; nhưng ngay khi ông ấy đi vào trường năng lượng của người đó, một cách tự phát người đó chạm chân ông ấy. Ông ấy tự hỏi tại sao ông này chạm chân mình, bởi vì ông ấy không tới đó để là đệ tử. Nhưng chính vùng đó, chính bầu không khí đó, chính chỗ đó - và cái gì đó trong trái tim ông ấy bắt đầu ngân lên tiếng chuông, rằng có lẽ ông ấy đã tới gần nhà mình, mà không có ý định có ý thức nào cả.

Chỉ tự phát ông ấy đã chạm chân người kia. Điều đó đã là phép mầu cho ông ấy, bởi vì ông ấy chưa bao giờ chạm chân ai cả. Ông ấy không phải là con người của niềm tin hay đức tin; ông ấy là một thanh niên, rất hay biện luận. Đây là một hành động kì lạ mà ông ấy đã làm, nhưng còn kì lạ hơn thế là việc khi ông ấy đứng dậy, thì thầy lại chạm chân ông ấy.

Ông ấy nói, "Thầy làm gì vậy? Ngay chỗ đầu tiên, tôi không có ý tưởng, không ham muốn, không ý định chạm chân thầy - nhưng chuyện đó đã xảy ra. Tôi chỉ quan sát nó xảy ra mặc bản thân mình. Và bây giờ thầy chạm chân tôi! - tôi không là ai cả, tôi thậm chí không biết ABC về chứng ngộ. Tôi mới chỉ tới đây vì tò mò thôi."

Thầy nói, "Ông có thể không biết điều được chứa trong hạt mầm của ông, nhưng ta biết. Ta có thể thấy rằng một ngày nào đó ông sẽ trở thành phật. Hôm qua ta còn chưa là phật, hôm nay ta là phật; hôm nay ông chưa là phật, ngày mai ông sẽ là phật. Khác biệt nhỏ bé về thời gian này không tạo khác biệt gì."

Nam Nhạc Hoài Nhượng nói với Mã Tổ, người đang thiền trong am, "Khi toạ thiền, đại đức muốn đạt tới cái gì?"

"Đạt tới phật tính" là lời đáp của Mã Tổ.

Cần phải hiểu rằng phật tính không thể được đạt tới, nó đã là bản tính của bạn rồi. Nếu bạn cố gắng đạt tới nó, bạn sẽ bỏ lỡ nó. Bạn chỉ phải thảnh thơi và nhìn vào bên trong mình, và phật đã ở đó rồi trong sự huy hoàng tuyệt đối

Việc dùng từ ‘đạt tới’ nghĩa là cái gì đó phải được làm, bạn phải đi đâu đó. Có khả năng thất bại - bạn có thể thành công, bạn có thể không thành công. Và đạt tới bao giờ cũng là của thế giới bên ngoài, của thế giới đối thể - giầu có, hay danh vọng, hay quyền lực...

Nhưng phật tính không phải là việc đạt tới. Nó đơn giản là việc nhớ lại, dường như bạn đã quên cái gì đó, rồi bỗng nhiên trong trạng thái thảnh thơi im lặng bạn nhớ ra nó.

Tôi nghĩ mọi người trong các bạn lúc này lúc khác phải đã đi tới kinh nghiệm này khi bạn biết rằng bạn biết cái gì đó, và bạn nói rằng nó ở ngay trên đầu lưỡi, nhưng bạn vẫn không thể nào nhớ ra nổi. Một cảm giác rất kì lạ và kì dị nảy sinh vào lúc đó. Bạn biết tên của ai đó - bạn tuyệt đối chắc chắn rằng mình biết, bạn thậm chí có thể nhắm mắt và thấy người đó - bạn cảm thấy rằng cái tên chỉ ở ngay đầu lưỡi, nhưng bạn mắc kẹt ở đó, nó không được diễn đạt ra.

Đấy là một cảm giác rất kì quái - rằng bạn biết nó, và bạn biết rằng bạn biết, vậy mà bạn không thể diễn đạt được nó ra. Nó chỉ ở ngay đầu lưỡi bạn, nhưng bạn càng cố gắng thì lại càng khó nhớ ra hơn.

