Chương 5. Thảnh Thơi Và Biến Mất

Chương 5. Thảnh Thơi Và Biến Mất

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Lâm Tế (Rinzai)

Thầy Của Tiếng Hét – Osho

Chương 5. Thảnh Thơi Và Biến Mất








Nghe hoặc Tải MP3 'Lâm Tế (Rinzai) – Thầy Của Điều Phi Líê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Lâm Tế có lần tới thăm một trong những đệ tử của Vân Nham Đàm Thạch11, Án Sơn12. Nhân cơ hội đó ông ấy hỏi Án Sơn: "Bò trắng của mảnh đất đẫm sương là gì?"

Án Sơn đáp ứng bằng việc nói: "Mò! Mò!"

Lâm Tế bình: "Ông câm!"

Án Sơn nói, "Thế ông thì sao?"

Lâm Tế nhận xét, "Ông là con vật!"

Một lần Lâm Tế hỏi một ni cô, "Tới tốt hay tới tồi?"

Ni cô hét lên.

"Tiếp tục đi, tiếp tục đi, nói nữa đi!" Lâm Tế kêu, vừa vớ lấy cái gậy. Ni cô lại hét lên lần nữa. Lâm Tế đánh cô ấy.

Một dịp khác Lâm Tế hỏi Lo'pu, "Mãi cho tới giờ đã trở thành tục lệ là với một số người thì dùng gậy và với người khác thì cho tiếng hét. Cách nào tới gần trái tim của người nhận hơn?"

"Không cách nào," Lo'pu đáp ứng.

"Cái nào tới gần?" Lâm Tế hỏi.

Lo'pu hét. Thầy đánh ông ấy.

Maneesha, tôi càng nhìn sâu hơn vào Thiền, nhiều điều hơn lại càng trở nên rõ ràng như pha lê. Một điều là tính duy nhất tuyệt đối của nó trong thế giới tôn giáo.

So với Thiền, tất cả các tôn giáo đều như trò giải trí. Các nghi lễ hình thức, những ước định xã hội - Thiền đi qua chúng như lưỡi kiếm chặt phăng mọi dây trói làm mù bạn. Nó không có nghi lễ, nó không có mật chú, nó không cúng tế bất kì cái gì cho bất kì ai. Chính cơ sở của cúng tế, bản thân Thượng đế, là không có trong Thiền.

Không có Thượng đế bạn không thể tạo ra nghi lễ, cúng tế được. Không có Thượng đế tất cả mọi tôn giáo của bạn sẽ có vẻ như tuyệt đối vô nghĩa. Nếu Thượng đế bị bỏ đi, cái gì sẽ trở thành Hindu giáo và Hồi giáo và Ki tô giáo? Với việc bỏ đi giả tưởng toàn thể dinh thự của những tôn giáo đó sụp đổ hoàn toàn xuống đất. Điều đó là giả tưởng, và giả tưởng không phải là thực tại. Giả tưởng là phóng chiếu chỉ của con người.

Đúng là con người muốn an ninh nào đó, đúng là con người muốn an toàn nào đó. Con người bất an ninh trong vũ trụ bao la này, quá nhỏ và quá một mình, quá bất lực. Và bao giờ cũng có cái chết: bất kì khoảnh khắc nào nó cũng có thể gõ cửa nhà bạn.

Từ tất cả những cái bất an ninh này, lo âu, sợ hãi, đã nảy sinh ra giả tưởng về Thượng đế. Mọi người níu bám lấy nó, bởi vì không có nó thì cuộc sống của họ sẽ trở thành lo âu thế, họ sẽ phát điên. Lấy đi Thượng đế khỏi họ, bạn đang lấy đi chính sự lành mạnh của họ, chính thông minh của họ, tâm trí họ, toàn bộ việc ước định từ hàng triệu năm.

Theo tôi, chừng nào bạn còn chưa có khả năng ném đi giả tưởng về Thượng đế và thiên đường và địa ngục, mọi phóng chiếu, bạn không thể là người tìm kiếm đích thực được. Bạn phải vứt bỏ đi mọi điều đã được cái gọi là tôn giáo tạo ra trên khắp thế giới. Cơ sở của họ là một; họ có thể tạo ra nhiều thượng đế học quanh giả tưởng này, họ có thể tranh đấu lẫn nhau về các thượng đế học của họ, nhưng về bản chất họ tất cả đều là một.

Các thượng đế của họ có thể có những mặt khác nhau, nhưng thượng đế có đó. Địa ngục và thiên đường của họ có thể có môi trường khác, nhưng chúng đều có đó. Họ liên tục biện luận về cái vốn dĩ là điều tưởng tượng, và họ nghĩ rằng đây là luận cứ, điều họ đã tiếp tục làm từ hàng thế kỉ, có tầm quan trọng nào đó. Trong thực tế, đó là nỗ lực để làm lệch tâm trí con người: tranh đấu về những điều không bản chất để cho không ai nêu ra câu hỏi... không ai có thời gian để hỏi về điều bản chất.

Thiền là điều bản chất thuần khiết, không bị ô nhiễm, không bị biến chất bởi bất kì điều không bản chất nào. Bạn không thể lấy được cái gì từ Thiền, bởi vì nó chỉ là tuyên bố của bạn về tự tính của bạn; mà bạn cũng không thể thêm được bất kì cái gì vào Thiền, bởi vì bất kì cái gì được thêm vào cũng đều thành nhân tạo.

Thiền là tuyệt đối thiên về tự nhiên. Nó không chống lại giải trí; trong thực tế chỉ Thiền mới có khả năng cười, giải trí, nhưng giải trí của nó không khác với chứng ngộ của nó. Chính phẩm chất của giải trí là khác.

