Chương 7. Không Có Đích Cuối

Chương 7. Không Có Đích Cuối

Price:

Read more

Thiền Osho by Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Lâm Tế (Rinzai)

Thầy Của Tiếng Hét – Osho

Chương 7. Không Có Đích Cuối








Nghe hoặc Tải MP3 'Lâm Tế (Rinzai) – Thầy Của Điều Phi Líê


Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Một lần, khi Kingyu thấy Lâm Tế tới đạo tràng của mình, ông ấy ngồi trong phòng của mình cầm cây gậy bắt chéo. Lâm Tế lấy tay mình đánh vào cây gậy ba lần, rồi đi vào phòng các sư và ngồi vào chỗ đầu.

Kingyu vào, nhìn Lâm Tế, và nói, "Trong gặp gỡ giữa chủ và khách, mỗi người nên giữ tục lệ xã giao. Ông từ đâu tới, và sao ông khiếm nhã thế?"

"Ông đang nói cái gì vậy, ông hoà thượng già?" Lâm Tế trả lời.

Khi Kingyu định mở mồm đáp lại, Lâm Tế đánh ông ấy. Kingyu giả vờ ngã ra. Lâm Tế lại đánh ông ấy. Kingyu nói, "Hôm nay mọi sự không thuận lợi cho ta."

Một thời gian sau, Qui Sơn13 hỏi Ngưỡng Sơn14, "Trong trường hợp của hai bậc đáng kính này, liệu có người thắng kẻ thua không?"

Ngưỡng Sơn nói, "Khi người ta thắng, người ta thắng vô điều kiện. Khi người ta thua, người ta thua vô điều kiện."

Maneesha, giai thoại bạn đã đem tới có thể được hiểu chỉ nếu bạn hiểu quan điểm của Thiền về tính điều kiện. Trong cuộc sống của chúng ta mọi thứ đều phải theo điều kiện - điều kiện do hoàn cảnh, điều kiện do truyền thống. Khi tôi nói mọi thứ phải theo điều kiện, tôi ngụ ý không cái gì là của bạn cả; mọi thứ đã tới với bạn bên ngoài. Bạn chỉ là điểm thu thập. Về phần riêng của bạn thì bạn là cái không, bạn hoàn toàn trống rỗng.

Thiền muốn bạn tiếp cận tới cuộc sống một cách vô điều kiện. Điều đó nghĩa là không có định kiến nào, không có tiền điều kiện nào, không có bất kì trông đợi nào. Bạn có thể toàn bộ chỉ nếu bạn đang đứng tại chính trung tâm của mình.

Bạn yêu, nhưng tình yêu của bạn là có điều kiện. Bạn có bạn bè nhưng bạn bè của bạn là có điều kiện. Chỉ một thay đổi nhỏ về hoàn cảnh và người yêu trở thành kẻ thù và bạn bè không còn là bạn bè nữa.

Machiavelli có sự sáng suốt lớn khi ông ấy viết cuốn sách Hoàng tử - The Prince. Mặc dầu nó là cuốn sách về ngoại giao và không liên quan gì tới tôn giáo, vẫn có những điều sáng suốt có thể giúp bạn hiểu. Machiavelli nói, "Vua không bao giờ nên nói cho bạn ông ấy điều ông ấy không thể nói được cho kẻ thù, bởi vì không ai biết được: người là bạn hôm nay có thể là kẻ thù ngày mai, và người là kẻ thù hôm nay có thể là bạn ngày mai." Ông ấy đang đặt ra chính sách ngoại giao - nhưng toàn thể cuộc sống chúng ta cũng mang tính ngoại giao. Chúng ta nói mọi thứ bởi vì người nghe sẽ ca ngợi chúng; thế thì điều đó đã trở thành điều kiện. Nói ra chân lí chúng ta không phải xem xét chút nào liệu nó có được mọi người thích hay không.

Gurdjieff hay dạy các đệ tử mình tính vô điều kiện là một nguyên tắc cơ bản để tìm ra chân lí. Nếu bạn đưa vào bất kì điều kiện nào, thì những điều kiện đó sẽ là rào chắn, và tất cả mọi tôn giáo của bạn là gì nếu không là các điều kiện?

Khi một người đi theo của Krishna hay một người đi theo của Christ ngồi thiền, ham muốn của người đó là để thấy Krishna - người đó trông đợi sự tồn tại tuân theo ham muốn của mình - và người Ki tô giáo đang cầu xin Christ. Bởi vì tâm trí được ước định của mình nên người Hindu có thể thấy Krishna. Người Ki tô giáo sẽ không thấy Krishna và người Hindu sẽ không thấy Christ; họ sẽ thấy tương ứng theo các ước định của họ. Họ sẽ thấy các ước định riêng của họ theo một loại ảo giác, và họ sẽ cảm thấy vui sướng mênh mông rằng họ đã nhận ra Thượng đế.

Tất cả cái gọi là thánh nhân của bạn đơn giản đều là kẻ tâm thần. Họ không hiểu rằng nền tảng cơ bản của việc tìm ra chân lí là trước hết phải lau sạch tâm trí bạn mọi điều kiện. Tiếp cận tới sự tồn tại một cách trống rỗng tuyệt đối. Cho phép sự tồn tại nói điều gì đó. Đừng hỏi.

Đó là chỗ Thiền đi tới loại tính tôn giáo cao nhất. so sánh nó với lời của Jesus nói cho các người đi theo của ông ấy, "Hỏi và điều đó sẽ được trao cho ông" - nhưng phải hỏi. Điều bạn có thể hỏi sẽ là ham muốn nào đó, khao khát nào đó, đam mê nào đó, tham lam nào đó. Bạn có thể hỏi cái gì? - và sự tồn tại khôngcó nghĩa vụ đáp ứng cho việc hỏi của bạn.

Jesus tiếp tục bằng việc nói, "Gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông." Cứ dường như sự tồn tại đóng lại; chừng nào bạn chưa gõ cửa, thì cửa sẽ không mở ra.

Chân lí là, sự tồn tại không có cửa, cho nên bạn sẽ gõ vào đâu? Và sự tồn tại là mọi khoảnh khắc có sẵn; cánh cửa của bạn bị đóng. Bạn có định gõ lên cánh cửa riêng của mình không? Và ai định mở chúng?

Jesus nói, "Tìm và ông sẽ thấy." Những lời nói hay, và nếu bạn không hiểu, thì đó là thơ ca lớn. Nhưng nếu bạn hiểu, thế thì chúng không phải là những phát biểu nền tảng về tâm thức tôn giáo.