Lí do là ở chỗ mọi nỗ lực đều làm cho tâm trí bạn thành căng thẳng; và tâm trí càng căng thẳng nó càng trở nên bị đóng kín. Điều cần là... bạn nên đi ra vườn, và bắt đầu đào đất hay tưới cây, và quên mọi sự về anh chàng này đi, cái tên mà bạn đang cố nhớ, và đang ở ngay trên đầu lưỡi bạn. Chỉ đơn giản phun nó ra. Tham gia vào cái gì đó đơn giản - tưới hoa hồng; và trong khi bạn tưới hoa, tâm trí sẽ bắt đầu thảnh thơi. Việc đóng sẽ bắt đầu mở ra, và bỗng nhiên, không từ đâu cả, cái tên trồi lên bề mặt.

Trong khi bạn đang cố gắng, bạn không thể nào kiếm được nó. Nhưng khi bạn không cố gắng, và bạn đơn giản vứt bỏ ý tưởng kiếm nó, nó quay lại với một lực xô đấy thế. Là phật đích xác giống như thế.


Mọi điều tôi dạy cho các bạn không phải là triết lí, nó thậm chí không thể được gọi là giáo huấn. Tôi đơn giản giúp bạn thảnh thơi tới điểm mà bạn có thể nhớ điều bạn đã quên hoàn toàn. Việc nhớ lại đó sẽ làm cho bạn nhận biết về phật tính của mình.






Việc nhớ lại đó không phải là thành tựu bởi vì phật đã ở bên trong bạn rồi; do đó từ 'đạt tới' là không đúng. Nhưng việc đáp lại của Mã Tổ có thể được hiểu với chút ít từ bi thêm. Ông ấy không biết đích xác phật tính là gì, ông ấy chỉ có cảm giác rằng có cái gì đó cần được tìm ra, có cái gì đó thiếu trong cuộc sống của ông ấy, cần cho nó nghĩa và ý nghĩa.

Từ 'phật' đơn giản nghĩa là người đang tìm kiếm nhận biết. Nhưng bởi vì anh ta không biết rằng điều mình đang tìm kiếm là ở bên trong mình, nên anh ta hoàn toàn có thể dùng từ 'đạt tới'. Anh ta đang dùng từ sai, nhưng khát khao của anh ta là đúng. Anh ta đang trên con đường đúng, anh chỉ dùng từ sai. Và bạn phải tha thứ cho anh ta vì anh ta chỉ là người tìm kiếm, anh ta còn chưa là thầy.

Nam Nhạc Hoài Nhượng bèn nhặt lấy mẩu gạch và bắt đầu mài nó lên phiến đá ngay trước am Mã Tổ. Mã Tổ hỏi, "Thầy mài gạch để làm gì?"

Điều này sẽ cho bạn cảm giác nào đó về cách các Thiền sư mang tính duy nhất trong nỗ lực của họ để đánh thức các đệ tử của mình. Đây là một cách thức kì lạ, nhưng tự phát, vì không ai khác đã làm điều đó trước đây, mà cả về sau nữa. Chỉ mỗi Nam Nhạc Hoài Nhượng làm nó.

Mã Tổ hỏi, "Thầy mài gạch để làm gì?"

"Ta muốn mài nó thành gương," Nam Nhạc Hoài Nhượng đáp.

Thấy buồn cười, Mã Tổ nói, "Làm sao thầy có thể hi vọng mài mẩu gạch thành gương được?"

Nam Nhạc Hoài Nhượng bẻ lại, "Mẩu gạch không mài được thành gương, thì làm sao toạ thiền thành phật được?"

"Làm sao ông có thể - giữ nguyên mình, ngồi đó trong am - mà trở thành phật được? Gạch không thể trở thành gương, mà chỉ ngồi thôi ông cũng không thể thành phật được. Ông có thể có cùng tư thế như phật, cùng tư thế hoa sen đấy, nhưng chỉ ngồi giống ông ấy không có nghĩa là ông trở thành ông ấy. Nỗ lực của ông cũng vô ích như nỗ lực của ta mài viên gạch thành gương vậy."