J. Krishnamurti, một người đã tranh đấu trong chín mươi năm - lời cuối cùng của ông ấy có nghĩa lớn lao nào đó. Một trong những người bạn của tôi đã hiện diện ở đó.

Krishnamurti than vãn, ông ấy than vãn cả đời mình. Ông ấy than vãn rằng "mọi người đã coi tôi như trò giải trí. Họ tới nghe tôi..." Có những người đã nghe ông ấy cả năm chục năm liên tục, và vậy mà họ vẫn là những người cũ như họ lần đầu tiên đến nghe ông ấy.

Một cách tự nhiên điều đó gây khó chịu và bực dọc rằng cùng những người đó... Phần lớn trong họ tôi đều biết, bởi vì J. Krishnamurti thường chỉ tới Bombay một lần trong năm quãng hai ba tuần, và dần dần, dần dần Những người đi theo ông ấy ở Bombay trở nên quen với tôi. Họ tất cả đều buồn về điểm này: Phải làm gì đây? Làm sao chúng tôi có thể làm cho Krishnamurti sung sướng?

Lí do là ở chỗ Krishnamurti chỉ nói, mà không bao giờ cho bất kì phương cách nào để cho bất kì điều gì ông ấy nói tới trở thành kinh nghiệm. Điều đó toàn bộ là lỗi lầm của ông ấy. Bất kì cái gì ông ấy đã nói đều tuyệt đối đúng, nhưng ông ấy không tạo ra bầu khí hậu đúng, chỗ đúng mà tại đó điều đó có thể trở thành hạt mầm. Tất nhiên ông ấy rất thất vọng với nhân loại, và thất vọng rằng đã không có lấy một người trở nên chứng ngộ qua giáo huấn của ông ấy. Giáo huấn của ông ấy có mọi hạt mầm, nhưng ông ấy không bao giờ chuẩn bị đất.

Thiền không phủ nhận giải trí theo cách mà J. Krishnamurti đã lên án nó trong di chúc cuối cùng của ông ấy cho thế giới. Ông ấy nói, "Tôn giáo không phải là trò giải trí." Điều đó đúng, nhưng chứng ngộ có thể đủ bao la để bao hàm cả giải trí trong nó.

Chứng ngộ có thể là đa chiều. Nó có thể bao hàm tiếng cười, nó có thể bao hàm tình yêu, nó có thể bao hàm cái đẹp, có có thể bao hàm sáng tạo. Không có gì giữ nó tách với thế giới và tách với việc biến đổi thế giới thành nơi mang tính thơ ca nhiều hơn, khu vườn đẹp hơn. Mọi thứ đều có thể được mang tới trạng thái duyên dáng tốt hơn.

Thiền không nói về những nguyên lí lớn lao, điều phải được lưu ý. Nó đơn giản tạo ra phương sách và để bạn tìm lối ra. Hiển nhiên nó đã thành công vô cùng. Không một Thiền sư nào đã từng than vãn rằng "Đệ tử của ta không chịu nghe ta. Ta đã thất bại hoàn toàn thất vọng. Nhân loại đã phản bội ta." Không một Thiền sư nào đã từng nhắc tới điều đó một lần.

Nếu cái gì đó không thành công, điều đó chỉ có nghĩa là phương sách của bạn không đúng. Bạn đã không nhìn vào con người và nhìn vào tiềm năng của người đó một cách đúng đắn. Có lẽ phương sách của bạn là tốt cho ai đó khác nhưng không cho người này.

Thiền đã tạo ra các phương sách, để bạn hoàn toàn tự do tìm ra chân lí. Và đó là điều kì lạ, nhiều người đã trở nên chứng ngộ qua Thiền hơn qua bất kì tôn giáo nào khác trên thế giới. Các tôn giáo khác đều rất lớn, còn Thiền là dòng suối rất nhỏ. Bạn có thể thấy những điều nhỏ bé này, và thầy dùng chúng theo cách mà chúng bắt đầu trỏ tới trăng.

Lâm Tế có lần tới thăm một trong những đệ tử của Vân Nham Đàm Thạch, Án Sơn. Nhân cơ hội đó ông ấy hỏi Án Sơn: "Bò trắng của mảnh đất đẫm sương là gì?"

Đó là một trong những công án Thiền. Nó không ngụ ý gì; nó đơn giản cho bạn một câu đố mà không thể giải được. Bây giờ bằng việc hỏi ai đó, "Bò trắng của mảnh đất đẫm sương là gì?" - đây là loại câu hỏi siêu hình gì? Không tôn giáo nào sẽ hỏi câu hỏi như vậy cả.

Tôi nhớ tới một cậu bé thường hay tới thăm Picasso, và sống ở gần đó, ngay bên hàng xóm. Nó trở thành bạn bè với Picasso. Nó mới chỉ năm hay sáu tuổi, nhưng rất bạo dạn. Xem Picasso vẽ liên tục, một hôm nó cũng đem tới một tờ giấy và chìa cho Picasso xem, nói, "Bác xem tranh cháu đây."

Picasso nhìn vào tranh nó và nói, "Trời đất, cái gì thế này?"

Đứa bé nói, "Đấy là bò ăn cỏ ạ."

Picasso nói, "Cháu đã đánh bại ta rồi. Bò đâu?"

Đứa bé nói, "Bác đừng hỏi câu hỏi ngốc thế. Con bò về nhà rồi. Sau khi ăn cỏ, bác cho rằng con bò vẫn còn ở đó sao?"

Picasso nói, "Được rồi, nhưng cỏ đâu?"