Tâm thức tôn giáo sẽ thay đổi toàn thể mọi sự thành cái đối lập của nó: tìm và bạn sẽ lỡ; không tìm và bạn đã tìm thấy. Gõ cửa và bạn sẽ gõ vô ích, bởi vì sự tồn tại không có cửa; nó là mở trong mọi chiều. Hỏi và bạn sẽ sống trong ảo tưởng. Điều đó sẽ được trao cho bạn không phải từ sự tồn tại, mà từ trí tưởng tượng riêng của bạn.

Đừng đặt điều kiện nào lên sự tồn tại, đừng đặt sức ép nào lên sự tồn tại. chỉ sẵn có và hân hoan, với bất kì điều gì tới với bạn. Và sự tồn tại tới trong sự dư thừa thế cho con người không điều kiện mà đơn giản ngạc nhiên. Bạn đã không hỏi mà tất cả mọi kho báu, tất cả mọi sự huy hoàng, tất cả mọi bí ẩn, đều là của riêng bạn. Bạn không tìm, và chân lí đã có đó rồi.

Bạn là chân lí, toàn thể việc tìm kiếm là ngu xuẩn. Bạn càng tìm, bạn càng đi xa khỏi chân lí. Cho nên dừng việc tìm lại - và dừng toàn bộ ham muốn, tìm kiếm, hỏi, chúng tất cả đều là cùng một thứ. Chỉ vẫn còn tại trung tâm của mình, có sẵn và cởi mở, vô điều kiện, và bạn đã tìm thấy cái không thể được nói ra. Với nền tảng này bạn sẽ hiểu giai thoại này.

Một lần, khi Kingyu thấy Lâm Tế tới đạo tràng của mình, ông ấy ngồi trong phòng của mình cầm cây gậy bắt chéo. Lâm Tế lấy tay mình đánh vào cây gậy ba lần, rồi đi vào phòng các sư và ngồi vào chỗ đầu.

Hiển nhiên chỗ đầu thuộc về Kingyu; ông ấy là chủ của đạo tràng này. Và đây là hành vi kì lạ của ông khách, là trước hết ông ấy gõ vào cây gậy của chủ ba lần, và rồi, không nói gì, đi vào phòng hội chúng và ngồi ngay vào chỗ của chủ.

Kingyu vào, nhìn Lâm Tế, và nói, "Trong gặp gỡ giữa chủ và khách, mỗi người nên giữ tục lệ xã giao."

Đó là chỗ Lâm Tế khác, và bất kì thầy lớn nào cũng sẽ khác. Kingyu có nhiều đệ tử hơn Lâm Tế, bởi vì đám đông có thể hiểu ông ấy rõ ràng hơn. Ông ấy theo cách nào đó đi theo qui cách của đám đông. Ông ấy trông đợi Lâm Tế cũng thế...

Ông ấy nói với Lâm Tế, "Trong gặp gỡ giữa chủ và khách" - ông ấy nghĩ ông ấy là chủ, mà một cách chính thức thì ông ấy là vậy, còn Lâm Tế là khách, mà một cách chính thức ông ấy là vậy - "mỗi người nên giữ tục lệ xã giao."

Tại đó Lâm Tế không đồng ý, và không thầy lớn nào có thể đồng ý được. Xã giao truyền thống sao? Thế thì Thiền tất cả là gì? Nó là cuộc cách mạng chống lại hình thức. Nó tất cả ủng hộ cho sự tự phát, không theo lề thói.

Ông từ đâu tới, và sao ông khiếm nhã thế?

Ông ấy không khiếm nhã. Trên bề mặt ông ấy sẽ có vẻ như là khiếm nhã với bất kì ai, nhưng ông ấy đích xác bày tỏ quan điểm của mình. Khi ông ấy đánh ba lần vào chiếc gậy, ông ấy đã bảo ông chủ, "Cố hiểu rằng một thầy lớn hơn đang ở đây. Ông chỉ là thầy giáo hình thức."

Ba cú đánh này vào gậy chỉ ra rằng từ nay trở đi, "Về mặt hình thức, ông là chủ; nhưng trong sự tồn tại ta là chủ, ông là khách." Cái đúng trên bề mặt không nhất thiết là đúng ở trung tâm.

Lâm Tế đang nói, "Thầy đã tới với đệ tử." Ông ấy đã làm điều đó rõ ràng bằng việc đánh vào cây gậy của Kingyu rằng từ nay trở đi, "Trong khi ta đang ở đây, ta là thầy." Ông ấy không khiếm nhã, ông ấy đơn giản thẳng thắn, và đó là phẩm chất của thầy đích thực.

Kingyu hỏi ông ấy, "Ông từ đâu tới, và sao ông khiếm nhã thế?" Ông này không thể hiểu nổi hành vi này, mặc dầu hành vi này là rõ ràng. Thầy đã đánh ba lần vào chiếc gậy của Kingyu, và ông ấy ngồi vào chỗ ông này trong phòng hội chứng.

Lâm Tế đang nói, "Ông chỉ là thầy giáo thôi, ông còn chưa là thầy. Bất kì điều gì ông biết cũng đơn thuần là tri thức, nó không phải là kinh nghiệm tồn tại của riêng ông."

"Ông đang nói cái gì vậy, ông hoà thượng già?" Lâm Tế trả lời.

Osho - hoà thượng là lời nói rất tôn kính. Chỉ trong một lời ông ấy đã nói, "Tôi không khiếm nhã đâu; tôi chỉ công bố rằng tôi đã tới đây thôi."

"Ông đang nói cái gì vậy, ông hoà thượng già? Ông già rồi và ông được tôi kính trọng, nhưng điều đó không có nghĩa là ông biết chân lí. Ông đã cố gắng vất vả cả đời mình, ông tự khép mình vào kỉ luật, ông đã tự ước định mình, nhưng ông vẫn chưa nhận ra vấn đề. Tôi kính trọng ông, tuổi già của ông, nỗ lực cả đời của ông.

"Tôi không khiếm nhã, nhưng chân lí phải được nói ra cho dù nó có vẻ như khiếm nhã. Ông đang nói cái gì vậy, ông hoà thượng già?"

Bằng từ 'hoà thượng - osho' ông ấy đã làm quan điểm rõ ràng: "Tôi không khiếm nhã, và tôi không thể khiếm nhã với bất kì ai được. Chính thực sự từ lòng từ bi mà tôi đã đánh vào chiếc gậy của ông, chỉ ra cho ông rằng ông không xứng có nó. Nó phải trong tay tôi. Ông đã không hiểu, đó là lí do tại sao tôi đã tới phòng hội chúng và ngồi vào vị trí nơi ông vẫn thường ngồi.