Điều ông ấy đang nói thực tế là điều bạn không thể trở thành gương chỉ bằng việc mài giũa tâm trí bạn. Bạn đang làm gì ở đây? Chỉ mài tâm trí bạn, và cố gắng làm ra gương từ nó. Phật là gương; phật đơn giản phản xạ, ông ấy không phản ứng. Ông ấy bao giờ cũng trống rỗng như gương. Mọi thứ tới và đi trước gương, nhưng chúng không để lại dấu vết gì trên gương.

"Vậy phải làm sao?" Mã Tổ hỏi.

Nam Nhạc Hoài Nhượng đáp, "Như bò kéo xe vậy: xe không đi thì đánh xe hay đánh bò?"

Mã Tổ im lặng.

"Trong việc học toạ thiền," Nam Nhạc Hoài Nhượng nói tiếp, "ông mong bắt chước toạ Phật hay ông mong học toạ thiền? Nếu toạ Phật thì Phật không có tư thế cố định - lúc thì ông ấy đứng, lúc thì ông ấy đi, lúc thì ông ấy ngủ nữa - Nếu toạ thiền, thì thiền không chỉ có ngồi hay nằm. Pháp diễn ra mãi và không bao giờ trụ vào cái gì."

Nó không có hình dạng đặc biệt, nó không có nơi chốn đặc biệt; nó cứ chuyển vào các dạng khác nhau. Bạn sẽ không có khả năng tìm ra nó trong bất kì dạng nào, trong bất kì ai, trong bất kì tư thế nào. Bạn sẽ phải nhìn vào bên trong. Nó chỉ được tìm thấy trong cái trống rỗng, bởi vì cái trống rỗng không thể ngồi, không thể đứng, không thể nằm. Cái trống rỗng chỉ là cái trống rỗng; nó là trống rỗng vĩnh hằng. Đó là điều duy nhất vĩnh hằng - trái tim trống rỗng của bạn.

"Pháp diễn ra mãi và không bao giờ trụ vào cái gì. Do vậy ông phải không gắn bó, không buông bỏ bất kì pha đặc biệt nào của nó. Tự ngồi theo Phật là giết Phật."

Chính điều uy nghiêm của Thiền là nói mọi sự một cách trực tiếp, thẳng thắn. Không tôn giáo nào khác có dũng cảm đó.

Nam Nhạc Hoài Nhượng đang nói với Mã Tổ, "Tự ngồi theo phật" - lấy tư thế của Phật - "là giết phật." Đừng giết nhé...

Trước khi chết Phật Gautam nói với đệ tử của mình, "Đừng làm tượng ta, bởi vì điều đó sẽ gây ấn tượng sai cho mọi người. Họ sẽ nghĩ rằng nếu họ ngồi theo tư thế này, họ sẽ thành phật."

Nhưng ai nghe? Ngày nay còn có nhiều tượng Phật hơn bất kì ai khác. Thực tế, trong các tiếng như A rập, Péc xic, Urdu - bởi vì người Hồi giáo chống lại tượng - từ về tượng là 'but'; và `but' chỉ là một dạng của 'buddha' phật. Trong tiếng Phạn 'budh' là nguyên gốc của buddha phật - là nhận biết. Từ 'buddh' rất dễ làm ra 'but'.

Điều này đã xảy ra bởi vì người Hồi giáo bắt gặp nhiều tượng Phật hơn bất kì ai khác. Và họ đã phá huỷ tượng; bất kì nơi đâu họ tới họ đều phá huỷ tượng. Họ đã phá huỷ những mảnh nghệ thuật đẹp đẽ. Chống lại tượng không có nghĩa là bạn phải phá huỷ tượng.

Theo cách này bạn có thể thấy tâm trí vô ý thức chuyển từ cực đoan này sang cực đoan kia như thế nào. Phật Gautam nói, "Đừng làm tượng ta, bởi vì mọi người có thể nghĩ rằng chỉ bởi việc ngồi trong tư thế hoa sen mà họ có thể trở nên nhận biết. Để nó như thế này - rằng nhận biết không có hình dạng, họ phải tìm nó bên trong mình. Họ không thể tìm được nó trong tượng phật. Đừng phân tán họ bởi tượng bên ngoài - bởi vì tâm trí con người hay bị phân tán bởi bất kì cái gì, nó trở nên bị gắn bó với bất kì cái gì..."