Đứa bé nói, "Bác không thông minh tẹo nào. Khi bò đã ăn cỏ rồi, thì làm sao còn cỏ ở đó được?" Đấy chỉ là tờ giấy trắng nó đem tới.

Picasso nói, "Bác thích cái thông minh của cháu lắm. Điều đó thực sự thách đố bác khi cháu nói con bò cháu đã vẽ, mà bác lại không thể thấy con bò nào cả. Bác đã thách đố cả thế giới còn cháu lại thách đố bác."

Công án Thiền là câu đố không có câu trả lời nào. Án Sơn đáp ứng bằng việc nói: "Mò! Mò!" Không câu trả lời nào là câu trả lời đúng cả. Người ta phải hoàn toàn im lặng; chỉ im lặng mới có thể trả lời công án Thiền. Nhưng Án Sơn đã dùng tâm trí mình và cố gắng hình dung ra cách nào đó để chỉ ra con bò trắng là gì. Ông ta đã đem tâm trí vào.

Lâm Tế bình: "Ông câm! Ông cho rằng ông có thể lừa được ta sao bằng việc làm ra âm thanh như vậy? Ông không thể nói được sao? Ông là người câm sao?" Công án này cần sự đáp ứng. Cái mò, mò này không có tác dụng.

Án Sơn nói, "Thế ông thì sao?" Ông ta đang nghĩ, "Còn gì có thể thích hợp hơn câu trả lời này?" Trong thực tế, không trả lời mới thích hợp cho công án Thiền. Điều đó phải được ghi nhớ. Đừng tìm bất kì câu trả lời nào, chỉ tìm im lặng. Hoàn toàn im lặng. Trong im lặng của bạn thầy sẽ có khả năng thấy câu trả lời của bạn.

Án Sơn nói, "Thế ông thì sao? - nếu ông cho câu trả lời của tôi là không đúng, và tôi là kẻ câm."

Lâm Tế nhận xét, "Ông là con vật! Tạo ra âm thanh mò, mò ông đã chứng tỏ rằng ông vẫn dùng tâm trí con vật."


Trong Thiền, tâm trí là cái kế thừa của con vật, và chừng nào bạn còn chưa vượt ra ngoài tâm trí, bạn vẫn chưa là con người đích thực. Chỉ thân thể bạn là thân thể con người, nhưng tâm trí bạn là quá trình rất dài bốn triệu năm của con vật; nó chứa tất cả các con vật bạn đã trải qua. Bạn không phải là người mới tới, bạn già rồi, già như thời gian cuộc sống đã tồn tại trên trái đất này, và bạn đã trải qua tất cả các pha của con vật. Tâm thức của bạn mang một quá khứ mênh mông.





Cho nên khi Lâm Tế nói, "Ông là con vật!" thì ông ấy không kết án ông này. Ông ấy đơn giản phát biểu sự kiện rằng ông này vẫn dùng tâm trí con vật. Chỉ khi bạn ở trong trạng thái vô trí bạn mới vượt ra ngoài con vật. Bạn vượt ra ngoài quá khứ của bạn, bạn mở ra tới vũ trụ; bạn không còn đơn giản lặp lại sự kế thừa quá khứ. Kế thừa quá khứ của bạn là kế thừa của tất cả các con vật.

Việc nói điều này của ông ấy không phải là kết án; trong Thiền không có kết án. Mọi người có thể hiểu lầm, nhưng ông ấy đơn giản nói rằng bạn đang dùng tâm trí con vật để hình dung ra câu trả lời sẽ là gì. Tôi muốn bạn vượt ra ngoài tâm trí con người, vượt ra ngoài tâm trí con vật, bởi vì vô trí là câu trả lời duy nhất cho mọi công án, cho mọi câu hỏi, cho mọi việc truy tìm. Câu trả lời đơn giản - vô trí. Im lặng tới mức không có một ý nghĩ nào hết cả.

Như vậy thì công án gì cũng không thành vấn đề, câu trả lời là một: im lặng hoàn toàn, vượt ra ngoài tâm trí con vật.

Một lần Lâm Tế hỏi một ni cô, "Tới tốt hay tới tồi?"

Ni cô hét lên.

"Tiếp tục đi, tiếp tục đi, nói nữa đi!" Lâm Tế kêu, vừa vớ lấy cái gậy. Ni cô lại hét lên lần nữa. Lâm Tế đánh cô ấy.

Bây giờ, điều đó có vẻ tuyệt đối ngớ ngẩn với bất kì ai đã được nuôi dưỡng theo giáo dục hợp lí. Điều gì đang xảy ra ở đây? Một ni cô tới, Lâm Tế hỏi cô ấy, "Tới tốt hay tới tồi?" Ni cô hét lên. Đó không phải là câu trả lời đúng.

Khi một người như Lâm Tế hỏi, "Tới tốt hay tới tồi?", ông ấy đang nói rằng nếu bạn tới bằng tâm trí, thì bạn tới tồi; nếu bạn tới bằng vô trí, bạn tới tốt. Chỉ vô trí mới là tới tốt. Trong thế giới của Thiền, tâm trí là cái duy nhất phải bị vứt đi, và thế thì bạn có toàn thể vũ trụ sẵn đấy. Bạn được toàn thể vũ trụ đón chào.

Chỉ bởi vì tâm trí của mình mà bạn bị ở trong cũi. Bạn không được vũ trụ chấp nhận, bạn không được vũ trụ mưa rào hoa lên bởi vì bạn là tù nhân của ý nghĩ riêng của bạn trong hộp sọ nhỏ. Bạn là tù nhân, và tù nhân không thể được đón chào.