"Hiển nhiên ông cảm thấy bị xúc phạm, nhưng tất cả mọi điều tôi đang nói là ở chỗ khoảnh khắc thầy thực đi vào, thầy bao giờ cũng là chủ, thầy chưa bao giờ là khách cả."

Khi Kingyu định mở mồm đáp lại, Lâm Tế đánh ông ấy. Ông ấy đã không cho phép ông này nói, bởi vì vấn đề không phải là nói, đó không phải là đối thoại.

Cố hiểu đi: đừng bận tâm tới lời, mà chú ý vào tình huống thực tại. Ông này vừa định mở mồm nghĩa là ông này định nói điều gì đó. Lâm Tế đánh ông này để nói, "Không nói cái gì cả, rõ chưa! Đừng bị lạc vào giải thích, nhìn vào các tình huống, nhìn vào mắt ta!"

Kingyu giả vờ ngã ra. Lâm Tế lại đánh ông ấy - bởi vì không giả vờ nào là được phép trong Thiền. Hoặc bạn ngã, không phải bằng bất kì nỗ lực nào mà chỉ như việc xảy ra... Bạn không giả vờ; đó không phải là vở kịch.

Kingyu giả vờ ngã ra. Lâm Tế lại đánh ông ấy. Bây giờ cú đánh này dành cho việc giả vờ của ông ấy - không chỉ việc giả vờ ngã này, mà cả đời ông ấy là việc giả vờ. Ông ấy không phải là thầy, vậy mà ông ấy đã giả vờ là thầy. Kingyu nói, "Hôm nay mọi sự không thuận lợi cho ta."

Đó không phải là đáp ứng của người đã hiểu ra. Ông ấy vẫn còn nghĩ dưới dạng thuận lợi. Ông ấy đã không hiểu nghĩa của cách cư xử của Lâm Tế. Ông ấy ném trách nhiệm, cũng như mọi người khác trên thế giới, lên định mệnh, lên số phận, lên đường vân tay, lên sơ đồ sinh - đủ mọi loại cớ ngu xuẩn. "Ta có thể làm được gì? Hôm nay mọi sự không thuận lợi cho ta."

Thực tại là ở chỗ Lâm Tế đã làm quá nhiều, đã cho ông ấy lặp đi lặp lại nhiều cơ hội để hiểu - điều đáng là một trong những ngày vĩ đại nhất trong cuộc đời ông ấy - rằng thầy đã bước xuống từ đỉnh núi của mình tới đạo tràng của ông ấy, không lời mời, và cố gắng đánh thức ông ấy dậy. Nhưng ông ấy lại đang nghĩ tới thuận lợi...

Một thời gian sau, Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn, "Trong trường hợp của hai bậc đáng kính này, liệu có người thắng kẻ thua không?"

Điều này đã được hỏi hết thế kỉ nọ tới thế kỉ kia trong Thiền: "Điều gì đã xảy ra vào ngày đó? Ai là người thắng và ai là người thua?"

Một thời gian sau, Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn - cả hai đều là các thầy lớn - "Trong trường hợp của hai bậc đáng kính này, liệu có người thắng kẻ thua không?"

Ngưỡng Sơn nói, "Khi người ta thắng, người ta thắng vô điều kiện. Khi người ta thua, người ta thua vô điều kiện."

Đây là một phát biểu sâu sắc thế; nó nghĩa là câu hỏi về việc người thắng hay người thua là vô nghĩa. Vấn đề là, dù bất kì điều gì xảy ra nó cũng phải là vô điều kiện, nó phải là tự phát. Thất bại một cách tự phát cũng có giá trị như thắng lợi. Giá trị thực là ở tính tự phát, ở vô điều kiện.

Nếu bạn thua, bạn chấp nhận thua của mình một cách vô điều kiện, với niềm vui. Đó là món quà của tự nhiên. Người ta không bao giờ biết được, ngay cả đêm tối cũng có thể biến thành bình minh đẹp. Bạn không nên bắt đầu có ý kiến về người đã thắng và người đã thua. Cả hai người tham dự và sự gặp gỡ nên vẫn còn tự phát dù bất kì điều gì xảy ra. Giá trị là ở tính tự phát; nó đã bị lấy đi hoàn toàn khỏi mọi thắng.


Thắng là một phần của thế giới tranh đấu, thế giới có điều kiện, thế giới với ham muốn. Thiền không chú ý tới thắng hay thua; chúng cả hai đều vô nghĩa. Có thể là với tự phát người ta bị thua và thắng không thể vô điều kiện. Trong con mắt của Thiền, người thua ở trạng thái cao hơn.





Có lần chuyện xảy ra, một võ sĩ đạo Thiền, một chiến binh Thiền, đã từ mặt trận về nhà sớm, và ông ấy thấy người hầu đang làm tình với vợ mình.

Là con người của Thiền, ông ấy nói với người hầu, "Đừng lo, làm xong việc của anh đi. Ta đợi ở ngoài. Anh sẽ phải cầm kiếm trong tay và đánh với ta. Bất kì điều gì xảy ra cũng hoàn toàn tốt. Ta đang đợi ở ngoài."

Kẻ hầu này bắt đầu run rẩy. Anh ta thậm chí không biết cầm kiếm, còn chủ của anh ta là chiến binh nổi tiếng; ông ấy sẽ chặt đầu anh ta trong một nhát chém.

Thế là anh ta chạy theo lối cửa sau tới một Thiền sư, người này cũng là thầy của võ sĩ đạo này. Anh ta nói với thầy, "Tôi ôiđã lâm vào rắc rối. Đó là lỗi của con, nhưng điều đó đã xảy ra."

Thầy nghe toàn bộ câu chuyện và thầy nói, "Không cần phải lo nghĩ. Ta sẽ dạy cho anh cách cầm kiếm, và ta cũng sẽ bảo anh rằng việc chủ của anh là võ sĩ đạo vĩ đại cũng không thành vấn đề. Mọi sự thành vấn đề là tính tự phát. Và trong tính tự phát anh sẽ giỏi hơn, bởi vì ông ta dường như tự tin: không có vấn đề về người hầu này sống sót được; điều đó gần như mèo vờn chuột.