Tôi đã nghe nói về một ni cô phật tử có một bức tượng nhỏ của Phật Gautam, được làm bằng vàng ròng, và cô ấy thường mang nó khi đi từ tu viện nọ sang tu viện kia. Nhưng vấn đề của cô ấy là ở chỗ mọi sáng cô ấy sẽ thờ phật của mình, và cô ấy sẽ thắp hương - nhưng hương lại không thể định hướng được, nó có thể bay sang phật khác trong chùa. Bây giờ điều này là rất tệ - phật của riêng cô ấy ngồi đó, còn hương và nhang cô ấy cúng dường lại bay sang phật nào đó khác.

Thường đã có - và vẫn có - các ngôi chùa với nhiều phật. Và cô ấy bị gắn bó với phật riêng của mình nhiều tới mức điều đó trở thành vấn đề. Phật của cô ấy và phật khác...

Cuối cùng cô ấy tìm ra được một cách để cho hương bay tới phật của mình - vì cô ấy cúng dường hương của mình, và các phật khác lại được hưởng. Cô ấy đã làm một ống tre nhỏ, giống như ống thông, và cô ấy đốt hương của mình, để cho khói hương theo lỗ ống bay lên mũi của phật riêng của mình.

Nhưng thế rồi lại nảy sinh vấn đề khác: mũi phật của cô ấy bị đen lại. Cô ấy rất thất vọng; một phật bằng vàng, phật vàng ròng, với mũi đen - điều đó không hợp. Ông ta trông gần như người da đen...!

Cô ấy hỏi các sư già hơn, "Phải làm gì bây giờ đây? Nếu tôi không để ống tre này ở đó, thì hương... không ai biết nó đi đâu cả. Nó cứ đi tới mọi loại chư phật; nhưng tôi đang cúng dường nó cho phật của tôi. Và bây giờ vì cái ống tre này, mũi và cả mặt lại bị đen. Tôi phải làm gì?"

Vị sư cô ấy hỏi cười phá lên và nói, "Cô là loại đàn bà ngu lắm! Cô không hiểu sự kiện đơn giản là tất cả chư phật đều như nhau, họ là tượng của cùng một người. Cô đã trở nên gắn bó với phật của cô, mà toàn thể giáo huấn của Phật là không gắn bó.

"Điều đó là hoàn toàn phải; Phật đã chỉ ra cho cô rằng gắn bó làm cô bẩn. Cho nên nhận biết về điều đó đi! Tới thợ kim hoàn để ông ta có thể lau sạch và đánh bóng lại phật của cô. Nhưng từ nay trở đi, nghĩ tới Phật thôi. Bất kì phật nào, bất kì phật nào nhận hương... có lẽ ông ấy xứng đáng với việc đó! Và cô nên sung sướng rằng nó đã tới ai đó, bởi vì tất cả những bức tượng đó đều biểu thị cho cùng một người."

Phật tử, những người đi theo của phật, đã không nghe lời nói cuối cùng của ông ấy, "Đừng làm tượng ta. Để ta biểu thị cho cái vô hình dạng; chỉ hương thơm, không hoa."

Và đã có cực đoan khác. Mohammed chống lại tượng, bởi vì nếu bạn tôn thờ tượng... nó là tảng đá, và việc tôn thờ tảng đá là rào chắn cho việc tôn thờ Thượng đế. Cho nên mọi rào chắn đều phải bị loại bỏ.

Điều đó hoàn toàn được nếu ai đó sẵn lòng loại bỏ nó, nhưng người Hồi giáo đã bắt đầu loại bỏ rào chắn của người khác. Họ quên mất tất cả về Thượng đế. Toàn bộ lịch sử của họ trở thành việc tiêu huỷ các bức tượng.

Tôn thờ tượng không thể đưa bạn đạt tới phật mà phá huỷ tượng cũng không thể đưa bạn tới phật được. Bạn phải đi vào bên trong; bên ngoài không cái gì có thể cho bạn điều vĩnh hằng, điều tối thượng, chân lí có thể làm dịu cơn khát của bạn.

"Tự ngồi theo Phật là giết Phật. Bị gắn bó với tư thế ngồi là không hiểu nguyên lí bản chất."