Lâm Tế đang nói, "Cô có là tù nhân không, hay tôi phải đón chào cô như người tự do?" - tự do với tâm trí.

Ni cô hét lên. Tiếng hét của cô ấy không chỉ ra rằng cô ấy đã hiểu Lâm Tế. Đây là khó khăn - rằng khi thời gian trôi qua mọi thứ đều trở thành truyền thống. Tiếng hét do Lâm Tế phát minh ra, nhưng dần dần, dần dần nó lại trở thành câu trả lời truyền thống: bất kì khi nào bạn thấy mình gặp khó khăn và bạn không thể trả lời được, bây giờ bạn có câu trả lời truyền thống. Bạn có thể hét.

Nhưng tiếng hét không áp dụng được vào mọi nơi. Đâu đó nó là có thể: nếu Lâm Tế đã hỏi cái gì đó vô nghĩa, tiếng hét đúng lúc sẽ là câu trả lời đúng. Nhưng điều ông ấy đã hỏi có nghĩa đến mức bạn không thể đáp ứng bằng tiếng hét được. Bạn phải đáp ứng bằng im lặng. Bạn phải bầy tỏ vô trí của mình. Bạn phải bầy tỏ rằng bạn tới tốt, được đón chào.

Cho dù ni cô đã hét... "Tiếp tục đi, tiếp tục đi, nói nữa đi!" Lâm Tế kêu, vừa vớ lấy cái gậy. Ni cô lại hét lên lần nữa. Cô ấy chỉ học thuộc lòng như vẹt.

Bạn có thể học bất kì cái gì như vẹt, đó là khó khăn. Bạn có thể học triết lí lớn lao, bạn có thể học thượng đế học, bạn có thể học các từ đẹp đẽ lớn lao và bạn có thể lặp lại chúng mà thậm chí không biết đích xác ngụ ý của chúng.

Bây giờ, trong Thiền điều này trở thành vấn đề. Khi hét hay đánh bằng gậy được coi là truyền thống, nó mất đi mọi ý nghĩa. Ni cô hét lên; Lâm Tế đã không để ý tới điều đó. Ông ấy nói, "Tiếp tục đi, tiếp tục đi, nói nữa đi! Cô đến tốt ở đây hay đến tồi?" Ông ấy bỏ qua việc hét của cô ấy, ông ấy cho cô ấy một cơ hội khác.

Nhưng người đàn bà này dường như ương ngạnh, không có khả năng học. Ni cô hét lên. Điều này là quá đáng. Lâm Tế vớ lấy cái gậy của mình, nhưng đã không đánh cô ấy bởi vì cô ấy không xứng với cú đánh. Cô ấy thậm chí không có khả năng hiểu một câu hỏi đơn giản. Cô ấy chỉ học hét như nghi lễ. Cô ấy quá nghèo khi có liên quan tới tâm thức, cô ấy không xứng với cú đánh từ con người như Lâm Tế.

Trong Thiền, khi thầy đánh bạn, điều đó có nghĩa là thầy đang bầy tỏ tình yêu của mình, thầy đang bầy tỏ sự chấp nhận của mình. Bằng việc đánh bạn thầy đang cho bạn một chỉ dẫn về sự chấp thuận của mình. Đó là một loại chứng nhận. Các đệ tử lâu năm thường bị thầy đánh. Đó là một thế giới rất khác mà Thiền đã tạo ra.

Trong thế giới thông thường, nếu bạn đánh ai đó, bạn biết hoàn toàn rõ điều sẽ xảy ra. Nhưng trong Thiền điều đó hoàn toàn khác. Thầy đánh chỉ khi có một người xứng đáng với việc đó. Cú đánh và sự chấp thuận rất bí mật. Không người ngoài nào hiểu được cái gì đang diễn ra. Điều đó không dành cho người ngoài; điều đó chỉ dành cho người trong cuộc, rất ít người mới có thể hiểu.

Lâm Tế kêu, "Tiếp tục đi, tiếp tục đi, nói nữa đi!" Nhưng cô ấy dường như rất ương ngạnh. Lần này thì Lâm Tế phải đánh cô ấy, nhưng ông ấy đơn giản kêu lên, vớ lấy chiếc gậy của mình...

Ni cô lại hét lên lần nữa. Bây giờ điều này là quá thể. Lâm Tế đánh cô ấy - và cú đánh này không phải là chấp thuận, cú đánh này để trị sự ương ngạnh của cô ấy.

Cho nên bạn nên nhớ rằng trong Thiền mọi thứ đều linh hoạt. Nó không có nghĩa chắc chắn, cố định. Trong những tình huống khác nhau nó có thể ngụ ý điều gì đó khác. Ông ấy đã tha thứ việc hét của cô ấy nhưng cuối cùng ông ấy phải đánh cô ấy.

Lâm Tế đánh cô ấy. Đó không phải là cú đánh chấp thuận, đó là cú đánh để phá tan sự ương ngạnh của cô ấy và đưa cô ấy về ý thức của mình. "Chỉ hét lên thì cũng không ích gì. Ta đang hỏi với cô, 'nói đi!' ta đang hỏi cô một câu hỏi trực tiếp: Cô có tới tốt không? Cô có cho rằng cô xứng đáng được đón chào không? Thế thì bày tỏ điều đó ra đi. Việc hét của cô không bày tỏ điều đó."

Ba lần ông ấy đã cho cô ấy cơ hội, và chiếc gậy sau ba lần là việc không chấp thuận. Ông ấy đã đánh cô ấy chỉ để đem cô ấy về với ý thức của mình. Có lẽ chiếc gậy ngay cả trong hoàn cảnh như vậy có thể dừng việc nghĩ của cô ấy lại một khoảnh khắc. Hiển nhiên điều đó sẽ diễn ra.