"Cho nên đừng lo. Cứ toàn bộ, và đâm mạnh ông ta, bởi vì đây là cơ hội sống, sống còn duy nhất của anh. Cho nên đừng nửa vời, đừng có điều kiện, đừng cho rằng có lẽ ông ấy có thể tha thứ cho anh. Ông ấy sẽ không bao giờ tha thứ cho anh đâu. Anh sẽ phải đánh nhau với ông ấy. Anh sẽ phải khiêu chiến và thách thức ông ấy. Nhưng không có vấn đề gì: như ta có thể thấy, anh sẽ kết thúc là người thắng."

Người hầu này không thể nào tin nổi vào điều đó, và thầy nói, "Anh nên hiểu rằng ta cũng là thầy của ông ấy, và ta biết rằng ông ấy sẽ hành xử theo cách huấn luyện của ông ấy. Biết rất rõ rằng mình sẽ thắng, ông ấy không thể nào vô điều kiện được - và anh không có cách nào khác hơn là mang tính vô điều kiện. Toàn bộ đi. Anh không biết đâm vào đâu, cách đâm thế nào, cho nên cứ đâm đại vào bất kì đâu. Cứ phát cuồng lên!"

Người hầu nói, "Nếu thầy nói vậy, tôi sẽ làm điều đó. Trong thực tế không có cơ hội nào cho sự sống còn của tôi, cho nên sao không làm điều đó một cách toàn bộ!"

Thấy rằng thời gian đã tới, anh ta đã học cách cầm kiếm, và anh ta quay lại và thách thức ông chủ của mình, "Bây giờ lại đây!"

Ông chủ không thể tin được vào điều đó. Ông ta cho rằng kẻ hầu sẽ sụp xuống chân ông ta và kêu khóc và nói, "Xin tha cho tôi!"

Nhưng thay vì điều đó người hầu lại gầm lên như sư tử, và anh ta có chiếc kiếm của Thiền sư. Ông chủ nhận ra chiếc kiếm và ông ta nói, "Anh lấy chiếc kiếm này ở đâu vậy?"

Người hầu nói, "Từ thầy của ngài đấy. Bây giờ lại đây, để cho sự việc được quyết định dứt khoát một lần. Hoặc là tôi sẽ sống hoặc là ông sẽ sống, nhưng cả hai không thể cùng sống."

Ông chủ cảm thấy chút ít run rẩy trong tim mình, nhưng ông ấy vẫn nghĩ, "Làm sao anh ta có thể xoay xở được? Đấy là chuyện huấn luyện nhiều năm chứ có ít đâu... Ta đã từng đánh nhau trong nhiều năm, và kẻ hầu đáng thương này..." Nhưng ông ta phải rút kiếm của mình ra.

Người hầu thực sự phát cuồng. Không biết đâm vào đâu, anh ta đâm lung tung và chỉ chực... Võ sĩ đạo đâm ra lúng túng, bởi vì ông ta có thể đánh với bất kì võ sĩ đạo nào biết cách đánh nhau - nhưng người này lại không biết gì và anh ta đang làm đủ mọi thứ. Người hầu đẩy ông ta vào sát tường, và ông chủ phải cầu xin anh ta, "Xin tha cho ta. Anh sẽ giết chết ta. Anh không biết cách đánh nhau - anh đang làm gì?"

Người hầu nói, "Vấn đề không phải là làm. Đó là khoảnh khắc cuối cùng của tôi; tôi sẽ làm mọi điều với sự toàn bộ."

Người hầu trở thành người thắng, còn võ sĩ đạo cũng tới thầy và nói, "Thầy đã làm phép màu nào vậy? Trong năm phút anh ta trở thành một võ sĩ đạo lớn thế, và anh ta ra cú đánh, ngu xuẩn tới mức anh ta có thể giết cả tôi. Anh ta không biết gì nhưng anh ta có thể đã giết chết tôi. Anh ta đẩy tôi vào tường nhà tôi, lưỡi kiếm của anh ta chĩa vào ngực tôi. Tôi phải cầu xin được tha và bảo anh ta rằng bất kì điều gì anh ta đang làm cũng đều hoàn toàn tốt và cứ tiếp tục làm."

Thầy nói, "Anh phải học bài học, rằng chung cuộc đó là tính toàn bộ, tuyệt đối vô điều kiện... dù là thua hay thắng không thành vấn đề. Điều thành vấn đề là ở chỗ con người phải toàn bộ, và con người toàn bộ không bao giờ bị thua. Tính toàn bộ của người đó là thắng của người đó."

Đó là điều Ngưỡng Sơn đang nói: "Khi người ta thắng, người ta thắng vô điều kiện." Người đó không nhận bất kì khen ngợi nào rằng "Ta là người thắng"; bao giờ người thắng cũng ở tâm thức vô điều kiện.

"Khi người ta thua, người ta thua vô điều kiện." Không có vấn đề về chủ nghĩa thua nào; không có vấn đề về cảm thấy thua. Người đó đã đưa ra toàn bộ nỗ lực của mình. Nhưng nếu tự nhiên muốn rằng người kia phải thắng, thì điều đó hoàn toàn được. "Tôi đã không để lại cái gì, tôi đã làm hết sức mình và toàn bộ, và đã tuyệt đối tự phát. Hơn thế nữa thì tôi không thể làm được."

Cho nên khi hai võ sĩ đạo đánh nhau ở Nhật Bản - và điều đó thường xảy ra, thậm chí hàng ngày - điều có thể nhất là không ai thắng và không ai thua, bởi vì cả hai đều toàn bộ. Nỗ lực của họ là tự phát đến mức chung cuộc họ kết thúc mà không thắng hay thua. Rất hiếm khi một người thua, và bất kì ai thua, đấy chỉ là do hoàn cảnh. Người thắng không công bố mình thắng và sự vị kỉ của mình; ngược lại, người đó ôm lấy người thua và người đó ca ngợi cách người thua đã tranh đấu. Đó là tự phát và toàn bộ, "và đấy chỉ là bởi tình cờ mà tôi mới là người thắng còn anh thì không. Đấy chỉ là tình cờ thôi. Nhưng khi có liên quan tới tính tự phát và tính toàn bộ, anh tuyệt đối ngang bằng tôi."

Đây là cách tiếp cận rất khác. Thắng hay thua không còn giá trị nữa. Dịch chuyển lớn lao về giá trị đã xảy ra: tự phát, tuyệt đối, đem ra đặt cược tất cả mọi thứ bạn có, điều đó mới giá trị. Dù thắng hay thua xảy ra, điều đó không quan trọng.