Nguyên lí bản chất không bao giờ là đối thể; nó là tính chủ thể của bạn. Nguyên lí bản chất không có hình dạng; nó là cái trống rỗng tuyệt đối. Nguyên lí bản chất là gương; nó chỉ phản xạ, nó không phán xét thiện hay ác, tốt hay xấu.

Chi-Hsien viết:

Tôi có tiềm năng;

Nó được thấy trong nháy mắt.

Người không hiểu

không thể được gọi là sư.

Điều đó áp dụng cho bạn đích xác như cách nó áp dụng được cho các đệ tử của Chi-Hsien. Tôi có tiềm năng; nó được thấy trong nháy mắt. Nó không phải là hiện tượng xa xôi gì. Chỉ nhắm mắt lại, và nhìn im lặng, sâu, và nó có đó. Nó đã ở đó từ vĩnh hằng; chỉ đợi bạn về nhà.

Maneesha đã hỏi:

Thầy kính yêu của chúng tôi,

Tất cả chúng tôi, mười nghìn chư phật, có phải đều là pháp khí tiềm năng không?

Maneesha, liên quan tới pháp khí tiềm năng thì không ai là ngoại lệ cả. Tất cả các bạn đều có tiềm năng đó - cùng tiềm năng đó, cùng đỉnh cao nhất của tâm thức, như bất kì phật nào. Nhưng bạn phải đi vào bên trong và tìm ra kho báu của mình. Bên ngoài bạn là kẻ ăn xin, mọi người đều là kẻ ăn xin.

Alexander Đại đế tới Ấn Độ quãng ba trăm năm sau khi Phật đã mất. Ông ta muốn gặp thầy nào đó. Tên tuổi và danh tiếng của Phật đã vang xa sang bờ bên kia - thậm chí tới cả Hi Lạp và Athens.

Thầy của Alexander là cha đẻ của logic phương Tây, Aristotle. Aristotle đã bảo ông ấy, "Ông sắp đi chinh phục thế giới, ông phải tới Ấn Độ. Ta không muốn ông đem cái gì về làm quà cho ta, chỉ cần gặp một thầy chứng ngộ thôi. Ta đã nghe nói nhiều rồi, nhưng điều đó dường như không thể hiểu thấu được. Và hơn nữa, bởi vì ta là nhà logic, ta không thể chấp nhận được cái gì chừng nào nó còn chưa hợp lệ về luận lí, có bằng chứng, có biện luận."

Trên đường quay về, Alexander nhớ rằng ông ta phải tìm ra một thầy. Ông ấy hỏi mọi người và họ nói, "Điều đó khó lắm. Cho dù ông có thể tìm ra một thầy thì chúng tôi vẫn cho rằng ông ấy sẽ không thể đồng ý đi cùng ông sang Hi Lạp đâu."

Alexander nói, "Chớ lo về điều đó. Nếu ta muốn đem Himalayas sang Hi Lạp thì ta vẫn có thể làm được điều đó mà!"

Chung cuộc ông ta cũng tìm thấy một thầy. Nhiều người đã nói, "Vâng, ông ấy là người đã chứng ngộ. Ông ấy sống trần trụi bên sông."

Alexander đi tới người đó, và với lưỡi kiếm tuốt trần ông ta nói, "Ta muốn ông đi cùng ta! Ông sẽ được nghênh tiếp theo nghi thức hoàng gia; mọi tiện nghi đều có sẵn cho ông. Ông sẽ là vị khách hoàng gia, cho nên đừng lo nghĩ về điều gì. Nhưng ta muốn ông tới Hi Lạp, bởi vì thầy ta muốn gặp một người chứng ngộ."

Ông già cười to. Ông ấy nói, "Ngay chỗ đầu tiên, cất lưỡi kiếm của ông vào bao đi - đây không phải là cách tới gặp thầy. Và xuống ngựa đi!"

Alexander chưa bao giờ nghe thấy những lời đầy thẩm quyền đến thế - mà lại từ một người trần trụi, không có gì cả.

Còn người này nói, "Nhớ rằng ông có thể chinh phục được cả thế giới, nhưng ông vẫn là kẻ ăn xin. Bây giờ ông đang cầu xin ta đi cùng ông. Nhưng khi có liên quan tới ta, ta đã đi tới điểm không còn chuyển động nữa. Ta không đi đâu cả, ta chưa bao giờ đi đâu cả. Ta bao giờ cũng ở đây và bây giờ. Thời gian đã dừng lại, tâm trí đã dừng lại..."