Cô ấy nghĩ mình đang làm điều đúng: chính việc hét là do đích thân Lâm Tế phát minh ra. Ông ấy đã đưa việc hét vào Thiền. Lâm Tế là người sáng lập ra việc hét, cho nên cô ấy phải đã nghĩ rằng cô ấy đang làm điều đúng. Nhưng cô ấy không hiểu rằng việc hét có thể đúng trong tình huống nào đó, sai trong tình huống khác. Ở đây, ông ấy đã không đặt trước cô ấy công án nào. Câu hỏi của ông ấy rất đơn giản.

Ông ấy đang hỏi, "Cô có tới tốt ở đây không? Cô có xứng đáng không, cô có cho rằng cô xứng đáng không?" - bởi vì bạn không làm phí thời gian của người như Lâm Tế. Trước hết bạn phải xứng đáng với nhóm của ông ấy, và cách duy nhất để xứng đáng với nhóm của phật là im lặng, hoàn toàn im lặng. Chỉ hiện hữu. Nếu ni cô này đơn giản chạm chân của Lâm Tế và ngồi xuống, đó sẽ là câu trả lời đúng. Nhưng cô ấy đã bỏ lỡ.

Phương sách không phải bao giờ cũng thành công. Trong cuộc sống không có chuyện một phương sách bao giờ cũng thành công, bởi vì những người khác nhau cho hoàn cảnh khác nhau. Cùng phương sách có thể có ích cho người này, và với người khác cùng phương sách đó lại hoàn toàn thất bại.

Một dịp khác Lâm Tế hỏi Lo'pu, "Mãi cho tới giờ đã trở thành tục lệ là với một số người thì dùng gậy và với người khác thì cho tiếng hét.

Đã có những thầy đơn giản bao giờ cũng dùng gậy, còn Lâm Tế đã đưa vào việc hét; đệ tử của ông ấy, những người đã trở nên chứng ngộ đã dùng tiếng hét thay vì việc đánh. Mục đích là như nhau. Tiếng hét cũng là cú đánh, nhưng rất tinh tế. Có lẽ nó đi sâu hơn chiếc gậy. Chiếc gậy chỉ chạm vào da bạn, có thể đi sâu vào xương bạn; nhưng tiếng hét có thể thấm vào chính bản thể bạn, bởi vì nó là lực vô hình. Chiếc gậy là thứ vật chất, thông thường; nó có thể đánh vào thân thể nhưng nó không thể đánh vào tâm thức.

Thế là ông ấy đang hỏi Lo'pu, ""Mãi cho tới giờ đã trở thành tục lệ là với một số người thì dùng gậy và với người khác thì cho tiếng hét. Cách nào tới gần trái tim của người nhận hơn?" "Không cách nào," Lo'pu đáp ứng.

"Cái nào tới gần?" Lâm Tế lại hỏi. Lo'pu hét. Trong tiếng hét ông ấy đang nói rằng tiếng hét tới gần.

Thầy đánh ông ấy. Đây là cú đánh chấp nhận, của niềm vui lớn lao, bởi vì hét là phát minh của bản thân Lâm Tế, và chắc chắn việc hét đi sâu hơn. Cho nên việc đánh này là của sự chấp nhận lớn lao: Lo'pu, ông phải đấy.

Thiền có phương pháp luận rất linh hoạt. Nó không cho những lời dạy bảo để các thế hệ tuân theo; nó không cho những nguyên tắc tổng quát áp dụng được trong mọi tình huống cho mọi người. Nó thân mật hơn và cá thể hơn.

Lâm Tế đã dùng việc hét, nhưng sau ông ấy chỉ các đệ tử của ông ấy, những người đã chứng ngộ, mới tiếp tục dùng. Cuối cùng điều đó biến mất. Chiếc gậy vẫn tiếp tục, bởi vì chiếc gậy trực quan hơn, vật chất hơn, và chúng ta bao giờ cũng có khuynh hướng hiểu vật chất dễ hơn phi vật chất. Tiếng hét là điều phi vật chất.

Lâm Tế đã cho một phương cách vô cùng hữu hiệu, nhưng nó chỉ dành cho những người rất thông minh biết sự khác biệt khi tiếng hét là của chấp thuận hay không chấp thuận. Ông ấy cũng dùng gậy. Bây giờ Lo'pu đã hét, vì vậy cho ông ấy tiếng hét sẽ không phải. Thầy đánh ông ấy. Ông ấy cần sự chấp thuận rõ ràng hơn rằng ông ấy đúng.

Thiền chưa bao giờ trở thành tôn giáo của đa số và nó sẽ không bao giờ trở thành vậy. Nó bao giờ cũng sẽ vẫn còn dành cho vài người được chọn lựa, cho những người hiếm hoi, chỉ bởi vì nó không an ủi bạn bằng việc cho thuốc phiện, và nó không cho bạn hứa hẹn và hi vọng về cuộc sống tương lai. Nó nhấn mạnh vào việc vẫn còn trong hiện tại. Đừng đi lùi lại hoặc tiến lên, bởi vì khoảnh khắc hiện tại là khoảnh khắc duy nhất bạn đang hiện hữu trong đó và sẽ trong đó. Bất kì khi nào bạn có đó, bạn đều trong khoảnh khắc hiện tại.

Cho nên quá khứ là vô nghĩa; không ích gì mà nghiên cứu kinh sách quá khứ. Tương lai là không liên quan; không có nhu cầu bận tâm tới thiên đường và cõi trời. Có những luận giải lớn lao được viết về những chi tiết như vậy...