Một giáo sư Đức, Herrigel, là một trong những đệ tử phương Tây đầu tiên của một Thiền sư ở Nhật Bản. Ông ấy học cung thuật. Ông ấy đã là một cung thủ lớn ở Đức, bởi vì tại đó các giá trị là khác. Ông ấy đã là cung thủ lớn bởi vì ông ấy bao giờ cũng bắn trúng một trăm phần trăm, mũi tên của ông ấy bắn đích xác giữa bia, trúng điểm đen. Ở Đức thành công của bạn được đếm bằng phần trăm - một trăm phần trăm, chín mươi phần trăm, tám mươi phần trăm. Đó là cách nó được đếm trên toàn thế giới, ngoại trừ ở Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, khi Herrigel đã học cung thuật trong nhiều năm ở Đức và đã trở thành cung thủ vô địch của Đức, ông ấy nghe nói về một cách đánh giá khác. Ông ấy tới Nhật Bản và ở đó ba năm cùng thầy. Ông ấy không thể nào hiểu nổi tại sao thầy bao giờ cũng nói, "Ông lỡ rồi" - và mũi tên của ông ấy bao giờ cũng trúng đích xác điểm đen.

Thầy nói, "Đó không phải là vấn đề, dù mũi tên của ông có trúng điểm đen hay không. Vấn đề là ông phải tự phát. Quên bia đi. Nhớ lấy rằng ông phải tự phát, ông phải không nỗ lực."

Ba năm trôi qua, nhưng vị giáo sư Đức, Herrigel, vẫn không thể hiểu được người này đang nói về gì. Mọi ngày ông ấy đều cố gắng, mà thầy thì cứ nói, "Không!"

Chung cuộc ông ấy quyết định trở về: "Thật là vô ích, phí thời gian!" Ông ấy không thể nào hiểu được tính tự phát này là gì. Ông ấy không thể nào hiểu được làm sao bạn có thể tự phát khi bạn là cung thủ. Bạn phải cầm cung trong tay, bạn phải nhắm, bạn phải ngắm đích xác để cho mũi tên bắn trúng điểm - làm sao bạn có thể không nỗ lực được? Nỗ lực nào đó là tuyệt đối cần thiết. Và bạn sẽ đồng ý rằng ông ấy không sai.

Nhưng Thiền sẽ không đồng ý. Thiền sư liên tục làm việc, không chán nản không ngán ngẩm rằng ba năm đã trôi qua và người này vẫn không thể thảnh thơi được.

Herrigel tự nhủ mình sau ba năm, "Ngày mai mình phải đi thôi. Mình tiếc là mình không thể hiểu được. Mình vẫn mang ý tưởng rằng mình đúng một trăm phần trăm, vậy làm sao thầy có thể nói rằng mình không biết cung thuật chút nào?"

Thế là ngày hôm sau, sáng sớm, ông ấy tới gặp thầy lần cuối cùng. Thầy đang dạy ai đó khác, cho nên ông ấy ngồi trên ghế dài và chỉ nhìn. Lần đầu tiên ông ấy không quan tâm; ông ấy sắp đi, ông ấy đã vứt bỏ ý tưởng học cung thuật qua Thiền, cho nên ông ấy hoàn toàn thảnh thơi và quan sát, chỉ quan sát cách thầy cầm cung trong tay và cách thầy thảnh thơi toàn bộ dường như không quan tâm chút nào liệu mũi tên có tới bia hay không, không căng thẳng và không ham muốn, chỉ vui đùa và thảnh thơi.

Ông ấy đã nhìn thầy trong ba năm, nhưng bởi vì ông ấy đã tràn đầy ham muốn nên ông ấy không thể thấy được rằng cung thuật của thầy là hoàn toàn khác: giá trị không ở đích bắn, giá trị ở trong cử chỉ của bạn, trong bạn. Bạn có thảnh thơi không? Bạn có toàn bộ không? Tâm trí bạn có tuyệt đối im lặng không? Một khuynh hướng khác... bởi vì cung thuật là không quan trọng, thiền mới quan trọng. Và con người của thiền, mặc dầu người đó không chăm nom tới đích bắn, vẫn cứ đơn giản bắn trúng đích, với vô trí, trong sáng tỏ hoàn toàn, trong im lặng, thảnh thơi.

Thiền đã mang lại cách đánh giá khác cho mọi thứ. Ở Trung Quốc họ có câu ngạn ngữ rằng khi nhạc sĩ trở nên điêu luyện, người đó vứt nhạc cụ đi; khi cung thủ trở nên điêu luyện, người đó vứt cung và tên đi. Thật kì lạ, bởi vì phỏng có ích gì khi đã thành cung thủ điêu luyện mà bây giờ bạn lại vứt cung và tên đi?

Một người tuyên bố với hoàng đế Trung Quốc, "Bây giờ bệ hạ phải tuyên bố và thừa nhận thần là cung thủ vĩ đại nhất Trung Quốc. Thần sẵn sàng với bất kì thách thức nào." Và anh ta tuyệt đối hoàn hảo, cũng giống như giáo sư Herrigel - một trăm phần trăm thành công.

Nhưng nhà vua nói, "Khanh đã nghe nói về một cung thủ già sống trong thâm sơn cùng cốc không?"

Anh ta nói, "Thần đã nghe nói về ông ấy, nhưng thần sẵn sàng thi đấu."

Nhà vua cười. Ông ấy nói, "Khanh nên đi và gặp ông già ấy. Nếu ông ấy thừa nhận khanh, ta sẽ thừa nhận khanh, bởi vì ta không biết về cung thuật... Nhưng ông ấy là một cung thủ vĩ đại, có lẽ là vĩ đại nhất, cho nên khanh nên đi. Đem về sự thừa nhận của ông ấy, và sự thừa nhận của ta có đấy. Nhưng không hỏi ý kiến ông ấy ta không thể thừa nhận được. Đấy không phải là vấn đề thách thức."

Thế là người này phải đi lên vùng núi non, nơi đó anh ta tìm thấy một người rất già, lưng đã còng, không thể đứng thẳng lên được. Anh ta hỏi, "Ông có phải là cung thủ không?"

Người này nói, "Ta đã từng là cung thủ đấy. Nhưng có lẽ nửa thế kỉ đã trôi qua rồi, và khi ta trở thành cung thủ hoàn hảo, theo thầy ta, ta phải vứt cung và tên đi. Anh cho rằng anh là thầy hoàn hảo; anh đã tới để được thừa nhận sao?" Nhà vua đã báo tin cho ông ấy rằng vua đang phái ai đó tới.

Người này nói, "Vâng."

Ông già nói, "Thế thì sao anh lại mang cung và tên tới?"

Người này nói, "Thật kì lạ... Đó chính là cái thể hiện việc làm chủ của tôi."