Alexander giận lắm. Ông ta nói, "Ta sẽ chặt đầu ông nếu ông không đi cùng ta!"

Người này nói, "Đó là một ý hay đấy. Ông có thể lấy đầu, nhưng ta vẫn không tới. Và nhớ: khi ông chặt đầu ta, ông sẽ quan sát cái đầu rơi xuống đất và ta cũng quan sát. Quan sát là bí mật của chúng ta, về nói với thầy ông thế - và lấy đầu ta đi."

Bây giờ rất khó mà lấy đầu của người như vậy, người không sợ chút nào. Alexander nói, "Ta phải đi mà không có thầy."

Ông già nói, "Nói với thầy của ông rằng chứng ngộ không phải là cái gì đó mà ông có thể đem đi từ bên ngoài.

Ông không thể xuất khẩu được nó - ông phải thám hiểm nó bên trong bản thân mình. Vứt bỏ mọi logic, mọi cái hợp lí, mọi tâm trí, và đi vào bên trong sâu nhất có thể được. Tại chính tận cùng của việc tìm kiếm của ông, ông sẽ tìm thấy phật.

"Việc tới của ta sẽ không hữu dụng gì. Ta sẽ không từ chối, bởi vì không có gì khác biệt với ta về nơi ta ở - nhưng thấy ta, ông có thấy chứng ngộ nào không? Mà cả thầy ông cũng không thể thấy được chứng ngộ nào. Để thấy chứng ngộ, ông cần một chút ít kinh nghiệm về chứng ngộ, ít nhất cũng mang tính thiền nào đó. Và ta cho rằng thiền vẫn còn chưa đi vào tâm thức mọi người ở phương Tây."

Thật kì lạ, ngay cả ngày nay - hai nghìn ba trăm năm kể từ thời Alexander mà cũng không có ích gì - thiền vẫn là một khái niệm phương Đông. Vẫn chỉ ở phương Đông mọi người mới trở nên khao khát truy tìm bên trong.

Nỗ lực của tôi là để lan toả ngọn lửa này trên khắp thế giới, để phá huỷ đi sự phân biệt giữa Đông và Tây. Nhưng mọi cản trở vẫn đang được tạo ra. Tất cả các bạn đều phải đem ngọn lửa thiền về nước mình. Chỉ những bắt đầu nhỏ, và không mấy chốc nó có thể trở thành đám cháy mãnh liệt.

Ngoại trừ thiền không có cách nào để biết tới bản thân mình - trong sự thuần khiết của bạn, trong sự hồn nhiên hoàn toàn của bạn, giống như gương. Nhưng tất cả các bạn đều là pháp khí, khí cụ của nguyên lí cơ bản. Bạn có thể nhận ra nó, bạn có thể không nhận ra nó. Bạn đang mang nó, bạn đang thai nghén nó - bạn có sinh nó ra không, đấy lại là vấn đề khác. Chỉ một chút ít thảnh thơi, chỉ chút ít nhìn vào trong, và cánh cửa của những tiềm năng mênh mông mở ra. Bạn không còn là ăn xin nữa. Không chinh phục thế giới này các bạn đã chinh phục toàn thể vũ trụ. Chỉ chinh phục bản thân bạn.

Mùa mưa đã tới để nghe tiếng cười của bạn. (Một tiếng cười to và quen thuộc cất lên từ hàng ghế sau của thính phòng.) Và Sardar Gurudayal Singh đã bắt đầu nó rồi.

Ba đứa trẻ sannyasin gặp nhau trong đạo tràng và bắt đầu nói chuyện với nhau.

"Chúng mày biết không," đứa trẻ Đức nói, "ông cậu tao là linh mục, và tất cả mọi người đều gọi cậu ấy là 'cha thiêng liêng.'"

"Chưa là gì nhé," đứa trẻ Nhật Bản nói. "Ông tao là Thiền sư, ngay cả vua cũng phải chạm chân ông ấy."