Tôi đã đi vào một ngôi đền và họ có ở đó một tấm bản đồ theo phóng chiếu của họ: đất ở giữa và rồi bên dưới đất là địa ngục và phía trên đất là thiên đường - và điều đó chỉ ra đích xác nơi Thượng đế sống trong thiên đường. Tôi đã hỏi tu sĩ người chỉ nó cho tôi - và nó là tấm bản đồ cổ - "Ông có biết Timbuktu ở đâu không?"

Ông ấy nói, "Timbuktu à? Chưa bao giờ nghe nói tới nó."

Tôi nói, "Ông không biết Timbuktu ở đâu à? Ông có biết Constantinople không?"

Ông ấy nói, "Ông đang làm cho các cái tên này bật ra."

Tôi nói, "Tôi không làm cho các cái tên này bật ra đâu. Ông không biết ngay cả trái đất này, và ông cho rằng ông biết thiên đường và ông biết địa ngục sao? Dựa trên nền tảng nào mà ông biết những điều này?"

Ông ấy nói, "Tôi không biết. Đây là tấm bản đồ cũ. Nó là ngôi đền cổ đại."

Tôi hỏi ông ấy, "Ai khác trong cả thành phố của ông, trong toàn thể cộng đồng của ông biết không?"

Ông ấy nói, "Tôi cũng không biết nữa, bởi vì tôi là tu sĩ, và nếu tôi không biết, thì không ai biết cả. Nhưng chúng tôi tin..."

Và đó là nơi Thiền tách khỏi mọi tôn giáo. Khoảnh khắc bạn nói, "Chúng tôi tin," thì bạn trở thành không xứng đáng với bất kì từ bi Thiền nào. Bạn tự cắt mình khỏi đám mây Thiền có thể mưa xuống và đem tiềm năng của bạn tới nở hoa.

Đừng bao giờ nói, "Tôi tin." Đó là một trong những điều dối trá lớn nhất mà con người đã bịa ra. Nếu bạn biết, nói, "Tôi biết." Nếu bạn không biết, nói, "Tôi không biết." Tin tưởng không có chỗ chút nào trong sự tồn tại. Bạn ngụ ý gì khi bạn nói, "Tôi tin"? Bạn đang nói, "Mặc dầu tôi không biết, tôi cho rằng nó phải như vậy."

Nhưng thử điều đó trong cuộc sống bình thường và thế rồi bạn sẽ hiểu. Bởi vì bạn đang dùng nó cho những điều giả tưởng, nên không ai để ý tới nó. Bảo người đàn bà nào đó, "Anh tin là anh yêu em," và cô ấy sẽ cho bạn cái tát đích đáng. Tin sao? - hoặc bạn yêu cô ấy hoặc bạn không yêu cô ấy, nhưng điều đó nghĩa là gì, "Anh tin..." hay có lẽ, "Anh tin rằng anh yêu em"? Bạn không thể lừa được bất kì người đàn bà nào. Đàn bà mang tính trần tục thế.

Bây giờ ngay cả Sardar Gurudayal Singh cũng cười. Anh ấy đã thử lừa đàn bà, nhưng không thành công mấy. Nhìn vào khăn xếp của anh ấy - mầu cầu vồng đấy nhé! Nhưng thỉnh thoảng anh ấy cũng thành công. Có vài kẻ ngốc bao quanh người mà không sannyasin muốn ở cùng. Mọi người cho họ địa chỉ của Sardar Gurudayal Singh - và với những kẻ ngốc này anh ta xoay xở tài lắm.

Mới vài ngày trước đây một bức thư của một cô nàng ngốc tới nói rằng cô ấy đã trở nên chứng ngộ. Tôi nói, "Điều đó là tốt! Bạn tới Sardar Gurudayal Singh đi. Đó mới là đúng chỗ, và anh ấy là đúng người để cho bạn sự thừa nhận. Hoặc là bạn sẽ làm cho anh ấy chứng ngộ hoặc là anh ấy sẽ làm cho bạn không chứng ngộ. Điều gì đó nhất định phải xảy ra. Bạn cứ đi đi" - và tôi nghe nói rằng Sardar đã làm cho cô ấy thành không chứng ngộ.

Cô ấy rất buồn rằng cô ấy đã tới một người như vậy, người không coi chuyện gì là nghiêm chỉnh. Anh ấy cười vào chứng ngộ của cô ấy, và tiếng cười của anh ấy đã tạo ra hoài nghi trong cô ấy, "Ai mà biết được liệu mình có chứng ngộ hay không? Nếu Sardar Gurudayal Singh mà cười..."

Bao giờ cũng có những kẻ ngốc bao quanh. Họ trở nên chứng ngộ, họ trở nên không chứng ngộ - lên rồi xuống. Một ngày nào đó họ chứng ngộ... Và bạn bao giờ cũng tìm được những kẻ ngốc như vậy bao quanh Sardar Gurudayal Singh. Cho nên không cần phải thông báo cho tôi. Bất kì khi nào bạn trở nên chứng ngộ, đi tới Sardar Gurudayal Singh!

Ikkyu đã viết:

Tôi gần như đánh mất tâm trí mình

giữa học tập và huấn luyện khắt khe.

Nhưng điều có giá trị nhất của cuộc sống

thực sự là bài ca của người đánh cá.

Dọc theo sông Hsiao,

Có mặt trời lặn và mưa,

Mây và trăng,

Điều ưu việt bên ngoài lời

Ca hát hết đêm nọ tới đêm kia.