Ông già cười to. Ông ấy đưa anh ta ra khỏi túp lều tranh để lên một mỏm núi. Ông già này già thế, dễ tới một trăm bốn mươi tuổi, và mỏm núi sâu thế phía dưới, cả nghìn mét thăm thẳm xuống thung lũng. Nếu bạn chỉ lỡ một bước thôi hay run rẩy hay ngần ngại, bạn đi đời. Ông già bước lên ngay cạnh mỏm đá, nửa bàn chân ông thò ra trên vách đá, nửa bàn chân trên mép đá.

Chàng thanh niên không thể tin được vào mắt mình. Ông già nói, "Bây giờ anh cũng tới đi. Còn đủ chỗ ở đây cho một người nữa!" Chàng thanh niên thử hai bước rồi ngồi xuống, run rẩy, khi thấy tình huống này.

Ông già cười to và ông nói, "Anh là loại cung thủ gì vậy? Anh đã giết bao nhiêu con chim bằng một mũi tên?"

Chàng thanh niên nói, "Tất nhiên là một con chim."

Ông già nói, "Anh phải học theo Thiền sư. Một mũi tên chỉ được một chim là điều cực kì lãng phí. Thầy ta chưa bao giờ cho phép bất kì ai được xác nhận chừng nào người đó còn chưa có khả năng bằng một mũi tên hạ cả đàn."

Chàng thanh niên nói, "Thầy có thể hạ được bao nhiêu con?"

Ông ấy nói, "Anh thử nói con số xem sao."

Vừa lúc đó một đàn chim bay qua. Ông già chỉ liếc mắt nhìn lên, và bẩy con chim rơi xuống.

Chàng thanh niên nói, "Trời!"

Ông già nói, "Khi anh có thể nhìn với tính toàn bộ, thì chính mắt anh trở thành mũi tên. Nhưng anh là người mới; anh không thể tới mỏm đá này. Nếu anh run rẩy bên trong, cung thuật của anh không thể hoàn hảo được. Anh có thể điều khiển bắn trúng mục tiêu, nhưng đó không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ anh có hiện diện toàn bộ không run rẩy.

Thế thì hiện diện toàn bộ của anh trở thành sắc như bất kì mũi tên nào.

"Đó là lí do tại sao có câu ngạn ngữ cổ: Khi nhạc sĩ trở nên hoàn hảo, người đó vứt nhạc cụ đi. Bây giờ chính giọng nói của người đó, chính con người của người đó là âm nhạc; bây giờ chính không khí xung quanh người đó có âm nhạc. Và khi cung thủ trở thành hoàn hảo, tính toàn bộ không run rẩy của người đó trở thành gần như tia chết, nếu người đó nhìn vào đàn chim, hay bầy súc vật."

Thầy nói, "Anh về và học từ điểm này đi. Mục tiêu không phải là mục tiêu; anh là mục tiêu. Trở thành toàn bộ - và nếu ta còn sống, ta sẽ tới thăm anh năm năm sau để xem liệu ta có thể cho anh sự thừa nhận hay không. Hay nếu ta qua đời, con ta sẽ tới sau năm năm nữa. Nó là một người lão luyện vĩ đại như ta, và anh sẽ có khả năng nhận ra nó, bởi vì bất kì điều gì ta có thể làm bằng mắt mình, nó cũng có thể làm được."

Năm năm sau ông già này tới. Năm năm này người bắn cung đã cố gắng hết sức để là toàn bộ, và anh ta đã thành công. Ông già hỏi, "Cung và tên của anh đâu?"

Anh ta nói, "Đến giờ phải đã hai năm rồi, nhưng điều đó dường như hàng thế kỉ đã trôi qua và tôi đã không thấy tên và cung. Bây giờ tôi có thể làm điều thầy đã có thể làm."

Ông già đã không yêu cầu phép thử, ông ấy đơn giản cho sự thừa nhận. Ông ấy nói, "Ta có thể thấy trong mắt ông tính toàn bộ không do dự. Ta có thể thấy trong thân thể ông sự thảnh thơi tự phát. Ông có thể tới nhà vua và bảo ông ấy rằng ông già này đã cho sự thừa nhận, và chỉ vì sự thừa nhận ông mà ta đã xuống núi."

Thiền đem tới một cách đánh giá mới trong mọi thứ. Nó không phải là tôn giáo từ bỏ cuộc sống, nó là tôn giáo biến đổi cuộc sống. Nó biến đổi mọi thứ, nó không phủ định cái gì. Nhưng một điều phải ghi nhớ: vô điều kiện, toàn bộ, tự phát - những giá trị kì lạ, bởi vì không tôn giáo nào nói về chúng và chúng là những giá trị đích thực sẽ cho bạn giả kim thuật để thay đổi con người bạn.

Tất cả các tôn giáo đều nói về nghi lễ, xã giao, cách xử sự. Chúng tất cả đều có liên quan tới nhân cách được tô điểm của bạn. Chúng làm cho bạn thành người giả dối, chúng làm cho bạn thành diễn viên, nhưng chúng không thay đổi trung tâm của bạn.

Đây là giai thoại hay, và Ngưỡng Sơn đang nói, "Khi người ta thắng, người ta thắng vô điều kiện." Không có ham muốn để thắng, người ta đơn giản vui đùa, tận hưởng chính nghệ thuật và tận hưởng tính thiền và tính tự phát. Bây giờ bất kì điều gì xảy ra, điều đó không phải là mối quan tâm.

Tất nhiên khi hai người đánh nhau, một người sẽ thua, một người sẽ thắng. Có thành vấn đề gì ai thắng và ai thua? Mọi thứ thành vấn đề chỉ là liệu cả hai có ở cùng mức độ tập trung, ở cùng mức độ vô điều kiện không. Bất kì ai cao hơn trong tính vô điều kiện - người đó có thể là người thua, nhưng theo Thiền người đó ở điểm tâm thức cao hơn, và đó mới là thắng thực. Thắng hình thức là chuyện khác.

Ikkyu đã viết:

Bản thân ta đã từ lâu,

Trong tự nhiên

Vô tồn tại:

Không đích cuối,

Không cái gì có giá trị gì.

Ông ấy đang cho bạn chính bản cương lĩnh của Thiền. Bản thân ta đã từ lâu, trong tự nhiên... Ta đã biến mất trong tự nhiên, ta không biết khi nào, ta không giữ nhật kí và ta không nhớ rằng ta là cái gì khác vào bất kì lúc nào.

