Read more
Thực Hành Vô Ngã by Vô Ngã
Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Đọc và download hàng trăm quyển sách của Thầy tại đây.
Gieo Trồng Hạnh Phúc
Lời Mở Đầu Và Mục Lục
Lời Mở Đầu
Chánh niệm là nguồn
năng lượng tỉnh thức đưa ta trở về với giây phút hiện tại và giúp ta tiếp xúc
sâu sắc với sự sống trong mỗi phút giây của đời sống hằng ngày. Chúng ta không
cần phải đi đâu xa để thực tập chánh niệm. Chúng ta có thể thực tập chánh niệm
ngay trong phòng mình hoặc trên đường đi từ nơi này đến nơi khác. Ta vẫn có thể
tiếp tục làm những công việc ta thường làm hằng ngày như đi, đứng, nằm, ngồi,
làm việc, ăn, uống, giao tiếp, chuyện trò… nhưng với ý thức là mình đang làm những
công việc ấy.
Hãy tưởng tượng ta
đang ngắm mặt trời mọc với một số người. Trong khi những người khác đang thưởng
thức khung cảnh đẹp đẽ ấy thì ta lại “bận rộn” với những thứ trong đầu mình. Ta
bận rộn và lo lắng cho những kế hoạch của ta. Ta nghĩ về quá khứ hoặc tương lai
mà không thực sự có mặt để trân quý cơ hội đó. Thay vì thưởng thức cảnh đẹp của
buổi bình minh, ta lại để cho những khoảnh khắc quý giá ấy trôi qua oan uổng.
Nếu quả thực như vậy,
ta có thể sử dụng một phương pháp khác. Mỗi khi tâm ta đi lang thang thì ta kéo
tâm về và tập trung tâm ý vào hơi thở vào – ra. Thực tập hơi thở ý thức giúp ta
trở về với giây phút hiện tại. Thân tâm hợp nhất, ta sẽ có mặt trọn vẹn để ngắm
nhìn, quán chiếu và thưởng thức khung cảnh đẹp đẽ ấy. Bằng cách trở về với hơi
thở, ta lấy lại được sự mầu nhiệm của buổi bình minh.
Chúng ta thường quá bận
rộn đến nỗi quên mình đang làm gì, hoặc có khi ta quên mình là ai. Thậm chí có
người quên mất là mình đang thở. Ta quên nhìn những người thương của ta và trân
quý sự có mặt của họ, cho đến một ngày họ đi xa hay qua đời ta mới thấy hối tiếc.
Có khi rảnh rỗi đi nữa, ta cũng không biết cách tiếp xúc với những gì đang xảy
ra trong ta. Vì vậy ta mở ti vi lên xem hoặc nhấc điện thoại gọi cho ai đó. Ta
nghĩ làm như thế là ta có thể trốn thoát được chính mình.
Ý thức về hơi thở là
tinh yếu của chánh niệm. Theo lời Bụt dạy, chánh niệm là nguồn suối phát sinh hỷ
lạc. Hạt giống chánh niệm có trong mỗi chúng ta nhưng thường thì ta quên tưới tẩm
hạt giống đó. Nếu biết cách nương vào hơi thở, nương vào bước chân của mình,
chúng ta có thể tiếp xúc được với những hạt giống an lành ấy và cho phép chúng
biểu hiện. Thay vì nương vào những ý niệm trừu tượng về Bụt, về Chúa hoặc về
Allah, chúng ta có thể tiếp xúc được với Bụt, với Chúa trong từng hơi thở và bước
chân của mình.
Điều này nghe có vẻ dễ
dàng và ai cũng có thể làm được, nhưng đòi hỏi chúng ta phải tập luyện. Quan trọng
là tập dừng lại. Dừng lại như thế nào? Dừng lại bằng hơi thở vào – ra và bước
chân của mình. Vì vậy pháp môn căn bản của chúng ta là hơi thở ý thức và bước
chân chánh niệm. Nếu nắm vững hai pháp môn này, chúng ta có thể ăn, uống, nấu
nướng, làm việc, lái xe… trong chánh niệm. Và chúng ta luôn luôn an trú trong
giây phút hiện tại, bây giờ ở đây.
Thực tập chánh niệm
(smrti) đưa đến định (samadhi) và định đưa đến tuệ (prajna). Tuệ giác mà ta đạt
được từ sự thực tập chánh niệm có khả năng giải phóng chúng ta ra khỏi những
tình trạng sợ hãi, lo âu, tuyệt vọng và đem lại hạnh phúc đích thực cho ta.
Chúng ta có thể sử dụng những đối tượng đơn giản như bông hoa để thực tập chánh
niệm. Khi cầm bông hoa trong tay, chúng ta ý thức về bông hoa. Hơi thở vào – ra
giúp ta duy trì ý thức. Thay vì để cho những suy nghĩ trấn ngự hoặc lôi kéo, ta
trở về có mặt cho bông hoa và thưởng thức vẻ đẹp của bông hoa. Định lực sẽ trở
thành nguồn suối phát sinh niềm vui trong ta.
Để thưởng thức trọn vẹn
những món quà mà cuộc sống ban tặng, chúng ta phải thực tập chánh niệm trong mọi
lúc, mọi nơi dù đang đánh răng, chuẩn bị thức ăn sáng hay lái xe đi làm. Mỗi bước
chân, mỗi hơi thở đều có thể là một cơ hội đem đến cho ta niềm vui và hạnh
phúc. Cuộc sống đầy rẫy khổ đau. Nếu không đủ hạnh phúc, ta sẽ không chăm sóc
được nỗi khổ đau và tuyệt vọng của mình. Chúng ta hãy thực tập với tinh thần nhẹ
nhàng thư thái, với tâm hồn rộng mở bao la và với một trái tim sẵn sàng lắng
nghe, chấp nhận. Thực tập là để nuôi lớn hiểu biết chứ không phải để phô trương
hình thức. Có chánh niệm, ta có thể nuôi lớn được niềm vui trong ta, giúp ta xử
lý tốt hơn những khó khăn, thách thức trong cuộc sống và biết cách chế tác tự
do, an lạc, thương yêu trong mỗi chúng ta.
Ý thức về hơi thở là tinh yếu của chánh niệm. Theo lời Bụt dạy, chánh niệm là nguồn suối phát sinh hỷ lạc. Hạt giống chánh niệm có trong mỗi chúng ta nhưng thường thì ta quên tưới tẩm hạt giống đó. Nếu biết cách nương vào hơi thở, nương vào bước chân của mình, chúng ta có thể tiếp xúc được với những hạt giống an lành ấy và cho phép chúng biểu hiện. Thay vì nương vào những ý niệm trừu tượng về Bụt, về Chúa hoặc về Allah, chúng ta có thể tiếp xúc được với Bụt, với Chúa trong từng hơi thở và bước chân của mình.
Mục Lục
Chương 2. Thiền Ngồi – Thiền Hành
Chương 4. Ăn Cơm Chánh Niệm – Thiền Trà
Chương 5. Nghỉ Ngơi Và Dừng Lại
Chương 10. Giải Giới Đơn Phương
Chương 11. Mười Bốn Giới Tiếp Hiện
Chương 12. Đi Thiền Hành Với Trẻ Em – Phòng Thở
Chương 13. Bốn Câu Thần Chú – Phần Kết
Hết
0 Đánh giá