Ikkyu là một trong những nhà thơ haiku đáng yêu nhất, và bạn có thể cảm thấy tại sao ông ấy lại đáng yêu nhiều thế. Ông ấy không phải là tay mơ, ông ấy là con người rất trần tục. Tôi gần như đánh mất tâm trí mình giữa học tập và huấn luyện khắt khe. Nhưng điều có giá trị nhất của cuộc sống thực sự là bài ca của người đánh cá.

Khi ông ấy nghe thấy bài ca của người đánh cá gần Sông Hsiao... Ông ấy đang nói tới bài ca của người đánh cá dọc theo Sông Hsiao là điều có giá trị nhất - còn giá trị hơn những kinh sách linh thiêng, bởi vì bài ca của người đánh cá tự phát thế, chân thực thế. Có mặt trời lặn và mưa, mây và trăng, điều ưu việt bên ngoài lời ca hát hết đêm nọ tới đêm kia.

Haiku phải được quán tưởng. Bạn quán tưởng dòng sông lớn Hsiao và đêm im lặng và người đánh cá đang hát, đêm nọ tiếp đêm kia... và sau mỗi bài hát im lặng lại sâu sắc.

Những bài thơ này không phải là thơ theo nghĩa thường, chúng mang tính tranh vẽ, miêu tả. Chúng có mầu sắc, chúng có hình dạng, chúng gần như cảm thấy được. Bạn có thể nghe thấy bài ca của người đánh cá, bạn có thể nghe thấy tiếng sóng của dòng sông Hsiao. Đêm tiếp đêm... và trăng và mây và mưa và mặt trời lên và mặt trời lặn... tất cả đều là bức tranh vẽ chứ không phải là thơ ca.

Đó là khác biệt giữa thơ ca thường và haiku. Thơ ca thường là việc hợp lại từ lời. Haiku là hiện tượng rất lạ: nó là bức tranh vẽ bằng lời - không trong mầu sắc, mà trong lời. Nó là điều rất sống.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Liệu có ích lợi gì cho những người trong chúng tôi đang cùng Thầy cố gắng hiểu điều đang xảy ra trong vịêc thiền và trưởng thành của chúng tôi, và để có khả năng nói ra nó? Hay chúng tôi chỉ cần quan sát?

Maneesha, bạn chỉ cần quan sát thôi. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ, "Điều gì đang xảy ra?" tâm trí sẽ quay lại. Nếu bạn bắt đầu phân tích, tâm trí sẽ quay lại. Bất kì điều gì bạn làm, ngoại trừ việc quan sát, tâm trí sẽ quay lại. Đó là kẻ thù duy nhất cần phải tránh, và quan sát là chỗ trú ẩn duy nhất trong đó tâm trí không thể vào được.

Câu hỏi của bạn là có ý nghĩa. Người ta có khuynh hướng nghĩ, "Điều gì đang xảy ra?" và phân tích nó. Nhưng người ta không nhận biết về sự kiện là trong nỗ lực này của việc phân tích, tìm kiếm giải thích, tâm trí đã quay lại từ cửa sau. Bằng việc quan sát, chúng ta đang cố gắng thoát khỏi tâm trí. Tất cả các hoạt động khác đều thuộc về tâm trí.

Cho nên bạn chỉ cần quan sát, bạn chỉ cần đi sâu vào quan sát nhiều nhất có thể được. Đi ngày một sâu hơn tới mức độ là tâm trí bị bỏ lại sau, và chỉ nhân chứng thuần khiết có đó. Đó là vàng ròng của bạn, đó là phật của bạn. Bây giờ là lúc của Sardar Gurudayal Singh.

Mungo, một quí ông da đen lớn, bước ra từ rừng rậm và vào thành phố Mĩ để tìm việc. Ông ấy nghe nói có việc tại nhà máy địa phương, và đi tới đó để dự phỏng vấn.

"Ông có thể có việc," ông chủ da trắng nói, "nhưng ông phải hiểu một điều: tôi không muốn ông đem bất kì người bạn hay người thân nào tới đây. Tôi biết những người rừng hoang như ông là gì. Công việc này chỉ dành cho ông thôi. Hiểu chứ?"

"Vâng, tôi hiểu, thưa ông chủ!" Mungo nói. "Không bạn bè. Không họ hàng. Chỉ tôi, mình tôi thôi!"

Sáng hôm sau, khi ông ấy tới bắt đầu làm việc, Mungo bước qua cổng xưởng có dắt theo một người lùn da đen nhỏ. "Này!" ông chủ quát lên, "Tôi nghĩ là tôi đã bảo ông rồi, không họ hàng, không bạn bè cơ mà!"

"Nhưng thưa ông chủ," Mungo lắp bắp, "anh ta không phải là bạn tôi hay họ hàng tôi - anh ta là bữa trưa của tôi!"

Trong một làng nhỏ ở miền nam Italia, Giovanni và Maria lấy nhau. Nhưng Giovanni sống trong một túp lều tranh nhỏ với cả gia đình mình, cho nên đôi thanh niên phải qua đêm cưới ngủ trong cùng phòng như mọi người khác.

Vào giữa đêm, Giovanni và Maria bắt đầu làm tình, nhưng bỗng nhiên Maria kêu, "Ái! Giovanni, anh làm đau quá!"

"Thực thế-a?" Giovanni nói. "Thôi được, anh sẽ-a tới tủ và cho-a một chút dầu ô liu vào-a đầu chim vậy."

Thế là anh ta đứng dậy, bước qua bố, mẹ, chị, ông và bà, và cuối cùng tới tủ. Anh ta cho một ít dầu vào chim và rồi trở lại với Maria.