Bản thân ta đã từ lâu, trong tự nhiên, vô tồn tại: ta không tìm thấy bản thân mình, ta chỉ tìm thấy tự nhiên. Không đích cuối... Ta không đi đâu cả. Không có đích cuối, bởi vì đích cuối sẽ có nghĩa là cái chết.

Cuộc sống là sự liên tục bao giờ cũng như bao giờ. Không có đích cuối cùng nó cứ tiếp diễn mãi. Chỉ là cuộc hành hương, chỉ là cuộc hành trình trong bản thân nó, không đạt tới điểm nào đó, không mục đích - chỉ nhảy múa và hiện hữu trong cuộc hành hương, đi một cách vui sướng, không bận tâm về đích nào.

Bạn sẽ làm gì bằng việc đi tới đích? Không ai đã hỏi điều này, bởi vì mọi người đều đang cố gắng có đích nào đó trong cuộc sống. Nhưng những điều ẩn ý...

Nếu bạn thực sự đạt tới đích của cuộc sống, thì sao? Thế thì bạn sẽ có vẻ rất lúng túng. Không đâu mà đi… bạn đã đạt tới đích cuối cùng - và trong cuộc hành trình bạn đã đánh mất mọi thứ. Bạn phải làm mất mọi thứ. Cho nên đứng trần trụi ở đích cuối cùng, bạn sẽ nhìn quanh như kẻ ngốc: vấn đề là gì nhỉ? Bạn đã vội vã vất vả thế, và bạn đã lo âu vất vả thế, và đây là kết quả.

Tôi đã kể cho các bạn về một trong những câu chuyện của Rabindranath. Đó là bài ca. Câu chuyện này nói trong bài ca, "Tôi đã từng tìm kiếm Thượng đế hàng thế kỉ. Đôi khi ngài ở quanh trăng, nhưng lúc tôi tới đó ngài đã đi sang ngôi sao khác. Tôi đã thấy ngài ở ngôi sao khác, nhưng lúc tôi tới đó thì ngài lại đã đi rồi. Việc này cứ diễn ra mãi, nhưng có niềm vui lớn trong việc ngài ở đó, và một hôm tôiđịnh đi tìm ngài. Làm sao ngài có thể trốn lâu được? Làm sao ngài có thể thoát được?

"Và việc xảy ra là một hôm tôi tới một nhà tại đó có chiếc bảng nói rằng đây là nhà của Thượng đế. Tôi có cảm giác lớn lao về sự nhẹ gánh rằng định mệnh của tôi đã được hoàn thành. Tôi tiến lên vài bước và tôi vừa định gõ cửa thì tôi nhận biết rằng, 'Đợi đã, thử nghĩ lại lần thứ hai xem sao! Mình định làm gì nếu Thượng đế tới và mở cửa ra? Mình sẽ làm gì tiếp?'"

Toàn thể cuộc sống của bạn đã là cuộc hành trình, cuộc hành hương, tìm kiếm, tìm tòi. Bạn được huấn luyện như một người chạy từ hàng triệu năm, và bỗng nhiên bạn gặp Thượng đế và và bạn không có gì để nói cả. Bạn sẽ nói gì?

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng nếu tình cờ bạn gặp Thượng đế, bạn sẽ có gì để nói, hay ngài sẽ có gì để nói không? Bạn đã tự làm nặng gánh mình một cách không cần thiết, đã kết thúc rồi. Đích cuối cùng có nghĩa là cái chết tối thượng.

Ikkyu là phải khi ông ấy nói, "Không đích cuối, không cái gì có giá trị gì" - mọi thứ chỉ là để tận hưởng và nhảy múa và ca hát. Nhưng đừng hỏi về giá trị; đừng hỏi đức hạnh là gì và tốt là gì. Hân hoan trong mọi thứ, và tiếp tục trong cuộc hành hương, vẫn biết hoàn toàn rõ rằng cuộc sống không định chấm dứt ở đâu cả, cuộc hành trình sẽ tiếp tục, đoàn lữ hành sẽ tiếp tục. Không có chỗ con đường kết thúc.

Maneesha đã hỏi:

Thưa Thầy kính yêu của chúng tôi,

Khi không có gì để cảm nhận - không cái vào từ thân thể hay tâm trí và do vậy người ta không có gì để xác định bản thân mình - cái còn lại có phải là việc chứng kiến không? Thậm chí dường như không có cả nhân chứng, chỉ mỗi nhận biết mà không có ai ở đó.

Điều đó đích xác đúng. Không có nhân chứng, chỉ có việc chứng kiến. Chỉ có tâm thức, nhưng không có nhân cách cho nó, không hình dạng. Chỉ có nhận biết, như ngọn lửa không nảy sinh từ đâu cả và biến mất vào không đâu cả, và chỉ ở giữa bạn thấy ngọn lửa.

Bạn đã bao giờ quan sát nến chưa, ngọn lửa từ đâu tới? Bản thân Phật Gautam hay dùng từ này cho kinh nghiệm tối thượng, thổi tắt ngọn nến. Niết bàn nghĩa là thổi tắt ngọn nến. Không cái gì còn lại, chỉ một nhận biết thuần khiết, thậm chí không bị chứa trong tính cá nhân của bạn, chỉ là đám mây bồng bềnh, không hình dạng chắc chắn - sự hiện hữu mênh mông, niềm vui lớn lao.

Nhưng đó không phải là niềm vui của bạn; bạn vắng bóng. Thế thì trong sự vắng bóng của bạn niềm vui, phúc lạc nảy sinh. Khoảnh khắc bạn không có đó, thế thì việc chứng kiến là thuần khiết. Và việc chứng kiến này đem tới phúc lành lớn lao nhất có thể có. Việc chứng kiến này là phật.

Chúng ta đã nghiêm chỉnh rồi. Bây giờ Sardar Gurudayal Singh, con người của sự kiên nhẫn lớn lao... Cho dù tôi cứ nói cả đêm một cách nghiêm chỉnh, anh ấy sẽ vẫn đợi cho thời gian của mình tới. Tin cậy lớn lao. Đó là lí do tại sao anh ấy có thể cười trước khi chuyện cười được kể: nó biểu lộ tin cậy lớn lao vào bất kì điều gì xảy ra, cái gì đó tốt lành sắp xảy ra.

"Vợ tôi giống như nữ thần Venus De Milo," một đêm Paddy nói cho anh bạn bia của mình.

"Thật thế à?" Seamus nói, vẻ ngạc nhiên. "Anh định nói cô ấy có thân thể hình dáng quyến rũ và đứng truồng đó sao?"

"Không," Paddy đáp. "Cô ấy là di tích cũ và không còn đó chút nào! Nhiều bộ phận bị thiếu."