"Chưa là gì nhé, tụi mày," đứa trẻ Mĩ nói. "Mẹ tao nặng một trăm năm mươi cân, và khi mẹ tao bước đi trên phố, mọi người đều nhìn bà ấy và nói, 'Lạy chúa tôi!'"

Cha Finger có chút ít rắc rối với cô gái tóc vàng mười sáu tuổi và cảnh sát. Ông ấy lập tức tới gặp luật sư của mình, Boris Babblebrain. "Nếu ông thắng được vụ kiện này cho tôi," Finger nói, "Tôi sẽ cho ông một nghìn đô la."

"Được rồi," Babblebrain đồng ý, "kiếm vài nhân chứng đi."

Cha Finger tìm quanh khu giáo dân của mình và xoay xở tìm được hai gã già và một bà ăn cắp làm nhân chứng cho mình. Họ kể đúng câu chuyện, và ông ấy thắng kiện.

"Tôi đã cãi thắng cho vụ kiện của ông rồi đấy," Babblebrain nói. "Bây giờ, một nghìn đô la của tôi đâu?"

"Được rồi," Cha Finger đáp, "kiếm vài nhân chứng đi!"

Tại bữa tiệc tiếp tân sang trọng ở Hollywood, Sheik Ali Baba, nhà triệu phú dầu hoả thần thoại, gặp Brenda Babblebrain và yêu cô ấy.

Sheik Ali Baba tới gần chồng cô ta, Boris, luật sư, và dẫn ông này vào góc phòng yên tĩnh.

"Tôi phải ngủ với vợ ông," Ali Baba nói, "và đổi lại, tôi sẽ trả cho ông lượng vàng bằng trọng lượng cô ấy." Boris dùng dằng, và thế rồi anh ta cứ khăng khăng anh ta cần vài ngày nữa. "Để nghĩ về việc mặc cả này sao?" Ali Baba hỏi một cách lo âu.

"Không, không!" Boris kêu lên, "để làm cô ấy béo lên đã!"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng.

Để thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.

Nhắm mắt lại, và nhìn vào trong với sự khẩn thiết và toàn bộ nhiều nhất. Đi ngày một sâu hơn... bạn đang đi vào không gian chúng ta gọi là phật.

Buổi tối đẹp này có thể trở thành thay đổi triệt để lớn lao trong cuộc sống của bạn, nếu bạn đủ dũng cảm để đi tiếp, giống như mũi tên, đi vào chính trung tâm bản thể bạn. Bạn chỉ là nhân chứng, gương rỗng.

Để làm cho điều đó rõ ràng hơn,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi đi. Quan sát - thân thể không phải là bạn, tâm trí không phải là bạn. Chỉ việc quan sát, chỉ việc chứng kiến mới là bạn. Việc chứng kiến này là vĩnh hằng của bạn.

Với việc chứng kiến này mọi cực lạc tới, mọi phúc lành tới, điều mà sự tồn tại có thể dâng cho bạn.

Bạn càng ở sâu hơn, bạn càng mang tính quan sát nhiều hơn - càng im lặng hơn, càng an bình hơn. Đó là biến cố lớn lao. Mọi tối bạn đi sâu thêm một chút vào phật tính của mình.

Nhìn quanh không gian trống rỗng này bên trong bạn; bạn phải nhớ nó, hai mươi bốn giờ, khi bạn quay lại từ cuộc hành trình bên trong.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng quay lại như chư phật - an bình, im lặng, với cái đẹp.

Ngồi xuống vài khoảnh khắc như gương; nhớ lại thế giới bên trong của mình, thu lấy kinh nghiệm này để cho nó có thể trở thành dòng chảy ngầm trong cuộc sống thường ngày của bạn.

Tôi không muốn bất kì ai trốn chạy khỏi cuộc sống; tôi muốn mọi người đều làm cho cuộc sống phong phú hơn; phúc lạc hơn, cực lạc hơn. Tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc sống, bởi vì với tôi cuộc sống là Thượng đế duy nhất. Phật là cái tên khác cho cuộc sống.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Chúng ta có thể mở hội mười nghìn chư phật chứ?

Vâng, Thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 2Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Osho - Download Sách Osho PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Osho Hoặc Download ê

0 Đánh giá

Ads Belove Post