Nhưng sau vài phút, Maria lại kêu lên, "Ái! Giovanni, nhớ rằng em-a vẫn còn trinh! Anh làm đau quá."

"Thôi được," Giovanni nói, "anh sẽ cho-a thêm ít dầu nữa vào chỗ đầu chim vậy." Thế là anh ta trèo qua bố, mẹ, chị, ông và bà và đổ thêm dầu vào chim. Rồi anh ta trở lại với Maria.

Nhưng cùng điều đó lại xảy ra. Lần này, Giovanni đã trèo qua mọi người và tới tủ, thì bỗng nhiên ông của anh ta ngồi dậy trên giường và quát, "Này, Maria! thoải mái-a với dầu đi! Chúng ta sẽ dùng gì-a cho món salad ngày mai đây - chim của Giovanni chắc?"

Giáo hoàng Polack đang làm cuộc hành hương Cơ đốc giáo về Mĩ, thì ông ấy bị lạc tại sân bay quốc tế Rome. Ông ấy đi vơ vẩn quanh hành lang, đẩy chiếc xe kéo hành lí, và bằng cách nào đó lên chuyến bay đi London.

Tới sân bay London với chiếc áo choàng dài và chiếc mũ hình tên lửa, giáo hoàng Polack bước tới bàn nhập cư, tại đó ông ấy được yêu cầu điền vào một tờ khai. Giáo hoàng chép mọi chi tiết từ hộ chiếu Ba lan của mình và rồi trao tờ khai cho một viên chức.

"Có một phần cần được làm đầy đủ," viên chức này nói, nhìn vào bộ quần áo kì lạ của Polack và trỏ vào đoạn có đánh dấu 'sex'. "Ồ vâng!" Giáo hoàng Polack nói. "Điều đó nên đọc là: hai lần một ngày."

"Thật thế à?" viên chức này nói. "Nhưng tôi không muốn biết điều đó, điều tôi muốn biết là: đàn ông hay đàn bà?"

"Ôi, tôi hiểu ông muốn nói gì," giáo hoàng Polack nói, với việc nháy mắt. "Tôi thích cả hai!"

Nivedano...

 (tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại và cảm thấy thân thể hoàn toàn đông cứng. Bây giờ nhìn vào bên trong với toàn bộ tâm thức của bạn với toàn bộ năng lượng sống của bạn và với sự khẩn thiết dường như đây là khoảnh khắc cuối của cuộc đời bạn. Chỉ với sự khẩn thiết đó bạn mới có thể đạt tới trung tâm của bản thể mình. Trung tâm của bản thể cũng là trung tâm của của toàn thể vũ trụ. Tại trung tâm chúng ta tất cả là một. Chỉ chứng kiến sâu sắc. Việc chứng kiến của bạn càng sâu... làm sương mờ biến mất và bạn có thể thấy bản thân mình như phật. Kinh nghiệm về việc là phật là kinh nghiệm lớn nhất trong cuộc sống. Bỗng nhiên từ khắp mọi nơi hoa bắt đầu mưa xuống, sự tồn tại trở thành đáng yêu thế.

Trong im lặng này mọi thứ trở thành điệu vũ. Ngay cả im lặng cũng trở thành bài ca. đi ngày một sâu hơn... để cho mũi tên tâm thức của bạn xuyên thấu vào sâu nhất có thể được. Con đường này nhỏ. Một chút ít dũng cảm và bỗng nhiên bạn ở tại trung tâm, thoát khỏi thân thể, thoát khỏi tâm trí, bạn sẵn sàng biến mất vào trong vũ trụ. Là không ai cả là phúc lạc lớn nhất.

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi, và chỉ biến mất trong đại dương tâm thức đang bao quanh bạn. Chúng ta không là gì ngoài cá trong đại dương. Khoảnh khắc này Thính phòng Phật đã trở thành chiếc hồ tâm thức không gợn sóng nào. Niềm vui thế, an bình thế... và kinh nghiệm về bản thể bạn là bất tử, vĩnh hằng. Bạn bao giờ cũng đều ở đây và bạn bao giờ cũng sẽ ở đây. Chỉ có hai cách ở đây: một cách là trong tù túng, cách kia là trong tự do. Quan sát đem bạn ra khỏi nhà tù và mở ra những cánh cửa của vô hạn.

Bạn không là thân thể, bạn không là tâm trí. Bạn chỉ là tâm thức chứng kiến này. Đây là tự do của bạn. Đây là mặt nguyên thủy của bạn. Đây là phật bạn đã từng tìm kiếm. Bạn phải mang mọi kinh nghiệm này dần dần, dần dần tới chu vi của mình, tới cuộc sống thường ngày của mình.

Trong những hoạt động bình thường của bạn phật phải được diễn đạt. Trong tình yêu của bạn, trong các mối quan hệ khác của bạn, trong bạn bè của bạn, tại bãi chợ, ngồi hay đi, nói hay im lặng, bạn nên nhớ mình là phật.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng đem tất cả mọi thứ ở trung tâm ra chu vi. Quay lại như phật, duyên dáng, an bình, trong im lặng tuyệt đối và bạn biết Thiền là gì. Việc đem phật ra bề mặt là toàn thể khoa học của Thiền. Biến đổi mọi người thành mặt nguyên thuỷ của mình - đó là mặt của phật - là công việc của tôi, và nó là công việc của bạn nữa. Chúng ta càng có nhiều chư phật trên trái đất, trái đất càng được bảo vệ hơn khỏi các thế lực huỷ diệt. Chúng ta càng có nhiều chư phật trên trái đất, thì nó sẽ càng trở nên đẹp hơn.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 6 – Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê


0 Đánh giá

Ads Belove Post