"Vậy, trong trường hợp đó," Seamus nói, "vợ tôi giống Mona Lisa."

"Sao lại thế?" Paddy hỏi. "Có phải bởi vì cô ấy là người Italian và có nụ cười bí ẩn và quyến rũ không?"

"Không," Seamus đáp. "Đó là vì cô ấy phẳng như bức vẽ và thuộc vào bảo tàng!"

Bé Ernie có một ý tưởng là chắc sẽ vui lắm nếu trở thành chính khách khi nó lớn lên. Thế là bố nó đem nó tới Washington để xem lễ nhậm chức của tân thổng thống Mĩ, Adolf Ramsbottom.

Bé Ernie để ý tới Cha Fungus, giám mục New York, đang đứng trên bục cạnh tân tổng thống. "Bố ơi," Ernie thì thào, "ông linh mục ở kia có cầu nguyện cho tổng thống không?"

"Không, con," bố nó đáp. "Sự thật là ở chỗ ông linh mục kia nhìn vào tổng thống - và thế rồi cầu nguyện cho phần còn lại của thế giới."

Kowalski đi vào quán rượu đông đúc để làm vài chầu bia sau công việc. Vài giờ sau đó, anh ta cảm thấy cần đi ỉa, thế là anh ta hỏi người đứng quầy hướng đi vào phòng vệ sinh.

"Nó ở trên gác," người đứng quầy đáp, "đi xuống phòng, rẽ trái, và ở cánh cửa thứ hai bên phải."

Kowalski, gần như say rượu lúc này, nháy mắt với người đứng quầy, và đi tìm phòng vệ sinh.

Anh ta cũng xoay xở lên được cầu thang, nhưng lại bị lẫn lộn từ đó trở đi. Cuối cùng, hoàn toàn bị lạc và quá buồn ỉa, anh ta kéo một tấm ván lỏng lẻo từ sàn lên và ngồi ỉa. Nhưng điều Kowalski không biết là ở chỗ tấm ván sàn này lại ở ngay giữa trần của quầy bán rượu ở dưới.

Khi anh ta xuống cầu thang trở lại, anh ta thấy rằng quầy rượu hoàn toàn trống trơn. Chỗ này bốc mùi thối nồng nặc. Kowalski đi tới người đứng quầy, ngồi xuống quầy và đặt cốc rượu khác. "Mọi người đi đâu cả rồi?" Kowalski hỏi, vẫn say.

"Trời đất!" người đứng quầy đáp. "Ông ở đâu khi cứt rơi vào quạt trần?"

Nivedano...

(tiếng trống)

(nói lắp bắp)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng. Nhắm mắt lại và cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng. Bây giờ nhìn vào bên trong bằng tính toàn bộ của bạn và bằng sự khẩn thiết dường như đây là khoảnh khắc cuối của bạn. Đi ngày một sâu hơn, như mũi giáo, vào trung tâm. Nó không xa xôi gì, và khoảnh khắc bạn đạt tới trung tâm bạn chỉ là nhân chứng, nhân chứng cho thân thể, nhân chứng cho tâm trí và nhân chứng cho nhiều thứ - im lặng, an bình, chân thành sâu sắc, một cơn gió mát thoảng hương thơm của nghìn hoa hồng. Tại trung tâm bạn thuộc vào vĩnh hằng. Tại trung tâm bạn là phật. Phật không hề sinh và không hề chết; đó là chính bản tính của bạn. Nhận ra chính bản tính của bạn cẩn thận nhất có thể được, bởi vì dần dần, dần dần chúng ta phải mang phật ra cuộc sống bình thường của mình - trong các hành động, cử chỉ của chúng ta, trong sự đáp ứng của chúng ta. Đem phật từ trung tâm ẩn kín về chu vi của cuộc sống là toàn thể nghệ thuật của tôn giáo. Mọi thứ khác đều không bản chất, phụ thêm. Để làm điều đó rõ ràng hơn,

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi và quan sát. Thân thể đang nằm ra, nhưng bạn không là thân thể; tâm trí có đó, nhưng bạn không là tâm trí. Bạn chỉ là nhân chứng thuần khiết. Bạn cũng không là một người. Bỗng nhiên, Thính phòng Phật đã trở thành cái hồ tâm thức im lặng. Các cá nhân đã mất đi, như giọt sương trong đại dương. Khoảnh khắc quí giá vô cùng... thuyết phục phật, thu lấy mọi hoa đang mưa rào lên bạn an bình, im lặng, phúc lạc. Bạn phải mang chúng ra các hành động, cử chỉ, lời nói, im lặng của mình. Nỗ lực của tôi là để đem ra thật nhiều chư phật trên thế giới, nhận biết đầy đủ về mình... bởi vì đó là cách bảo vệ duy nhất chống lại những chính khách ngu xuẩn và những kẻ hiếu chiến.

Họ quyết tâm phá huỷ hành tinh đẹp này. Chỉ tâm thức phật lan toả như lửa hoang và chiếm lĩnh trái tim hàng triệu người mới có thể bảo vệ được hành tinh nhỏ, đẹp này. Trong toàn thể vũ trụ - bao la thế, vô biên, vô hạn - hành tinh nhỏ bé này duy nhất có sự sống, và hành tinh nhỏ bé này duy nhất có ý thức và hành tinh nhỏ bé này có khả năng đạt tới tâm thức cao nhất trong chư phật. Trước khi Nivedano gọi các bạn về, nhớ thu thập lấy thật nhiều kinh nghiệm về việc ở trung tâm và đem nó đi cùng bạn. Thuyết phục phật hàng ngày... Sớm hay muộn mùa xuân sẽ tới, và bạn sẽ, không hoài nghi gì, nhận ra phật tính của mình. Và việc nhận ra của bạn không chỉ về phật tính của mình; việc nhận ra của bạn là điều toàn thể cuộc sống có khả năng ở đỉnh cao nhất của tâm thức.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại, nhưng đem theo phật cùng bạn. Biểu lộ phật trong mọi hành động - ngay cả việc đứng dậy, ngồi xuống. Biểu lộ cái đẹp và sự duyên dáng và âm nhạc. Cuộc sống phải trở thành bài thơ, bức hoạ, âm nhạc, điệu vũ.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Thầy kính yêu.

Xem Tiếp Chương 8 – Quay Về Mục Lục


Đọc Miễn Phí Sách Thiền - Download Sách Thiền PDF

Nghe Miễn Phí Sách Nói Thiền Hoặc Download ê


0 Đánh giá

Ads Belove Post